1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp giao dịch mua ký quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam

58 967 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 699,5 KB

Nội dung

Khi giao dịch ký quỹ được phép thực hiện trên thị trường chứng khoán thì nó sẽ làmtăng tính thanh khoản cho thị trường và từ đó sẽ làm cho thị trường trở nên năng động hơn.Với sự phát tr

Trang 1

Chủ đề: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIAO DỊCH MUA KÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN

1.1/ Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm và rủi ro của giao dịch ký quỹ chứng khoán

Giao dịch ký quỹ có nguồn gốc từ thị trường tương lai về hàng hóa Thị trường tươnglai đã xuất hiện từ thời trung cổ, nó được phát triển để đáp ứng yêu cầu của giới nông dân vàlái buôn Đi vào phân tích tình huống nông dân ở thời điểm thu hoạch trong tương lai, giá cảhàng hóa có thể rất cao nhưng cũng có thể rất thấp và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến họnhất là khi họ cần tiền Và tương tự, giới lái buôn cũng chịu rủi ro khi giá cả hàng hóa biếnđộng ở tương lai, trong khi họ là những người luôn cần hàng Do vậy nông dân và lái buôngặp nhau trước thời điểm thu hoạch để thỏa thuận giá cả cho thời điểm họ có hàng hoặc cầnhàng trong tương lai Điều đó có nghĩa là họ đã thương lượng loại hợp đồng tương lai vềhàng hóa – là loại hợp đồng cung cấp cách thức mua bán hàng hóa giữa các bên để có thểloại trừ rủi ro do giá cả hàng hóa không ổn định trong tương lai Sự phát triển của thị trườngtương lai, kèm theo sự gia tăng những rủi ro dẫn đến việc xuất hiện hệ thống thanh toán bùtrừ các giao dịch Nền tảng của thanh toán bù trừ là một hệ thống tiền gửi hoặc bảo lãnh tiềngửi, được yêu cầu từ những người tham gia thị trường tương lai Trong thực tế trao đổi,những khoản tiền gửi này được gọi là giao dịch kỹ quỹ, đó là số tiền mà khách hàng phải trảvào tài khoản của công ty môi giới khi anh ta thiết lập vị thế, được gọi là ký quỹ, tỷ lệ kỹquỹ thường 1-10% giá trị hợp đồng tương lai Từ hoạt động kỹ quỹ trong giao dịch hàng hóa

đã được vận dụng sang các sản phẩm tài chính khác như là chứng khoán (Giao dịch kỹ quỹtrên thị trường chứng khoán), ngoại tệ (Giao dịch ký quỹ at FOREX), vàng (Gold giao dịch

kỹ quỹ) …và tiếp tục phát triển vào những năm 20 của đầu thế kỷ 20

1.1.1/ Khái niệm mua ký quỹ chứng khoán

Giao dịch ký quỹ chứng khoán là giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán và sử dụng các chứng khoán khác có trong tài khoản và chứng khoán mua được bằng tiền vay để cầm cố

Theo đó sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ là loại sản phẩm dịch vụ mà công tychứng khoán (công ty môi giới) cung cấp cho khách hàng Trong đó, công ty chứng khoán

Trang 2

(công ty môi giới) cho phép nhà đầu tư mượn tiền của nhà môi giới (công ty môi giới, công

ty chứng khoán) để mua chứng khoán, trong trường hợp họ không đủ tiền để mua Có thểhiểu, nó giống như một khoản vay thông thường có thế chấp, do một cá nhân thực hiện, để

có tiền đáp ứng cho nhu cầu đầu tư

Ví dụ: Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu BVH tăng trong tương lai và muốnmua 3.000 cổ phiếu BVH với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ có 75 triệu đồng trong tàikhoản Nhà đầu tư A có thể vay CTCK nơi mở tài khoản 75 triệu đồng còn thiếu (50% vốn).Lợi nhuận nhà đầu tư A đạt được là chênh lệch giữa giá bán và giá mua 3.000 cổ phiếu nàytrừ đi lãi suất vay của CTCK

1.1.2/ Đặc điểm mua ký quỹ chứng khoán

+ Trước hết là do tính chất đòn bẩy của giao dịch ký quỹ, cho phép NĐT giao dịchmua bán một số lượng chứng khoán lớn hơn nhiều lần chỉ với một khoản đặt cọc ít ban đầu,

so với hình thức giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt Khi NĐT phán đoán đúng tình hình thịtrường, thì lợi nhuận từ giao dịch kỹ quỹ sẽ được khuyếch đại lên rất nhiều lần

+ Hơn nữa đây là loại hình thường có mức lãi suất khá thấp so với lãi suất đi vay tiềnmặt thông thường để mua chứng khoán

+ Ngược lại, khi giá chứng khoán tăng, NĐT có thể rút bớt số tiền chênh lệch ra đểkinh doanh tiếp hoặc tiêu dùng cho những mục đích cá nhân khác Thích hợp với nhữngNĐT với số vốn ít nhưng có thể mua lượng chứng khoán nhiều hơn số tiền thực có

+ Lợi nhuận từ tài khoản ký quỹ có thể được sử dụng tiếp để đặt cọc mua thêm chứngkhoán

+ Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bằng hình thức giao dịch kýquỹ Theo đó các chứng khoán vô danh, OTC, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra côngchúng) không được phép mua bằng hình thức giao dịch kỹ quỹ Điều này làm giới hạn danhmục đầu tư của các NĐT

+ Nhà đầu tư phải trả lãi và phí hoa hồng cho khoản vay nên nợ càng cao lãi phải trảcàng nhiều Điều này làm giảm thu nhập và vốn của NĐT

+ NĐT không được quyền kéo dài thời gian của lệnh gọi ký quỹ Đó là yêu cầu mà họphải hoàn trả toàn bộ hoặc một phần nợ của họ bằng tiền mặt, hoặc nộp thêm chứng khoán

từ bên ngoài vào tài khoản hoặc bán một số chứng khoán trong tài khoản của họ

Trang 3

1.1.2/ Vai trò giao dịch ký quỹ chứng khoán

1.1.2.1/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với TTCK

Có kinh doanh là có vay nợ, do vậy hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ "Đòn bẩytài chính" sẽ còn có đất để phát triển Lợi ích của hoạt động này (đối với nhà đầu tư, đối với

tổ chức cung ứng dịch vụ và đối với thị trường) đã quá rõ, vấn đề còn lại là từng thành viêntham gia phải tìm cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất mà hoạt động này có thểgây ra

Vai trò to lớn nhất của giao dịch ký quỹ đối với thị trường chứng khoán là góp phầnlàm gia tăng tính thanh khoản, khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp thamgia thị trường, tiến gần hơn tới TTCK thế giới

Với quy mô niêm yết và giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới, điềuhiển nhiên là nhu cầu vay đầu tư chứng khoán sẽ càng nhiều thêm Các ngân hàng thươngmại sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu vay cho từng cá nhân vì chi phí thẩm định cáckhoản vay và kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ rất lớn Trong khi thực tế trên thế giới, các ngânhàng thương mại không trực tiếp cho nhà đầu tư vay mua chứng khoán mà kênh tín dụngnày được thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán Nhà đầu tư được vay một phầntiền từ các công ty chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ ban đầu và cam kết dùng tài sản thế chấpchính là các chứng khoán

Giao dịch ký quỹ đang là nhu cầu chính đáng và bức thiết của đa số các nhà đầu tư,của các công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và cũng là đòi hỏi chính đáng

để thị trường phát triển Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch ký quỹ là đònbẩy có nguyên tắc, được kiểm soát và thừa nhận của pháp luật Với xu thế của thị trườngtăng trưởng, xác suất cao để nhà đầu tư thành công trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.Các công ty chứng khoán cũng có nguồn thu tốt hơn nhờ khối lượng giao dịch tăng vọt.Nhưng quan trọng hơn cả là tính thanh khoản của thi trường sẽ tăng đáng kể và đó là cơ sở

để thị trường sơ cấp phát triển Giao dịch tăng đột biến vừa qua là bằng chứng cho thấykhông chỉ nhà đầu tư được lợi mà công ty chứng khoán áp dụng đòn bẩy cũng gặt hái siêulợi nhuận

Một trong những tác động dễ thấy nhất của giao dịch ký quỹ đối với thị trường chứngkhoán là sẽ đưa giá chứng khoán dần trở về với giá trị thực của nó Thật vậy, nhà đầu tư chỉ

Trang 4

kinh doanh bằng tài khoản ký quỹ khi nào họ nhận thấy giá chứng khoán đó đang thấp hơngiá trị thực của nó, và họ tiên o án rằng giá sẽ tăng trong tương lai Theo qui luật thị trường,cung tăng đến mức mà đủ lớn hơn cầu sẽ đẩy giá tăng và sẽ đến lúc bằng hoặc cao hơn giátrị thực thì họ sẽ bán chứng khóan để hiện thực hóa lợi nhuận của mình

Khi giao dịch ký quỹ được phép thực hiện trên thị trường chứng khoán thì nó sẽ làmtăng tính thanh khoản cho thị trường và từ đó sẽ làm cho thị trường trở nên năng động hơn.Với sự phát triển của sản phẩm giao dịch ký quỹ sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp hơn chonhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm dần đi những tác động xấu đối với thị trường chứng khoán do

sự ít hiểu biết, do “tâm lý đám đông” của nhà đầu tư gây nên

1.1.2.2/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với các nhà đầu tư

Nếu như giao dịch ký quỹ chỉ có lợi cho thị trường chứng khoán mà không mang đếnlợi ích nào cho nhà đầu tư thì cũng sẽ không thể phát triển được Không phải ngẫu nhiên màhoạt động này lại được phát triển lâu đời ở các thị trường tài chính và thị trường chứngkhoán phát triển mà bởi vì sự hấp dẫn của nó đối với nhà đầu tư rất lớn Vai trò của giaodịch ký quỹ đối với các nhà đầu tư là giúp họ có cơ hội để gia tăng lợi nhuận nhanh

Sự thật không thể phủ nhận việc sử dụng công cụ tài chính đòn bẩy đem lại lợi nhuậncao và nhanh cho nhà đầu tư Với khoản tiền ký quỹ 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể giaodịch lên đến 200 – 300 triệu đồng Khi thị trường tăng điểm, có những mã cổ phiếu tăng trần

3 – 4 phiên liên tiếp đã đem lại khoản lợi nhuận rất hấp dẫn Từ khả năng sinh lời cao chỉvới số vốn ít đã kích thích nhà đầu tư sử dụng GDKQ do mong muốn kiếm lời nhanh

Tại sao sử dụng ký quỹ ? Tất cả là lực đòn bẩy Vì rằng các công ty vay tiền để đầu tưvào các dự án, nhà đầu tư có thể vay tiền từ các công ty chứng khoán, ngân hàng và có lựcđòn bẩy cho lượng tiền mặt họ đầu tư Lực đòn bẩy sẽ khuếch đại mỗi điểm tăng của cổphiếu Nếu nhà đầu tư có một sự đầu tư đúng, ký quỹ sẽ tăng lợi nhuận của nhà đầu tư mộtcách đáng kể

Một khoản ký quỹ ban đầu 50% cho phép bạn - NĐT mua gấp đôi lượng cổ phiếu mà

họ có thể mua bằng tiền mặt trong tài khỏan Rất đơn giản để nhận thấy NĐT có thể kiếmđược nhiều tiền hơn bằng cách sử dụng tài khoản ký quỹ hơn là giao dịch bằng tiền mặtthuần túy Vấn đề đặt ra là liệu cổ phiếu của NĐT có tăng hay không Các chuyên gia đầu tưluôn tranh cãi liệu có nên đầu tư vào những cổ phiếu đang tăng hay không Chúng ta không

Trang 5

cân nhắc các tranh luận ở đây, nói một cách đơn giản là ký quỹ đã tạo cơ hội cho các nhàđầu tư tăng lợi nhuận.

Để minh họa rõ nét hơn sức mạnh của lực đòn bẩy là thông qua một ví dụ Hãy tưởngtượng một tình huống mà chúng ta đều muốn trải qua tạo ra lợi nhuận khổng lồ:

Chúng ta sẽ giữ 20.000 USD giá trị của cổ phiếu mua bằng cách sử dụng 10.000 USD

ký quỹ và 10.000 USD tiền mặt Cổ phiếu của Công ty Cory’s Tequilla giao dịch với giá 100USD và bạn cảm nhận rằng nó sẽ tăng giá đáng kể Thông thường, bạn chỉ có thể mua 100

cổ phiếu (100 x $100 = $10,000) Do bạn đầu tư ký quỹ, bạn có thể mua 200 cổ phiếu (200 x

$100 = $20,000)

1.1.2.3/ Vai trò của giao dịch ký quỹ đối với CTCK

Ở các nước có TTCK phát triển thì nghiệp vụ giao dịch ký quỹ là một nghiệp vụthường xuyên Ở VN thì mới có văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ giao dịch ký quỹnày Mặc dù vậy trước đó các CTCK vẫn thực hiện nghiệp vụ cho khách hàng vay để muachứng khoán, dùng chứng khoán đã mua để cầm cố Việc đưa giao dịch ký quỹ vào thựchiện là phù hợp với tình hình phát triển của TTCK và là điều tất yếu Với con số 51 CTCKhiện nay có cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ đưa vào thực hiện có vai trò sau :

Thêm được sản phẩm mới cho công ty chứng khoán Việc các công ty đưa ra tỷ lệ

ký quỹ, các loại chứng khoán ký quỹ, lãi suất hợp lý Có thể giúp công ty thu hút đượckhách hàng Tăng tính cạnh tranh giữa các công ty

Tăng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư Kích thích nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn

Số hoa hồng, lãi vay, phí giao dịch thu được nhiều hơn

1.2 Quy trình hoạt động, và các quy định có liên quan giao dịch ký quỹ

1.2.1/ Qui trình hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán

Ở các TTCK phát triển, thủ tục để thực hiện giao dịch ký quỹ thông thường như sau:Thực hiện giao dịch ký quỹ, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch kýquỹ với CTCK Sau khi mở tài khoản giao dịch ký quỹ, khách hàng được vay một tỷ lệnhất định so với giá trị số chứng khoán định mua Tỷ lệ vay tối đa tại hầu hết các nước là50% giá trị đặt mua, một số nước cho vay tới 70% giá trị đặt mua Khách hàng sẽ cầm cốbằng chính số chứng khoán mua được từ tài khoản giao dịch ký quỹ để đảm bảo cho khoảnvay

