- Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh tiểu học đã chuyển sang một giai đoạn mới : vừa học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc, chúng ta quen gọ
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU 1)Lý do chọn đề tài:
ua học âm nhạc làm cho các em yêu thích bộ môn nghệ thuật này, cảm thụ và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm thanh qua các bài hát, các bài tập đọc nhạc mà các em đã được học trực tiếp Làm cho các em biết yêu quý và trân trọng thứ sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại (dân ca) và các tác phẩm của nhạc sĩ sáng tác ra
Q
- Âm nhạc là môn nghệ thuật tác động rất mạnh đến cảm xúc con người Vì vậy
nó giữ một vai trò trọng đại trong việc nuôi dưỡng tâm hồn thanh thiếu nhi Lúc nghe nhạc, nghe một bài hát hay nào đó Các em nhỏ vô tình đập nhịp chân, gõ tay hay đung đưa người theo tiếng đàn, tiếng hát Tại sao vậy? Đó chính là các em chịu tác động của
âm nhạc Bài hát đó sẽ thấm sâu vào tâm hồn trẻ và thỉnh thoảng các em hát lại một cách thích thú với bao nhiêu kỉ niệm và cảm xúc được sống dậy Như vậy ta thấy âm nhạc tác động rất nhanh và bám rễ sâu bền trong tâm hồn trẻ thơ
- Tuổi thơ hiếu động, sống bằng cảm tính nên rất dễ tiếp cận với âm nhạc Một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn bất
cứ một lí lẽ dài dòng nào về đạo đức Chính vì vậy mà các em cần được giáo dục âm nhạc, càng sớm càng tốt
- Hiện tại môn âm nhạc đã được triển khai trong các trường tiểu học ngay từ lớp Một, thông qua đó nhà trường giáo dục cái hay cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc cho các
em, góp phần đào tạo cho các em thành những con người toàn diện
- Người giáo viên tiểu học không những có trách nhiệm là người hình thành ở các
em những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc mà còn là người đầu tiên phát hiện những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng các
em thành nhân tài của đất nước
2)Mục đích chọn đề tài:
- Ở lớp 1,2,3 âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật và thủ công) Phương pháp dạy học âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau vì chỉ có 2
phân môn là học hát và phát triển khả năng âm nhạc Đến lớp 4, âm nhạc là môn học
riêng, có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên Về nội dung chương trình âm nhạc lớp 4 có thêm phân môn là Tập đọc nhạc So với lớp 1,
2, 3 phương pháp dạy học âm nhạc ở lớp 4 cũng có nhiều điểm khác biệt nhất là việc
dạy Tập đọc nhạc cho học sinh
Trang 3- Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh tiểu học đã chuyển sang một
giai đoạn mới : vừa học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc
nhạc, chúng ta quen gọi là kí xướng âm.
- Chính vì thế để thực hiện tốt việc tập đọc nhạc, đòi hỏi học sinh phải có một
trình độ âm nhạc nhất định và nó cũng là cơ sở, nền tảng cho việc học âm nhạc ở lớp kế tiếp
- Tập đọc nhạc tốt nó giúp cho học sinh dễ dàng cảm nhận giai điệu và ghép lời
ca một cách chính xác
- Khi học sinh thực hiện tốt các bài tập đọc nhạc sẽ giúp cho học sinh rất tự tin
khi học hát cũng như thực hiện các hoạt động khác
- Tập đọc nhạc giúp cho học sinh hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật âm nhạc thông qua việc ghi nhớ các nốt nhạc, các kí hiệu âm nhạc
- Tập đọc nhạc còn giới thiệu cho học sinh biết thêm nhiều bản nhạc hay, ngoài
ra tập đọc nhạc còn nhằm phát triển khả năng nghe, sự cảm thụ âm nhạc và năng khiếu
âm nhạc cho học sinh
* Tất cả những vấn đề trên đều nằm trong nội dung phương pháp giảng dạy của
mình Chính vì thế tôi chọn đề tài cho bộ môn âm nhạc là: “Biện pháp để học sinh lớp
bốn thực hiện tốt bài Tập đọc nhạc”.
