1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục

20 2,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có

Trang 1

ĐỀ TÀI LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đây là một quan điểm mà toàn xã hội nói chung

và ngành giáo dục nói riêng hướng tới mục tiêu cho sự phát triển bền vững của một đất nước Thế nhưng, đứng trước tình trạng hiện nay cho thấy “Thế giới ngày mai” ấy đang bị đe dọa bởi những nhận thức và bày vẽ của những người xung quanh chưa đúng mực Trong muôn vàn cách để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẫm mỹ thì giáo dục cho trẻ nhận thức đúng đắn về môi trường là một cách giúp trẻ dễ lĩnh hội về các sự vật hiện tượng xung quanh được đầy đủ và sâu sắc hơn Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và của con người nói chung là rất cần thiết, từ đó trẻ biết cách sống tích cực hơn với môi trường Việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là trang bị cho trẻ những cách suy nghĩ đầu đời luôn hướng tới sự thân thiện nhằm hình thành ý thức về bảo vệ môi trường và hành động có ý nghĩa sau này của trẻ Cần cho trẻ hiểu sự tác động qua lại của con người với môi trường, hình thành ở trẻ thái độ và hành vi bảo vệ môi trường Công tác này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp trẻ hình thành tư duy, hình thành nhân cách, hiểu về mình, về bạn bè và về môi trường sống xung quanh Trẻ biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ trẻ Nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” Góp

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước và bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Làm thế nào để trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết

Trang 2

phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe

ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý

thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc Với lý do trên tôi chọn đề tài “Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục” để làm đề

tài nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài để tìm ra một số biện pháp tốt nhất nhằm xây dựng, hình thành và

bồi dưỡng ý thức tự giác và hành vi tốt đẹp, lối sống thân thiện để hướng tới cải tạo và bảo

vệ môi trường một cách tự giác, thường xuyên cho trẻ Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non, cũng chính là để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Trẻ Mẫu giáo 5 tuổi

- Tài liệu tập huấn tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường

- Giáo viên, phụ huynh học sinh

4 Giả thiết nghiên cứu:

Nếu trẻ được hướng dẫn, nhắc nhỡ, thường xuyên được thực hành trải nghiệm các công

tác bảo vệ môi trường thì trẻ sẽ sớm hình thành được ý thức tự giác, hành vi tốt, nhận biết đâu là môi trường bẩn, đâu là môi trường sạch, mình có thể làm được những gì để môi trường xanh- sạch- đẹp Ngược lại, nếu trẻ không được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thì trẻ sẽ không nhận biết hoặc nhận biết chưa đúng mực về môi trường bẩn, môi trường sạch,

dễ hình thành cho trẻ tính ỉ lại cho người lớn, từ đó trẻ sẽ không có được những hành động

để bảo vệ môi trường

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài)

- Phương pháp quan sát, theo dõi

- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin

- Phương pháp kiểm tra đánh giá, so sánh, phân tích tổng hợp

6 Dự báo đóng góp mới của đề tài:

Trang 3

- Hình thành ý thức tự giác, hành vi tốt cho trẻ để bảo vệ môi trường, từ đó trẻ được phát

triển toàn diện về các mặt

- Giáo viên nắm vững nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

- Tạo môi trường của lớp học, trường học luôn xanh- sạch- đẹp

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở khoa học:

1 Cơ sở lý luận:

Trước hết, chúng ta cần hiểu, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta,

cho ta cơ sở để sống và phát triển

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường (Báo Hà Bắc ngày 16/8/1994) nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm được phát động với các phong trào thiết thực

Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong

đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất, nên được áp dụng ở lứa tuổi mầm non Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt sau này cho trẻ

Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ sẽ giúp cho giáo viên nắm vững kiến thức về các văn bản, chỉ thị để tích cực lồng ghép, tích hợp và có những sáng tạo trong công tác giảng dạy: Quyết định 1363/QĐ/TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; CT số 02/2005/BGD&ĐT về việc “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường”; Công văn số 3200/2006/BGD&ĐT về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non”

2 Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, hủy hoại các giống loài, cạn kiệt tài nguyên, Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát rất lớn về kinh tế, vật chất, tinh thần của người dân

Trang 4

Đồng hành với hướng suy nghĩ cải tạo môi trường, chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn

đề này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ của ba lực lượng giáo dục: Gia đình- Nhà trường - Xã hội Là giáo viên, chúng ta cần nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong công tác dạy dỗ con trẻ, cô giáo là người gương mẫu thực hiện, luôn bên cạnh nhắc nhỡ, động viên, khích lệ trẻ và là “Tuyên truyền viên” liên hệ mật thiết với gia đình và xã hội Với nhiệm vụ trọng tâm là hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh và đồng đều cả

về đức, trí, thể, mỹ

Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh và toàn xã hội để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

