Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, Toyota đã trải qua sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất của TMV, từ chỗ chỉ sản xuất được 2 xengày trong năm đầu tiên (1996), đến năm 2009 chỉ số này đã đạt con số ấn tượng 140 xengày. Quy mô từ 212 xe khi nhà máy bắt đầu hoạt động đã nhảy vọt lên 30.000 xe vào năm 2009 . Tăng sản lượng đồng hành với đa dạng hoá sản phẩm. Từ chỗ chỉ có 2 mẫu xe CKD là Hiace và Corrola vào năm 1996, đến năm 2009, TMV đã cung cấp cho thị trường 6 mẫu xe (Camry, Corrola Altis, Vios, Innova, Fortuner và Hiace) với 17 chủng loại khác nhau.
1. Lịch sử phát triển 2.1. Giới thiệu chung về Toyota - Tên công ty: Toyota Motor Coporation (tên viết tắt: TMC; tên trong tiếng Nhật: Toyota Jidosha Kabushiki-gaisha) - Loại hình: Công ty cổ phần - Lĩnh vực: Ô tô, Rô-bốt, Dịch vụ tài chính và Công nghệ sinh học. - Ngày thành lập: 28/08/1937 - Người sáng lập: Kiichiro Toyoda - Toyota hiện có 62 nhà máy, 12 trong số đó ở Nhật Bản, 50 nhà máy còn lại ở 26 nước khác nhau trên toàn thế giới; các chi nhánh và đại diện của Toyota có mặt tại 160 nước trên toàn thế giới; 522 công ty con. - Vốn điều lệ: 397,05 tỉ Yên (tính tới 31/03/2010) - Tổng số nhân viên làm việc: 320.579 người (tính tới 31/03/2010); - Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Toyota 2.2.1. Thời kỳ đầu: từ khi được thành lập tới cuối thập niên 60 của thế kỷ XX 2.2.2. Thời kỳ về sau: đầu những năm 70 thế kỉ XX tới đầu thế kỉ XXI 2.2.3. Từ năm 2000 tới nay PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA TOYOTA Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Hằng CQ524523 Phạm Thị Loan CQ522152 Phạm Thị Hảo CQ521097 1. Toyota và hiện trạng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam 1.1. Thị trường công ty Toyota tạiViệt Nam: Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, Toyota đã trải qua sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất của TMV, từ chỗ chỉ sản xuất được 2 xe/ngày trong năm đầu tiên (1996), đến năm 2009 chỉ số này đã đạt con số ấn tượng 140 xe/ngày. Quy mô từ 212 xe khi nhà máy bắt đầu hoạt động đã nhảy vọt lên 30.000 xe vào năm 2009 . Tăng sản lượng đồng hành với đa dạng hoá sản phẩm. Từ chỗ chỉ có 2 mẫu xe CKD là Hiace và Corrola vào năm 1996, đến năm 2009, TMV đã cung cấp cho thị trường 6 mẫu xe (Camry, Corrola Altis, Vios, Innova, Fortuner và Hiace) với 17 chủng loại khác nhau. Trong năm 2009, về doanh số bán, TMV đã trao sản phẩm đến 30.109 kháchhàng, chiếm 25% thị phần trong thị trường ô tô và đạt mức tăng trưởng 23% so với năm 2008, nâng tổng số xe bán cộng dồn lên tới con số trên 145.000 xe. Bên cạnh đó, với trên 515.000 lượt xe vào làm dịch vụ tại các trạm bảo dưỡng và sửa chữa, TMV cũng đạt mức tăng trưởng về dịch vụ 18%. Góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thì không chỉ quanh quẩn ở thị trường nội địa mà phải có sản phẩm xuất khẩu. TMV đã tiên phong đưa Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng ô tô đầu tiên tại VN đi vào hoạt động từ năm 2004 nhằm xuất khẩu phụ tùng với kim ngạch bình quân 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2004 - 2009 đạt trên 110 triệu USD. Dự kiến chỉ số này sẽ tăng 25 triệu USD trong năm 2011 và khoảng 30 triệu USD những năm tiếp theo. Toyota Việt Nam luôn dẫn đầu thị trường về lượng xe bán ra. Tính tổng thể cho các sản phẩm, Toyota dẫn đầu thị trường với 2.190 xe, bỏ khá xa 1.390 chiếc của Trường Hải phía sau. Thành viên mới Vinamotor đứng thứ ba khi bán được 1.335 xe còn Vidamco đứng thứ tư với 1.016 chiếc. Xếp thứ 5 vẫn là một công ty xe thương mại, Vinaxuki (940 xe). 1.2.Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành 1.2.1.Tồn tại rào cản gia nhập ngành • Có nhiều đối thủ cạnh tranh; • Chính sách của chính phủ ; • Bộ công thương tài chính công bố điều chỉnh mức thuế cho xe nhập khẩu, trị giá USD liên tục biến động, lãi suất ngân hàng tăng; • Tăng lệ phí trước bạ và phí cấp biển số mới; • Cơ sở hạ tầng thấp , đối mặt với giao thông tắc nghẽn , ô nhiễm môi trường; • Chính phủ tạm dừng mua sắm ô tô công; 1.2.2. Quyền lực thương lượng từ phía người mua Ô tô vẫn còn là một tài sản lớn đối với người dân Việt Nam, vì vậy với mức thu nhập bình quân đầu người mới ở mức trung bình thì nhu cầu mua ô tô chỉ phù hợp với những gia đình và cá nhân có mức sống cao. Mặt khác, điều đặc biệt ở Việt Nam là mức giá bán ô tô ở đây rất cao: gấp 1,2 đến 1,8 lần giá xe của các nước trong khu vực và trên thế giới tuỳ theo chủng loại. Những nguyên nhân là: • Giá bộ linh kiện đầu vào cao • Chi phí sản xuất cao; • Thuế cao (thuế chiếm tỷ trong tương đối lớn trong giá bán xe hiện nay ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu: 2 sắc thuế này chiếm khoảng 33% giá bán). Từ những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá bán, và sản phẩm còn bị hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã nên khách hàng chỉ mua được những sản phẩm hiện có trên thị trường trong nước hoặc phải đặt hàng ở nước ngoài. Vì vậy khả năng chọn lựa kiểu dáng, mẫu mã chất lượng đặc biệt là mức giá của khách hàng còn bị hạn chế rất nhiều. => Quyền lực thương lượng từ phía người mua thấp. 1.2.3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành • Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành có sự cạnh tranh cao, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao. • Mỗi doanh nghiệp cần tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Ngành công nghiệp ô tô đã rất phát triển ở Châu Âu, như sự tồn tại lâu hơn của hãng Ford, công nghệ sản xuất củaFord có thể có kinh nghiệm hơn của Toyota, nói đếm Ford người ta nghĩ đến những mẫu thiết kế đẹp, sang trọng và tiện nghi, nó đánh nhiều vào thị hiếu người tiêu dùng. • Đối thủ cạnh tranh lớn nữa của Toyota chính là hãng General Motors, là đối thủ luôn tranh giành vị thế số 1 với Toyota bởi sản phẩm đa dạng, có nguồn lực tài chính mạnh. • Với dòng xe sang trọng đánh vào khách hàng có thu nhập cao không thể không kể đến hãng BMW, cạnh tranh với dòng xe lexus của Toyota. 1.2.4. Đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế Tại 1 số khu vực phương tiện vận chuyển chủ yếu vẫn là xe máy, hay do vấn đề môi trường, tiết kiệm nguồn nhiên liệu trong khi vấn đề khan hiếm nguồn nhiên liệu và vấn đề bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm do khí thải của động cơ đang được đăth lên hàng đầu thì những phương tiện như xe điện được khuyến khích sử dụng. các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu thế này để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu để có thể đứng vững trên thị trường mang tính cạnh tranh cao. 1.2.5. Rào cản rời ngành • Chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán của Toyota là tài sản cố định chiếm 75,6% tổng tài sản trong đó tài sản cố định hữu hình (nhà máy, trang thiết bị, công nghệ sản xuất) chiếm 33% tài sản cố định. • Ngoài ra, Toyota còn sở hữu một tài sản vô hình là nền tảng để tạo nên thành công của mình đó là Hệ thống sản xuất Toyota (TPS). TPS được hình thành dựa trên 14 nguyên lý cơ bản chia thành 4 nhóm chính: + Triết lý dài han + Qui trình đúng mang lại kết quả đúng + Giải quyết liên tục vấn đề gốc rễ định hướng học hỏi trong tổ chức + Gia tăng giá trị cho tổ chức bằng cách phát triển con người và đối tác. 2. Chiến lược của Toyota Việt Nam Khi tham gia kinh doanh trên thị trường Việt Nam Toyota