1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may vào các thị trường chính của Việt Nam

35 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 53,87 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ CÔNG NGHIỆP Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU Sinh viên thực hiện : Phan Thu Hiền Lớp : QTKD CN và XD 43B Hà Nội, 4/2004 MỤC LỤC Mục lục 1 Lời nói đầu 2 I. Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may 4 1.1 Đặc điểm của thị trương EU đối với hàng dệt may 4 1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU 7 II. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU 8 2.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước với xuất khẩu hàng dệt may 9 2.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu sang EU thời gian qua 11 2.3 Một số yếu kém của hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may 15 2.3.1 Sức cạnh tranh chưa cao 15 2.3.2 Giá trị hàng dệt may xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp 18 2.3.3 Một số tồn tại 18 III. Một số mục tiêu và giải pháp cho hàng dệt may xuất khẩu trong thời gian tới 20 3.1 Những mục tiêu cần đạt được với thị trường EU 20 3.2 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường EU 21 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may. . 21 3.2.2 Giải pháp đối với nhà nước 26 Kết luận 30 Tài liệu tham khảo 31 2 2 LỜI NÓI ĐẦU Qúa trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài ngày nay không còn sức thuyết phục và hầu như không còn một quốc gia nào hướng tới nữa. Do vậy vấn đề đạt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để có thể mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu qủa là một thách thức không nhỏ. Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) và được cụ thể hoá, phát triển lên tại Đại hội Đảng lần thứ VIII ( năm 1996). Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới. Hàng dệt may đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, v.v. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không 3 3 ngừng tăng và hàng năm mang về cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ lớn khoảng 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: hàng dệt may của Việt Nam bị canh tranh quyết liệt bởi hàng dệt may của các nước khác, do chất lượng, mẫu mã, v.v. Đặc biệt, việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, một thị trường truyền thống của Việt Nam cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức và khó khăn. Với bài viết này, em muốn trình bày cách nhìn của mình về sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU và một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Do vậy, em chọn đề tàI: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU. Đề án gồm 3 phần: 1. Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may. 2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong thời gian qua. III. Một số mục tiêu và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Xuân Được đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2004 Sinh viên Phan Thu Hiền 4 4 I. YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG EU VỚI HÀNG DỆT MAY 1.1 Đặc điểm của thị trường EU đối với hàng dệt may 1.1.1 EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng, phong phú: Với 15 quốc gia với khoảng 375 triệu người tiêu dùng nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt là, với mặt hàng dệt may là mặt hàng có tính mùa vụ và thời trang cao thì nhu cầu càng đa dạng. Tuy vậy thị trường EU không hoàn toàn đồng nhất, 15 quốc gia trong EU với ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo khác nhau, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác,sở thích sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Sắp tới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, dân số EU sẽ tăng thêm 100 triệu người do đó yêu cầu về sản phẩm dệt may sẽ đa dạng và phong phú hơn nữa. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc trưng riêng. Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng khác nhau. Trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn, khí hậu thay đổi từ nước này sang nước khác nên trang phục của người dân EU cũng khác nhau. Trong mỗi nước lại có những dân tộc với những truyền thống văn hoá khác nhau đây cũng là một yếu tố tạo nên tính đa dạng về nhu cầu với sản phẩm dệt may. Lứa tuổi, giới tính, công việc của mỗi cá nhân cũng yêu cầu sản phẩm dệt may phù hợp với những người làm việc trong công sở họ có nhu cầu lớn với mặt hàng sơ mi, comple. Trong khi đó với những người nông dân lại yêu 5 5 cầu những mặt hàng quần áo gọn nhẹ phù hợp với công việc đồng áng. Trong những buổi dạ tiệc họ lại cần những bộ quần áo làm cho họ nổi bật. Với những doanh nhân trang phục của họ phải thể hiện tình năng động trong công việc. Yêu cầu của họ đa dạng không chỉ về mẫu mã, chất liệu màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ mà còn về tính thời trang. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng trong khu vực thị trường EU có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2 Tập quán tiêu dùng của người dân EU: Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những nét tương đồng về kinh tế văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu dùng. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. 