Trang 6

Sau khi giao dịch, nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì Tỷ lệ này được đo bằngcông thức:

MV-DMVTrong đó: MV là giá trị thị trường của chứng khoán thế chấp, D là giá trị khoảnvay.Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ cho vay nói trên và thông lệ trong khoảng 35%-50% Trườnghợp tỷ lệ ký quỹ duy trì cao hơn mức nói trên, nhà đầu tư có nghĩa vụ đóng thêm tài sản kýquỹ (tiền hoặc chứng khoán) để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì Nếu không đóng thêm, CTCK

có quyền bán chứng khoán trong tài khoản giao dịch ký quỹ để thu hồi nợ vay

Hình 1.1: Giao dịch có sử dụng đòn bẩy

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về giao dịch ký quỹ, nhưng có các hình thứcnhư cầm cố chứng khoán, thấu chi hợp tác đầu tư, và cho vay bảo chứng để chỉ hoạt độngcủa giao dịch bảo chứng trên thị trường chứng khoán Do quy định về chức năng hoạt độngcủa công ty chứng khoán hạn chế nên những hoạt động này chủ yếu là giữa ngân hàng vàNĐT thông qua CTCK

Ở Việt Nam, theo Thông tư Số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứngkhoán thì quy trình giao dịch ký quỹ như sau:

Nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tạicông ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán Tại mỗi công tychứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép mở một tàikhoản giao dịch ký quỹ Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tài khoản giao dịch kýquỹ của nhà đầu tư với các tài khoản giao dịch khác

1.2.2/ Các quy định có liên quan

1.2.2.1/ Tỷ lệ ký quỹ

Trang 7

Tỷ lệ ký quỹ: là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao

dịch ký quỹ tính theo giá thị trường

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: là tỷ lệ giữa tài sản thực có (trước khi thực hiện giao dịch)

so với giá trị hợp đồng giao dịch (dự kiến thực hiện) tính theo giá thị trường

Theo đó nó là tỷ lệ % tối thiểu của giá trị giao dịch mà NĐT phải có trong tài khoản

ký quỹ khi thực hiện giao dịch mới Tỷ lệ ký quỹ ban đầu thường được quy định bằng các cơquan quản lý và sự đặc thù của mỗi nhà môi giới (công ty môi giới)

• Tỷ lệ ký quỹ duy trì: là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trêntài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường

• Ngày 30/8, UBCK đã ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứngkhoán Theo quy định này thì

+ Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấphơn 60%

+ Tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 40%

+ Căn cứ vào tình hình hoạt động thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ

1.2.2.2/ Chứng khoán được giao dịch ký quỹ

Chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm các chứng khoán đăng ký niêm yết giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom và không thuộc các trường hợp sau:

1 Có thời gian niêm yết dưới 06 tháng tính đến thời điểm công bố danh sách; trườnghợp cổ phiếu chuyển sàn niêm yết thì thời gian niêm yết được tính là tổng thời gian niêm yết

ở cả hai Sở Giao dịch chứng khoán;

2 Bị đặt trong tình trạng bị tạm ngừng giao dịch, bị đưa vào diện cảnh báo, bị hủyniêm yết, bị đưa vào diện kiểm soát;

3 Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết chứng khoán là có lỗ căn cứ trên báo cáotài chính gần nhất đã kiểm toán hoặc có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán (tùy trườnghợp nào gần nhất thời điểm xem xét); Trường hợp tổ chức niêm yết là quỹ đầu tư đại chúng,

có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ

Trang 8

hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 03 thángliên tiếp tính đến thời điểm được lựa chọn để giao dịch ký quỹ.

Công ty chứng khoán không được cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch kýquỹ:

a) Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư do chính công ty chứng khoán bảo lãnh pháthành trong vòng sáu (06) tháng tính từ khi hoàn tất đợt phát hành

b) Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ của công

ty chứng khoán và đối với cổ phiếu của công ty niêm yết do công ty chứng khoán sở hữu từ50% trở lên vốn điều lệ

c) Đối với cổ phiếu của chính công ty chứng khoán phát hành

d) Khi khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Hợp đồng mở tàikhoản giao dịch ký quỹ và các quy định tại Quy chế này

Trường hợp chứng khoán không còn nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch

ký quỹ, công ty chứng khoán không được thực hiện cho vay mới đối với các chứng khoánnày và không được tính chứng khoán này làm tài sản đảm bảo trên tài khoản giao dịch kýquỹ cho các khoản vay mới

Theo các quy định trên, qua thống kê (tại ngày 1/6/2011) cho thấy có 329 mã chứngkhoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ Tổng giá trị vốn hóa tối đa của số cổ phiếu được phépgiao dịch ký quỹ là gần 124.000 tỷ đồng, với tỷ lệ cho vay khoảng 30%, giá trị giao dịchtheo dự kiến của UBCKNN thì tổng số tiền mà các CTCK có thể cung cấp cho thị trường là31.000 tỷ đồng ( con số này có thể thay đổi theo giá chứng khoán)

Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm công bố danh sách CK không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ Trên cơ sở các CK không được phép GD ký quỹ do Sở giao dịch CK cung cấp, các CTCK lựa chọn danh sách CK được phép giao dịch ký quỹ CTCK phải có nghĩa vụ công khai thông tin về các điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm : danh sách CK được giao dịch ký quỹ, lãi suất vay ký quỹ, thời hạn vay, phương thức thực hiện lệnh gọi bổ sung Các thông tin về các điều kiện trên phải được công bố tại trụ sở và trên website của CTCK Tuy nhiên việc công bố các mã CK được phép giao dịch, tỷ lệ ký quỹ và các vấn đề về giao dịch

ký quỹ lại không được thực hiện tại nhiều CTCK Trả lời vấn đề này, các CTCK cho rằng tỷ

lệ ký quỹ được thay đổi liên tục, lên không đề cập trong danh sách Chỉ khi khách hàng đặt lệnh mới biết tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu

1.2.2.3/ Điều kiện công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ

Trang 9

Công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ phải thỏa mãn các điều kiện quy định về giao dịch ký quỹ sau:

1 Được cấp phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán Việt Nam; được cấp phép hoạt động nghiệp vụ môi giới chứng khoán; là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán;

2 Không có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ (tính theo báo cáo tài chính cókiểm toán gần nhất nhưng không quá 06 tháng đến thời điểm nộp báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ);

3 Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 6 lần

4 Tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định tại Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày

31/12/2010 của Bộ Tài chính là lớn hơn 150% trong vòng ba (03) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ;

5 Có hệ thống giao dịch phục vụ giao dịch ký quỹ, giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ;quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ;

6 Có tối thiểu 2 nhân viên có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán để thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ

1.3/ Giao dịch ký quỹ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam 1.3.1/ Giao dịch ký quỹ chứng khoán ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1/ Tìm hiểu hoạt động giao dịch ký quỹ ở thị trường chứng khoán Mỹ

