Điều kiện công nghệ bình thường

Một phần của tài liệu dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO (Trang 30)

2 Bộ gia nhiệt ban đầu cho mêtan hoá E01 11 3Nồi hơi nhiệt thừaE

2.3.9 Điều kiện công nghệ bình thường

2.3.9.1. Khí vào chuyển hoá nhiệt độ cao R 2004

H2: 54.29 (% mol) N2: 24.04 (% mol) CO: 13.26 (% mol) CO2: 7.52 (% mol) Ar: 0.29 (% mol) CH4: 0.60 (% mol) Nhiệt độ: 360 0 C Áp suất: 30.2 bar Lưu lượng: 256307 m3/h

2.3.9.2. Khí ra khỏi chuyển hoá nhiệt độ cao R 2004 H2: 58.34 (% mol) N2: 21.91 (% mol) CO: 3.23 (% mol) CO2: 15.71 (% mol) Ar: 0.26 (% mol) CH4: 0.55 (% mol) Nhiệt độ: 432 0 C Áp suất: 29.5 bar Lưu lượng: 256307 m3/h 2.3.9.3 Khí vào chuyển hoá nhiệt độ thấp R 2005:

Nhiệt độ: 190 0 C Áp suất: 29.1 bar

2.3.9.4. Khí ra khỏi chuyển hoá nhiệt độ thấp R 2005:

H2: 59.55 (% mol) N2: 21.27 (% mol) CO: 0.23 (% mol) CO2: 18.16 (% mol) Ar: 0.26 (% mol) CH4: 0.53 (% mol) Nhiệt độ: 213 0 C Áp suất 28.4bar Lưu lượng 256307 m3/h 2.3.10 Kỹ thuật an toàn

1. Cấm hút thuốc lá trong xưởng

2. Nghiêm chỉnh tuân theo các chỉ tiêu công nghệ trong công đoạn mà mình thao tác

4. Phải có đầy đủ dụng cụ cứu hoả như: bình cứu hoả CO2, CCL4, bình bọt, vòi cứu hoả N2 cũng như mặt nạ phòng độc CO, NH3 bình hô hấp ôxy… để ở cương vị. Công nhân thao tác cương vị phải biết chổ để và biết cách sử dụng thành thạo, chính xác các thứ đó.

5. Không được mặc áo dài, áo mưa, hoặc quấn khăn quàng dài vào cương vị. Phải đội mũ bảo hiểm, nữ công nhân phải búi tóc nhét vào trong mũ và có trang bị bảo hộ lao động.

6. Gặp thể khí bốc cháy, trước tiên phải cắt đứt nguồn khí rồi nhanh chóng dập lửa bằng bình cứu hoả CO2 hoặc N2 . Thiết bị điện cháy phải lập tức cắt nguồn điện và dập lửa bằng bình cứu hoả CCL4 hoặc bằng bình khí CO2.

7. Khi phóng không, hạ áp, không được giảm áp quá nhanh nhằm ngăn ngừa hiện tượng tĩnh điện làm bốc lửa và gây nổ làm đường ống vỡ hỏng.

8. Không được sửa chữa khi trong thiết bị, đường ống có áp suất.

9. Phải đeo kính bảo hộ và găng tay khi thực hiện các thao tác lấy mẫu hay làm các công việc sửa chữa khác.

10. Phải tìm hiểu tính độc hại và nồng độ cho phép trong không khí của các loại thể khí.

11. Khớp nối trục của các thiết bị dẫn động đều phải có chụp an toàn, chắc chắn.

12. Dùng lửa trong công đoạn phải có giấy phép dùng lửa.

Khi xảy ra sự cố lớn phải bình tĩnh, dũng cảm bám sát cương vị, xữ lý và phải báo cáo các đơn vị liên can để cứu chữa.