1.1.3 Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may. 6 6 Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn giá cả không phải là vấn đề quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Thu nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao, và tỉ lệ chi tiêu cho hàng may trong tổng thu nhập dân cư lớn. Bên cạnh đó người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu về đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng cao. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng không gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc không có một số hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. 1.1.4 Các hãng, công ty có tên tuổi trong làng dệt may Châu Âu lại là khách hàng của doanh nghiệp dệt may ở nước khác. Hàng ngàn các hãng có tên tuổi của các nước Châu Âu là những người bán hàng cho các nhà bán lẻ, nhưng sau khi tập hợp các đơn hàng họ lại là người đi đặt hàng ở các nước khác, trừ những mặt hàng cao cấp sản xuất tại Châu Âu. Họ có thể đưa nguyên liêu sang và đặt các doanh nghiệp dệt may ở nước khác gia công chế biến cho họ sau đó sản phẩm được nhập về và dán nhãn mác của họ. Làm như vậy họ vừa tận dụng được nguồn nhân công rẻ hơn ở các nước đang phát triển từ đó làm giảm chi phí sản xuất và giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn và làm giảm ô nhiễm môi trường do chất thải của ngành công nghiệp dệt may gây ra. Việc làm này giúp họ chỉ cần tập trung vào sản xuất những mặt hàng cao cấp. Các nhãn hiệu nổi tiếng của các nhà sản xuất Châu Âu đã tạo được uy tín lớn đối với người tiêu dùng, đây cũng là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá. Vì vậy người tiêu dùng Châu Âu luôn cảm thấy yên tâm 7 7 khi mua hàng hoá của họ cho dù hàng hoá này được chính họ sản xuất hay thuê gia công chế biến ở nơi khác. 1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU 1.2.1 Thị trường EU đặt ra những tiêu chuẩn về đạo đức cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển. Do ở các nước đang phát triển, nhiều nhà sản xuất sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất công nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may bởi lực lượng lao động này vừa rẻ tiền vừa dễ bóc lột sức lao động. Mối lo ngại về việc sử dụng lao động trẻ em đang ngày một lan rộng làm cho các nhà hoạt động xã hội lo ngại. Các tổ chức phi chính phủ ở phương tây, các phương tiện truyền thông và các tổ chức công đoàn ủng hộ các nhà cung cấp không sử dụng lao động trẻ em thông qua việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng ở thị trường này. Điều này đang tạo ra áp lực cho nhà nhập khẩu nước ngoài khi mua hàng phải đảm bảo nguồn cung cấp không sử dụng lao động trẻ em. Những quy định về việc nguồn cung cấp phải đảm bảo tính đạo đức áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển và thậm chí áp dụng cho cả đối với các nhà thầu phụ. Các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đang áp dụng những qui tắc chặt chẽ này nếu không họ sẽ bị công chúng tẩy chay. 1.2.2 Sản phẩm dệt may khi nhập khẩu vào EU phải dán nhãn môi trường. Các nhà sản xuất hàng dệt may từ các nước đang phát triển đang ngày càng đối mặt với yêu cầu dán nhãn môi trường. Dán nhãn môi trường hiện được coi là một công cụ marketing và các sản phẩm có dán nhãn môi trường thường dành cho các thị trường phát triển. Yêu cầu dán nhãn môi trường được các nhà bảo vệ môi trường đưa ra và cũng một 8 8 phần là do tác động của chiến dịch quảng cáo quá khích của các ngành bảo hộ sản xuất của các nước trong EU. Các sản phẩm dệt may của EU đang bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng dệt may của các nước đang phát triển như Trung Quốc, một số nước ASEAN nhập khẩu vào EU với giá rẻ mẫu mã đa dạng lại phù hợp với nhu cầu luôn luôn thay đổi. Vì vậy để bảo hộ sản xuất trong nước khỏi nguy cơ mất thị phần ngay tại thị trường EU các nhà sản xuất đã đưa ra tiêu chuẩn dán nhãn môi trường. Việc dán nhãn môi trường sẽ làm cho việc tiếp cận các thị trường phát triển sẽ bị giảm đáng kể nếu người tiêu dùng tẩy chay hàng hoá không dán nhãn sinh thái. 1.2.3 Sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU phải chú trọng yếu tố thời vụ. Các nhà sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi của thời tiét trong năm ở từng khu vực của thị trường EU mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp. Nếu không chú trọng đến vấn đề này thì hàng hoá của các nước xuất khẩu sang EU không đáp ứng kịp thời nhu cầu thậm chí là không bán được hàng. Các nhà nhập khẩu Châu Âu luôn chú ý đến thời hạn giao hàng. Nếu các nước xuất khẩu không giao hàng kịp thời đúng như trong hợp đồng thì họ có thể mất đi những đơn đặt hàng lớn từ thị trường EU. Trong kinh doanh các doanh nghiệp của Châu Âu luôn coi trọng chữ tín, hiểu được điều này thì doanh nghiệp của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu mới có thể hợp tác làm ăn lâu dài với nhau. 9 9 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 1.