1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự báo dân số theo phương pháp thành phần

19 689 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 372,03 KB

Nội dung

Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu để tiến hành dự báo ngắn hạn. 2. Nghiên cứu và lựa chọn một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn; 3. Đánh giá thực trạng công tác dự báo và thực trạng số liệu dùng cho dự báo ngắn hạn về các chỉ tiêu thống kê xã hội ở Việt Nam; 4. Thử nghiệm dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu; 5. Đánh giá khả năng và lộ trình áp dụng một số phương pháp và mô hình dự báo lựa chọn;

Trang 1

TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

DỰ BÁO DÂN SỐ THEO PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN

Thuộc đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dự báo để dự báo một số chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu ở Việt nam

Trang 2

I MỞ ĐỀ

Số lượng dân và cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của dân số giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của một quốc gia nói chung

và của một vùng nói riêng Lý do rất dễ thấy là dân số và cơ cấu dân số tác động lên các mặt của đời sống xã hội rất mạnh Cơ cấu dân số thiên sang trẻ, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối về y tế, giáo dục, việc làm và đặc biệt là định hướng các hành vi xã hội Cơ cấu dân số thiên sang già, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối trong khâu nuôi dưỡng người già, chăm sóc bệnh tật và đặc biệt là thiếu nhân lực cho nền kinh tế Một số nước có dân số già (Nhật Bản, Cộng Hòa Liên Bang Đức, đã gặp vấn đề này Với các lý do như vậy, việc dự báo dân số chi tiết theo giới tính và nhóm tuổi sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn Dự báo dân số theo phương pháp thành phần sẽ giúp có được thông tin chi tiết về dân số đáp ứng nhu cầu đó

II PHƯƠNG PHÁP LUẬN DỰ BÁO DÂN SỐ THEO PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN

2.1 Lý luận chung

Lôgic thông thường cho thấy là dân số ở một thời điểm nào đó của một quốc gia hoặc một khu vực chính bằng dân số ở thời điểm gốc trừ đi số người chết cộng với số người mới sinh giữa hai thời điểm (gốc và báo cáo) Mô hình sau đây mô tả quan hệ trên:

(1)P tP0 B0,iD0,tIM0,tOM0,t , trong đó P t là dân số ở thời điểm t (thời điểm dự báo), P0 là dân số kỳ gốc, B0,t là số sinh trong kỳ, D0,t là số chết trong kỳ, IM0,t dân nhập cư trong kỳ, OM0,t là dân xuất cư trong kỳ

Trang 3

Mô hình (1) được gọi là mô hình cân bằng dân số Trong thực tế tính toán dân số ở các thời điểm khác nhau mô hình này thường hay được sử dụng

Rõ ràng là nếu như ta biết được số trẻ em được sinh ra, số người chết và số người đến nhập cư cũng như số người xuất cư ra khỏi đất nước (vùng) trong một thời kỳ nào đó, ta có thể tính được dân số ở cuối kỳ đó Các thông tin đó (sinh, chế và di cư) có thể có được thông qua nguồn đăng ký các sự kiện dân số thường xuyên Ở các nước tiên tiến trên thế giới, nhờ hệ thống đăng ký dân số thường xuyên tốt nên người ta tính toán dân số dễ dàng cho các quý trong năm cũng như cho năm Ở nước ta cách làm này chưa thể thực hiện được do hệ thống đăng ký hộ tịch, hộ khẩu vẫn còn nhiều khiếm khuyết

Ngoài việc sử dụng công thức (1) để tính dân số thường xuyên, người ta còn sử dụng nó để dự báo dân số Phương pháp dự báo dân số sử dụng phương trình này được gọi là “Phương pháp dự báo dân số theo thành phần” (gọi tắt là phương pháp thành phần) Để tiến hành dự báo dân số theo phương pháp thành phần mô hình (1) được biến đổi về dạng:

