MỞ ĐẦU1. Lịch sử và phát triển khí hóa lỏng LPG.Lịch sử và phát triển của khí dầu mỏ hóa lỏng thường được viết tắt LPG ( Liquified petroleum gas) gắn liền với ngành công nghiệp dầu mỏ. Một trong những vấn đề trước đây gặp phải trong việc sản xuất xăng là sự có mặt của phân đoạn bay hơi mạnh. Các phân đoạn này bay hơi ở áp suất khí quyển và không thể giữ ở trạng thái lỏng. Do dễ bén lửa và bốc cháy nên chúng không có ứng dụng trong thực tế và được đốt bỏ để tránh ô nhiễm môi trường. Những kinh nghiệm và nghiên cứu sau này chỉ ra rằng các khí này có thể chuyển sang trạng thái lỏng khi nén dưới một áp suất nào đó và chuyển sang trạng thái hơi khi giảm áp. Do vậy một nguyên liệu mới ra đời, chúng có thể vận chuyển được ở trạng thái lỏng khi ở thể hơi. Như vậy từ một khí thải vô ích qua chế biến, áp dụng khoa học kĩ thuật chúng đã trở thành một sản phẩm có ích và đem lại nhiều lợi nhuận.LPG có đầy đủ ưu điểm của khí tự nhiên thêm vào đó chúng dễ dàng vận chuyển,cước vận chuyển LPG rẻ hơn nhiều so với cước vận chuyển các loại khí khác vì khi ngưng tụ một thể tích lỏng LPG tương đương với 270 thể tích của hơi.Khí hóa lỏng (propan, butan) là sản phẩm khí được hình thành trong lòng đất. Chúng được tìm thấy trong dầu thô và cùng với cácc hydrocarbon khác trong các giếng dầu và trong mỏ khí tự nhiên. Hỗn hợp dầu thô, LPG và khí tự nhiên được chưng tách sau khi chúng được khai thác từ các giếng dầu trong quá trình lọc dầu ta thu được LPG.Khí hòa tan thoát ra khỏi dầu mỏ và được dẫn đến nhà máy chế biến khí. Dầu mỏ đươc chuyển đến các thùng chứa, tại đó làm các công đoạn tách muối, nước và các tạp chất cơ học, sau đó đưa sang tháp ổn định tách các cấu tử nhẹ etan, propan, butan và 1 phần pentan. Dầu đã ổn định được dẫn đến nhà máy lọc dầu, còn khí tách ra từ công đoạn ổn định được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khí.Tại các nhà máy chế biến khí, các phân đoạn khí được tách riêng nhờ các phương pháp ngưng tụ nhiệt độ thấp, hấp thụ nhiệt độ hay chưng cất nhiệt độ thấp sau đó đem đi sử dụng cho các mục đích khác nhau.Thông thường, LPG thương mại bao gồm ít nhất một thành phần dưới đây:Propan thương mại: sản phẩm này chứa chủ yếu là propan còn lại là butan hoặc là buten với tỷ lệ thấp và cũng có thể có thêm etan hoặc eten.Butan thương mại: Chủ yếu gồm hydrocarbon C4, thông thường lớn nhất là nbutan hoặc butylen1. Cũng có thể xuất hiện propan và propylen với nồng độ không đáng kể.Hỗn hợp propan – butan: Hỗn hợp này được đưa ra trong một số khu vực nhất định. Các thành phần đều do nhà sản xuất và kinh doanh địa phương quyết định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tỷ lệ propan – butan có thể thay đổi từ 3070 đến 5050 và thể tích tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện khí hậu.2. Một số tính chất hóa lý cơ bản của LPG2.1 Thành phần.LPG chủ yếu bao gồm các hydrocarbon parafin, có công thức chung CnH2n + 2, dễ hóa lỏng bằng cách nén ở nhiệt độ phòng. Màu sắc mùi vị.LPG ở thể lỏng và hơi đều không màu và không mùi. Vì lí do an toàn nên LPG được pha thêm chất tạo mùi để dễ phát hiện khi rò rỉ. Theo các tiêu chuẩn an toàn, chất tạo mùi và nồng độ pha chế cần phải thích hợp để khi hơi LPG rò rỉ ra với một nồng độ cho phép, các thiết bị đo có thể phát hiện và báo động (khoảng 15 giới hạn cháy nổ dưới).