Đối với một số nước như Mỹ không có các tổ chức chuyên doanh lĩnh vực tài chínhchứng khoán mà rất nhiều tổ chức tài chính như NHTM, nhà môi giới chứng khoán đượcphép tham gia vào hoạt động này như là một trong các nghiệp vụ kinh doanh Trước năm

1920, không có quy định nào điều chỉnh hoạt động tài chính chứng khoán phục vụ cho giaodịch ký quỹ Sau cuộc đại suy thoái năm 1929, vấn đề này mới được pháp luật Mỹ đặt dưới

sự kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn ngừa các tổ chức tài chính cho vay quá mức Hiện nay,hoạt động tài chính chứng khoán chịu sự điều chỉnh của Quy chế của Cục Dự trữ liên bang.Tuy nhiên, hoạt động vay và cho vay chứng khoán của các tổ chức này cũng được kiểm soátnghiêm ngặt để ngăn ngừa tình trạng cho vay quá mức, dẫn đến rủi ro hệ thống Cho dù thựchiện theo mô hình nào thì hoạt động này đều có một điểm chung là: vì đây là các hoạt động

Trang 10

giao dịch phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nên thường chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của phápluật và thường bị hạn chế đối với các TTCK mới thành lập

1.3.1.2/ Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Đài Loan

Ngay khi TTCK vừa ra đời, năm 1962 một số giao dịch ký quỹ đã được cho phépthực hiện một cách hạn chế Tháng 6/1974, theo yêu cầu của công chúng đầu tư về việc mởrộng hoạt động giao dịch ký quỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Đài Loan(TSPC) đã ban hành “Hướng dẫn về hoạt động cho vay để mua chứng khoán và cho vaychứng khoán của các định chế tài chính”, đồng thời hướng dẫn Ngân hàng Truyền thông,Ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Đất đai tổ chức thực hiện các giao dịch ký quỹ Tháng8/1979, “Quy chế quản lý ngành tài chính chứng khoán” được ban hành, sau đó, Công ty tàichính chứng khoán Fuh-Hwa được thành lập và đi vào hoạt động ngày 21/4/1980 với tư cách

là một tổ chức tài chính chuyên thực hiện các hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán.Tháng 1/1990, Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán được sửa đổi, cho phép cácCTCK thực hiện vay và cho vay chứng khoán Kể từ năm 1994, hoạt động tài chính chứngkhoán được mở rộng, TSPC cho phép thành lập hàng loạt Công ty tài chính chứng khoánnhư Global, Fu Bon, Entie, đánh dấu sự chấm dứt một giai đoạn ngành tài chính chứngkhoán giữ vai trò định hướng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, chuyển sang giai đoạnkinh doanh trên cơ sở cạnh tranh thực sự Giá trị giao dịch ký quỹ trên tổng giá trị giao dịchtoàn thị trường tăng mạnh, từ 14,87% năm 1990 lên trên 38,29% năm 2001

1.3.1.3/ Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, nhiều Công ty tài chính chứng khoán đã được thành lập sau Chiếntranh Thế giới lần thứ II bằng cách chuyển đổi các CTCK hiện tại nhằm mục đích ổn định vàtăng cường hoạt động của các CTCK thông qua việc cung cấp các khoản vay để thực hiệngiao dịch ký quỹ Sau khi Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán được sửa đổi năm

1955, các Công ty tài chính ckhoán thành lập phải được Bộ Tài chính cấp phép Sau thờigian này, 9 Công ty tài chính chứng khoán đã được sáp nhập thành 3 công ty để tăng cườngchức năng tài chính chứng khoán, đó là Công ty tài chính chứng khoán Nhật Bản (vốn điều

lệ 10 tỷ Yên), Công ty tài chính chứng khoán Osaka (vốn điều lệ 3,5 tỷ Yên) và Công ty tàichính chứng khoán Chubu (vốn điều lệ 200 triệu Yên) (tính đến tháng 6/2003) Đặc thù của

Trang 11

hệ thống các Công ty tài chính chứng khoán tại các nước này là không đặt ra mục tiêu kinhdoanh mà chủ yếu nhằm mục tiêu bình ổn giá cả và phát triển TTCK thông qua việc hỗ trợcác giao dịch chứng khoán Việc thành lập các Công ty tài chính chứng khoán theo mô hìnhnày đáp ứng được nhu cầu thúc đẩy hoạt động giao dịch của thị trường, song vẫn đảm bảokhả năng quản lý chặt chẽ để giảm thiểu khả năng rủi ro, đặc biệt là với các thị trường mớithành lập do vay và cho vay chứng khoán về bản chất là các giao dịch phức tạp và ẩn chứanhiều rủi ro nếu hệ thống quản lý thị trường không đủ hiệu quả

1.3.2/ Bài học kinh nghiệm khi áp dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam

 Một là thành lập Công ty tài chính chứng khoán Cùng với sự phát triển của thịtrường, tính thanh khoản của thị trường ngày một nâng cao, trình độ và năng lực của các nhàđầu tư chứng khoán ngày càng hoàn thiện, cần nghiên cứu cho phép áp dụng các giao dịchloại này như một biện pháp khuyến khích giao dịch, thực hiện thông lệ và tiêu chuẩn giaodịch quốc tế Trong trường hợp của Việt Nam, với đặc thù TTCK còn rất non trẻ, trước mắt

có thể nghiên cứu để triển khai hoạt động vay và cho vay chứng khoán theo mô hình thànhlập Công ty tài chính chứng khoán như là một cơ quan thực hiện chính sách thị trường chứkhông phải vì mục tiêu lợi nhuận (giống như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan)

Trước thực trạng hơn 100 CTCK với quy mô vốn, trình độ quản lý và công nghệ rấtkhác nhau ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng cơ chế giao dịch ký quỹ sẽ đặt ra những tháchthức không nhỏ Để cơ chế giao dịch ký quỹ vận hành hiệu quả dưới sự quản lý giám sát có

hệ thống, cần có sự hiện diện của một định chế tài chính đặc biệt đóng vai trò "nhà cái" chocác CTCK tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ

Mục tiêu của việc thành lập Công ty tài chính chứng khoán thể hiện ở việc thúc đẩycác hoạt động giao dịch chứng khoán, bình ổn thị trường, tăng tính thanh khoản cho TTCK

Do đó, Chính phủ phải đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Công ty tài chính chứngkhoán Việt Nam, trong đó có sự cân nhắc các điều kiện thực tế của nền kinh tế và TTCK.Trong thời gian đầu, do Chính phủ phải đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý và điều tiếthoạt động tài chính chứng khoán, mô hình phù hợp là công ty sở hữu Nhà nước hoặc Nhànước nắm giữ cổ phần chi phối

 Hai là cần thiết phải hình thành một hành lang pháp lý cho hoạt động vay vàcho vay chứng khoán, bao gồm các Quy chế về hoạt động vay và cho vay chứng khoán và

Trang 12

bổ sung các quy định tại các văn bản pháp luật liên quan (Quy chế về đăng ký, lưu ký, thanhtoán bù trừ chứng khoán), trong đó những nội dung chính cần phải đề cập bao gồm:

 Cuối cùng, theo thông lệ quốc tế cần quy định rõ giao dịch vay và cho vaychứng khoán phải thực hiện trên cơ sở Hợp đồng mẫu và phải làm thành văn

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÀI CHÍNH GIAO DỊCH KÝ MUA QUỸ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1/ Những quy định pháp lý giao dịch mua ký quỹ ở Việt Nam

2.1.1/ Thông tư số 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán

Thông tư này hướng dẫn về giao dịch chứng khoán với nhiều quy định mới thuận lợihơn cho hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị trường như: mở nhiều tài khoản,mua bán chứng khoán trong ngày, giao dịch ký quỹ đã được phép áp dụng

Cũng theo Thông tư này, nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tàikhoản giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịchchứng khoán Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu

tư chỉ được phép mở 01 tài khoản giao dịch ký quỹ…

2.1.2/ Quyết định Số 637/QĐ-UBCK ngày 30.8.2011 - Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán

Theo quy định tại điều 16, tỷ lệ ký quỹ ban đầu sẽ do công ty chứng khoán quy địnhnhưng không thấp hơn 60%, thấp hơn mức dự thảo trước đó là 70%

- Tỷ lệ ký quỹ duy trì cũng sẽ do công ty chứng khoán quyết định nhưng không thấphơn 40% Theo dự thảo trước đó, tỷ lệ này chỉ là 20%

- Đồng thời, tài khoản giao dịch ký quỹ phải có một khoản tiền tối thiểu 10 triệuđồng, thấp hơn mức dự thảo trước đó là 20 triệu đồng Mức cụ thể do công ty chứng khoánquy định

- Tỷ lệ trên có thể thay đổi tùy theo tình hình thị trường và do Ủy ban chứng khoánNhà nước điều chỉnh

- Trường hợp tỷ lệ ký quỹ của khách hàng giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì,công ty chứng khoán sẽ phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung Thời gian bổ sung tài sản thếchấp trong thời hạn theo yêu cầu của công ty chứng khoán nhưng không quá 3 ngày làmviệc

- Thời hạn các khoản vay giao dịch ký quỹ không quá 3 tháng tính từ ngày thực hiện

Trang 14

giải ngân khoản vay và có thể gia hạn tối đa là 3 tháng So với dự thảo trước đây, thời hạntối đa đối với các khoản vay giảm từ 12 tháng xuống còn 6 tháng.

- Công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ phải không có lỗ lũy kế lớn hơnhoặc bằng 50% vốn điều lệ (tính theo báo cáo tài chính có kiểm toán gần nhất nhưng khôngquá 06 tháng đến thời điểm nộp báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ); tỷ lệ tổng nợ trên vốnchủ sở hữu không vượt quá 6 lần; Tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định tại Thông tư số226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính là lớn hơn 150% trong vòng ba 3tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ;

- Điều 13 quy định hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán Theo

đó, tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không được vượt quá200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán;

- Tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một kháchhàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán; và không vượt quá10% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đối với một loại chứng khoán

- Tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán khôngđược vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết

- Vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán theo Báo cáo tài chính kiểm toán gần nhấtnhưng không quá 6 tháng kể từ thời điểm tính toán

- Công ty chứng khoán bị ngừng giao dịch ký quỹ trong vòng 12 tháng nếu vi phạm

về quản lý tài khoản, hạn mức cho vay, tỷ lệ ký quỹ, loại chứng khoán được phép giao dịch

ký quỹ, vi phạm trên ba 3 lần nghĩa vụ báo cáo Theo dự thảo trước đó, thời hạn này là 6tháng

2.2/ Thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán và nhà đầu

tư ở Việt Nam hiện nay

2.2.1/ Giai đoạn 2006 - 2007

Cho vay đầu tư chứng khoán đã phát triển dưới nhiều hình thức nghiệp vụ khác nhaunhư: cầm cố chứng khoán, nghiệp vụ repo cổ phiếu, mua khống T + 2, các nghiệp vụ bảochứng, ủy thác đầu tư Tựu chung là các nghiệp vụ sử dụng đòn bẩy tài chính Thời kỳ

“hoàng kim” của cho vay đầu tư chứng khoán trong các năm 2006, 2007 có những đặc điểm

cơ bản :

Trang 15

• Hầu như tất cả các công ty chứng khoán đều đi vay tiền ngân hàng để phục vụcho việc kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp, ngoài việc dành khoản tín dụng lớn chonhà đầu tư, các CTCK cũng dùng khoản tiền vay đáng kể để hoạt động tự doanh;

• Đa phần các nhà đầu tư cá nhân trong nước (thường là có kinh nghiệm đầu tưchứng khoán) đều đi vay tiền để đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức như trên;

• Hoạt động tín dụng đầu tư chứng khoán phát triển ở thị trường OTC, thị trườnggiao dịch tập trung và thị truờng đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.Trong giai đoạn này có lẽ mọi nhà đầu tư đều tích cực đầu tư chứng khoán, đều tìm cách giatăng các khoản tín dụng vì cứ có tín dụng là gặt hái được lợi nhuận dễ dàng mà ít người nghĩtới những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra Kết quả là dư nợ tín dụng chứng khoán khôngngừng tăng lên, có thời điểm lên tới 60.000 tỷ

Sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho nhiều nhà đầu tư và một số công ty chứngkhoán liên tục gặt hái được lợi nhuận không ngừng, nhất là trong các năm từ 2005-2007, bởi

vì khởi đầu cho giai đoạn này VN-Index ở mức rất thấp, cộng với nhiều sự thay đổi có tínhbuớc ngoặt về chính sách cho môi trường đầu tư chứng khoán

Tuy nhiên khi thị truờng bắt đầu lao dốc, những đối tượng nhà đầu tư đã từng có kinhnghiệm sâu sắc về cầm cố chứng khoán trong cuộc khủng hoảng lần thứ nhất của TTCKViệt Nam (2001 -2002) nhanh chóng cơ cấu lại danh mục đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, tíchcực thanh lý cổ phiếu để trả nợ ngân hàng thì bị ảnh huởng không nhiều Nhiều nhà đầu tưkhông tỉnh táo, không tích cực tất toán các khoản nợ, thậm chí còn gia tăng các khoản nợ khiTTCK tụt dốc thì tài sản của họ cũng nhanh chóng bị bốc hơi, một số nhà đầu tư mới chưa

có kinh nghiệm đã lâm vào hoàn cảnh tiền bán chứng khoán không đủ trả ngân hàng đã buộcphải bán nhà để trả nợ

2.2.2/ Giai đoạn 2008 - 2009

Sau thời kỳ hoàng kim của phong trào tín dụng đầu tư chứng khoán, việc cho vay đầu

tư trở lại vào tháng 7/2008 khi tiến trình xử lý nợ vay kết thúc, đồng thời lạm phát đã đượckiểm soát, đi cùng với TTCK phục hồi từ 360 điểm đến 570 điểm, tuy nhiên hoạt động chovay chứng khoán nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do Việt Nam bắt đầu chịu tácđộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Sau quý 1/2009, kinh tế Việt Nam chạm đáy,TTCK đã xuống ở mức thấp và bắt đầu phục hồi đi lên thì hoạt động cho vay đầu tư chứng