3)Lịch sử đề tài:
-Qua kinh nghiệm bản thân đã trực tiếp đứng dạy cho học sinh bộ môn âm nhạc trong nhà trường.Đặc biệt thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Tôi đã áp dụng sáng kiến này để thực hiện mục đích đã nêu trên trong năm học 2009-2010 Đây là đề tài thứ hai của bản thân tự nghiên cứu để
áp dụng giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường bậc tiểu học
4)Phạm vi đề tài:
-Trong quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc trong năm học 2009-2010, tôi đã vận dụng kinh nghiệm bản thân, cách thức biện pháp , những phương pháp đổi mới trong
giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc, nhằm đạt hiệu quả cao, để làm sao giúp cho học
sinh lớp 4 trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh.thực hiện tốt bài tập đọc nhạc
Trang 4PHẦN II : NỘI DUNG 1)Thực trạng đề tài:
gay đầu năm học, học sinh từ lớp 3 lên lớp 4 các em quá mới mẽ trong việc tập đọc nhạc Toàn khối 4 có tổng cộng (100) học sinh, trong đó có (49) học sinh thực hiện chưa tốt bài tập đọc nhạc, tỉ lệ: 48,7% Cũng vì mới tiếp cận việc tập đọc nhạc các em còn vướng phải một số nhược điểm sau :
N
+ Học sinh không nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt, tên nốt nhạc trên khuông nhạc
+ Học sinh chưa thể hiện đúng cao độ, trường độ Chưa phân biệt những chỗ phải đọc ở tốc độ nhanh, tốc độ chậm, chậm vừa, phách mạnh, phách nhẹ đúng với yêu cầu nội dung tác phẩm của bài tập đọc nhạc
+ Học sinh khi đọc nhạc xong ghép lời ca chưa đều, chưa bộc lộ được tình cảm của bài tập đọc nhạc
2)Nội dung công việc cần giải quyết:
-Làm thế nào để đưa học sinh khi tập đọc nhạc ra khỏi thực trạng đã nêu trên và
hướng làm sao cho các em “Thực hiện tốt bài tập đọc nhạc”.
-Cũng như các môn học khác, để giảng dạy tốt môn âm nhạc ở trường tiểu học, chúng ta cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật có những đặc trưng riêng, do vậy khi vận dụng những nguyên tắc và phương pháp dạy học nói chung vào môn học cần hết sức lưu ý đến đặc trưng của nó Mặt khác việc dạy âm nhạc ở trường phổ thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng không nhằm đào tạo các em thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp mà chủ yếu giáo dục văn hóa âm nhạc, trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc… cho nên
về phương pháp cũng khác biệt, không giống như việc giảng dạy ở các trường nghệ thuật chuyên biệt
- Nói chung từ những yêu cầu để học sinh “Thực hiện tốt bài tập đọc nhạc”
Muốn thế trong quá trình dạy bài tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 cần giải quyết những vấn đề sau :
* Luyện tập đúng cao độ, trường độ.
* Tập đọc nhạc đúng qui trình.
* Đọc nhạc, ghép lời ca đều giọng, diễn cảm, rõ lời
Trang 53)Các giải pháp thực hiện:
* Trước hết giáo viên phải cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc như:
- Giới thiệu khuông, khóa, dòng, khe nhạc
- Giới thiệu nốt hình nốt đen ( ), hình nốt móc đơn ( ), hình nốt trắng
( ) , chấm dôi ( • )
- Giới thiệu dấu lặng đen ( ), dấu lặng đơn ( )
- Khái niệm và cách đánh nhịp
- Giới thiệu nhịp lấy đà, vạch nhịp, vạch kết thúc bài
- Khái niệm về dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại, khung thay đổi
a/ Muốn thực hiện đúng cao độ và trường độ ta cho học sinh thực hiện như thế nào?
* Luyện tập về cao độ :
- Trong phân môn tập đọc nhạc, luyện tập đọc độ cao là khó hơn cả Với các em phải tiến hành tuần tự từ những âm dễ đọc nhất, phù hợp với tầm cữ giọng các em rồi mới mở rộng thành thang 5 âm và 6 âm
- Trước hết tập những vần ít âm với âm “son” làm trung tâm, như (mi son la; son đô), quãng 5 (rê mi pha son la; đô rê mi pha son) Sau khi hình thành thang 5 âm sẽ dạy tiếp quãng 6 ( đô rê mi pha son la) Tuỳ tình hình thực tế của từng bài tập đọc nhạc
* Để thực hiện nội dung trên, giáo viên có thể sử dụng các thủ pháp khác nhau :
+ Đọc nhạc theo chữ nốt: Dùng phụ âm để đọc tên các nốt : đô : đ, rê: r ;
mi : m ; son : s , la : l (thay vì phải ghi đô : C ; rê : D ; m : E ; son : G ; la : A) và các lớp kế tiếp chữ nốt Si dùng phụ âm để đọc tên là (x)
+ Đọc nhạc theo sơ đồ : Dùng trục gam C-dur (đô trưởng), hình vẽ, dấu hiệu bàn tay(bàn tay khuông nhạc), thế tay để học sinh dung độ trầm bổng của âm thanh một cách cụ thể hơn.Giáo viên phải có thủ pháp riêng để dạy các em nhận biết một cách
dễ dàng và nhớ lâu Ví dụ: dạy các nốt nhạc trên khuông qua bài thơ “Bàn tay”
Nhìn vào 5 ngón bàn tay Giống như khuông nhạc nó thay 5 dòng
Bàn tay, mà học thật thông
Em đọc nốt nhạc thật không khó gì Nay đây ngón út tên mi Ngón son đeo nhẫn, ngón xi ngay kề
Trang 6Ngón trỏ tên gọi là rê Ngón pha liền kề, anh cả bàn tay Bàn tay, em lật , em xoay Làm nhẩm một tí, thuộc ngay đấy mà.
