1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thử nghiệm dự báo dân số theo phương pháp thành phần

25 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 443,7 KB

Nội dung

Thử nghiệm dự báo dân số theo phương pháp thành phần. Chi tiêu lực lượng lao động và chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp vừa là chỉ báo kinh tế vừa là một chỉ tiêu được toàn xã hội quan tâm, Dưới góc độ kinh tế, lực lượng lao động là nguồn lực của nền kinh tế, còn tỷ lệ thất nghiệp cho thấy mức cung lao động bị thừa

TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: THỬ NGHIỆM DỰ BÁO DÂN SỐ THEO PHƢƠNG PHÁP THÀNH PHẦN Thuộc đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dự báo để dự báo một số chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu ở Việt nam HÀ NỘI, 6/ 2009 DBDS 2 1. Mở đề Nhƣ phần phƣơng pháp luận đã trình bày, ở phƣơng pháp dự báo bằng theo thành phần của dân số công thức (1) 1,01,0,0,00 OMIMDBPP ttt  , đƣợc sử dụng, trong đó P t là dân số ở thời điểm t (thời điểm dự báo), P 0 là dân số kỳ gốc, B 0,t là số sinh trong kỳ, D 0,t là số chết trong kỳ, IM 0,1 dân nhập cƣ trong kỳ, OM 0,1 là dân xuất cƣ trong kỳ. Trong chuyên đề này trình bày các bƣớc áp dụng phƣơng pháp dự báo theo thành phần vào thực tế. 2. Điểm lại phương pháp luận dự báo dân số theo phương pháp thành phần Lôgic thông thƣờng cho thấy là dân số ở một thời điểm nào đó của một quốc gia hoặc một khu vực chính bằng dân số ở thời điểm gốc trừ đi số ngƣời chết, cộng với số ngƣời mới sinh giữa hai thời điểm (gốc và báo cáo) và cộng với số ngƣời nhập cƣ trong kỳ và trừ đi số ngƣời xuất cƣ trong kỳ. Lôgic này đƣợc thể hiện bằng phƣơng trình sau: (1) tttit OMIMDBPP ,0,0,0,00  , trong đó t P là dân số ở thời điểm t (thời điểm dự báo), 0 P là dân số kỳ gốc, t B ,0 là số sinh trong kỳ, t D ,0 là số chết (bao gồm cả số trẻ em dƣới 1 tuổi bị chết) trong kỳ, t IM ,0 dân nhập cƣ trong kỳ, t OM ,0 là dân xuất cƣ trong kỳ. Phƣơng trình trên còn đƣợc gọi là phƣơng trình cân bằng dân số. Trên cơ sở phƣơng trình này các nhà dân số học đã đƣa ra phƣơng pháp dự báo dân số theo thành phần. Họ đã biến đổi công thức (1) về dạng: (2) 1,01,0,00 )( NMBDPP tt  , trong đó các ký hiệu giống nhƣ ở mô hình (4), riêng NM 0,1 là di cƣ thuần túy (= tt OMIM ,0,0  ). Ở mô hình (2), dân số (P t ) đƣợc biểu diễn bằng ba thành phần chính: thành phần thứ nhất (P 0 -D 0,t ) biểu thị dân số ở thời kỳ gốc còn tồn tại ở thời kỳ DBDS 3 dự báo. Thành phần thứ hai (B 0,t ) biểu thị số trẻ em mới đƣợc sinh ra sống trong thời kỳ dự báo. Thành phần thứ ba (NM 0,t ) biểu thị di cƣ thuần túy trong thời kỳ dự báo. Ở phƣơng pháp thành phần, khi tiến hành dự báo thành phần thứ nhất ngƣời ta sử dụng cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi ở thời kỳ gốc, sau đó nhân cơ cấu này với hệ số sống tƣơng ứng của thời kỳ này để có dân số còn tồn tại ở thời kỳ dự báo. Do giữa nam và nữ có hệ số sống khác nhau và ngay trong một giới thì ở độ tuổi khác nhau cũng có hệ số sống khác nhau nên khi dự báo (chuyển