Trang 16

khoán cũng khởi động trở lại, tuy nhiên đã có nhiều đặc điểm khác biệt căn bản so với thời

• Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty chứng khoán đã có kinh nghiệmxương máu nên nhìn chung đều tính toán tăng giá trị tài sản cầm cố, lựa chọn danh mục cổphiếu hay thời hạn cho vay

• Tuy nhiên do sự cạnh tranh về khách hàng, một số công ty chứng khoán có sựcạnh tranh không lành mạnh về hạn mức cho vay

Trong thời gian qua, khi TTCK phục hồi đi lên từ mức thấp thì đã có một lượng tiền tíndụng đáng kể được đổ vào TTCK, với đỉnh cao dư nợ tín dụng chứng khoán khoảng 10.000

tỷ - 12.000 tỷ đồng Dư nợ tín dụng lần này chủ yếu tập trung cho thị trường niêm yết, ít códòng tín dụng đổ vào thị trường OTC

2.2.3/ Giai đoạn 2009 - 2010

TTCK tăng nóng đi cùng với “ dòng tiền nóng “ tăng lên, trước tình hình đó ngày19/6/2009, UBCKNN đã có văn bản nhắc nhở các công ty chứng khoán phải thực hiện đúngpháp luật hiện hành, thời điểm UBCKNN ra văn bản cũng là lúc VN-Index đạt ngưỡng 500điểm, đây là ngưỡng có nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư chứng khoán bằng tiền đi vay Tạithời điểm hiện tại, TTCK điều chỉnh và phân hoá, cũng là thời điểm giảm đáng kể các “dòngtiền nóng”; Trong khi đó các nhà đầu tư chứng khoán đầu tư bằng tiền đi vay đã sớm tỉnhtáo, nhanh chóng cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư, không tiếp tục vay mượn hoặc giảm đáng kểlượng tiền đi vay khi TTCK bước vào giai đoạn điều chỉnh khi phải chứng kiến cảnh nguồncung cổ phiếu cầm cố được các công ty chứng khoán đẩy ra từ lúc mở cửa

Trong giai đoạn 2009 -2010, giao dịch ký quỹ không còn xa lạ với nhà đầu tư dù vềmặt nguyên tắc UBCKNN vẫn chưa cho phép thực hiện Khá nhiều các công ty chứng khoán

đã có nguồn thu khá lớn từ hoạt động này Qua tìm hiểu phân tích tình hình hoạt động của

Trang 17

các CTCK trong năm 2008-2010 của khối các CTCK cho thấy sự tăng trưởng của tỷ lệdoanh thu khác/tổng doanh thu Doanh thu khác phần lớn có nguồn gốc từ các thu nhậpngoài phí giao dịch trong mảng môi giới, như lãi các hợp đồng ký quỹ, ứng trước tiền bánchứng khoán, Repo, ủy thác.

Thực tế trên giấy tờ, các gói sản phẩm giao dịch ký quỹ trong đó có mua quý quỹđược thể hiện như một dịch vụ tư vấn đầu tư, hợp tác giữa hai bên CTCK và NĐT theo mộtdanh mục cổ phiếu quy định, với tỷ lệ đòn bẩy phổ biến từ 50:50 đến 20:80 thậm chí còn caohơn, tùy theo loại cổ phiếu và khả năng của CTCK Tuy nhiên về bản chất, CTCK đangcung cấp tín dụng cho nhà đầu tư đòn bẩy tài chính và được hưởng lãi suất Khảo sát trêncác website của các CTCK hiện nay (đặc biệt là các CTCK nằm trong top 10 của haiSGDCK quí I/2011) có thể thấy khá nhiều các công ty thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹnhư: CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS), CTCK (FPTS), CTCKSài Gòn (SSI), CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), CTCK Thăng Long (TLS),CTCK VNDirect (VNDS), CTCK VNS (VNS)…Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh lợinhuận ban đầu thu được từ hoạt động giao dịch ký quỹ, nhiều CTCK đã gặp phải những thấtbại do chưa có một khung pháp lý hoàn thiện dẫn đến những mâu thuẫn pháp lý với nhà đầu

tư Đồng thời, việc cho phép nhà đầu tư ký quỹ với một khối lượng tiền lớn mà không cóhoạt động quản trị rủi ro đã dẫn đến sự thua lỗ nặng nề cho các bên tham gia

Hiện tượng này có thể được minh họa điển hình qua vụ việc về giao dịch cổ phiếu củaCTCP nhựa An Phát (AAA) niêm yết trên HNX “Cổ phiếu AAA đã tăng mạnh từ mức giá47.000 VND/CP ngày 19/8/2010 lên mức cao nhất là 91.600 VND/CP (bình quân) ngày16/09/2010 với thanh khoản tốt, trong bối cảnh TTCK chỉ dao động rất hẹp Khoảng 4,4triệu CP được giao dịch trong khoảng giá trên 90.000 VND Tuy nhiên, sau 5 ngày giaodịch, giá AAA đã giảm về mức 63.400 VND (bình quân) tính đến hết ngày 4/09/2010, vớikhối lượng đặt mua khiêm tốn và dư bán lên tới hàng triệu cổ phiếu” Có nhiều giả thiết giảithích cho hiện tượng bất thường trong giao dịch cổ phiếu AAA, nhưng có một nhận địnhhợp lý cho rằng đã có sự làm giá cổ phiếu này của một nhóm nhà đầu tư Lợi dụng việc được

ưu đãi trong hoạt động ký quỹ tại một số CTCK, nhóm nhà đầu tư này đã liên kết với nhauthực hiện việc “làm giá” cổ phiếu AAA, sau đó sử dụng vốn ký quỹ từ các CTCK để mua ở

Trang 18

giá cao Sau cùng, sau khi các nhà đầu tư đã “cao chạy xa bay”, các CTCK đã phải lĩnh hậuquả từ việc cho thực hiện ký quỹ với một tỷ lệ lớn

Chưa có số liệu thống kê chính thức về các khoản cho vay của công ty chứng khoánđối với nhà đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng chắc chắn con số này lên tớinhiều ngàn tỷ VNĐ Các khoản vay ký quỹ tại các CTCK tiếp tục là áp lực nặng nề đối vớiTTCK nhất là khi thị trường đang đi xuống như hiện nay Trong giai đoạn TTCK suy giảmtrong tháng 5.2010, hiện tượng giải chấp của các CTCK đã khiến thị trường giảm điểm Đểđảm bảo thanh khoản, các CTCK phải bán chứng khoán bất chấp việc giá cổ phiếu và khốilượng giao dịch xuống rất thấp Đối với các nhà đầu tư, do thị trường giảm sâu, cùng với lãisuất đối với lĩnh vực phi sản xuất tăng lên sẽ khiến nhiều NĐT bán ra để trả nợ gốc và lãicho các NHTM Vì không có dòng tiền mới vào thị trường nên bất chấp giá đã giảm mạnh,khối lượng giao dịch vẫn ở mức rất thấp Nhiều tài khoản vô chủ xuất hiện để mặc choCTCK tự xử lý Đây là lý do khiến cho không ít CTCK đang ở bên bờ vực đổ vỡ tài chính