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước với xuất khẩu hàng dệt may. Trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng trong hoạt động xuất khẩu. Đường lối của Đảng được thể chế hoá bằng các chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá thương mại. Quốc hội đã xây dựng và ban hành nhiều luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật Thương mại. Chính phủ đã có nhiều Nghị định nhằm chuyển căn bản hoạt động xuất nhập khẩu từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của chính phủ đã cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận gia công và làm đại lý bán cho nước ngoài hầu hết các loại hàng hoá ( trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện) và trước khi tién hành kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ phải đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện, Nhà nước đã thường xuyên hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đổi mới cơ chế điều hành xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu. Chính phủ đã thực hiện chính sách hoàn thuế, trợ giá, bù lãi suất cho hoạt động xuất khẩu và thưởng xuất khẩu …. Để khuyến khích xuất khẩu Nhà nước ta đã giảm bớt hàng rào thuế quan đối với nhập khẩu. Việc giảm thuế xuống còn 0-5% có ý nghĩa lớn khi Việt Nam tham gia vào ASEAN và sắp tới 10 10 [...]... cấu hàng xuất khẩu Hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU là hình thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng đến trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Vì thế hiệu quả thực của xuất khẩu dệt may là rất nhỏ Hiện có tới 70% hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU thông qua các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore Các nước này thường nhập khẩu hoặc... chí Dệt may Việt Nam 11/2003 * Ngành dệt Italia sau năm 2005 – Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003 * Đẩy mạnh XK sang Đức và Châu Âu – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 2/2004 * Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam – Dương Đình Giám, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 4/2001 * Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam – Mai Hương, Báo Tài chính tháng... nào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được + Thứ ba là, chi phí vận chuyển các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trương EU khá lớn điều đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam + Thứ tư là, các doanh nghiệp Việt Nam có quá ít thông tin về thị trường, về các. .. nhanh thị phần trên thị trường EU - Cố gắng tìm kiếm những đơn hàng xuất khẩu trực tiếp nhưng vẫn duy trì hình thức gia công xuất khẩu Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường 3.2 EU Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may 3.2.1 - Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu sang EU Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng... Châu Âu 2/2002 * Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU – PGS Ts Trần Chí Thành (Đại học Kinh tế quốc dân), Tạp chí Kinh tế và phát triển * Ngành dệt may và cơ hội phát triển – Bích Thuỷ, Tạp chí Chính sách và sự kiện 1,2/2002 * Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU- những thuận lợi và thách thức – Anh Thư, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 4/2002 * Ngành Dệt – May Việt Nam với những thách... chính sách thương mại của Việt Nam về nhu cầu thị trường vốn, đầu tư, nhu cầu 27 27 quảng bá và tiêu thụ sản phẩm Các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở các nước thành viên EU nói riêng tận dụng trang web này giớithiệu về thị trường Việt Nam về sản phẩm dệt may của Việt Nam đồng thời cũng trên trang web đó thương vụ sẽ đưa lên mạng những thông tin cần thiết về thị trường để các doanh nghiệp... điểm của cơ chế cũ mà quan trọng là nó giải quyết cơ bản tình trạng đầu cơ hạn ngạch, tạo sân chơi bình đẳng, tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng tốt, có khách hàng đều có cơ hội xuất khẩu 2.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu sang EU trong thời gian qua Thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam EU được coi là thị trường xuất khẩu. .. tin theo nhu cầu của doanh nghiệp mình Thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ tập hợp những điển hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước Thành lập trung tâm xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng môi giới giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu, đầu tư với các doanh nghiệp... trong nước Nâng cao trình độ công nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp dệt, may Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt và may, may xuất khẩu Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhâp khẩu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh... công một số sản phẩm may của nước này thấp hơn của Việt Nam tới 20% Không chỉ với Trung Quốc, hàng dệt may của Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng dệt may từ nhiều nước khác nhất là khi EU bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO Trong cạnh tranh yếu tố trước hết và quyết định nhất là giá nhưng giá thành hàng dệt may của ta lại cao hơn của đối thủ . hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU và một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Do vậy, em chọn đề tàI: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang. năng lực xuất khẩu của ngành. Để giảm tối đa chi phí cho sản phẩm dệt may xuất khẩu, tạo mọi điều kiện cho sản phẩm dệt may cạnh tranh trên thị trường thế giới, chính sách thuế xuất nhập khẩu. EU với hàng dệt may 4 1.1 Đặc điểm của thị trương EU đối với hàng dệt may 4 1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU 7 II. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt

Ngày đăng: 22/12/2014, 13:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w