tuổi cho dân số gốc) thành phần thứ nhất ngƣời ta sử dụng hai bộ hệ số sống khác nhau cho hai giới. Để dự báo thành phần thứ hai (B 0,t ) ngƣời ta dự báo tỷ lệ sinh đặc trƣng theo nhóm tuổi của phụ nữ trong thời kỳ dự báo sau đó sử dụng chúng để tính tổng số trẻ em đƣợc sinh ra trong thời kỳ dự báo. Để dự báo cho thành phần thứ ba cần thu thập thông tin (qua cơ quan chức năng) về số ngƣời di cƣ quốc tế (xuất cƣ và nhập cƣ) của dân số. Tuy nhiên, do hầu hết các nƣớc đều có chính sách cấm nhập cƣ nên lƣợng ngƣời xuất và nhập cƣ quốc tế ít vì vậy khi tiến hành dự báo dân số thƣờng ngƣời ta giả thiết thành phần này không xuất hiện (NM 0,t =0). 3. Quy trình dự báo theo phương pháp thành phần Để tiến hành dự báo dân số của một nƣớc theo phƣơng pháp thành phần đòi hỏi phải có các loại số liệu cơ bản là cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm 5 độ tuổi ở thời điểm xuất phát, bảng sống của nam và nữ, tỷ lệ sinh đặc trƣng theo 7 nhóm tuổi sinh đẻ của phụ nữ và nếu có tình trạng di cƣ quốc tế mạnh thì cần có cả tỷ lệ di cƣ thuần túy theo giới tính và nhóm tuổi. Tuy nhiên, do nhiều nƣớc đóng cửa với di cƣ quốc tế nên thành phần này thƣờng coi nhƣ DBDS 4 không xuất hiện. Nhƣ vậy các bƣớc tiến hành dự báo theo phƣơng pháp thành phần sẽ nhƣ sau: + Bước 1: thu thập thông tin về cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở thời điểm khởi đầu của dự báo, thu thập thông tin về tỷ lệ sinh đặc trƣng theo nhóm tuổi, thu thập và tính toán thông tin về hệ sống của dân số. + Bước 2: đánh giá chất lƣợng số liệu và hiệu chỉnh chúng nếu thấy cần thiết. Ở bƣớc này có một số kỹ thuật về nhân khẩu học đƣợc áp dụng. Ví dụ nhƣ để đánh giá hiện tƣợng báo tuổi sai sử dụng chỉ số Mayer (cho độ tuổi) hoặc chỉ sô UN Joint Score (cho nhóm 5 độ tuổi). Để đánh giá mức độ thiếu hụt của dân số có thể sử dụng tỷ lệ giới tính, + Bước 3: Thiết lập bảng cơ sở dữ liệu gốc sau: Nhóm tuổi Dân số gốc Hệ số sống Tỷ lệ sinh đặc trƣng Nam Nữ Nam Nữ Mới sinh (0) 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 DBDS 5 Nhóm tuổi Dân số gốc Hệ số sống Tỷ lệ sinh đặc trƣng Nam Nữ Nam Nữ 80-84 85+ Tổng Bước 4: Thực hiện việc dự báo số ngƣời ở thời điểm gốc hiện còn sống sau 5 năm, 10 năm, 15 năm, (Thực hiện phép chuyển tuổi) Để tiến hành ƣớc này cần phải xác định mức chết của dân số trong thời kỳ dự báo thông qua chỉ tiêu tuổi thọ bình quân lúc sinh hoặc tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh (dƣới 1 tuổi). Sau đó sử dụng bảng sống mẫu của Coale Demeny để tính hệ số sống sử dụng cho công việc chuyển tuổi của dân số gốc để dự báo số ngƣời ở thời điểm gốc hiện còn sống sau 5 năm, 10 năm, 15 năm, Bước 5: Dự báo số sinh ở các thời kỳ dự báo. Để dự báo đƣợc số trẻ đƣợc sinh ra trong thời kỳ dự báo, cần dự báo tỷ lệ sinh tổng cộng (TFR) ở thời kỳ này và dạng sinh đẻ của phụ nữ (đƣợc xác đinh thông qua tỷ lệ sinh đặc trựng theo nhóm tuổi của phụ nữ). Có đƣợc tỷ lệ sinh đặc trƣng theo nhóm tuổi của phụ nữ và biết đƣợc số phụ nữ ở các nhóm tuổi trong độ tuổi sinh đẻ ta nhân