Mô tả quy trình và cách vận hành từng công đoạn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty khí VT GAS (Trang 26 - 44)

1. Hệ thống các bồn chứa và trạm bơm xuất nhập LPG

2.3 Mô tả quy trình và cách vận hành từng công đoạn

2.3.1 Công đoạn tiếp nhận vỏ chai nhập xưởng.

Vỏ chai nhận từ các khách hàng đại lý vào mua đổi.

Vỏ chai nhận về từ các Trạm chiết thuộc VT-GAS & các trạm chiết theo hợp đồng.

Vỏ chai nhận về từ các nhà cung cấp hoặc làm dịch vụ.

2.3.2 Công đoạn kiểm tra, phân loại vỏ chai.

Sau khi bố trí vỏ chai không nhập xưởng sẽ được kiểm tra, phân loại đánh giá theo TCVN 6296 : 1997 các loại vỏ chai, nếu vỏ chai quá cũ, hư hỏng không đúng logo của công ty không đảm bảo để chiết nạp LPG sẽ được phân loại mang đi kiểm định và sửa chữa sơn lại nhãn mác hoặc loại bỏ. Còn vỏ chai đủ tiêu chuẩn sẽ mang đi rửa chai làm sạch bụi bẩn và dán nhãn.

2.3.3 Công đoạn hút LPG dư.

Sau khi kiểm tra phân loại chai Vận hành viên sử dụng máy bơm hút thu hồi gas ở dạng lỏng nhằm hút hết lượng gas còn lại trong bình, để đảm bảo môi trường làm việc, chống cháy nổ.

Vận hành.

- Dốc ngược các chai gas cần bơm rút, chai loại 12 kg đặt trên giá đỡ. - Gắn đầu nối ống mềm vào van chai.

- Kiểm tra và mở các van liên hệ ngõ vào và ra các máy bơm. - Xoay mở van chính cấp khí nén cho máy bơm.

- Chỉnh Regulator cấp khí để máy hoạt động khoảng 20 chu kỳ/phút - Chỉnh nhớt cấp cho hệ thống khoảng 30 s/giọt

- Qua cửa kính tròn trên hệ thống đầu hút máy bơm, kiểm tra xem có dòng chảy của LPG qua hay không.

Tắt máy.

- Thực hiện khi áp suất đầu hút còn khoảng 2 Kg/cm3 và quan sát qua cửa kính tròn không còn dòng chảy của LPG.

2.3.4 Công đoạn đưa vỏ vào dây chuyền và nạp LPG vào chai.

Công đoạn tiếp theo đưa vỏ vào dây chuyền nạp và bắt đầu tiến hành chiết nạp LPG vào chai.

Kiểm tra trước khi khởi động.

Các xích kéo băng tải căng đủ, không chùng cọ sàn nhà, tình trạng vệ sinh sạch, các bánh răng không bị cọ thành rãnh, trục bánh răng không bị chệch khỏi vị trí, các Teflon lót đủ các Teflon góc không bị mòn quá mức (quá 35 % kích thước) có thể bị tuột xích băng tải, các bulon ghép nối thuộc hệ băng tải không lỏng tuột, không có chướng ngại vật cản trở trên hệ thống băng tải.

Áp suất khí nén đạt > 5 Kg/cm2.

Kiểm tra hoạt động.

Băng tải chạy êm, chai gas không bị cọ đáy khung băng tải có thể dồn ứ.

Vận hành.

Tại mâm nạp Carousel: Máy đẩy chai vào sẽ đẩy vỏ chai vào cân nạp khi cân nạp đi vào đúng vị trí trước piston và trên bàn cân đang không có chai, Thao tác nạp bằng cách nhấn đầu nạp vào miệng van chai đồng thời nhấn nút START màu xanh, sau đó chỉnh cân nạp theo số trọng lượng vỏ in trên tay xách chai, vận hành viên nhà nạp sẽ chuẩn cân sau 2-3 vòng, yêu cầu đạt theo đúng qui định .