(2) P t  (P0D0,t) B0,iNM0,t, trong đó các ký hiệu giống như ở mô hình (1), duy NM0,t là biểu thị số người duy cư thuần túy, tức là số người nhập cư trừ đi số người xuất cư

Ở mô hình (2), dân số dự báo P t được biểu diễn bằng ba thành phần chính: thành phần thứ nhất là (P0 D0,t) biểu thị dân số ở thời kỳ gốc còn tồn tại

ở thời kỳ dự báo Thành phần thứ hai B0,t biểu thị số người mới được sinh ra trong thời kỳ dự báo sau khi đã loại bỏ các trường hợp trẻ em dưới 1 tuổi bị chết trong thời kỳ dự báo Thành phần thứ ba NM0,t biểu thị di cư thuần túy trong thời kỳ dự báo

Trang 4

Giữa dự báo dân số theo phương pháp thành phần và tính toán dân số dựa vào nguồn thông tin đăng ký nhân khẩu thường xuyên khác nhau ở chỗ: một đằng dựa vào nguồn thông tin chi tiết về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi thu được từ một cuộc điều tra (thường là từ Tổng điều tra) dân số để tính toán và dự đoán các thành phần của mô hình (2) và một đằng là dựa vào các thông tin tổng quát thu được từ đăng ký nhân khẩu thường xuyên

Để dự báo dân số theo phương pháp thành phần cần có các loại số liệu sau đây:

+ Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi;

+ Mức độ sinh (thể hiện bằng chỉ tiêu Tỷ lệ sinh tổng cộng (TFR) hoặc

Tỷ lệ sinh thô (CBR));

+ Mức độ chết (thể hiện ở chỉ tiêu Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi hoặc tuổi thọ kỳ vọng bình quân vào luc sinh ( 0

0

e ))

+ Tỷ lệ di cư thuần đặc trưng theo giới tính và độ tuổi)

2.2 Nội dung cơ bản của phương pháp dự báo thành phần

Phương pháp dự báo thành phần có nội dung cơ bản như sau:

+ Thứ nhất, xác định số người còn sống ở các nhóm tuổi vào thời điểm

dự báo Trong số những người có mặt vào thời điểm tổng điều tra dân số sẽ có một số người không còn nữa vào thời điểm dự báo Đó là quy luật tự nhiên Giữa thời điểm gốc (thời điểm tổng điều tra), có một số người trong nhóm tuổi

bị ốm và chết, có một số khác có thể bị tai nạn mà chết, vì vậy nếu biết hệ

số sống của các nhóm tuổi, có thể xác định được số người thuộc nhóm tuổi còn sống vào thời điểm dự báo Lẽ tất nhiên những người này đã chuyển lên một

độ tuổi khác Tuổi của họ lúc này bằng tuổi ở thời điểm tổng điều tra cộng với

Trang 5

khoảng cách giữa thời điểm tổng điều tra với thời điểm dự báo Do nội dung như vậy nên công việc xác định số người còn sống ở thời điểm dự báo được gọi là “chuyển tuổi” cho dân số Bằng cách chuyển tuổi ta có được thành phần thứ nhất trong công thức (2) Như vậy, để chuyển tuổi cần phải dự báo được

hệ số sống theo giới tính và nhóm tuổi của dân số trong thời kỳ dự báo Chỉ tiêu này giúp cho chúng ta xác định được số người ở các độ tuổi còn sống khi

họ chuyển sang nhóm tuổi khác (dự báo thành phần thứ nhất) Chỉ tiêu này thường được dự báo dựa vào chỉ tiêu tuổi thọ kỳ vọng vào lúc sinh của dân số ( 0

0

e ) Khi đã dự báo được chỉ tiêu 0

0

e rồi người ta sử dụng bảng sống mẫu Coal Demeny để xác định hệ số sống cho từng nhóm tuổi vào thời kỳ dự báo