gặp phải những sức ép về: • Sức ép giảm chi phí: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và thu nhập của người dân cũng đang tăng lên. Do vậy, thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng vì thế nhiều nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đều có mặt tại Việt Nam, thậm chí khi mà thị trường hiện nay vẫn còn nhỏ bé. Hiện nay, thị trương ô tô Việt Nam đang tồn tại rất nhiều nhà sản xuất danh tiếng cùng với những dòng xe chất lượng cao như: Ford, Honda, Chevrolet, Mercedes, BMW, Volvo, Cadillac, Lexus, Tesla… Mặc dù các công ty chịu sự ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu song với các gói kích cầu của chính phủ cùng chính sách hấp dẫn của nhà sản xuất làm cho thị trường ô tô không kém phần sôi động và hấp dẫn. • Sức ép đáp ứng nhu cầu khách hàng: Mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có bản sắc, văn hóa… khác nhau do đóa nhu cầu của họ cũng khác nhau. Đặc biệt đối với thị trường ô tô nhu cầu của khách hàng lại càng đa dạng. Nó được quyết định bởi nhiều yếu tố như: sở thích, cá tính, thói quen… Từ những sức ép đó Toyota đã đưa ra và áp dụng rất nhiều chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sau đây chúng em xin đưa ra một số chiến lược trọng tâm của Toyota. 2.1. Chiến lược nội địa hóa 2.1.1. Lợi thế • Lợi thế về quy mô là lợi thế lớn nhất của Toyota tại thị trường Việt Nam. Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1996 và luôn chiếm thị phần cao nhất trong tất cả các hãng xe có mặt tại Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập sâu và nhanh hơn vào thị trường Việt Nam, Toyota càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam; • Đặc tính của các loại xe Toyota là chất lượng, bền và tiết kiệm nhiên liệu rất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu của Việt Nam nên mau chóng được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng; • Tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ giúp Toyota giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho Toyota trong thị trường ô tô cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 2.1.2. Khó khăn • Xét về quy mô, thị trường Việt Nam không đủ lớn để hấp dẫn các nhà sản xuất ôtô thế giới đặt nhà máy chế tạo linh kiện, nếu so với sức hút từ thị trường Trung Quốc, do đó dù cố gắng nhiều nhưng tỷ lệ nội địa hóa của Toyota vẫn chưa đạt tiêu chuẩn; • Các nhà máy, cơ sở sản xuât phụ kiện tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ theo tiêu chuẩn của Tập đoàn Toyota. Điều kiện tiêu quyết không chỉ nằm ở sự đòi hỏi gắt gao về yếu tố chất lượng mà còn về quy trình sản xuất; • Với thuế suất thuế nhập khẩu ô tô chỉ còn 50% vào 2014 và giảm tới 0 - 5% vào năm 2018, rõ rang xe nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế hơn so với xe sản xuất trong nước là điều khó khăn cho Toyota khi sản xuất tại Viêt Nam và tăng tỷ lệ nội địa hóa; • Do trình độ kĩ thuật, trình độ khoa học công nghệ của lao động Việt Nam còn kém, điều kiện về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng vẫn còn lạc hậu làm doanh nghiệp khó khăn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; • Nguồn nguyên vật liệu cũng là một rào cản. Hiện nay, hầu hết nguyên liệu thô cho sản phẩm nội địa hóa của Toyota Việt Nam đều phải nhập khẩu bởi chưa có nguồn vật liệu như Toyota mong muốn. 2.1.3. Tiến trình thực hiện Thực hiện cam kết làm ăn lâu dài và phát triển bền vững tại Việt Nam, cũng như mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, TMV đã luôn nỗ lực trong khả năng và điều kiện cho phép để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của các linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng, bởi