3 Thực trạng:

Trong những năm gần đây về tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ

tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc Năng suất lao động tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm Kinh tế tăng trưởng xã hội phát triển dân số nhanh, sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều

Đặc biệt khi khoa học kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, người ta chỉ nghĩ đến sự tiện lợi (xe máy, ô tô…) đến năng suất, chất lượng sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống: Khói bụi nhà máy xả ra gây

ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các sinh vật v.v…Người sản xuất có thể bất chấp tính mạng của người tiêu dùng hàng hóa có đảm bảo hay không, chỉ cần năng suất, đưa lại lợi nhuận cao, như: Sử dụng chất kích thích rau phát triển nhanh; Trứng, thịt, nội tạng nhập trái phép, không rõ nguồn gốc

Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau, tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới tốc độ trong thiên nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe,

Trang 5

có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện, chưa có khi nào mà đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều dịch cúm như hiện nay

Thế những con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm

ra sao, tài nguyên thiên nhiên còn hay cạn kiệt, coi đó là việc của xã hội, của người khác Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, lại cũng không phải chỉ ở một quốc gia nào mà ở số đông người, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường, đây là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không, những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa

Tại trường mầm non, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không phải là vấn đề mới nữa,

nó được bắt đầu từ năm học 2006-2007 nhưng kết quả đưa lại vẫn chưa cao Tình trạng trẻ vứt rác tại sân trường, dưới đồ chơi, trên cầu thang đã bắt gặp rất nhiều lần Không chỉ trẻ

mà cả phụ huynh cũng vứt rác bừa bãi, đưa trẻ đến trường, chơi với đồ chơi, ăn sáng, sau đó vứt rác bên gốc cây, bồn hoa Hay là những trường hợp bố mẹ vội đi làm, gặp gỡ bạn bè kinh doanh nên chỉ đưa con đến sân trường, trên tay trẻ còn mang bánh mỳ sẵn, hộp sữa, kẹo, Trẻ chưa lên lớp mà ngồi dưới đồ chơi ăn sáng, thức ăn rơi vãi, vỏ bao không bỏ đúng nơi quy định Không những thế, một số trẻ đã lên lớp ăn sáng tại lớp, khi ăn xong trẻ vứt rác qua hàng lang sau của dãy nhà Việc sử dụng thức ăn sẵn không những tăng lượng rác thải

mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng và không đảm bảo an toàn thực phẩm Mặc dù, hàng ngày đã có công tác vệ sinh của các cô giáo, bác bảo vệ trường nhưng ngày nào cũng

có hiện tượng đó làm giáo viên rất lo lắng về ý thức, hành động của trẻ khi ra ngoài xã hội, khi lớn lên sẽ như thế nào?

Trong những hoạt động vui chơi được tổ chức tại lớp học, trẻ chưa có ý thức giữ gìn

và bảo vệ môi trường Trẻ được chơi với đồ chơi, chạy đến giá đồ chơi ùa gạch xây dựng, hình khối xuống đất, hết giờ chơi, cô cho trẻ cất đồ chơi nhưng trẻ tỏ với thái độ không tự giác, không ngăn nắp.Trước và sau khi ăn trẻ rửa tay bằng xà phòng nhưng chưa biết sử dụng tiết kiệm xà phòng, tiết kiệm nước Trong khi ăn, trẻ còn ăn theo ý thích, nói chuyện nhiều trong giờ ăn Ở lứa tuổi này, trẻ còn nhỏ, chưa có nhiều hiểu biết về vấn đề môi trường, chưa được trải nghiệm nhiều về ý thức bảo vệ môi trường Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cảnh quan mà còn ảnh hưởng đến ý thức, hành động, sức khỏe của thế hệ hôm nay và mai sau Đứng trước thực trạng ấy tôi luôn suy nghĩ mình cần làm 1 điều gì đó, bằng

1 cách nào đó để góp phần cải thiện môi trường 1 cách bền vững và lâu dài Cách tốt nhất đó

là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, đây là lứa tuổi đặt nền tảng cho suốt cả cuộc đời của 1 con người