2.2.3/ Giai đoạn 2011

Thực tiễn thị trường các nước cho thấy, việc dùng giao dịch ký quỹ đúng thời điểm làrất có lợi vì nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận lớn khi số vốn đầu tư ban đầu có hạn, tạo tínhthanh khoản cho thị trường Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường Việt Namnhư hiện nay, hình thức đầu tư này có độ rủi ro cao, càng sử dụng giao dịch ký quỹ nhiều thì

số tiền thua lỗ càng nhanh Do chưa có quy định cụ thể, nên nhiều khoản vay không đượcthể hiện trên sổ sách kế toán như bản chất của nó, mà nằm ở khoản phải thu hay tài khoản tựdoanh tùy thuộc cách ghi nhận của CTCK CTCK không thể thu hồi lại khoản hỗ trợ tàichính do đó phải tiến hành khoanh nợ cho NĐT Nhiều công ty không thể xử lý vì nếu xử lý

sẽ phải hạch toán tổn thất này thì kết quả kinh doanh sẽ xấu đi, chưa kể phải xử lý tráchnhiệm người bảo lãnh, của nhân viên môi giới, điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trongcác CTCK, gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý Khoản phải thu của cáccông ty chứng khoán trong báo cáo tài chính quý 1/2011 vẫn phình to

Mặt khác, VN-Index thời gian qua không nhất thiết phản ánh đúng diễn biến của thịtrường chung, đặc biệt là giá của những cổ phiếu có thanh khoản cao thường nằm trong danhsách hỗ trợ đòn bẩy, cầm cố nhiều Một vài mã như BVH, MSN, VNM, VIC lại không đượccác công ty hỗ trợ mạnh vì thanh khoản yếu lại là động lực tăng chủ yếu của chỉ số

Trang 19

Trong báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, một mục đáng được lưu ý làkhoản phải thu Dĩ nhiên mục này bao gồm rất nhiều tiểu mục, nhưng phần lớn báo cáo tàichính quý 1/2011 cho thấy khoản phải thu lớn nhất nằm trong mục phải thu đối với cácnghiệp vụ hợp tác đầu tư – nói ngắn gọn là hỗ trợ đòn bẩy Cũng có một lượng tiền khá lớnđược ghi vào mục “Phải thu khác” Đa số thuyết minh báo cáo tài chính của nhiều CTCKkhông giải thích rõ các khoản phải thu để có thể hiểu hết được bức tranh toàn cảnh về khảnăng sử dụng đòn bẩy của khách hàng như thế nào Thông thường các khoản phải thu khá đadạng như thu tiền ứng trước của khách hàng, hoạt động tư vấn, phải thu nội bộ hay cáckhoản “linh tinh” khác như chi hộ cho hội đồng quản trị Tuy nhiên cũng giống như mục

“Doanh thu khác” hay “Lợi nhuận khác” của các công ty chứng khoán, thực chất việc cungcấp đòn bẩy đã góp phần không nhỏ vào việc giảm lợi nhuận của các CTCK

Thống kê sơ bộ với 14/25 CTCK niêm yết đã có báo cáo tài chính quý 1/2011, chỉmột số ít công ty ghi rõ khoản phải thu liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh vớikhách hàng Đa số còn lại ghi vào khoản chung chung khiến việc xác định chính xác khoảnphải thu liên quan đến dịch vụ đòn bẩy rất khó khăn Chẳng hạn Công ty Chứng khoán HSC

có khoản phải thu tổng cộng là 731,7 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu từ hoạt động giaodịch chứng khoán là 653,92 tỷ đồng Khoản phải thu này tách bạch thành 6 khoản nhỏ, trong

đó lớn nhất là phải thu khách hàng về nghiệp vụ hợp tác đầu tư với 603,65 tỷ đồng Công tychứng khoán VNDS cũng có khoản phải thu ngắn hạn tổng cộng 919,5 tỷ đồng Trong đó,khoản lớn nhất lên tới 734,6 tỷ đồng là phải thu về bảo lãnh thanh toán tiền mua chứngkhoán của nhà đầu tư VNDS có khoản thu khá đặc thù là các hợp đồng mua bán lại chứngkhoán nhưng quy mô đang giảm mạnh, chỉ còn 480 triệu đồng ghi nhận thời điểm31/3/2011 CTCK Sài Gòn có khoản phải thu 625 tỷ đồng, trong đó phải thu khách hàng vềnghiệp vụ hợp tác đầu tư là 443,46 tỷ đồng CTCK Sài Gòn – Hà Nội có khoản phải thu475,79 tỷ đồng với hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua bán chứng khoán

Trang 20

Bảng 2.8: Thống kê các khoản phải thu của một số công ty chứng khoán Quý I/2011

VNdirect 919,5 734,6 Bảo lãnh thanh toán tiền mua C.khoán của KH 14,81TP.HCM 731,7 603,65 Phải thu KH về nghiệp vụ hợp tác đầu tư 0

Sài Gòn 625 443,46 Phải thu KH về nghiệp vụ hợp tác đầu tư 0

Sài Gòn – Hà Nội 590,9 475,79 Phải thu các hợp đồng hợp tác KD, mua bán CK 0

Tràng An 325,7 319,07, Phải thu khách hàng về giao dịch chứng khoán 0Rồng Việt 850,85 833,17 Phải thu KH về nghiệp vụ hợp tác đầu tư 1,99VIG 375,42 327,37 Phải thu hoạt động hợp tác KD với nhà đầu tư 0

(Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: TLDPPTKĐ) Nguồn: VnEconomy

Không phải lúc nào bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính của công

ty chứng khoán cũng ghi rõ các khoản mục một cách cụ thể CTCK Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn - có khoản phải thu khổng lồ với 7.001,45 tỷ đồng Tuy nhiên thuyếtminh báo cáo tài chính khá mù mờ, không giải thích rõ các khoản thu này Khoản phải thucủa khách hàng đến cuối quý 1/2011 được ghi nhận là 1.397,87 tỷ đồng Khoản phải thukhác là 5.895, 17 tỷ đồng Trong đó, khoản phải thu khác này đang được trích lập dựngphòng 326,45 tỷ đồng Hàng loạt CTCK khác cũng trong tình trạng tương tự Công ty chứngkhoán Bảo Việt có khoản phải thu khác 148,8 tỷ đồng trên tổng số phải thu 150,37 tỷ đồng.Công ty chứng khoán Sacombank phải thu khác 439,06 tỷ đồng trên tổng phải thu là 511,2

tỷ đồng Công ty chứng khoán SME có khoản phải thu 525,02 tỷ đồng trên tổng phải thu là721,1 tỷ đồng Không thể tìm thấy các khoản mục cụ thể trong phần “Phải thu khác”,nhưng tất cả những khoản này đều chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số phải thu của các công

ty chứng khoán được khảo sát Tính đơn giản tổng các khoản phải thu liên quan đến nghiệp

vụ hợp tác đầu tư (nếu ghi rõ) và khoản “phải thu khác”, tổng giá trị tiền của 14 công ty

Trang 21

chứng khoán này lên tới trên 11.200 tỷ đồng Dĩ nhiên không phải tất cả số này đều biểu thịdịch vụ đòn bẩy hoặc các hình thức hỗ trợ vốn, nhưng chắc chắn những dịch vụ trên chiếm tỉtrọng không nhỏ.