Trong trường hợp vỏ chai đang nạp bị phát hiện có bất thường, cần phải lấy vỏ này ra xử lý, nhấn nút STOP màu đen để nhả đầu nạp ra, sau đó lấy vỏ chai này ra.

2.3.5 Công đoạn cân trọng lượng chai sau khi nạp LPG.

Chai LPG sau khi được chiết nạp theo băng tải qua công đoạn cân trọng lượng chai LPG bằng thiết bị cân điện theo đúng trọng lượng quy định.

Đối với cân loại chai 12 Kg. Khởi động:

- Máy khởi động xong. - Nhấn nút ESC.

- Nhấn nút F3 chọn MODE MANUAL 1. - Nhấn Enter: Mặt cân sẽ hiển thị 0.00 Kg.

Kiểm tra hoạt động.

Dùng tay tác động vào các cần gạt tín hiệu , kiểm tra sự nâng lên xuống bình thường của bàn cân.

Vận hành.

Khi chai gas đã nạp đi vào, bàn cân sẽ tự động nâng lên để cân kiểm tra trọng lượng: mặt cân sẽ hiển thị Tổng số trọng lượng = Trọng lượng vỏ chai + 12 Kg LPG theo qui định cho phép sai số -100 Gr đến +150 Gr.

Nếu trọng lượng đạt nhấn nút Enter.

Nếu trọng lượng không đạt, dùng phấn thường ghi số lượng LPG thiếu/ dư trên thân chai, Nhấn nút ⇒, Piston sẽ tự động đẩy chai này ra khỏi băng tải.

Đối với cân loại chai 45 Kg: Khởi động:

- Đặt quả cân chuẩn lần lượt từ 20 kg tăng dần lên 90 kg, kiểm tra xem cân có hiển thị đúng không, nếu không đạt báo cáo ca trưởng sản xuất ngay.

- Nhấn nút số 045.

- Nhấn Enter: Mặt cân sẽ hiển thị - 45.00 Kg.

Vận hành.

Khi chai gas đã nạp đi vào mặt cân sẽ hiển thị số trọng lượng vỏ chai vì cân đã đuợc chỉnh âm 45 Kg ( theo qui định số hiển thị & số in cho phép sai số ± 400 Gr )

Nếu trọng lượng không đạt, dùng phấn thường ghi số lượng LPG thiếu/ dư trên thân chai, đẩy chai này ra khỏi băng tải để vận hành viên xưởng nạp xử lý.

2.3.6 Công đoạn bơm LPG chai gas dư/ thiếu (nạp thêm hoặc rút bớt).

Chai nạp LPG sau khi công qua công đoạn kiểm tra trọng lượng nếu trong lượng chai dư hoặc thiếu sẽ được đưa qua công đoạn bơm nạp thêm hoặc rút bớt LPG.

Vận hành.

Đặt nằm các chai gas cần bơm rút bớt LPG trên bàn cân, các chai cần nạp thêm đặt đứng.

Gắn đầu nối ống mềm vào van chai.

Kiểm tra và mở các van liên hệ ngõ vào và ra các máy bơm.

Nhấn nút mở van cho LPG từ hệ thống nạp vào chai (đối với những chai cần nạp thêm LPG do bị thiếu).

Nhìn kim chỉ thị trên bàn cân xem trọng lượng LPG đã đúng thì nhả nút ngừng LPG từ hệ thống đi vào chai.

Khởi động Hệ thiết bị khí nén tự động chỉ sử dụng trong trường hợp chai gas bị nạp dư cần rút bớt.

Xoay mở van chính cấp khí nén cho máy bơm.

Chỉnh Regulator cấp khí để máy hoạt động khoảng 20 chu kỳ/phút. Chỉnh nhớt cấp cho hệ thống khỏang 30 s/ giọt.