Trang 6

3.1 Thuận lợi:

Bản thân được đào tạo bài bản, được tham gia lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường do Phòng giáo dục tổ chức Được sự cung cấp tài liệu của Ban giám hiệu nhà trường

hướng dẫn, bồi dưỡng, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, tổ chức tổng lao động vệ sinh thường xuyên vào đầu tuần, cuối tuần; Nhà trường luôn tích cực xây dựng vườn rau sạch phục vụ bán trú, tạo cảnh quan vườn trường và xung quanh khu vực trường luôn xanh, sạch, đẹp, khoa học Trường được đóng trên địa bàn thuận lợi, đặt tại 1 địa điểm, cơ sở vật chất, sân chơi thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo an toàn Tôi được phụ trách lớp trẻ 5 tuổi, 100% số

trẻ đã được học qua lớp 4 tuổi Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết với

nghề Các bậc phụ huynh tham gia các chương trình tết trồng cây, vệ sinh vườn trường, Công tác xã hội hóa giáo dục tốt

3.2 Khó khăn:

Trường đóng trên địa bàn với đa dạng nền kinh tế, con người chạy đua với nền kinh tế

mà không màng đến vấn đề môi trường sống xung quanh và làm thế nào để cải thiện môi trường Một số hộ gia đình xung quanh khu vực trường xả nước thải bừa bãi Số trẻ trong lớp

41 trẻ, là tương đối đông khó khăn trong công tác tổ chức và truyền thụ cho trẻ các kiến thức

về ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế Các chủng loại đồ dùng đồ chơi đã có nhưng đồ chơi để cho trẻ được thực hành trải nghiệm còn ít Chưa có máy chiếu proxto để trẻ đươc xem hình ảnh rõ nét hơn, băng đĩa, tài liệu hướng về giáo dục bảo vệ môi trường còn ít; Chưa xây dựng được hệ thống vòi nước rửa tay ngoài trời để khi trẻ hoạt động xong được rửa tay vệ sinh ngoài trời Nhiều trẻ sinh cuối năm, trẻ suy dinh dưỡng nên có phần hạn chế, chậm tiếp thu hơn so với các bạn cùng trang lứa vì mức độ khó dễ của các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường khác nhau

Trẻ chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường đang còn sự bao bọc của bố mẹ từ vệ sinh

cá nhân đến vệ sinh chung Trẻ được nuông chiều nên chưa có ý thức sử

dụng và lao động vệ sinh và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi

Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, nhận thức đúng đắn về bậc học MN, đang phó mặc cho giáo viên chăm sóc và dạy dỗ, họ nghĩ rằng, dù sao đến tuổi thì trẻ tự biết và đó cũng không phải trách nhiệm của mình, không phải của con cháu mình Phụ huynh chưa thực

sự lắng nghe lời nói và ý nguyện của trẻ, cứ cho rằng đó là lời nói của trẻ con Cho nên công tác tuyên truyền tới gia đình và toàn xã hội chưa thực sự lan tỏa và đồng bộ

Bảng 1:

Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: Tại lớp Mẫu giáo 5B, tổng số trẻ 41 cháu.

Trang 7

STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát

Số lượng Tỷ lệ

Từ những kết quả khảo sát đạt kết quả chưa cao, trong đó có các nguyên nhân sau: Sự phát triển không đồng đều giữa các trẻ, trẻ sinh ra trong gia đình ít con được sự nuông chiều bao bọc của bố mẹ, các bậc phụ huynh chưa thực sự coi trọng bậc học mầm non, chưa nhận thức được rằng mầm non là lứa tuổi nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của trẻ Một phần do giáo viên chưa sáng tạo, chưa linh hoạt giải quyết các tình huống, chưa thường xuyên và tích cực trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động Từ những thực trạng tại lớp tôi đang phụ trách, tôi nhận thấy rằng cần có 1 số biện pháp để “Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục” nhằm hình thành ý thức để phát triển nhân cách sau này cho trẻ góp một phần nào cho công cuộc bảo vệ và cải tạo môi trường của đất nước và của toàn thế giới

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP:

1 Tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo, nghiên cứu tài liệu:

Là giáo viên, muốn truyền thụ kiến thức cho trẻ thì yêu cầu giáo viên cần nắm vững phương pháp nghiên cứu chuyên đề, tài liệu chuyên đề giáo dục mầm non, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế, lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ Việc này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, linh hoạt, sáng tạo, để tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tự nhiên để phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo Đồng thời đòi hỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, gương mẫu, phải giáo dục trẻ thường xuyên, tạo tình huống, cơ hội để trẻ được tham gia hoạt động vì môi trường Tôi đã tự học, tự trau dồi kiến thức kinh nghiệm của mình bằng nhiều cách khác nhau: Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình mầm non; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non; Tham khảo các cuốn tạp chí giáo dục, tạp chí môi trường để nắm bắt thông tin; Kết nối mạng