….v v v……
+ Giáo viên đàn cao độ các nốt nhạc có trong bài tập đọc nhạc, học sinh nghe và đọc theo ( đọc cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp hoặc đọc theo cặp 2 nốt, trong phạm vi quãng 8 từ đô1 – đô 2) Hoạt động này có thể thay cho luyện thanh
+ Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền giai điệu của bài tập đọc nhạc để các em
dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập đọc nhạc
* Ví dụ : TĐN Số 1 : Son La Son
s l s l l s
Son La Son hát véo von
m s m m r đ
Mi Son Mi trống vang rền
- Luyện tập cao độ :
Đô Rê Mi Son La
* Luyện tập về trường độ (tiết tấu) :
- Học sinh ở tiểu học, nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc, sẽ làm cho học sinh lúng túng, nhất là đối với những học sinh không có năng khiếu Để
Trang 7học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng bằng cách
gõ tiết tấu Đọc không cũng sẽ gặp khó khăn, do vậy phải đọc tiết tấu bằng âm, bằng các tiếng tượng thanh ( rinh, tùng), đọc các âm với những tên gần gũi với kí hiệu âm hơn : Nốt đen ( )đọc là “đen”, nốt móc đơn ( )đọc là “đơn”, dấu lặng ( )đọc là
“lặng”, nốt trắng ( ) đọc là “trắng”
- Đọc âm tiết tấu có ưu điểm là không ồn như gõ tay mà còn linh hoạt và tiết kiệm được thời gian
- Luyện tập tiết tấu dựa vào nội dung của từng bài tập đọc nhạc
- Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu, giáo viên cần vận dụng các phương pháp dưới dạng trò chơi phù hợp với từng bài
* Ví dụ : TĐN Số 6 : Múa vui
(Trích)
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
Nắm tay nhau bắt tay nhau vui cùng vui múa ca
Nắm tay nhau bắt tay nhau vui cùng vui múa đều
- Luyện tiết tấu :
+ Tên gần gũi, giáo viên gõ thực hiện trước học sinh thực hiện lại:
2 4 Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng + Các tiếng tượng thanh:
2 4 Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinh rinh tùng
Trang 8- Phải nói là có rất nhiều cách cho học sinh tiếp cận với các hình nốt và tập thể hiện đúng mối quan hệ trường độ của các âm thanh trong một tiết tấu cụ thể Điều đó người giáo viên có sự suy nghĩ sáng tạo thêm các thủ pháp mới nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh luyện tập tiết tấu
b/Thế nào là thực hiện đúng qui trình khi dạy bài tập đọc nhạc ? Ta thực hiện theo qui trình sau:
- Theo chương trình mới tập đọc nhạc được xem là một phân môn, lớp 4 mới làm
quen với bài tập đọc nhạc nhịp 2 gồm 5 nốt ( đô – rê – mi – son – la ) tiến đến 6 nốt ( đô – rê – mi – pha – son – la) và lần lượt xuất hiện hình nốt đen, nốt trắng, lặng đen, nốt móc đơn, lặng đơn) Ở lớp 4, tổng cộng có 8 bài TĐN, được đánh số từ TĐN số 1 đến TĐN số 8 Các bài tập đọc nhạc đều có lời ca, dài không quá 16 ô nhịp và tất cả đều viết ở nhịp 2
- Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập về cao
độ và tiết tấu riêng cho từng bài và phải thực hiện đúng theo qui trình sau :
+ Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc (không đi sâu vào kiến thức nhạc lí)
+ Học sinh xác định âm cao, thấp, trung bình và tập nói tên nốt nhạc ( ví dụ: son đen, son móc đơn, la móc đơn …., chưa đọc cao độ)
+ Tập tiết tấu: Giáo viên gõ tiết tấu trong bài tập đọc nhạc, học sinh nghe
và thực hiện lại
+ Nói tên nốt theo tiết tấu: Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa nói tên nốt trong bài kết hợp gõ tiết tấu
+ Đọc cao độ ( như trên ) + Học sinh nghe giai điệu : Giáo viên đàn chuỗi âm thanh khoảng 2-3 lần, học sinh lắng nghe và nhẩm theo
+ Học sinh đọc nhạc: Khi giáo viên đàn giai điệu xong và bắt nhịp, học sinh đọc chuỗi âm thanh hòa với tiếng đàn, vừa gõ tiết tấu Ghép các chuỗi âm thanh để đọc cả bài tập đọc nhạc