chúng với nhau sẽ có đƣợc số trẻ đƣợc sinh ra trong thời kỳ dự báo. 4. Thử dự báo dân số 1-4-2009 dựa vào dân số của Tổng điều tra dân số 1- 4- 1999. Để minh họa cho phƣơng pháp dự báo dân số theo phƣơng pháp thành phần chúng tôi thử nghiệm dự báo dân số 1/ 4/ 2009 dựa vào kết quả của Tổng điều tra dân số 1/ 4/ 1999. DBDS 6 Thông qua Tổng điều tra dân số 1999 ta có các thông tin sau đây: + Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi; + Tỷ lệ sinh đặc trƣng theo nhóm tuổi của phụ nữ; + Tuổi thọ bình quân lũ sinh của hai giới tính. Các thông tin này rất bổ ích cho công tác dự báo và chugs đƣợc đƣa ra trong phần phụ lục số liệu. 4.1. Đánh giá dân số gốc Nhƣ đã nêu ở phần lý luận chung, để tiến hành dự báo trƣớc tiên cần phải đánh giá mức độ chính xác của dân số gốc để nếu cần thì phải hiệu chỉnh lại nó. Các thủ tục đánh giá nhƣ sau: a. Đánh giá mức độ dồn tuổi Trƣớc khi tiến hành dự báo cần đánh giá chất lƣợng các thông tin thu đƣợc, đặc biệt là đánh giá chất lƣợng của dân số gốc. Có hai chỉ số cơ bản đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng của dân số gốc. Chỉ số thứ nhất là chỉ số Myer. Chỉ số này đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ dồn tuổi của dân số, tức là mức độ ngƣời ta thích báo cáo tuổi ở độ tuổi nào. Kết quả tính toán của chỉ tiêu này cho thấy: chỉ số Myer của nam giới bằng 2,94 còn của nữ giới bằng 2,80. Kết quả tính toán này cho thấy dân số Việt Nam không có hiện tƣợng báo cáo dồn tuổi nặng nề (chỉ số Myer lớn hơn 30 chứng tỏ có hiện tƣợng dồn tuổi nặng nề). b. Đánh giá mức độ báo cáo sai tuổi Do dự báo sẽ sử dụng dân số theo nhóm tuổi nên ở đây còn tính chỉ số UN Joint Score. Kết quả tính toán nhƣ sau: DBDS 7 Bảng 1: Bảng tính chỉ số UN Joint Score Nhóm tuổi Nam Nữ Sex ratio Chênh lệch liên tiếp Tỷ số tuổi của nam Chênh lệc so với 100 Tỷ số tuổi của nữ Chênh lệc so với 100 0-4 3682743 3489499 105.5 - … 5-9 4634400 4398762 105.4 -0.2 125.8 25.8 126.1 26.1 10-14 4654315 4412247 105.5 0.1 100.4 0.4 100.3 0.3 15-19 4141058 4081222 101.5 -4.0 89.0 -11.0 92.5 -7.5 20-24 3430084 3495303 98.1 -3.3 82.8 -17.2 85.6 -14.4 25-29 3281300 3286874 99.8 1.7 95.7 -4.3 94.0 -6.0 30-34 3003421 3030285 99.1 -0.7 91.5 -8.5 92.2 -7.8 35-39 2726540 2860080 95.3 -3.8 90.8 -9.2 94.4 -5.6 40-44 2180363 2369697 92.0 -3.3 80.0 -20.0 82.9 -17.1 45-49 1465289 1671969 87.6 -4.4 67.2 -32.8 70.6 -29.4 50-54 964240 1140076 84.6 -3.1 65.8 -34.2 68.2 -31.8 55-59 782143 1004864 77.8 -6.7 81.1 -18.9 88.1 -11.9 60-64 759708 987600 76.9 -0.9 97.1 -2.9 98.3 -1.7 65-69 725600 921175 78.8 1.8 95.5 -4.5 93.3 -6.7 70-74 500522 710582 70.4 -8.3 69.0 -31.0 77.1 -22.9 75-79 307069 514680 59.7 -10.8 61.3 -38.7 72.4 -27.6 80-84 144203 274041 52.6 -7.0 47.0 -53.0 53.2 -46.8 85-89 64672 146412 44.2 -8.4 44.8 -55.2 53.4 -46.6 90-94 16075 43107 37.3 -6.9 24.9 -75.1 29.4 -70.6 95-99 4487 12767 35.1 -2.1 27.9 -72.1 29.6 -70.4 100+ 885 2814 31.4 -3.7 19.7 -80.3 22.0 -78.0 37469117 38854056 96.4 81.4* 595.1* 529.0* TB 4.1 29.8 26.4 * Tổng giá trị tuyệt đối Chỉ số UN Joint Score= 3x4,1+29,8+26,4= 68,4 Chỉ số UN Joint Score của Tổng điều tra dân số năm 1999 bằng 68,4 đơn vị. Chỉ số này nhỏ hơn 100 nên có thể coi chất lƣợng số liệu về dân số theo giới tính và nhóm tuổi cũng thuộc loại chấp nhận đƣợc. c. Đánh giá mức độ thiếu, thừa của dân số Để kiểm tra mức độ chính xác của số liệu, một chỉ tiêu khác đƣợc sử dụng đó là tỷ lệ giới tính. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ giới tính theo độ tuổi có dạng đƣờng cong đều đi xuống. Lý do là xác suất chết ở tất cả các độ tuổi của nam DBDS 8 đều cao hơn của nữ. Vì vậy tỷ lệ giới tính sẽ giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi và nếu không có sự đột biến (do chiến tranh chẳng hạn) thì đƣờng cong này sẽ là đƣờng trơn (không có lồi lõm). Đồ thị tỷ lệ giới tính theo độ tuổi 1/4/ 1999 cho thấy có sự bất hợp lý. Đồ thị cho thấy về mặt xu thế của tỷ lệ giới tính thì đúng, song tỷ lệ giới tính ở các độ tuổi từ 15 đến 25 tự nhiên bị tụt xuống một cách bất bình thƣờng. Hiện tƣợng này cũng xảy ra đối với các độ tuổi từ trên 50 đến trên 60. Đồ thị 1: Tỷ lệ giới tính theo độ tuổi 1/4/ 1999 Sex Ratio 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 55.0 60.0 65.0 70.0 75.0 80.0 85.0 90.0 95.0 100.0 105.0 110.0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100+ Đối với độ tuổi từ 50 đến 60 sự tụt xuống bất bình thƣờng này có thể giải thích đƣợc, với lý do là ở độ tuổi này nam giới phải tham gia chiến tranh chống Mỹ do vậy có nhiều nam giới bị chết hơn so với bình thƣờng. Đối với nhóm tuổi từ 16 đến 25, sự tụt xuống quá nhanh chỉ có thể giải thích là có sự đăng ký thiếu ngƣời ở các độ tuổi này. Phân tích trên cho thấy, để dự báo dân số sát hơn với thực tế, trƣớc khi tiến hành dự báo cần hiệu chỉnh số liệu. Đồ thị tỷ lệ giới tính cho thấy ở nhóm DBDS 9 tuổi thanh niên và một số độ tuổi trung niên có sự thiếu hụt nam giới vì vậy cần phải “bổ sung” số nam giới cho các độ tuổi này. Phƣơng pháp bổ sung thích hợp là chỉnh sửa tỷ lệ giới tính ở các nhóm tuổi này cho phù hợp quy luật (sử dụng đồ thị để xác định) sau đó coi số nứ là đúng và dùng tỷ lệ giới tính để tính cho số nam. Kết quả hiệu chỉnh nhƣ sau: Bảng 2: Dân số 1/ 4/ 1999 sau khi đã được hiệu chỉnh Nhóm tuổi Tổng Nam Nữ 0-4 7172 3683 3489 5-9 9033 4634 4399 10-14 9066 4654 4412 15-19 8340 4259 4081 20-24 7097 3602 3495 25-29 6603 3316 3287 30-34 6048 3018 3030 35-39 5598 2738 2860 40-44 4550 2180 2370 45-49 3137 1465 1672 50-54 2104 964 1140 55-59 1787 782 1005 60-64 1748 760 988 65-69 1647 726 921 70-74 1212 501 711 75-79 822 307 515 80-84 418 144 274 85+ 291 86 205 Tổng 76673 37819 38854 4.2. Xác định hệ số sống cho dự báo Để xác định hệ số sống cần thiết cho khâu chuyển tuổi, cần biết tuổi thọ bình quân lúc sinh của dân số. Trên cơ sở tuổi thọ này mƣợn bảng số mẫu của Cold Demeny để xác định hệ số sống cho các nhóm tuổi. Tuổi thọ bình quân lúc sinh thƣờng đƣợc dựa vào Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh (IMR) để xác định. Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh tính đƣợc qua Tổng điều tra dân số là 36,7%0 . Do dự báo đƣợc tiến hành riêng rẽ cho từng giới tính, vì vậy cần xác định tỷ lệ chết của DBDS 10 trẻ sơ sinh cho nam và nữ riêng. Có thể tách 36,7%0 trên ra cho hai giới tính theo công thức sau: 7,36*483,0*517,0  YX , trong đó X là tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh nam, còn Y là tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh nữ. Giải phƣơng trình vô định trên sẽ tìm đƣợc ra X và Y. Theo cách giải đã đề cập chúng tôi xác định đƣợc IMR M = 39,1%0; IMR F = 34,1%0. Dựa trên các kết quả này và bảng sống mẫu Coale-Demeny ƣớc lƣợng đƣợc hệ số sống cần thiết cho dự báo. Kết quả so sánh thấy với các mức IMR nhƣ trên mức sống 18 của Bảng sống mẫu Coale-Demeny là thích hợp. Hệ số sống tìm đƣợc nhƣ sau: Bảng 3: Hệ số sống dùng cho dự báo Nhóm tuổi Nam (mức 18) Nữ (mức 18) 0 0.97244 0.97156 0-4 0.99369 0.98782 5-9 0.99362 0.99310 10-14 0.99103 0.99310 15-19 0.98892 0.99091 20-24 0.98756 0.98883 25-29 0.98597 0.98728 30-34 0.98311 0.98549 35-39 0.97894 0.98209 40-44 0.97161 0.97756 45-49 0.96096 0.97026 50-54 0.94587 0.95892 55-59 0.92263 0.94014 60-64 0.88278 0.90532 65-69 0.82290 0.84881 70-74 0.72857 0.75843 75-79 0.60559 0.64029 80-84 0.44670 0.47799 85+ 0.24031 0.25736 [...]... tra dân số Việt Nam 1989: Phân tích kết quả điều tra mẫu; Hà Nội 1991 DBDS 24 MỤC LỤC 1 Mở đề 2 2 Điểm lại phƣơng pháp luận dự báo dân số theo phƣơng pháp thành phần 2 3 Quy trình dự báo theo phƣơng pháp thành phần 3 4 Thử dự báo dân số 1-4-2009 dựa vào dân số của Tổng điều tra dân số 1- 4- 1999 5 4.1 Đánh giá dân số gốc 6 4.2 Xác định hệ số sống cho dự báo ... 1/4/2009 Ghi chú: * Số sinh trong kỳ 1999-2004; ** Số sinh trong kỳ 2004-2009 DBDS 11 4.4 Xác định xu thế sinh đẻ của dân số Dựa vào kết quả của các cuộc điều tra về dân số và nhân khẩu học xác định mức sinh của dân số Trong dự báo dân số bằng phƣơng pháp thành phần, cần phải dự báo xu thế sinh của dân số Chỉ tiêu đƣợc sử dụng để dự báo mức sinh là TFR Dựa vào kết quả của các cuộc điều tra dân số có đƣợc tỷ... 4212 Nam 20-24 3790 3920 TFR Số sinh 5 Xây dựng các phương án dự báo Thông thƣờng khi làm dự báo dân số theo phƣơng pháp thành phần ngƣời ta xây dựng thành các phƣơng án dự báo khác nhau Các phƣơng án này đƣợc đặt ra dựa trên một số giả thiết nhất định Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà ngƣời ta đặt giả thiết theo yếu tố nào Tuy nhiên, nguyên tắc thƣờng thấy là trong ba thành phần: chuyển tuổi (có liên... 2004 2009 37891 38854 76745 40588 41072 81660 43329 43412 86741 Theo phƣơng pháp thành phần, dân số Việt Nam vào 1/ 4/ 2009 chỉ ở mức trên 86,7 triệu ngƣời Kết quả này tƣơng đối sát với kết qủa thu đƣợc từ Tổng điều tra dân số 1/ 4/ 2009 DBDS 16 PHỤ LỤC I SỐ LIỆU DÂN SỐ GỐC DÙNG CHO DỰ BÁO Bảng 1: Dân số cả nước tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính và độ tuổi Tuổi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13... 