MỞ ĐẦU 1. Lịch sử và phát triển khí hóa lỏng LPG. Lịch sử và phát triển của khí dầu mỏ hóa lỏng thường được viết tắt LPG ( Liquified petroleum gas) gắn liền với ngành công nghiệp dầu mỏ. Một trong những vấn đề trước đây gặp phải trong việc sản xuất xăng là sự có mặt của phân đoạn bay hơi mạnh. Các phân đoạn này bay hơi ở áp suất khí quyển và không thể giữ ở trạng thái lỏng. Do dễ bén lửa và bốc cháy nên chúng không có ứng dụng trong thực tế và được đốt bỏ để tránh ô nhiễm môi trường. Những kinh nghiệm và nghiên cứu sau này chỉ ra rằng các khí này có thể chuyển sang trạng thái lỏng khi nén dưới một áp suất nào đó và chuyển sang trạng thái hơi khi giảm áp. Do vậy một nguyên liệu mới ra đời, chúng có thể vận chuyển được ở trạng thái lỏng khi ở thể hơi. Như vậy từ một khí thải vô ích qua chế biến, áp dụng khoa học kĩ thuật chúng đã trở thành một sản phẩm có ích và đem lại nhiều lợi nhuận. LPG có đầy đủ ưu điểm của khí tự nhiên thêm vào đó chúng dễ dàng vận chuyển,cước vận chuyển LPG rẻ hơn nhiều so với cước vận chuyển các loại khí khác vì khi ngưng tụ một thể tích lỏng LPG tương đương với 270 thể tích của hơi. Khí hóa lỏng (propan, butan) là sản phẩm khí được hình thành trong lòng đất. Chúng được tìm thấy trong dầu thô và cùng với cácc hydrocarbon khác trong các giếng dầu và trong mỏ khí tự nhiên. Hỗn hợp dầu thô, LPG và khí tự nhiên được chưng tách sau khi chúng được khai thác từ các giếng dầu trong quá trình lọc dầu ta thu được LPG. Khí hòa tan thoát ra khỏi dầu mỏ và được dẫn đến nhà máy chế biến khí. Dầu mỏ đươc chuyển đến các thùng chứa, tại đó làm các công đoạn tách muối, nước và các tạp chất cơ học, sau đó đưa sang tháp ổn định tách các cấu tử nhẹ etan, propan, butan và 1 phần pentan. Dầu đã ổn định được dẫn đến nhà máy lọc dầu, còn khí tách ra từ công đoạn ổn định được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khí. Tại các nhà máy chế biến khí, các phân đoạn khí được tách riêng nhờ các phương pháp ngưng tụ nhiệt độ thấp, hấp thụ nhiệt độ hay chưng cất nhiệt độ thấp sau đó đem đi sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thông thường, LPG thương mại bao gồm ít nhất một thành phần dưới đây: Propan thương mại: sản phẩm này chứa chủ yếu là propan còn lại là butan hoặc là buten với tỷ lệ thấp và cũng có thể có thêm etan hoặc eten. Butan thương mại: Chủ yếu gồm hydrocarbon C 4 , thông thường lớn nhất là n- butan hoặc butylen-1. Cũng có thể xuất hiện propan và propylen với nồng độ không đáng kể. Hỗn hợp propan – butan: Hỗn hợp này được đưa ra trong một số khu vực nhất định. Các thành phần đều do nhà sản xuất và kinh doanh địa phương quyết định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tỷ lệ propan – butan có thể thay đổi từ 30/70 đến 50/50 và thể tích tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện khí hậu. 2. Một số tính chất hóa lý cơ bản của LPG 2.1 Thành phần. LPG chủ yếu bao gồm các hydrocarbon parafin, có công thức chung C n H 2n + 2 , dễ hóa lỏng bằng cách nén ở nhiệt độ phòng. Màu sắc- mùi vị. LPG ở thể lỏng và hơi đều không màu và không mùi. Vì lí do an toàn nên LPG được pha thêm chất tạo mùi để dễ phát hiện khi rò rỉ. Theo các tiêu chuẩn an toàn, chất tạo mùi và nồng độ pha chế cần phải thích hợp để khi hơi LPG rò rỉ ra với một nồng độ cho phép, các thiết bị đo có thể phát hiện và báo động (khoảng 1/5 giới hạn cháy nổ dưới). LPG thương mại thường được pha thêm chất tạo mùi etylmercaptan và khí này có mùi đặc trưng, hoà tan tốt trong LPG. Không độc, không ăn mòn và có tốc độ bay hơi gần với LPG nên có nồng độ trong LPG không đổi khi bình chứa được sử dụng cho đến hết. 2.3 Trạng thái tồn tại. Do chứa chủ yếu là các hydrocarbon dạng khí nên tại nhiệt độ thường áp suất thường LPG ở thể hơi. Để thuận tiện và kinh tế trong tồn trữ và vận chuyển và bảo quản, LPG được hóa lỏng vì một đơn vị thể tích lỏng tạo ra 250 đơn vị thể tích khí. LPG được hóa lỏng theo 2 phương pháp: Nén khí ở áp suất cao sao cho lớn hơn áp suất hơi bão hòa của khí. Làm lạnh khí tới nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp khí. 2.4 Nhiệt độ sôi. Ở áp suất thường butan sôi ở –0,5 o C, propan sôi ở –42 o C, vì vậy tại nhiệt độ và áp suất thường LPG hóa hơi mạnh. 2.5 Tỷ trọng. Tỷ trọng ở thể lỏng: Tại điều kiện 15 o C, 760mmHg tỷ trọng của butan bằng 0,575 và của propan bằng 0,51. Tỷ trọng thể hơi. Tại điều kiện 15 o C, 760mmHg tỷ trọng của butan hơi bằng 2,01 và của propan bằng 1,52. Như vậy ở thể tích hơi tỷ trọng của LPG xấp xỉ bằng hai lần tỷ trọng không khí. Do đó khi rò rỉ ra ngoài LPG sẽ chìm xuống sát mặt đất điều này rất nguy hiểm. Áp suất hơi bão hoà. LPG có áp suất hơi bão hoà khá cao. Nó phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ môi trường và tỷ lệ thành phần propan và butan. Với điều kiện thành phần hỗn hợp không đổi, khi nhiệt độ tăng áp suất hơi bão hoà sẽ tăng. Ngược lại khi nhiệt độ không đổi thì áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. LPG có thành phần là 70% butan và 30% propan có áp suất hơi bão hoà là 6kg/cm 2 . 2.7 Tính giãn nở nhiệt. Tính giãn nở nhiệt của LPG lỏng rất lớn, gấp 15÷20 lần so với nước và lớn hơn rất bao giờ được nạp đầy. Chúng được quy định chỉ chứa từ 80÷85% dung tích toàn bình để có không gian cho LPG lỏng giãn nở khi nhiệt độ tăng. 2.8 Giới hạn cháy nổ. Giới hạn cháy nổ của hơi gas trong hỗn hợp không khí – gas hay trong hỗn hợp ôxy-gas là phần trăm thể tích hơi gas để tự bắt cháy nổ. Giới hạn cháy nổ của hơi LPG trong không khí rất hẹp, từ 1,5÷10%. Chính vì thế LPG khá an toàn cháy nổ so với các nhiên liệu khác. Giới hạn cháy nổ của hỗn hợp không khí-gas được trình bày trong bảng 1. Các giá trị trong bảng chỉ là giá trị đặc