Trang 8

internet để tìm hiểu và sưu tầm các hình ảnh, video, bài viết nói về môi trường; Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Phòng, Nhà trường tổ chức; Tham gia dự giờ học hỏi và bổ sung

ý kiến cho đồng nghiệp; Sưu tầm, sáng tạo những câu ca dao, tục ngữ, hò vè, bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để lồng ghép, tích hợp tạo hứng thú và khắc sâu ghi nhớ cho trẻ trong quá trình hoạt động,

Bên cạnh lý thuyết là thực hành, với đặc thù là cấp học mầm non, giáo viên chủ yếu sống tập trung trên địa bàn nên công tác đi làm hay việc gia đình thường được giải quyết những nơi gần, giáo viên sử dụng phương tiện đi lại là xe đạp để giảm lượng khí thải, tiếng

ồn, tiêu hao năng lượng nhằm tạo môi trường trong lành hơn, sạch sẽ hơn Giáo viên thấy rác, lá rơi cần gương mẫu nhặt rác, thấy hành vi không đúng cần lên tiếng vì môi trường chung, hiểu và gương mẫu phân loại rác Bên cạnh gương mẫu hành động còn lên các câu khẩu hiệu, môi trường chữ viết ngay tại lớp học “Hãy cho tôi rác”, “Bé yêu cây xanh”; Phối hợp Công đoàn nhà trường lên khẩu hiệu “Hãy phân loại rác”, “Vì ngày mai, hãy chung tay

vì môi trường”,

2 Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động chung:

Hoạt động chung là hoạt động cơ bản cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ trong các môn học được tổ chức trong ngày cho trẻ Mỗi lĩnh vực đều có những kết quả mong đợi riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách linh hoạt, tạo tâm thế nhẹ nhàng, tự nhiên Không chỉ lồng ghép vào 1, 2 chủ đề, 1,2 hoạt động

mà nội dung này cần được tích cực lồng ghép, tích hợp rất nhiều hoạt động, điều đó phụ thuộc vào sự linh hoạt và sáng tạo của giáo viên

Ví dụ 1: Khi thực hiện chủ đề con “Lớp học của bé”, tổ chức hoạt động khám phá khoa

học “Tìm hiểu về lớp học của bé” tôi cho trẻ cùng thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về các góc chơi của lớp, trẻ được quan sát, tìm hiểu, nhận xét về các góc chơi, đồ chơi và cách sắp xếp, bố trí các đồ chơi ở các góc chơi Cho trẻ nêu các góc chơi, các loại đồ chơi, cách sắp xếp, bố trí Thông qua đó lồng ghép giáo dục bằng những câu hỏi: Chúng mình phải làm gì

để có các góc chơi gọn gàng, lớp học sạch sẽ? Giáo dục trẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, tham gia lau dọn đồ chơi, giá đồ chơi, vứt rác vào thùng Sau tiết học, có thể cho trẻ thực hành lau dọn, sắp xếp góc chơi, nhận xét sự thay đổi khác nhau trước và sau khi lao động

Trang 9

Trẻ tích cực tham gia vệ sinh, sắp xếp đồ chơi các góc

Ví dụ 2: Thực hiện chủ đề “Động vật sống dưới nước” tôi đã cho trẻ quan sát bể nước

có cá, tôm, cua, sau đó tôi đặt câu hỏi để trẻ biết về một số đặc điểm và lợi ích của cá, tôm, cua Tôi đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi vớt cá lên khỏi nước? Vì sao? Để kích thích trẻ đưa ra cách giải quyết một vấn đề Qua đó giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước sạch để loài động vật sống dưới nước được sống, được phát triển phong phú, cung cấp các nhu cầu cho đời sống của con người Đồng thời cho trẻ biết được 1 số việc làm nên và không nên đối với nguồn nước (Vì nước rất cần thiết cho cây cối, cho cuộc sống của con người để chúng ta ăn uống, sinh hoạt, vì thế chúng mình nên biết bảo vệ nguồn nước, nếu được bố

mẹ cho đi tham quan thì không nên vứt rác xuống ao hồ, sông suối mà hãy thu gom và cho vào thùng rác, nhắc nhỡ bố mẹ hạn chế mua các sản phẩm có bao bì bằng nilon, cầu kỳ, )