Chương 3: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Kết luận:

Xưởng Amonia là một phân xưởng với công nghệ cao của nhà máy là phân xưởng có chức năng tổng hợp Amôniắc và sản xuất CO2 từ khí thiên nhiên và hơi nước theo công nghệ của Haldor Topsoe (Đan Mạch). Đây cũng là nơi tạo ra hơi nước hoá nhiệt siêu áp cấp cho tuabin hơi máy nén khí tổng hợp đồng thời cấp hơi cao áp cho cả nhà máy. Sau khi được tổng hợp, Amôniắc và CO2 sẽ được chuyển sang phân xưởng urê để tiến hành tổng hợp urê.

Được tìm hiểu về xưởng Amonia chúng em có được rất nhiều thực tế một số thiết bị và quá trình mà chúng em đã được học ở bộ môn quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học như: Các thiết bị phản ứng, thiết bị trao đổi nhiệt, các tháp chưng luyện,bơm, quạt, máy nén, lò đốt. . . Ngoài ra chúng em còn cảm nhận được rất nhiều điều bổ ích nữa là biết được một phần công việc và nội quy và bảo vệ an toàn cho minh và nhà máy mà chúng em sẽ làm sau khi ra trường. Đây thực sự là môi trường tốt cho những sinh viên công nghệ hóa học đặc biệt là chuyên nghành hóa dầu được tìm hiểu thực tế về nghành học của mình.

Phương hướng

Với nhà máy:

Hơn 100 năm qua, Ammonia đã được biết đến là môi chất lạnh ( R-717 ) sử dụng cho các hệ thống máy công nghiệp ở khắp nơi trên thế giới. Ưu điểm của loại môi chất này là giá thành rẻ, sẵn có, đạt được hiệu năng cao và chi phí đầu tư khá hợp lý cho hệ thống máy móc tương thích. Thêm vào đó, các hệ thống máy sử dụng R-717 còn chứng tỏ độ bền hoạt động cao, dễ bảo trì, bảo dưỡng…

Khoa học ngày nay đã có sự hiểu biết khá đầy đủ về những tác động của Amoniac đến môi trường, do đó khả năng sử dụng R-717 cho các hệ thống công nghiệp là rất lớn. Với triển vọng khả quan đó, môi chất này có thể được coi như một “sự lựa chọn cho tương lai”.

Chính sự cần thiết đó, hi vọng trong tương lai gần phân xưởng Amonia ngoài việc cung cấp NH3 cho phân xưởng Ure để sản xuất phân đạm. Phân xưởng còn nâng cao năng xuất sản phẩm Amonia lỏng để cung cấp cho thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Với sinh viên:

Thực tập thực tế là một hoạt động rất cần thiết cho các bạn sinh viện, đặc biệt là với các sinh viên nghành kĩ thuật. Bởi vì môn học tạo điều kiện cho sinh viện được thực tế về môn học và chuyên nghành mà mình sẽ theo học sau khi ra trường. Tuy nhiên thời gian thực tập rất ít và nơi kiến tập khó khăn nên tạo ra không ít khó khăn cho sinh viên. Chính điều đó chúng em hy vọng trong thời gian tới kính mong ban giám hiệu nhà trường cũng với khoa hóa học và công nghệ thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho sinh viên chúng em được đi thực tế tại các nhà máy nhiều hơn để tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế hơn sau thời gian học lý thuyết các môn học ở trường.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nhà máy Đạm Phú Mỹ (2004). Mô phỏng công nghệ. Nhà máy Đạm Phú Mỹ. 1-32

[2].Hoàng Anh Thắng (2006). Amonia- một tương lai tươi sang. 3/2006 [trích dẫn ngày 15/6/2010] Lấy từ: URL: http://www.hvaer.vn /home/hvacr/ban-tin-ky-thuat.

[3]. Nhà máy Đạm Phú Mỹ (2004). Giới thiệu về nhà máy. (trích dẫn ngày 10/6/2010] Lấy từ: URL: http://www.dpm.vn

[4].Mô tả công nghệ sản xuất ammonia từ khí tự nhiên nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Một phần của tài liệu dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w