trưng cho các sản phẩm thương mại. Trong bảng 1 còn đưa ra một số giá trị giới hạn cháy nổ của các nhiên liệu khác để so sánh. Bảng 2.1: Giới hạn cháy của LPG và một số nhiên liệu. TT Nhiên liệu Giới hạn cháy dưới (%V) Giới hạn cháy trên (%V) 1 Propan 2,2 10 2 Butan 1,8 9 3 Khí than 4 29 4 Hydro 4 75 5 Axetylen 2,5 80 6 Xăng 0,5 7 2.9 Nhiệt trị. LPG có nhiệt trị khá cao, mặt khác do hoá hơi nhanh nên LPG có nhiệt lượng có ích khá lớn. Bảng 2 đưa ra nhiệt trị của LPG và một số loại nhiên liệu. Bảng 2.2: Nhiệt trị của LPG và một số nhiên liệu. TT Nhiên liệu Nhiệt lượng có ích (Kcal/kg) Nhiệt lượng toàn phần (Kcal/kg) 1 Propan 11 000 11 900 2 Butan 10 900 10 800 3 Axetylen 11 530 11 950 4 Hydro 28 800 34 000 5 Dầu DO 34 000 10 900 6 Dầu hoả 10 400 11 100 7 Xăng 10 500 11 300 8 Than củi 7900 8050 9 Than 4200 8100 4400 8300 10 Than cốc 5800 5850 11 Củi 1800 2200 12 Điện năng 860 Kcal/KW.h Trong đó: - Nhiệt độ toàn phần: Tổng nhiệt lượng sinh ra trong quá trình cháy hoàn toàn - Nhiệt lượng có ích = Nhiệt lượng toàn phần – Nhiệt lượng phải cung cấp để hóa hơi sản phẩm phụ của phản ứng cháy (nước). 2.10 Nhiệt độ tự bắt cháy. Nhiệt độ tự bắt cháy là nhiệt độ mà ở đó phản ứng cháy tự xảy ra đối với ỗn hợp không khí-nhiên liệu (hoặc oxy-nhiên liệu). Nhiệt độ bắt cháy tối thiểu phụ thuộc vào thiết bị thử, phụ thuộc vào tỷ lệ không khí/ nhiên liệu và áp suất của hỗn hợp. Giá trị nhiệt độ tự bắt cháy của LPG và một số nhiên liệu được trình bày ở Bảng 3. Bảng 2.3: Nhiệt độ tự bắt cháy của một số nhiên liệu tại áp suất khí quyển. TT Nhiên liệu Nhiệt độ bắt cháy tối thiểu ( o C) Trong không khí Trong oxy 1 Propan 400÷580 470÷575 2 Butan 410÷550 280÷550 3 Hydro 550÷590 560 4 Dầu DO 250÷340 >240 5 Xăng 280÷430 >240 6 Dầu hoả >250 >240 7 Than cốc 425÷650 >240 8 Metan 630÷750 >240 2.11 Trị soctan LPG có trị số octan rất cao và không bị thay đổi trong thời gian dài. Do vậy đã có rất nhiều thực nghiệm sử dụng LPG làm nhiên liệu động cơ. Tại một số nước phát triển LPG đã được đưa vào thay thế một phần xăng. Với những ưu điểm nổi bật LPG sẽ trở thành một nhiên liệu sạch trong tương lai. Bảng 2.4: Trị số octan của propan và butan. Thành phần LPG Trị số octan theo ASTM MON (D-375) RON (D-908) Propan 99,5 111,4 Butan 89,1 94,0 2.12 Độ nhớt LPG có độ nhớt rất thấp, ở 20 o C độ nhớt của LPG là 0,3 cSt. Vì thế LPG có tính linh động rất cao, có thể rò rỉ, thẩm thấu tại những chỗ mà nước, xăng cũng không rò rỉ được do vậy nó có thể làm hỏng đầu mỡ bôi trơn tại những vị trí được làm kín không tốt và thoát ra ngoài môi trường. 2.13 Tính độc LPG hoàn toàn không gây độc cho người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do hơi gas nặng hơn không khí nên khi rò rỉ trong môi trường kín, nó sẽ chiếm chỗ của không khí và gây ngạt. LPG còn là nhiên liệu sạch, hàm lượng lưu huỳnh thấp (<0,02%), khi cháy chỉ tạo ra khí CO 2 và hơi nước, lượng khí độc (SO 2 , H 2 S, CO, NO x ) tạo ra rất nhỏ không gây ảnh hưởng tới môi trường. 