Ví dụ 3: Hoạt động tạo hình “Xé dán hoa mùa xuân” chủ đề “Tết và mùa xuân” Tôi

tạo cảm xúc cho trẻ bằng bài hát “Mùa xuân”, cùng trò chuyện về chủ đề, quan sát tranh, nhận xét về các đặc điểm, bố cục các hình ảnh trong bức tranh, dùng kỹ năng gì để xé dán? hỏi ý định của trẻ sẽ xé dán hoa gì? Như thế nào? Khi xé dán và phết hồ cần chú ý điều gì? Giáo dục trẻ sử dụng giấy, phết hồ mỏng, vừa đủ để có bức tranh vừa đẹp, tiết kiệm giấy, tiết kiệm hồ dán Không kéo lê bàn gây tiếng ồn và làm bàn ghé chóng hỏng Sau khi hoạt động, trẻ biết cất và sắp xếp đồ dùng gọn gàng, đúng chỗ, thu gom các mẫu giấy vụn bỏ vào thùng rác, biết rửa tay bằng xà phòng đúng cách, vặn nhỏ vòi nước khi cần thiết, không làm vung vãi nước

Ví dụ 4: Hoạt động giáo dục âm nhạc, hát và vận động bài hát “Em yêu cây xanh”

được thực hiện vào chủ đề con “Cây xanh quanh bé” Tạo hứng thú bằng câu đố về cây tre, các câu hỏi gợi mở: Xung quanh chúng ta còn có những cây gì nữa? Cây có lợi ích gì? Điều

Trang 10

gì sẽ xảy ra xung quanh ta không có cây xanh? Vậy chúng mình cần phải làm gì? Cô khái quát lợi ích của cây đối với con người (Cho chúng ta bóng mát, cung cấp khí O2 trong lành cho chúng ta thở, giảm tiếng ồn, chắn gió, chắn bụi, ), với động vật và giáo dục trẻ biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không hái lá, bẻ cành, dẫm đạp lên cây xanh, tuyên truyền

bố mẹ ở nhà nên trồng thêm cây xanh, không nên chặt phá, buôn bán gỗ,

Việc lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động chung được đưa vào một cách nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, không áp đặt trẻ Có thể qua hoạt động đọc thơ, kể chuyện, thể dục, giáo viên lồng ghép giáo dục một cách thường xuyên sẽ giúp trẻ có những suy nghĩ tích cực, quan tâm tới môi trường xung quanh hơn

3 Lồng ghép, tích hợp vào dạo chơi ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động

của trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi tốt của mình nơi công cộng Có thể tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, được quan sát và nhận xét hành vi có lợi, có hại đối với môi trường

Ví dụ 1: Tôi cho trẻ “Thu thập lá cây làm con vật ngộ ngĩnh” được tổ chức vào chủ đề

con “Động vật nuôi trong gia đình” (Tạo tình huống: Tôi cho lá vàng, cành cắt tỉa xung quanh gốc cây bàng, cây lộc vừng, ), tôi cho trẻ cùng nhận xét môi trường trên sân trường, với những chiếc lá trên sân, chúng mình có thể làm gì để tạo ra những con vật trong gia đình, cho trẻ được trải nghiệm thực hành thu thập để xếp, xé làm các con vật ngộ nghĩnh như con nghé, con mèo, xé và vẽ trang trí làm con gà, Thông qua đó giáo dục trẻ biết, từ những lá cây được cắt tỉa, lá vàng rơi rụng chúng mình có thể cùng bạn, cùng các em thu thập làm những con vật đáng yêu, tận dụng lá để chúng mình làm đồ chơi vừa giúp môi trường sạch hơn Khi chơi xong cần thu gom bỏ vào thùng rác, cùng nhau vệ sinh tay sạch sẽ

Ví dụ 2: Cho trẻ “Quan sát vườn rau của bé” tổ chức vào chủ đề “Một số loại rau”, trẻ

sẽ được nói lên những gì mà trẻ thấy đặc điểm của các loại rau, lợi ích của chúng như thế nào? Làm thế nào để chúng ta có rau sạch ăn hàng ngày? Nếu không tưới nước và nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao? Với những câu hỏi mở như vậy trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện tính độc lập cá nhân, mạnh dạn, tự tin hơn Đồng thời kích thích được tính ham hiểu biết của trẻ Cung cấp cho trẻ những giá trị khi sử dụng rau sạch đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tốt cho không khí, cho đất, nước Ngược lại, một số trường hợp trồng rau sử dụng chất kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản quá liều lượng nồng độ cho phép làm hại sức khỏe cho con người, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, Chúng mình hãy cùng nhau nhổ cỏ cho rau để có vườn rau xanh, sạch và đẹp hơn Cô cùng trẻ thực hiện, sau đó cho trẻ vệ sinh tay bằng xà phòng

Ngày đăng: 24/12/2014, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w