đây cũng chính là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho thị trường xe nhập khẩu vào năm 2018. • Thực hiện cam kết lâu dài và cũng là động lực phát triển của Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), kể từ ngày thành lập, TMV đã luôn không ngừng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Với số vốn đầu tư ban đầu trên 49 triệu USD công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất lắp ráp hiện đại với 3 trong tổng số 4 công đoạn chính trong quy trình sản xuất một chiếc xe hơi hoàn thiện đó là Hàn, Sơn và Lắp Ráp. Tháng 3 năm 2003, với việc đưa Xưởng Dập chi tiết thân xe vào hoạt động, TMV đã chính thức hoàn tất cả 4 công đoạn trong quy trình sản xuất xe; • Bên cạnh đó, TMV còn thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện, phụ tùng khác ngay tại nhà máy như: Khung xe, Ống dầu, Ống xả… Hiện tại công ty vẫn không ngừng nghiên cứu để đưa thêm nhiều chủng loại chi tiết vào sản xuất chế tạo ngay tại nhà máy TMV, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của công ty và góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; • Để tăng cường khả năng cạnh tranh, năm 2004, Công ty Toyota Việt Nam đã đầu tư dây chuyền sản xuất 15.000 xe/năm. Năm 2008, Công ty Toyota Việt Nam tiếp tục đầu tư xưởng sản xuất khung gầm xe Innova với công suất 21.000 khung xe/năm; • Đầu tháng 4/2009, TMV đã thành lập và chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm nội địa hóa, trụ sở chính tại tỉnh Vĩnh Phúc, trưng bày nhiều chủng loại linh kiện, phụ tùng ôtô có tiềm năng đang được TMV và các nhà cung cấp nghiên cứu thực hiện; • Đến năm 2011, mức nội địa hóa của Toyota cho tất cả các dòng xe đã lên tới 253 chi tiết sản phẩm. Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc công ty Toyota, cho rằng, trong bối cảnh thị trường nhỏ, khó thu hút đầu tư của các nhà cung cấp chính thống, công nghiệp phụ trợ trong nước hầu như chưa có, trong khi yêu cầu phải sản xuất tối thiểu 1.000 xe/tháng, Toyota đã đồng thời đầu tư nâng năng lực sản xuất, lắp ráp với việc đầu tư sản xuất phụ tùng ngay tại nhà máy; • Đối với tiêu chuẩn khí thải, công ty áp dụng mức tiêu chuẩn Euro 2 đối với thị trường Việt Nam, so với tiêu chuẩn Euro 4 thường được sử dụng trên thị trường các nước khác. Nguyên nhân của điều này là bởi công nghệ ô tô của Việt Nam còn lạc hậu, hệ thống bảo dưỡng định kì quá sơ sài, nền kinh tế còn kém phát triển và điều kiện nguồn nguyên liệu đầu vào cho xe sử dụng ở Việt Nam; 2.1.4. Kết quả • Nhờ hoạt động của xưởng Dập cũng như hoạt động của mạng lưới 11 nhà cung cấp, TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu về tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 19% đến 37% tùy theo từng mẫu xe (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN). Đặc biệt, với những nỗ lực đưa xưởng sản xuất khung gầm xe đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa của Innova đã đạt 37%. Hiện tại TMV đang sản xuất lắp ráp 6 model xe tại Việt Nam: Vios, Corolla, Camry, Innova, Fortuner & Hiace. • Đến năm 2011, tổng số sản phẩm nội địa hóa của TMV cho tất cả các dòng xe đã lên tới 253 chi tiết sản phẩm. Các sản phẩm nội địa hóa: Bộ dây điện, Ống xả, Tấm lót sàn, Đệm cao su dán kính, Bộ dụng cụ, Khung xe, Ống dẫn dầu phanh, Thanh gia cường bảng táp-lô, Cácchi tiết dập, Ăng ten, Ắc quy, Chắn bùn, Bộ ghế, Bàn đạp, Tấm che nắng, Van chân không. • Về sự hài lòng của khách hàng: Hãng nghiên cứu thị trường J.D. Power Asia Pacific mới công bố nghiên cứu mức độ hài lòng về dịch vụ của khách hàng Việt Nam trong năm 2012. Trong số 7 nhãn hiệu được xếp loại trong nghiên cứu này, Toyota xếp hạng cao nhất về sự hài lòng