Nhìn kim chỉ thị trên bàn cân, kiểm tra xem trọng lượng LPG trong chai đã đúng trọng lượng qui định

Kiểm tra các van đã được đóng mở đúng chưa.

2.3.7 Công đoạn kiểm tra rò rỉ van và chai LPG bị hư.

Kế tiếp chai LPG sau đã đạt chuẩn về trọng lượng quy định sẽ được đi qua Máy phát hiện rò rỉ bằng khí nén nhằm phát hiện các hiện tượng rò rỉ LPG ở van và chai để kịp thởi xử lý khắc phục.

Khởi động.

- Bật công-tắc ON ngay tại máy, đồng thời mở van cấp khí nén cho máy.

Kiểm tra hoạt động.

- Dùng tay tác động vào các cần gạt tín hiệu, kiểm tra sự lên xuống bình thường của “Chuông chụp”

- Lấy chai gas đã được chuẩn mức rò rỉ ở 3 Gr/h đưa vào máy để kiểm tra (kiểm tra khoảng 10 lần), kết luận máy hoạt động tốt nếu trong 10 lần thử.

- Kiểm tra các lọc khí, yêu cầu sạch.

2.3.8 Công đoạn niêm phong màng cổ chai.

Sau khi thưc hiện các công đoạn trên chai LPG đã được chiết nạp sẽ được niêm phong nhãn thương hiệu công ty ở màng cổ chai bằng máy niêm phong thương hiệu sử dụng hơi nóng.

Đối với máy niêm trên dây chuyền nạp 12 Kg: Kiểm tra trước khi hoạt động

- Kiểm tra bảng chỉ số nhiệt độ xem có sáng lên chưa. - Khởi động quạt ly tâm.

- Kiểm tra Van bướm điều chỉnh gió nóng.

- Khởi động hệ thiết bị khí nén tự động.

Yêu cầu: Đảm bảo đến 7h30’ đạt nhiệt độ 1950C.

Kiểm tra hoạt động.

Dùng tay tác động vào các cần gạt tín hiệu, kiểm tra sự lên xuống bình thường của “Chuông sấy”.

Trường hợp hệ thiết bị khí nén tự động bị ngừng hoạt động trong khi chai đang bị giữ chặt trong buồng sấy, hơi nóng từ chuông sấy có thể tác động liên tục lên phía trên đầu chai gây mất an toàn. Thực hiện thao tác đóng hết van bướm điều chỉnh gió nóng. Thông báo nhanh cho người có trách nhiệm xử lý.

Khi máy đang hoạt động không được mở cửa buồng sấy.

Lưu ý.

Khi ngừng sản xuất phải để Quạt ly tâm sẽ tiếp tục làm việc trong vòng 5 phút nữa rồi mới ngừng.

Đối với máy niêm trên dây chuyền nạp 45 Kg.

Khởi động:

- Kiểm tra bảng chỉ số nhiệt độ xem có sáng lên chưa. - Khởi động quạt ly tâm.

- Kiểm tra Van bướm điều chỉnh gió nóng.

- Kiểm tra một lúc xem chỉ số nhiệt độ có tăng lên không.

Yêu cầu: Đảm bảo đến 7h30’ đạt nhiệt độ 1950C.

Vận hành: Bằng tay

Đưa chai gas 45 Kg đã đặt niêm vào vị trí thao tác.

Kéo “Chuông sấy” xuống, chụp vào đầu chai, lưu ý tránh để thành “Chuông sấy” chạm vào van làm hỏng niêm.

Giữ nguyên trong thời gian từ 3 đến 5 giây.

Từ từ nhấc “Chuông sấy” lên, ngừng lại khoảng 1 giây khi miệng “Chuông” đi ngang qua đầu tay van.

Khi ngừng sản xuất phải để Quạt ly tâm sẽ tiếp tục làm việc trong vòng 5 phút nữa rồi mới ngừng.

Chỉnh nhớt cấp cho hệ thống khỏang 30 s/ giọt.