+ Thứ hai, xác định số trẻ em sinh ra trong thời kỳ dự báo hiện còn sống

ở thời điểm dự báo Muốn làm được điều này cần biết các thông tin như tỷ lệ sinh đặc trưng của dân số theo nhóm tuổi, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) bình quân trong thời kỳ dự báo Có được các thông tin này sẽ có được số trẻ em sinh ra sống được trong thời kỳ dự báo và nhân nó với hệ số sống của trẻ em dưới một tuổi sẽ có được thành phần thứ hai trong công thức (2)

Tỷ lệ sinh đặc trưng theo nhóm tuổi của dân số thu được thông qua các cuộc điều tra chuyên sâu về sinh đẻ Từ các cuộc điều tra này xác định được tỷ

lệ sinh đặc trưng theo nhóm tuổi và từ đó có được hai thông tin quan trọng: mô hình sinh để và tỷ lệ sinh tổng cộng (TFR) Các thông tin này được sử dụng để

dự báo mức sinh trong thời kỳ dự báo làm căn cứ cho việc xác định số trẻ em được sinh ra trong thời kỳ này

Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bình quân trong thời kỳ dự báo là thành phần thứ hai tham gia vào việc xác định số trẻ em sinh ra trong thời kỳ dự báo Giai đoạn chuyển tuổi dân số cho phép tính toán số phụ nữ này

Trang 6

+ Thứ ba, xác định số người di cư thuần túy trong thời kỳ dự báo Thông

thường số người di cư thuần túy được xác định dựa vào tỷ lệ di cư thuần túy theo giới tính và nhóm tuổi Các thông tin này thường được lấy từ các cơ quan chức năng của Nhà nước như Hải quan, bộ nội vụ, bộ tư pháp, và được dự đoán mức độ di cư này cho tương lai

Đối với dự báo dân số của các tỉnh, thành phố việc dự báo tỷ lệ di cư thuần túy theo giới tính và độ (nhóm) tuổi là rất quan trọng vì nó quyết định tới mức độ sát thực của kết quả dự báo Đối với dự báo dân số cho toàn quốc thì thành phần này không giữ vai trò quan trọng Lý do dễ thấy là hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách đóng cửa với di cư quốc tế vì vậy tỷ lệ di cư quốc tế rất thấp và có thể coi nó bằng không (với mức độ dân số đông như nước ta giả thuyết này càng đúng)

2.3 Điều kiện đẻ tiến hành dự báo theo phương pháp thành phần

Mục 2.2 cho thấy muốn tiến hành dự báo dân số theo phương pháp thành phần cần phải có các điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, phải có cơ cấu dân số theo giới tính và độ (nhóm) tuổi ở tại

một thời điểm nào đó Thông thường các cuộc tổng điều tra dân số cung cấp

cơ sở dữ liệu này

+ Thứ hai, phải có được tuổi thọ bình quân lúc sinh ở một thời kỳ nào

đó để có thể cho phép từ nó xác định ra hệ số sống giúp cho quá trình chuyển tuổi Trong thực tế, tuổi thọ bình quân lúc sinh có thể ước lượng được bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên chính xác hơn cử là dự vào kết quả của các điều tra y tế và nhân khẩu học (DHS) Trên cơ sở kết quả của các cuộc điều tra này có thể dự báo được tuổi thọ bình quân kỳ vọng vào lúc sinh cho dân số để xác định hệ số sống

Trang 7

+ Thứ ba, mức sinh và dạng sinh đẻ (tỷ lệ sinh đặc trưng theo nhóm

tuổi) của dân số trong một thời kỳ nào đó Chỉ tiêu này cho phép dự báo được mức sinh của dân số trong thời kỳ dự báo làm cơ sở để dự báo số trẻ được sinh

ra trong thời kỳ dự báo (dự báo thành phần thứ hai: số trẻ em sinh ra trong kỳ)