chung với điểm số 843. Toyota thể hiện đặc biệt tốt trong các yếu tố về chất lượng dịch vụ, người cố vấn dịch vụ, khởi đầu dịch vụ và cơ sở vật chất của đại lý 2.2. Chiến lược marketing Xuất phát từ quan điểm tôn trọng và hết lòng phục vụ lợi ích của khách hàng và cộng đồng: + Với khách hàng, công ty luôn nỗ lực tận tâm với niềm tri ân sâu sắc và khẩu hiệu phục vụ “Khách hàng là trên hết”. Với đối tác, công ty luôn cam kết hoàn thành tốt trọng trách là người cầm lái để cùng nhau phát triển; + Với nhân viên, công ty luôn ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực và cống hiến của mỗi cá nhân trong thành công của mình. Chính quan điểm kinh doanh mang tính nhân văn đã tạo nên ý thức trách nhiệm hàng đầu trong mọi hoạt động hàng ngày của Công ty để luôn xứng đáng là công dân tốt trong cộng đồng Việt Nam với 3 mục tiêu trọng tâm phải đạt, đó là: Làm hài lòng khách hàng; Đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà; và đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Để có được thành công đó, công ty đã thực hiện rất nhiều chiến lược song không thể không kể đến chiến lược marketing vô cùng hiệu quả nhờ việc thực hiện theo đúng tiến trình marketing: Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, và định vị thị trường. 2.2.1. Phân đoạn thị trường Công ty phân đoạn thị trường theo 2 cơ sở chính: • Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: công ty đã phân chia khách hàng thành các nhóm căn cứ vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập… • Phân đoạn theo tâm lý học: công ty đã tiến hành phân chia thị trường thành các nhóm khách hàng căn cứ vào vị trí xã hội, lối sống và nhân cách của họ. 2.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu Sau khi phân đoạn thị trường công ty đã lựa chọn thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng thuộc độ tuổi từ 25-45 và có thu nhập ở mức trung bình, thu nhập cao. 2.2.3. Định vị thị trường • Tạo hình ảnh cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng; Hình ảnh trong tâm trí khách hàng là sự kết hợp giữa nhận thức và đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp và các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng. Nó là một tập hợp các ấn tượng, cảm giác và khái niệm khách hàng có được về sản phẩm và thương hiệu đó; Hoạt động tạo hình ảnh của Toyota: + Logo Toyota Hình ảnh của Toyota biểu hiện ngay trên logo của tập đoàn: Logo bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau tượng trưng cho 3 trái tim mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. [...]... cụm đèn hậu chỉ làm cho nó thêm trẻ hơn một chút 2 Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Toyota Để có thể biết được Toyota đang thực hiện chiến lược kinh doanh nào trên nền kinh tế toàn cầu thì cần phải xét trên 2 khía cạnh đó là áp lực về chi phí và áp lực thích nghi địa phương ra sao từ đó biết được Toyota đang sử dụng chiến lược kinh doanh nào 2.1 Sức ép về chi phí Sản phẩm có sự khác... nhân lực trong công ty cũng như các nhân viên tại các đại lý… => Sự thành công trong hoạt động truyền thông marketing đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của công ty Toyota Việt Nam đặc biệt tạo sự thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh bền vững trên thị trường Việt Nam PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA TOYOTA 1 Giới thiệu về Toyota trên thị trường quốc tế Các sản... sử dụng chiến lược đa quốc gia trên thị trường toàn cầu của mình Đặc điểm: - Mục tiêu của chiến lược là nhằm tối đa hoá mức độ thích nghi với địa phương; - Các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) thường hoạt động độc lập với nhau; - Doanh nghiệp có