+ Học sinh hát lời : Giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc để học sinh
tự hát lời (có thể nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia hát lời)
+ Đọc nhạc và gõ đệm : Học sinh đọc nhạc và hát lời bài tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách (đến đây không nên gõ theo tiết tấu mà chuyển sang gõ phách, phách là đơn vị cơ bản của trường độ)
+ Củng cố, kiểm tra: Giáo viên chỉ định tổ, nhóm hoặc cá nhân tập đọc nhạc, giáo viên hướng dẫn các em sửa những chỗ còn chưa đạt
* Đây là qui trình có độ mềm dẻo, trong thực tế dạy học chúng ta không cần cứng nhắc Giáo viên có thể xử lí linh hoạt khi dạy học Nhằm phát triển khả năng nghe, sự
Trang 9cảm thụ âm nhạc và năng khiếu âm nhạc cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng vài bài tập như : Đàn chuỗi âm thanh ngắn ( từ 4 đến 5 nốt ), học sinh chú ý lắng nghe, nhận biết đó là câu nào rồi đọc nhạc cả câu, khuyến khích học sinh nói lên cảm nhận của mình về giai điệu, lời ca của bài tập đọc nhạc hoặc giáo viên yêu cầu các em tập đặt lời
ca mới cho bài tập đọc nhạc
* Ví dụ : Giáo viên đàn ( đô – son – đô –son – pha ) trong bài TĐN số 3 : Cùng
bước đều – Nhạc và lời : Phạm Kim Học sinh sẽ nhận ra chính là ca từ : Cùng bước
đều bước vui qua đó các em tập đặt được lời ca mới cho 5 nốt trên như : Nào hát cùng với nhau
* Chú ý : Dạy tập đọc nhạc, học sinh tự lắng nghe tiếng đàn mẫu của giáo viên để
cảm âm, từ đó vận dụng để tập đọc nhạc, người giáo viên đừng bao giờ dạy một cách truyền khẩu hát nốt nhạc ngoại trừ những học sinh không có năng khiếu và đừng để các
em đó đứng ngoài tiết học
c)Làm sao để học sinh đọc nhạc, ghép lời ca đều giọng, diễn cảm, rõ lời :
c 1 - Để học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, ta phải giải quyết những vấn
đề gì ?
* Tại sao các em đọc nhạc và ghép lời ca không đều ? Do các em mắc phải các nhược điểm sau :
- Không tập trung lắng nghe khi giáo viên bắt giọng
- Các em bị “cuốn nhịp”, tức là các em không giữ được nhịp độ ban đầu và có xu thế nhanh dần lên Do cảm thụ âm nhạc còn yếu, cùng với sự ồ ạt khi thực hiện tập thể nên việc đó rất khó khắc phục Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này khi cho học sinh đọc nhạc và ghép lời ca cần lưu ý :
+ Quan sát sự chú ý của học sinh khi bắt giọng
+ Dạy chính xác về cao độ và trường độ.
+ Cho học sinh vừa đọc nhạc vừa ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo nhịp hoặc theo phách.
+ Bản thân đánh nhịp chắc chắn Khi phát hiện ra chỗ nào có xu hướng nhanh dần, phải ngừng lại để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời
Trang 10* Một nhược điểm nữa là hầu hết khi các em mắc phải đó là ở cuối câu có chỗ ngân 2 đến 3 phách trở lên, những chỗ có dấu nối, dấu luyến
* Ví dụ : TĐN Số 5 : Hoa bé ngoan
(trích)
Nhạc và lời : Hoàng Văn Yến
Hoa nào mẹ yêu nhất, hoa nào
thơm ngát hương Hoa nào tươi thắm
nhất đó là hoa bé ngoan
- Muốn khắc phục được bản thân phải tập chính xác từ đầu các câu nhạc đó Khi đọc nhạc, ghép lời ca tới chỗ đó bản thân đã đếm phách cho các em ngân đủ ( bằng những tiếng đếm , tuỳ theo tính chất, giá trị của phách ngân dài đó) Cần tránh để các em hát sai rồi mới sửa sẽ rất khó khăn
c 2 - Làm sao để học sinh ghép lời ca diễn cảm và rõ lời :
-Sau khi tập đọc nhạc xong, muốn ghép lời diễn cảm được trước hết các em phải thực hiện đúng về cao độ và trường độ như đã nêu trên Đặc biệt là giáo viên phải làm sao giới thiệu nội dung của bài tập đọc nhạc nói về vấn đề gì? Sắc thái thể hiện ra sao? (Vui, linh hoạt, nhịp nhàng, êm dịu hay giàu cảm xúc…) Nhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát, phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát và