1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: bàn thêm về thao tác đọc trong giờ đọc hiểu ngữ văn ở THPT

19 2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Là bức tranh về hiện thực đời sống được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Thông qua tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ kể việc, kể chuyện, nói về những điều tai nghe mắt thấy, phản ánh hiện thực khách quan mà còn gửi gắm vào đó tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mình. Tác phẩm văn chương nào cũng mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học vì vậy không chỉ là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan mà còn là tiếng lòng của tác giả. Có thể nói rằng tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, là đứa con mà tác giả kí thác vào đó tất cả nỗi niềm của mình. Chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Nhà văn sử dụng thứ công cụ diệu kì và độc đáo này để sáng tạo. Ngôn ngữ văn học vừa đảm nhận chức năng bản chất là công cụ của tư duy "hiện thực trực tiếp của tư tưởng"- vừa chuyển tải hình tượng nghệ thuật theo chủ quan của người nghệ sĩ. Nói cách khác, nhà văn đã sử dụng kí hiệu ngôn ngữ để gửi vào trong tác phẩm "mã" đời sống, "mã" xúc cảm. Điều này đòi hỏi ở nhà văn một vốn sống, vốn kinh nghiệm, tài năng và đặc biệt là một tâm hồn. Đọc tác phẩm văn học là nhằm giải mã những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, lí giải các hiện tượng văn học nhằm thoả mãn đòi hỏi hiểu hết những ý nghĩa tiềm ẩn trong đó. Song như thế vẫn chưa là cái đích cuối cùng. Người đọc còn muốn khai thông tư duy, trí tuệ, tình cảm, tìm thấy ý nghĩa nhân sinh quan, thế giới quan trên cơ sở tiếp cận hình tượng nghệ thuật. Vì thế, đọc văn nhằm mục tiêu đầu tiên là mong được biết, được nhận ra những thông tin hàm chứa trong ngôn từ nghệ thuật, sau dó là hiểu chiều sâu hình tượng nghệ thuật, sau nữa là đồng sáng tạo. Đọc văn như thế được coi là đọc Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 1 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT hướng nội, hướng vào chiều sâu ý nghĩa tác phẩm và thu nhận thông tin nghệ thuật từ tác phẩm để "chuyển vào trong" đời sống tinh thần bạn đọc. Trong trường phổ thông, việc tiếp cận với tác phẩm văn học được tiến hành thông qua các giờ Đọc- hiểu. Việc tìm hiểu tác phẩm văn học ở đây có những điểm chung với tiếp nhận văn học nói chung và có những đặc thù của văn chương trong nhà trường. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng, môn Văn có một vị trí quan trọng vì đây là môn học công cụ. Nó đảm nhận vai trò quan trọng cung cấp phương tiện cho các môn học khác. Môn Ngữ văn trong nhà trường được hình thành trên cơ sở ba phân môn: Đọc hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Trong đó Đọc- hiểu là phân môn giúp cho học sinh tiếp cận trực tiếp với tác phẩm văn chương. Hoạt động dạy học Văn trong nhà trường đã có từ rất lâu. Và qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lại có những hiểu biết khác nhau về tính chất của nó. Đã từng một thời chúng ta quan niệm dạy Văn chủ yếu là Giảng văn. Dù trên thực tế, các thầy giáo cô giáo có khơi gợi tư duy sáng tạo cho học sinh như thế nào đi nữa thì quan niệm Giảng văn vẫn là mô hình "dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm". Giờ học Văn chủ yếu là giờ thầy giảng, trò nghe, trò ghi chép, học thuộc một cách thụ động. Dạy Văn là dạy những điều thầy biết về văn cho học sinh, ít quan tâm hình thành kĩ năng đọc, phát huy suy nghĩ của học sinh. Khi tiếp thu quan niệm dạy Văn của Liên xô (cũ), chúng ta gọi dạy Văn là phân tích tác phẩm trong nhà trường. Cách gọi này đã thu hẹp nội hàm của việc dạy Văn. Xét về mặt logic, hai chữ "phân tích" quá hẹp, bởi đây chỉ là một thao tác khoa học phổ biến, chủ yếu dùng lí trí để chia tách văn bản ra từng phần để chiếm lĩnh. Trong khi đó, tác phẩm văn học viết ra là để đọc. Nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho học sinh biết cách đọc để khi ra trường học sinh biết tự đọc, từ đó mà lớn lên, tham gia vào mọi hoạt động xã hội. Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 2 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Trong thực tế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, có thể gọi môn Văn trong nhà trường là môn dạy Đọc văn (hay Đọc- hiểu). Có thể nói, đọc văn là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tiếp nhận văn chương. Trong nhà trường, đọc văn cùng với các hình thức khác giúp học sinh giải mã, lĩnh hội tác phẩm. Đương nhiên không thể gò ép các em vào một cách đọc duy nhất nào đó. Giáo viên chỉ gợi cho các em biết cách đọc các thể loại khác nhau như thế nào. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới hướng đến tính tích cực của học sinh chỉ chú trọng đọc hiểu mà không hướng dẫn cho các em cách đọc. Vì vậy nếu giáo viên không quan tâm đến khâu này thì học sinh cũng khó mà có cách đọc cho hợp lí, hiệu quả. Chọn đề tài Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT, chúng tôi nhằm góp thêm một tiếng nói giúp cho giờ Đọc- hiểu sinh động hơn, có hiệu quả hơn và đem lại niềm yêu thích môn học cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nhận diện và khẳng định tầm quan trọng của công việc đọc văn bản trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học nói chung và trong quá trình đọc hiểu nói riêng. Có thể nói rằng đọc văn bản là thao tác xuyên suốt trong quá trình cảm thụ văn học. Các thao tác trong quá trình đọc hiểu đều có vị trí và tầm quan trọng tương đương nhau, không thể bỏ bớt thao tác nào. Qua đề tài, rút ra những cách thức, biện pháp giúp học sinh rèn luyện cách đọc hiểu văn bản để khi đứng trước một văn bản "lạ", các em có thể tự mình tiếp cận và tìm hiểu. Nhưng trước mắt là giúp các em học giờ đọc hiểu một cách tự nguyện, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 3 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Trong quá trình dạy môn Văn trong nhà trường, chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm và bước đầu thể nghiệm qua một bài dạy cụ thể để rút ra các kết luận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chúng tôi dạy thể nghiệm bài "Vội vàng" của Xuân Diệu, bài học hai tiết theo phân phối chương trình. Bộ sách chúng tôi dạy là Ngữ văn 11 chương trình Cơ bản. Đối tượng là học sinh các lớp 11B4 và 11B6. Đề tài này sẽ thực hiện trong ba năm. 4. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở các bước sau: - Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của thao tác đọc văn bản. - Dạy thử nghiệm. - So sánh để rút ra kết luận. Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 4 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Thao tác đầu tiên trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn chương là thao tác đọc. Đọc tác phẩm văn chương không đồng nghĩa với đọc một bài báo hay xem một cuốn truyện theo kiểu giải trí, tìm thông tin. Đọc tác phẩm văn chương là phải chú ý, tập trung theo dõi diễn biến, tình tiết,… của tác phẩm. Nói cách khác, đọc tác phẩm văn chương là đọc bằng cả tâm tư tình cảm và sự rung động của con tim. Có như vậy, người đọc mới thấy được cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang tới. Tinh thần giáo dục hiện đại đã được thừa nhận là lấy học sinh làm trung tâm, thực hành giáo dục dân chủ hoá, tôn trọng nhân cách học sinh, làm cho học sinh trở thành người chủ thực sự của hoạt động ấy. Với tinh thần ấy, người thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, khơi gợi, giúp các em từng bước tự chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. Trong xu thế ấy, đã đến lúc đổi thay quan niệm dạy học Văn, đổi thay mô hình và phương pháp dạy học Văn. Mô hình học Văn truyền thống là lấy thầy giáo làm trung tâm, nay lấy học sinh làm trung tâm. Nghĩa là lấy việc đọc văn của học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn học sinh đọc văn. Hoạt động đọc phải là hoạt động chủ yếu trong nhà trường. Học sinh là người chủ động kiến tạo kiến thức văn học trong giờ học dưới sự tác động của thầy chứ không phải thầy nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Quan niệm dạy Văn lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi giáo viên soạn bài cho học sinh học. Nó đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 5 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT của học sinh trong việc học, tạo cho học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức đã biết. Tác phẩm văn chương vốn là những thực thể tinh thần tồn tại qua chất liệu ngôn ngữ như là cái vỏ vật chất của nó. Không tri giác được ngôn ngữ nghệ thuật, lớp vỏ vật chất của tác phẩm thì không thể nào đi vào thế giới sống động, phập phồng hơi thở bên dưới các con chữ, các ký hiệu câm lặng của tác phẩm. Vì vậy, con đường thâm nhập, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ nghệ thuật. Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của người đọc làm cho thế giới bên trong của tác phẩm sống dậy một cách cụ thể và gợi cảm với những sự vật, hiện tượng đời sống, được sống cuộc sống trong tác phẩm. Có thể nói, đọc văn chương, người đọc phải có được khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, nếu không thì cũng mới chỉ là phát âm lên những con chữ rời rạc, vô hồn. Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật nhanh hay chậm, sáng rõ hay không sáng rõ thế giới sinh động bên dưới câu chữ là một dấu hiệu của năng lực đọc văn, của văn hóa đọc. Dạy học Đọc văn là quá trình đối thoại giữa học sinh- thầy giáo và văn bản. Như thế đọc văn không chỉ là đọc văn tình nghĩa, mà còn là hoạt động tìm người đồng cảm, đồng điệu, học cách đối thoại với mọi người. Trong giờ Đọc văn, cả thầy giáo và học sinh đều là người đọc, đều cùng đối thoại với tác giả ẩn giấu đằng sau văn bản. Đó là cuộc đối thoại vượt thời gian, không gian, vượt chênh lệch lứa tuổi để đến với cái thật, cái thiện, cái đẹp. Đọc văn là hoạt động cá tính hoá của học sinh, không nên lấy sự phân tích của thầy mà thay thế hoàn toàn sự cảm thụ cá thể hoá của học sinh. Cần giành cho học sinh có khoảng trời riêng để các em biểu lộ tình cảm, sự thích thú, suy nghĩ chủ động tìm hiểu và thể nghiệm. Thầy giáo cần trân trọng cách cảm thụ, cách hiểu và thể nghiệm độc đáo của học sinh, làm sao cho học sinh thấy mình làm chủ việc đọc của mình dưới sự hướng dẫn của thầy. Điều này phù hợp với nguyên tắc trân trọng, phát triển chủ thể học sinh. Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 6 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Văn bản là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của con người. Muốn hiểu biết rõ đòi hỏi phải công phu, sáng tạo. Đọc là con đường chủ yếu để đi vào thế giới của văn học. Việc học văn bắt đầu từ đọc văn. Đây là nấc thang đầu tiên mà học sinh phải bước trên con đường học văn. Theo GS.TS Trần Đình Sử, việc dạy Đọc văn phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Học sinh phải đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, tự tìm hiểu từ ngữ, bố cục và khái quát được nội dung, tư tưởng, tình căm của văn bản. - Giáo viên không làm việc giảng văn, nghĩa là không cung cấp sẵn khái quát về nội dung, tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của bài văn mà gợi dẫn cho học sinh đọc, tự phân tích, dẫn học sinh từ văn bản đến những khái quát mà giáo viên mong muốn đạt tới. Nói cách khác, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc, tự tìm hiểu từ ngữ (qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên), từ đó dần dần hình thành năng lực tự đọc và tự khái quát nội dung văn bản để học. - Đọc- hiểu có nghĩa là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là kết hợp với năng lực tư duy và biểu đạt. Như thế giáo viên phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu cách đọc của mình, nêu những vấn đề khúc mắc mình phải giải quyết để hiểu văn bản. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn mà học sinh có thể vấp phải, nhận ra các lỗ hổng của học sinh khiến các em khó tiếp cận văn bản và tìm cách giúp học sinh khắc phục, xây dựng hệ thống câu hỏi thích hợp với các mục tiêu đã nêu để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. - Chú ý đặt câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có đọc hay không, đọc rồi có hiểu hay không từ từ, ngữ, câu, đoạn, chi tiết, hình tượng. Phải có loại câu hỏi này mới khiến học sinh bộc lộ những chỗ chưa hiểu của các em, từ đó dẫn dắt đến chỗ hiểu. Đọc văn không chỉ là dùng vỏ âm thanh của ngôn từ để khám phá tác phẩm. Đọc văn là hành trình tiếp nhận tác phẩm, là cách chiếm lĩnh văn bản trên nhiều bình diện lí trí và tâm hồn để từ dó học sinh có nề nếp tư duy về tiếp Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 7 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT nhận, về cảm nhận và thưởng thức tác phẩm văn học. Vậy nên việc đọc văn là một quá trình diễn ra trên nhiều cấp độ: - Đọc nhận biết. Thực chất đây là quá trình đọc hiểu từ ngữ trong văn bản. - Đọc hiểu. Đọc hiểu nghĩa câu văn, đoạn văn trong văn bản. - Đọc rung động thẩm mĩ. - Đọc vận dụng và sáng tạo. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo quá trình này. 2. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sơ bài Đọc văn "Vội vàng" của Xuân Diệu, chúng tôi chọn một số dẫn chứng để minh hoạ cho bài viết của mình. Nên lưu ý rằng trong chương trình, “Vội vàng” là bài mở đầu cho một loạt bài thơ Mới: “Tràng giang”- Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, “Chiều xuân”- Anh Thơ, “Tương tư”- Nguyễn Bính. Vì thế cần lưu ý giúp học sinh làm quen với việc cảm nhận và phân tích thơ Mới, tạo điều kiện tiền đề cho việc học các bài thơ tiếp theo. “Vội vàng” là bài thơ vừa tiêu biểu, thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của cái “tôi” thơ Mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Qua bài thơ này, ở một mức độ nào đó, có thể giúp học sinh nhận ra một số nét riêng đặc sắc của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2.1. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ văn bản ở nhà. Trước tiên đọc thầm, sau đó đọc to, đọc thành tiếng để cảm nhận phần nào sự tác động của vỏ âm thanh đến tư duy và tình cảm của người đọc. - Đoạn một (13 câu thơ đầu đầu) đọc với giọng hào hứng, say mê để bộc lộ tình yêu mãnh liệt, tha thiết, nồng nàn, đắm đuối với cuộc sống trần thế. - Đoạn hai (từ câu 14 đến câu 29) đọc với giọng ngập ngừng, nghĩ ngợi để thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 8 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT - Đoạn ba (từ câu 30 đến hết) đọc với giọng khẩn trương, hối hả để thể hiện lời giục giã vội vàng cuống quýt để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. Trong quá trình đọc ở nhà, học sinh cần tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Phần này đã được sách giáo khoa chú giải. Những chỗ nào chưa hiểu các em sẽ ghi lại thắc mắc để giáo viên giải đáp trong giờ học trên lớp. 2.2. Tiến trình đọc hiểu 2.2.1.Đọc nhận biết (đọc hiểu từ ngữ trong văn bản) Đây là khâu quan trọng sơ đẳng. Khi tiến hành phần này cần đạt được hai vấn đề: - Nắm được đại ý của văn bản. - Nắm được thể loại, từ đó nhận ra cấu trúc thể loại. Muốn vậy học sinh cần phải tìm hiểu ngôn từ. Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn bản. Với thơ thì càng thuộc càng tốt vì âm thanh nhịp điệu sẽ ăn sâu vào tâm trí, càng hiểu thơ hơn. Đối với truyện phải nắm được cốt truyện. Để hiểu văn bản phải hiểu các điển cố, điển tích, các từ khó, từ lạ, các phép tu từ. Khi đọc văn bản cần hiểu được cách diễn đạt, từ ý này chuyển sang ý khác, từ đó ta phát hiện ra chất văn của tác phẩm. 2.2.1.1. Nhận biết về nội dung tác phẩm Tác phẩm nói về điều gì? Nói về dòng cảm xúc tuôn trào mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời tươi đẹp; nói về sự băn khoăn của tác giả về sự ngắn ngủi của kiếp người, sự trôi chảy của thời gian; về thái độ sống vội vàng cuống quýt để tận hưởng cuộc sống đẹp tươi nơi trần thế. 2.2.1.2. Nhận biết về thể loại Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 9 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về tình yêu cuộc sống, về sự hữu hạn của đời người, về sự vô thuỷ vô chung của thời gian. 2.2.1.3.Nhận biết về bố cục - Phần một: Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha của nhà thơ . - Phần hai: Thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. - Phần ba: Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. Với mỗi phần như vậy cần phát hiện ra những từ ngữ, những chi tiết nghệ thuật "có vấn đề" để từ đó tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó. Ví dụ trong câu "Của ong bướm này đây tuần tháng mật” vừa diễn tả mùa xuân trăm hoa đua nở, ong bướm đua nhau đi tìm mật ngọt nhưng đồng thời cũng chỉ thời gian sau hôn lễ của đôi vợ chồng mới cưới (theo tập tục phương Tây). Và hiểu theo ý nào thì câu thơ cũng hàm ý nói lên niềm vui sống mãnh liệt. Như vậy, ý nghĩa của từ ngữ trong văn bản là ý nghĩa mang nội hàm tư tưởng và văn hoá chứ không giản đơn chỉ là ý nghĩa từ điển và ý nghĩa thông dụng hàng ngày. 2.2.2. Đọc hiểu nghĩa câu văn, đoạn văn trong văn bản Ở thao tác này cần chú ý hai việc làm cơ bản. Một là người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hoá những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Hai là phải phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgic bên trong của nó. Tác giả mở đầu bài thơ bằng những ước muốn thật kỳ lạ: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 10 [...]... hiệu quả giờ dạy Văn và quan trọng hơn là làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng và yêu thích hơn môn học này Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 16 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi bàn thêm về việc thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu văn bản văn học Rất mong được quý đồng nghiệp cùng chia sẻ Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số... Trạch 17 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Dạy và học ngày nay- tạp chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam- Số tháng 3/ 2007 2 Ngữ văn 11- tập hai- Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo dục 3 Ngữ văn 11 (Sách giáo viên)- tập hai- Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)Nhà xuất bản giáo dục 4 Một số vấn đề về phương pháp dạy đọc hiểu Ngữ văn ở THPT- ... dưỡng giáo viên Nhóm tác giả biên soạn SGK Ngữ văn thí điểm, bộ 1 5 Thế giới trong ta- PB4 (9/20060 6 Thế giới trong ta- PB6 (11/ 2006) 7 Thế giới trong ta- PB7 (12/ 2006) 8 Thế giới trong ta- PB9 9 Thế giới trong ta- PB10 10 Văn học và tuổi trẻ- Số tháng 9/ 2007 Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 18 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT MỤC LỤC I MỞ ĐẦU ... mươi 2.2.4 Đọc hiểu và thưởng thức văn học Thưởng thức văn học là đỉnh cao của đọc hiểu tác phẩm văn học Đây là khâu mà người đọc phải tự mình chiêm nghiệm, cảm nhận vì mọi sự hiểu đều là tự hiểu Người đọc sẽ vô cùng sung sướng khi nhận ra tư tưởng của tác phẩm, sự thống nhất toàn vẹn của văn bản xung quanh tư tưởng ấy, cảm nhận được vẻ đẹp hài hoà của văn bản Trạng thái tinh thần người đọc sẽ bừng... các em sẽ rút ra những nhận xét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Muốn học sinh làm được việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực giữa thầy và trò Thầy phải hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa, đọc kĩ Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 15 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT văn bản và soạn bài chu đáo ở nhà Muốn hiệu quả cao hơn cần... mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn; Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều, Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 12 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Tưởng chừng như tác giả lặp lại cảm xúc mở đầu bài thơ... của học sinh trong tìm hiểu văn băn văn học Là giáo viên dạy Văn, chúng tôi rất nhất trí với việc thay đổi này đồng thời cũng muốn bàn thêm về cách thức hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học Trong giờ Đọc- hiểu, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh Hướng dẫn học sinh tìm đại ý, bố cục của văn bản; sau đó là tìm các chi tiết nghệ thuật "có vấn đề" góp phần thể hiện nội dung của văn bản Từ... 9 2.2.2 Đọc hiểu nghĩa câu văn, đoạn văn trong văn bản 10 2.2.3 Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản 13 2.2.4 Đọc hiểu và thưởng thức văn học 14 3 Phân tích, đánh giá thực tiễn 14 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT .15 4 Giải pháp .15 III KẾT LUẬN 16 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1... là xuân sẽ già, Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 11 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoà, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Cảm thức về sự tàn phá của thời gian thật nhanh và sâu Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô.. .Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Những ước muốn, những đòi hỏi này thật kỳ lạ, thật vô lý, không thể nào có thể trở thành hiện thực được Con người đang ở giữa không gian của “nắng” và “hương” Rồi anh ta đòi hỏi can dự vào quy luật của tự nhiên, đòi đoạt quyền tạo . tư duy về tiếp Nguyễn Thị Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 7 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT nhận, về cảm nhận và thưởng thức tác phẩm văn học. Vậy nên việc đọc văn là một. – THPT số 1 Bố Trạch 2 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Trong thực tế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, có thể gọi môn Văn trong nhà trường là môn dạy Đọc văn. Thanh Bình – THPT số 1 Bố Trạch 3 Bàn thêm về Thao tác đọc trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn THPT Trong quá trình dạy môn Văn trong nhà trường, chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm và

Ngày đăng: 24/12/2014, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w