+ Thứ ba, tỷ lệ di cư thuần túy theo giới tính và nhóm tuổi ở một thời kỳ

nào đó Chỉ tiêu này cho phép dự báo số người di cư thuần của dân số

Đối với dự báo dân số cho các tỉnh, thành phố chỉ tiêu này quan trọng Bởi dự báo được nó chính xác sẽ giúp cho dự báo chung sát với thực tế hơn Lý

do rất dễ thấy là hiện tượng di cư giữa các tỉnh thành phố rất phổ biến và nó chính là nguyên nhân dẫn đến việc có sự khác nhâu lớn về tốc độ tăng dân số giữa các tỉnh thành phố

Đối với dự báo cho cấp toàn quốc, thường di cư quốc tế có tỷ lệ rất nhỏ nên thường coi nó bằng 0, vì vậy việc dự báo dân số cho cấp toàn quốc thường đơn giản hơn so với dự báo cho cấp tỉnh, thành phố hoặc thấp hơn

2.4 Quy trình dự báo theo phương pháp thành phần

Các bước khi tiến hành dự báo dân số theo phương pháp thành phần như sau:

+ Bước 1: Như đã biết để tiến hành dự báo dân số của một nước theo

phương pháp thành phần đòi hỏi phải có các loại số liệu cơ bản là cơ cấu dân

số theo giới tính và nhóm 5 độ tuổi ở thời điểm xuất phát, bảng sống của nam

và nữ, tỷ lệ sinh đặc trưng theo 7 nhóm tuổi sinh đẻ của phụ nữ và nếu có tình trạng di cư quốc tế mạnh thì cần có cả tỷ lệ di cư thuần túy theo giới tính và nhóm tuổi Vì vậy bước đầu tiên của phương pháp dự báo thành phần là thu thập thông tin theo các yêu cầu trên

Trang 8

Tuy nhiên, một điều cũng cần được lưu ý ở bước này là do nhiều nước đóng cửa với di cư quốc tế, do vậy nếu tiến hành dự báo dân số theo phương pháp thành phần cho toàn quốc thì có thể coi như di cư quốc tế không xuất hiện

Bước 2: Sau khi đã thu thập thông tin cần tiến hành đánh giá chất lượng

số liệu và hiệu chỉnh chúng nếu thấy cần thiết Đánh giá chất lượng số liệu bao gồm:

+ Đánh giá mức độ dồn tuổi của dân số Tức là đánh giá xem người dân thích báo cáo ở độ tuổi nào Việc làm này cần thiết bởi nếu có sự báo cáo dồn tuổi sẽ phải sử dụng phương pháp thích hợp để hiệu chỉnh Có hai loại đánh giá hiện tượng dồn tuổi Thứ nhất, nếu số liệu là dân số theo giới tính và độ tuổi thì

sử dụng chỉ số Myer; nếu số liệu là dân số theo giới tính và nhóm tuổi theo 5

độ tuổi một thì sử dụng chỉ số UN Joint Score Cách tính toán hai chỉ số này được trình bày trong phần phụ lục

Chỉ số Myer nhỏ hơn 30 chứng tỏ có hiện tượng dồn tuổi không nặng nề

và như vậy số liệu không cần phải hiệu chỉnh Chỉ số UN Joint Score nhỏ hơn

100 được coi là chất lượng số liệu về dân số theo giới tính và nhóm tuổi chấp nhận được

+ Đánh giá mức độ thiếu/ thừa của dân số Một trong các phương pháp giúp đánh giá mức độ thiếu hụt của dân số là sử dụng tỷ lệ giới tính Thông thường, tỷ lệ giới tính có đồ thị theo hình vòng cung đi xuống đều đặn theo chiều tăng của độ tuổi Nếu đồ thị biểu diễn tỷ lệ giới tính bị hẫng hụt ở một

độ tuổi nào đó thì chứng tỏ có sự thiếu hụt về dân số nam ở độ tuổi đó, còn nếu

đồ thị này lại bị vồng lên một các quá đáng thì chứng tỏ có sự dôi thừa của nam giới ở độ tuổi đó (tất nhiên trong bối cảnh không có di cư)