6 4.2 Xác định hệ số sống cho dự báo 9 4.3 Chuyển tuổi cho dân số gốc 11 4.4 Xác định xu thế sinh đẻ của dân số 12 5 Xây dựng các phƣơng án dự báo 14 6 Kết quả dự báo 15 PHỤ LỤC 17 I SỐ LIỆU DÂN SỐ GỐC DÙNG CHO DỰ BÁO 17 II DÂN SỐ GỐC SAU KHI ĐÃ ĐƢỢC HIỆU CHỈNH 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 DBDS... tuổi cho dân số gốc Sau khi đã xác định đƣợc hệ số sống cho các nhóm tuổi tiến hành chuyển tuổi cho dân số năm 1999 để có những ngƣời còn sống vào các năm 2004 và 2009 Vì hệ số sông giữa các thời kỳ không khác nhau lớn nên chúng tôi coi chúng là không đổi trong suốt thời kỳ từ 1999-2009 Kết quả chuyển tuổi đƣợc đƣa ra ở bảng sau: Bảng 4: Kết quả chuyển tuổi Dân số Nam Dân số Nữ 1/4/1999 Hệ số sống 1/4/1999... TFR đi theo xu hƣớng giảm nhƣ đã phát hiện; + Giả thiết mức sinh thấp: TFR thấp hơn so với mức sinh trung bình Trong trƣờng hợp của chúng tôi, do chỉ là để giới thiệu phƣơng pháp nên chúng tôi chỉ lấy một phƣơng án: phƣơng án mức sinh trung bình: TFR giảm theo xu hƣớng đã phát hiện 6 Kết quả dự báo Sau quá trình tính toán có kết quả dự báo dân số hai thời kỳ sẽ nhƣ sau: Bảng 8: Kết quả dự báo dân số 1/4/... (có liên quan đến tuổi thọ), sinh đẻ và di cƣ, thành phần nào đƣợc đánh giá là có tác động lớn nhất thì sẽ đƣợc lấy làm căn cứ để đề ra giả thiết Trong điều kiện hiện nay của các quốc gia, phần lớn ngƣời ta lấy mức sinh làm (đại diện là chỉ tiêu TFR) căn cứ để xây dựng các phƣơng án dự báo Trong trƣờng hợp lấy mức sinh làm căn cứ xây dựng các phƣơng án dự báo ngƣời ta thƣờng đƣa ra ba phƣơng án tƣơng... (Dự án VIE/ 93/ P03): Tài liệu giảng dạy những kiến thức cơ bản về nhân khẩu học 2 Ủy Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: Cẩm nang số X, các kỹ thuật gián tiếp về ƣớc lƣơng nhân khẩu học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 1996 3 Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số Trung ƣơng: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu; NXB Thế giới, Hà Nội 2000 4 Tổng cục Thống kê, Tổng Điều tra dân. .. cho rằng vào thời kỳ 2005-2009 TFR sẽ bằng 2 Con số này sẽ là cơ sở cho việc ƣớc lƣợng số trẻ em sinh ra trong thời kỳ 2005-2009 DBDS 13 Với các giả thiết trên, số sinh dự báo đƣợc cho hai thời kỳ 1999-2004 và 2004-2009 nhƣ sau (kết quả đƣợc trình bày ở bảng dƣới): Bảng 7: Ước lượng số trẻ sinh trong kỳ Số PN bq 1999-2004 15-19 ASFR 2004-2009 1999-2004 Số sinh 2004-2009 1999-2004 2004-2009 30-34 35-39 . sau: + Bước 1: thu thập thông tin về cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở thời điểm khởi đầu của dự báo, thu thập thông tin về tỷ lệ sinh đặc trƣng theo nhóm tuổi, thu thập và tính. tuổi cũng thu c loại chấp nhận đƣợc. c. Đánh giá mức độ thiếu, thừa của dân số Để kiểm tra mức độ chính xác của số liệu, một chỉ tiêu khác đƣợc sử dụng đó là tỷ lệ giới tính. Về mặt lý thuyết,. trẻ em mới đƣợc sinh ra sống trong thời kỳ dự báo. Thành phần thứ ba (NM 0,t ) biểu thị di cƣ thu n túy trong thời kỳ dự báo. Ở phƣơng pháp thành phần, khi tiến hành dự báo thành phần thứ

Ngày đăng: 25/12/2014, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w