3. Các ứng dụng của LPG. Sử dụng LPG trong dân dụng. Trong đời sống hàng ngày LPG được sử dụng rất rộng rãi: Sử dụng trong nấu nướng: sử dụng trong các bếp gas dân dụng, lò nướng. Sử dụng LPG thay thế điện trong các bình đun nước nóng: Trên thế giới, việc sử dụng bình đun nước nóng phát triển rất rộng rãi còn ở Việt Nam lượng khách hành sử dụng loại bình đun nước dạng này còn rất khiêm tốn. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng LPG trong các hệ thống sưởi ấm nhà ở, chiếu sáng, giặt là,… Sử dụng LPG trong thương mại. Việc sử dụng LPG trong thương mại cũng tương tự như trong dân dụng nhưng ở quy mô lớn hơn: Sử dụng LPG trong các nhà hàng: sử dụng cho các bếp công nghiệp, là nướng, đun nước nóng. Sử dụng LPG cho các lò nướng công nghiệp với công suất lớn. Sử dụng LPG cho công nghiệp chế biến thực phẩm: nướng thịt, thịt hun khói, chế biến khoai tây. Sử dụng LPG cho các bình nước nóng trung tâm. Sử dụng LPG trong công nghiệp. LPG được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp: gia công kim loại, hàn cắt thép, nấu và gia công thủy tinh, lò nung sản phẩm silicát, khử trùng đồ hộp, lò đốt rác, sấy màng sơn, bản cực áp quy, đốt mặt sợi vải… Sử dụng LPG trong nông nghiệp. Sử dụng sấy nông sản ngũ cốc, thuốc lá, sấy chè, sấy cà phê, lò ấp trứng, đốt cỏ, sưởi ấm nhà kính… Sử dụng LPG trong giao thông. LPG là một nhiên liệu lý tưởng thay xăng cho động cơ đốt trong vì trị số octan cao, giá thành rẻ, ít gây ô nhiễm môi trường, đơn giản hóa cấu tạo động cơ. Nhu cầu sử dụng LPG tại Việt Nam. Trong những năm qua thị trường LPG tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh năm 1995 chỉ tiêu thụ 49.500 tấn, năm 2000 tăng lên thành 322.375 tấn, năm 2005 là 783.706 tấn, năm 2011 đạt 1.250.000 tấn. Dự báo trong 15 năm tới nhu cầu LPG tại Việt Nam tăng trưởng mạnh và đạt 4,2 triệu tấn năm 2025. Bên cạnh nguồn cung trong nước hiện tại và từ các nhà máy lọc dầu dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn từ nay tới 2020 sẽ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thì phần còn lại vẫn phải bù đắp từ nguồn nhập khẩu. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty có hệ thống phân phối khí hóa lỏng LPG đa cấp với phạm vi hoạt động thị trường rộng mở và phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau bao gồm những công ty lớn có tỷ lệ vốn đa số của Nhà nước (PV GAS, PV Gas North, PV Gas South, Gas Petrolimex, Saigon Petro…); các công ty liên doanh (VT – Gas, Thăng Long Gas…); các công ty 100% vốn nước ngoài (Shell, Total, Elf Gas…). CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY VT-GAS 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty VT-GAS Tên tiếng việt: Công Ty TNHH Khí Hóa Lỏng Việt Nam (Công Ty VT– GAS). Tên tiếng anh: Viet Nam LPG Company Limited. Văn phòng đại diện: Phòng 606, toà nhà Waseco, 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kho chứa và trạm nạp: Cảng Đồng Nai, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai. Công ty TNHH Khí Hóa Lỏng Việt Nam (VT-GAS) được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 816/GP ngày 4 tháng 3 năm 1994 của ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 15 triệu USD gồm các bên liên doanh: Công ty CPKD Khí Hóa Lỏng Miền Nam (PVGas-South) góp 55% cổ phần, Ủy ban Dầu khí Quốc gia Thái Lan (PTT) góp 45% cổ phần. Được hình thành từ hai Tập đoàn Dầu khí có uy tín và tầm cỡ quốc tế, với công nghệ và thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2008, ISO 14001:2005 và OHSAS 18001:2007, VT-GAS chuyên cung cấp sản phẩm Khí hóa lỏng LPG với chất lượng cao cho các ngành công nghiệp và nhà hàng-khách sạn. Sản phẩm LPG gồm hỗn hợp Butan/Propan với tỷ lệ tối ưu 50%/50% cho nhiệt trị cao >11.000Kcal/kg. Với hệ thống bồn chứa trên 1000 tấn và nguồn hàng ổn định,VT-GAS luôn đáp ứng mọi nhu cầu về LPG dân dụng, căn tin, nhà hàng và cho các ngành công nghiệp như: gốm sứ, sắt thép, nhôm, nhựa, sơn, chế biến thực phẩm. 2. Lĩnh vực hoạt động. Cung cấp khí hóa lỏng LPG. Hệ thống bồn chứa công suất 2000 tấn và nguồn hàng ổn định,VT-GAS luôn đáp ứng mọi nhu cầu về LPG dân dụng, căn tin, nhà hàng và cho các ngành công nghiệp như: gốm sứ, sắt thép, nhôm, nhựa, sơn, chế biến thực phẩm. Lắp Đặt Và Bảo Trì Hệ Thống LPG. [...]... sự; công tác quản lý lao động tiền lương; công tác quản lý hành chính ở Công ty CHƯƠNG II DÂY CHUYỀN CHIẾT NẠP LPG TRONG CÔNG TY VT- GAS Công ty VT GAS là một trạm chiết nạp LPG có sức chứa và công suất trung bình nên hệ thống dây chuyền công nghệ của Công ty tương đối đơn giản Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong Công ty VT- Gas Công ty VT- GAS Hệ thống chứa,vận Hệ thống chiết nạp Hệ thống khí. .. Công ty Trong thời gian thực tập tại Công ty được sắp xếp thực tập tại phân xưởng kĩ thuật sản xuất cùng với sự hướng dẫn của người phụ trách và sự tìm hiểu của bản thân về công ty thì bước đầu em có những hiểu biết về cơ cấu tổ chức nhân sự và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VT GAS 4.2 Chức năng của từng bộ phận Tổng giám đốc: Là người đại diện cho công. .. thống báo động làm nhiệm vụ báo động khi có sự cố xảy ra Gồm các thiết bị báo rò gas Hệ thống cứu hoả có nhiệm vụ chữa cháy khi sự cố hoả hoạn xảy ra, nó gồm các thiết bị bình cứu hoả, máy bơm nước, ống dẫn nước Dây chuyền công nghệ tại Công ty VT- GAS hoạt động theo hai bước: Nhập LPG từ tàu biển chứa LPG vào các bồn chứa: LPG được nhập vào các bồn chứa từ tàu biển chứa LPG bằng cách dùng bơm gắn tại. .. động, có công năng bảo vệ bơm khi áp suất tăng cao do đầu đẩy bị đóng đột ngột lúc bơm đang chạy hoặc do sự giãn nở nhiệt LPG 1.4 Hệ thống van, ống dẫn LPG Đây là hệ thống có vai trò quan trọng trong quá trình tồn trữ, vận chuyển, cấp phát không thể thiếu trong công nghiệp dầu khí nói chung cũng như trong quá trình vận chuyển khí hoá lỏng LPG nói riêng Trong hệ thống công nghệ tại công ty VT GAS có sử... lập đến nay công ty VT – GAS luôn không ngừng phấn đấu hoàn thiện hệ thống quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam về lĩnh vực cung cấp khí hóa lỏng LPG Với một đội ngũ cán bộ và công nhân viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, hăng hái, hiện nay công ty đang phát triển rất nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng trên thị trường Gas toàn miền... toàn miền Nam Hiện nay công ty đang có 6 trạm chiết nạp LPG và hàng trăm chi nhánh phân phối sản phẩm LPG trải dài từ Nghệ An đến Miền Tây Trong tương lai công ty đang có kế hoạch mở rộng thị phần sản phẩm của mình lớn hơn nữa Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong tương lai công ty sẽ mở thêm các trạm chiết nạp có công suất lớn hơn 4 Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng của từng... chứa trong bình theo công thức đã cho Cũng từ thông số này người ta có thể lập kế hoạch dự trữ kinh doanh hợp lý, tính toán khả năng xuất nhập đảm bảo nguồn cung cấp cho tuyến sau 1.5.2 Đo lượng LPG xuất và nhập Do là một Công ty liên doanh hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh và phân phối nên việc đo đếm LPG được thực hiện hết sức chặt chẽ, tránh hiện tượng thất thoát Tại công ty VT - GAS lượng LPG đều... bồn đến Công ty và có người giám sát - Xe được đưa đi cân tại trạm cân để xác định toàn bộ tải trọng của xe trước khi xuất nhập - Sau khi cân xong, tiếp tục nhập xuất LPG tại trạm xuất nhập LPG xe bồn - Sau khi nạp hết xe lại được đem đi cân Lượng LPG được nhập vào bồn = tải trọng xe trước khi nạp – tải trọng xe sau khi nạp – chi phí hao tổn xăng Tại tram xuất nhập LPG xe bồn của công ty VT – GAS được... chức danh quản lý tổ chức và đôn đốc làm vệ sinh thường xuyên Trước khí lắp đặt, sửa chữa các thiết bị tại xưởng: Người quản lý hoặc người giám sát phải kiểm tra an toàn về cháy nổ tại khu vực và thông báo cho các cán bộ và nhân viên liên quan Treo bảng báo hiệu Đối với thiết bị điện: phải ngắt điện tại ở Nhà điện hạ thế treo bảng báo tại công tắc khởi động Có người chịu trách nhiệm giám sát cụ thể và... chứa,vận Hệ thống chiết nạp Hệ thống khí nén, Điện Hệ thống báo động Hệ thống cứa hoả chuyển LPG Thuyết minh dây chuyền công nghệ trong Công ty VT- GAS Hệ thống tồn chứa, trạm bơm vận chuyển LPG , hệ thống đường ống dẫn, bơm, hệ thống van, hệ thống đo đếm LPG Hệ thống dây chuyền chiết nạp LPG loại bình 12 Kg và 45 Kg Hệ thống máy nén khí, điện cung cấp khí nén và điện cho quá trình sản xuất và chiết nạp nhằm . lớn hơn. 4. Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng của từng bộ phận. 4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty được sắp xếp thực tập tại phân xưởng kĩ thuật sản xuất. công ty liên doanh (VT – Gas, Thăng Long Gas…); các công ty 100% vốn nước ngoài (Shell, Total, Elf Gas…). CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY VT-GAS 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. tổ chức bộ máy, nhân sự; công tác quản lý lao động tiền lương; công tác quản lý hành chính ở Công ty. CHƯƠNG II DÂY CHUYỀN CHIẾT NẠP LPG TRONG CÔNG TY VT-GAS Công ty VT–GAS là một trạm chiết