Kiểm tra hoạt động.

Nhìn kim chỉ thị trên bàn cân, kiểm tra xem trọng lượng LPG trong chai đã đúng trọng lượng qui định

Kiểm tra các van đã được đóng mở đúng chưa.

2.3.9 Công đoạn kiểm tra gioăng cao su, ren miệng van chai, bỏ màng cổ.

Một công đoạn nữa của dây chuyền chiết nạp là chai LPG được chiết nạp sẽ được các Vận hành viên xưởng chiết nạp kiểm tra các goăng cao su, ren miệng van chai, bỏ màng cổ bị lỗi hư hỏng không đúng với tiêu chuẩn quy định.

Yêu cầu đạt: Gioăng còn đủ, không mẻ, không biến dạng, miệng van chai không có dị vật, ren miệng van chai không bị gỉ sét hoặc bị hư ren.

Bỏ niêm màng cổ: LOGO VT-GAS in trên màng co quay ngược phía van an toàn của van chai.

Dán ký hiệu ngày tháng SX: Dán trực tiếp vào van sau khi cân kiểm tra trọng lượng nếu trọng lượng LPG đã nạp đúng qui định.

Dán nhãn hàng hoá: dán phía trong tay xách chai nơi có diện tích đủ cho nhãn hàng hoá.

2.3.10 Công đoạn kiểm tra xuất chai.

Chai nạp LPG sau khi niêm phong, kiểm tra thành chai thành phẩm sẽ được xếp ra kho chờ xuất cho khách hàng.

2.3.11 Các lỗi kĩ thuật trong quá trình nạp LPG và cách xử lý.

Phân loại chai bị lỗi Xử lý Phương pháp xử lý

Gioăng miệng van chai bị mất, hư mẻ, biến dạng.

Bổ sung, thay gioăng mới.

Vệ sinh miệng van chai, có thể làm ướt gioăng bằng nhớt thủy lực trước khi cho gioăng vào miệng van chai.

Ren miệng chai bị méo, hư ren

Chuyển đi tái kiểm định thay van.

Đánh dấu chữ H bằng phấn phiá trong tay xách chai, rút hết LPG trong chai, mang đi tái kiểm định chai xử lý.

Chai bị xì chân ren van Chuyển đi tái kiểm định bảo trì.

Đánh dấu chữ C bằng phấn phía trong tay xách chai, rút hết LPG trong chai, mang đi tái kiểm định chai.

Chai bị xì van Chuyển đi tái kiểm định bảo trì.

Đánh dấu chữ V bằng phấn phía trong tay xách chai, rút hết LPG trong chai, mang đi kiểm định.

CHƯƠNG III

AN TOÀN SẢN XUẤTVÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ

Với đặc thù là công ty làm việc với các chất dễ cháy nổ hết sức nguy hiểm là khí hóa lỏng LPG nên công ty có những quy định hết sức quan trọng và ngặt nghèo và an toàn phòng chống cháy nổ, xử lý sự cố xảy ra luôn đặt lên hàng đầu.

1. Quy định làm việc an toàn chung ở khu vực xưởng sản xuất.Trước khi làm việc: Trước khi làm việc:

Mọi người làm việc trong xưởng phải được đào tạo chuyên môn, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.

Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, bảng cảnh báo, hướng dẫn công việc, quy định an toàn lao động- PCCC.

Báo cáo ngay khi phát hiện tình trạng không an toàn hay tiềm ẩn tai nạn, sự cố. Khi máy có sự cố kỹ thuật nghiêm trọng như gãy ,vỡ, cháy máy …, phải giữ nguyên hiện trường , báo cáo người có trách nhiệm và lập biên bản và xử lý theo quy định.

Sử dụng đúng dụng cụ và thiết bị phù hợp cho công việc trong Xưởng.