xu hướng thiết lập 1 tập hợp hoàn chỉnh các hoạt động ở các thị trường lớn mà doanh nghiệp đang hoạt động; - Các quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp... Và Toyota Motor Co , Ltd Chính thức sáp nhập lại sau 32 năm phát triển độc lập để trở thành tập đoàn Toyota Giai đoạn hậu chiến đã đi qua, vì thế mục tiêu chủ chốt của toyota đặt ra lúc này là quốc tế hoá ngay càng cao Ngay trước khi Toyota Motors và Toyota Motor Company sáp nhập Toyota đã thực hiện các cuộc đàm phán để có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với General Motors, như là một phần trong chiến. .. tác nghiệp được phân cấp đến từng đơn vị kinh doanh 3 Phương thức gia nhập thị trường quốc tế của Toyota Các doanh nghiệp lần đầu tiên kinh doanh ở nước ngoài thường sử dụng xuất khấu như là một phương thức gia nhập truyền thống Toyota cũng vậy, không chỉ với lần đầu tiên, xuất khẩu cũng được sử dụng trong tất cả các giai đoạn quốc tế hóa bởi tất cả các loại hình doanh nghiệp lớn và nhỏ Hoạt động gia... nhu cầu cao nhưng ít khả năng chi trả Nên:- Toyota tăng cường cung ứng các dòng sản phẩm gọn nhẹ, giá rẻ cho khu vực thị trường đang phát triển này: Yaris, Highlander; - Triển khai xây dựng các nhà máy mới tại đây; - Ngoài ra, Toyota còn tiến tới thu hút người tiêu dùng có thu nhập cao bằng các dòng xe xa xỉ hơn 2.3 Đánh giá chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Toyota: Toyota sử dụng chiến. .. trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Toyota cũng luôn là người đi đầu trong các chương trình hướng tới khách hàng như: tìm hiểu ý kiến khách hàng, câu lạc bộ Toyota, lái xe thử,… Truyền thông marketing • Công ty đã phối hợp hài hòa 5 công cụ truyền thông đó là quảng cáo, quan hệ cộng đồng, khuyến mại, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp song sự thành công lớn nhất của Toyota. .. Corolla nổi tiếng với hy vọng thế hệ xe mới này bán chạy ở trong nước và ở nước ngoài Theođánh giá, các mẫu tiết kiệm xăng như Corolla, Camry hay chiếc hybrid là con bài chiến lược của Toyota ; - Camry lắp ráp tại Việt Nam có thiết kế giống hệt các nước trong khu vực châu Á và hoàn toàn không có chút liên hệ với Camry tại Mỹ Toyota luôn có lý trong việc khu biệt hóa sản phẩm để thích nghi với thị hiếu... 25.799 xe trong đó: 90% lượng xe bán ra là Lexus Hybrid ; - Giảm lượng khí thải CO2 của tất cả các dòng xe chạy xăng 2.2.1 Thị trường Bắc Mỹ: thị trường chiếm doanh số và doanh thu lớn nhất Chiến lược của Toyota tại thị trường Bắc Mỹ: Do: Nhu cầu của người tiêu dùng đang dịch chuyển về phía các dòng sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu; thị hiếu của người tiêu dùng Bắc Mỹ là các dòng xe bán tải Nên, Toyota tiến... hiệu xe sang của Toyota, Lexus được thâm nhập vào thị trường Mỹ vào năm 1989 Thông qua nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch sản phẩm một cách kỹ lưỡng cùng với một chiến lược kinh doanh chặt chẽ là những nhân tố giúp thương hiệu Lexus đạt được những thành công lớn và củng cố vững chắc vị thế của Toyota tại thị trường Mỹ Như vậy, sau khi liên doanh hợp tác phát triển, hiệu quả và bền vững Toyota đã có . trẻ hơn một chút. 2. Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Toyota Để có thể biết được Toyota đang thực hiện chiến lược kinh doanh nào trên nền kinh tế toàn cầu thì cần phải xét trên. hơn. 2.3. Đánh giá chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Toyota: Toyota sử dụng chiến lược đa quốc gia trên thị trường toàn cầu của mình. Đặc điểm: - Mục tiêu của chiến lược là nhằm tối. vấn và chăm sóc khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Toyota cũng luôn là người đi đầu trong các chương trình hướng tới