Trang 9

Bước 3: Xác định mức độ tử vong và sinh cho dân số (đại diện là tuổi

kỳ vọng vào lúc sinh) và dự báo xu thế của nó trong tương lai Đây là công việc quan trọng bởi vì khi xác định được chỉ tiêu mức độ tử vong của dân số và

dự báo tương lai phát triển của nó sẽ xác định được hệ số sống của các nhóm tuổi theo giới tính là cơ sở cho việc chuyển tuổi của dân số sau này

Bước 4: Xác định mức sinh và dự báo mức sinh (đại diện là chỉ tiêu tỷ lệ

sinh tổng cộng (TFR)) và xu thế của nó trong tương lai Đây là công việc quan trọng khác trong quá trình dự báo Bởi vì biết được mức sinh hiện tại và xu thế của nó trong tương lai sẽ cho phép dự báo số sinh ở các thời kỳ dự báo, một yếu tố quan trong trong phương pháp dự báo theo thành phần của dân số

2.4 Xây dựng các phương án dự báo

Trong dự báo dân số theo phương pháp thành phần, người ta có thể xây dựng nhiều phương án dự báo khác nhau Có thể xây dựng các phương án dự báo dân số theo một trong hai tiêu chí (hoặc theo cả hai) sau:

+ Xây dựng phương án dựa vào giả thiết về sự thay đổi về mức tử vong + Xây dựng phương án dựa vào giả thiết về sự thay đổi về mức độ sinh Trong trường hợp mức độ tử vong của dân số cao và tiềm lực kinh tế của quốc gia tốt, người ta xây dựng các phương án dự báo theo mức độ tử vong Trong trường hợp mức sinh cao và có sự quan tâm của Nhà nước về kế hoạch hóa dân số, người ta xây dựng các phương án dự báo dân số theo mức độ sinh Thông thường, dù chọ tiêu chí nào để xây dựng phương án dự báo người ta đều hay đưa ra ba phương án:

+ Phương án thấp: ứng với mức độ sinh thấp (hoặc mức độ chết cao); + Phương án cao: ứng với mức độ sinh cao (hoặc mức độ chết thấp) và

Trang 10

+ Phương án trung bình: là phương án nằm giữa phương án thấp và phương án cao

Cũng có những trường hợp người ta sử dụng cả hai tiêu chí mức tử vong

và mức sinh làm cơ sở để xây dựng các phương án dự báo

2.5 Triển khai thực hiện dự báo các thành phần của mô hình (2)

a Chuyển tuổi cho dân số gốc (“dự báo”1 thành phần thứ nhất của mô hình (2))

Sau khi đã dự báo được tuổi thọ bình quân lúc sinh của dân số nam và

nữ, tiến hành xác định hệ số sống cho các nhóm tuổi dựa vào bảng sống mẫu của Coale Demeny Thông thường, tuổi thọ của dân số dự báo không bằng với tuổi thọ của bảng sống mẫu do vậy để có hệ số sống cần sử dụng phép nội suy

để tính Công thức nội suy như sau:

) (

) )(

(

0 0 , 0 0 1 , 0

0 1 0 0 , 0 0 , 0 0

e e

S S e e S

,

0 t

e là tuổi kỳ vọng sống bình quân

vào lúc sinh ở thời kỳ dự đoán, 0

0 , 0

e và 0

1 , 0

e là tuổi kỳ vọng sống bình quân vào lúc sinh ở cận dưới và cận trê trong bảng sống mẫu; S tlà hệ số sống cần tìm cho công việc chuyển tuổi; S0, S1 là cận dưới và cận trên của hệ số sống trong bảng sống mẫu

Sau khi xác định được hệ số sống, xây dựng bảng tính như sau (ví dụ,

sử dụng kết quả Tổng điều tra dân số nam 1/ 4/ 1999 dự báo cho dân số nam 1/ 4/ 2009):

Ngày đăng: 25/12/2014, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w