Cấm mang vào các thứ dễ gây cháy và có khả năng phát lửa như: diêm, quẹt, thuốc lá, máy ảnh, điện thoại di động v.v …

Tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người quản lý trực tiếp

Chỉ được làm các công việc được phân công, không tự ý làm các công việc vượt quá trách nhiệm của mình. Không vào các khu vực không có nhiệm vụ.

Trong giờ làm việc ở khu vực sản xuất.

Không được phép làm việc nếu: Ốm đau, mệt mỏi, không tỉnh táo hoặc có dấu hiệu đã uống rượu bia.

Mọi người có trách nhiệm giữ vệ sinh và làm vệ sinh thường xuyên trong khu vực của mình. Để đồ vật, dụng cụ ngăn nắp, đúng nơi quy định. Các chức danh quản lý tổ chức và đôn đốc làm vệ sinh thường xuyên.

Trước khí lắp đặt, sửa chữa các thiết bị tại xưởng:

Người quản lý hoặc người giám sát phải kiểm tra an toàn về cháy nổ tại khu vực và thông báo cho các cán bộ và nhân viên liên quan.

Treo bảng báo hiệu.

Đối với thiết bị điện: phải ngắt điện tại ở Nhà điện hạ thế treo bảng báo tại công tắc khởi động . Có người chịu trách nhiệm giám sát cụ thể và giao cho một người duy nhất đóng/ mở nguồn của Nhà điện hạ thế.

Khi sửa chữa tại Nhà điện hạ thế và phải có hai người trở lên cùng làm.

Công nhân vận hành thiết bị có trách nhiệm kiểm tra bảo dưỡng thiết bị do mình quản lý. Phải khẳng định tình trạng thiết bị hoạt động an toàn trước, trong khi chạy.

Trước khi rời khỏi vị trí làm việc: Chú ý kiểm tra các thiết bị về an toàn.

Đóng mở các van theo đúng trạng thái ngưng làm việc bình thường. Ngắt điện các thiết bị không hoạt động.

Các chai gas quá đầy và các chai có rò rỉ phải được rút hết gas, đóng van kín trong ca sản suất và để đúng vị trí quy định. Không để qua đêm.

2. Quy định làm việc an toàn tại Trạm bơm xuất nhập LPG.

Thực hiện nhập xuất LPG xe bồn trong giờ và ngoài giờ sản xuất, phải luôn luôn có đủ 2 người - Công nhân vận hành và lái xe thường trực giám sát trong phạm vi 10m của xe bồn.

- Vận hành viên bồn chứa có trách nhiệm: - Giám sát mọi người vào khu vực này.

- Hướng dẫn, nhắc nhở lái xe, phụ xe thực hiện nội quy công ty và đỗ xe theo đúng quy định.

3. Quy định an toàn tại Nhà điện hạ áp và tại Trạm biến áp điện.

Nhà điện hạ áp.

Cửa ra vào phải luôn luôn được đóng kín và cấm người không có trách nhiệm vào đây.

Phải có đủ ánh sáng trong nhà điện hạ áp.

Đảm bảo luôn sạch sẽ và không có chướng ngại vật bên trong và ngoài nhà điện hạ áp.

Trạm biến áp.

Cửa ra vào phải luôn luôn được khóa lại. Cấm người không có trách nhiệm vào đây.

Có chế độ làm vệ sinh, dọn cỏ tại khu vực Trạm.

Sửa chữa, bảo trì phải do kỹ sư điện của Công ty giám sát trong suốt thời gian thực hiện, Sử dụng trang bị bảo hộ cách điện đúng tiêu chuẩn khi cần thiết.

4. Các biện pháp xử lý sự cố.

4.1 Hệ thống các phương tiện cảnh báo,chữa cháy.

Tại khu vực bể chứa gas, khu vực đóng chai, khu vực bến xuất ô tô được trang bị.

Các thiết bị chữa cháy ban đầu: Bình bột, bình bọt, bình CO2, bộ trang bị chống nóng cá nhân

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty khí VT GAS (Trang 26 - 44)