Thông qua báo cáo tài chính quý 1/2011 ở trên cho thấy rất hiếm CTCK thực hiệntrích lập dự phòng đối với các khoản thu khó đòi Trong 14 công ty nói trên, chỉ có 4 công ty

có trích lập dự phòng: CTCK VN Direct trích lập 14,81 tỷ đồng, không đổi so với quý4/2010 CTCK Ngân hàng Nông nghiệp trích lập 326,35 tỷ đồng, tăng khoảng 3,3% CTCKBảo Việt trích lập 11,12 tỷ đồng, không đổi so với quý trước CTCK Rồng Việt trích lập1,99 tỷ đồng, không đổi so với quý trước Việc trích lập dự phòng hiện vẫn là khoảng mờđối với các dịch vụ đòn bẩy Có thể báo cáo tài chính quý 1 nhiều công ty không muốn thựchiện trích lập dự phòng, hoặc các hợp đồng trong quý này chưa rơi vào ngưỡng “nguyhiểm” Việc trích lập dự phòng dĩ nhiên sẽ làm báo cáo tài chính quý 1 xấu đi nhiều Mặtkhác, việc xác định các khoản hỗ trợ rơi vào tình trạng xấu có thể được nhà đầu tư bù đắp,hoặc đơn giản chỉ là “cầu” cho thị trường sẽ tốt hơn thời gian tới

Tính đến tháng 12/2011, UBCKNN đã cấp phép cho 37 CTCK được giao dịch ký quỹtrong đó có 18 CTCK đang niêm yết trên sàn như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Hồ ChíMinh (HSC), CTCK VNDirect… Một số công ty niêm yết hiện vẫn chưa được giao dịch kýquỹ như CK Bảo Việt (BVSC), CK Hòa Bình (HBS), Chứng khoán SME, chứng khoánTràng An (TAS)…

Lỗ nhiều thì “cắt” giao dịch ký quỹ: Theo quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ củaUBCKNN, đối với công ty chứng khoán, để được phép thực hiện giao dịch ký quỹ, doanhnghiệp phải đảm bảo không có lỗ lũy kế quá 50% vốn điều lệ tại báo cáo tài chính có kiểmtoán gần nhất, có tổng nợ không vượt quá 6 lần vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn khả dụng lớn hơn150% trong vòng 3 tháng gần nhất Các CTCK không đảm bảo duy trì một trong các điềukiện quy định phải ngừng ngay việc ký mới Hợp đồng margin và ngưng cho vay vốn

Trang 22

Các CTCK đang niêm yết được phép giao dịch ký quỹ

(số liệu đến 30/9/2011)

Trang 23

Các CTCK chưa niêm yết được phép giao dịch ký quỹ (số liệu đến 31/12/2010) (*) đến 30/9/2011; (**) đến 30/6/2011; (***) 31/3/2011Nếu tính tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu, một số CTCK đang ở ngưỡng cao như CK BảnViệt (số liệu tháng 6/2011 là 553%), SBS (số liệu tháng 9/2011 là hơn 300%), CK Beta (sốliệu 31/12/2010 là 475%)…Tuy nhiên số liệu nợ phải trả mang tính thời điểm, tại thời điểmlập báo cáo tài chính, nếu khách hàng mua chứng khoán đang trong thời gian T+2 chưa vềđến tài khoản thì vẫn ghi nợ CTCK Do đó tỷ lệ này không đáng lo ngại.

Vấn đề lo ngại nhất là khoản lỗ lũy kế Nếu xét về tỷ lệ lỗ lũy kế trên vốn điều lệ,trong số 37 CTCK được phép giao dịch ký quỹ, có một số công ty đang ở tình trạng bấpbênh ngưỡng cho phép như SHS, AVS, SVS (số liệu 30/9/2011 lỗ lũy kế chiếm 37-38% vốnđiều lệ), Chứng khoán Eurocapital (số liệu đến 30/6/2011 lỗ lũy kế bằng 41,3% vốn điều lệ),

Ck KIS Việt Nam (đổi tên từ Ck Gia Quyền), CK Sen Vàng (tính tại thời điểm cuối năm

2010, lỗ lũy kế đã chiếm hơn 30% vốn điều lệ) Nếu tiếp tục lỗ trong quý 4/2011, nhiều khảnăng các công ty trên sẽ không được phép giao dịch ký quỹ và điều này là cái kết được dựbáo trước

Tính đến thời điểm ngày 26/12, năm 2011, VN-Index giảm 27%, HNX-Index giảmgần 50%; tính riêng quý 4/2011, VN-Index giảm 18%, HNX-Index giảm 20% Việc HNX-

Trang 24

Index liên tục phá đáy xuống mức thấp nhất trong lịch sử và VN-Index xuống mức thấp nhấttrong năm 2011 sẽ khiến các CTCK tiếp tục trích lập dự phòng đối với các khoản tự doanh.Còn đối với nghiệp vụ môi giới, KLGD hai tháng cuối năm có phần cải thiện chủ yếu nhờgiao dịch thỏa thuận của các bluechips, song mức tăng không đáng kể do đó doanh thu môigiới cũng khó tăng mạnh.

Khảo sát tình hình giao dịch ký quỹ tại các CTCK, hiện tại phí vay margin khoảng0,055%-0,065%/ngày, tương đương khoảng 20-23%/năm Phí vay margin cuối năm đã giảmkhá mạnh so với thời điểm tháng 5-6 khi một số CTCK thời điểm đó tăng lãi suất cho vaymargin lên từ 24-26%/năm Tuy nhiên thời điểm cuối năm các CTCK cũng không mặn màvới việc cho vay margin Một môi giới tại một CTCK lớn tại Hà Nội cho biết thời điểm cuốinăm CTCK phải tích cực đi thu nợ, vẫn có NĐT muốn vay vốn nhưng thực tế nhiều CTCKkhông xoay xở được nguồn vốn để cho vay Mỗi CTCK khi được cấp phép hoạt độngmargin đều phải công bố danh sách cổ phiếu và tỷ lệ giao dịch ký quỹ Hiện tại Sở công bố

có khoảng 160 cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên hai sàn, nhưng các CTCK chỉ chovay đối với một số cổ phiếu nhất định: SSI (93 mã), KLS (74 mã), HCM (154 mã), SHS(132 cổ phiếu), FPTS, Bản Việt (139 mã), KIS Việt Nam (98 mã), VND (250 mã) …Công ty

có danh sách cho vay margin nhiều nhất là chứng khoán Đại Tây Dương với 292 mã trên sànHoSe và 166 mã sàn Hà Nội

Nhìn vào khoản phải thu ngắn hạn của các CTCK tại thời điểm 30/9/2011 có thể thấy,hầu hết các công ty đều giảm mạnh khoản phải thu so với thời điểm đầu năm Duy nhất cóKLS tăng gấp đôi nhưng khoản này tập trung vào mục “phải thu khác”, trong khi khoản

“phải thu khách hàng” và “phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán” đều giảm mạnh sovới số cuối năm 2010

Trang 25

Ở một khía cạnh khác, nhiều NĐT cho rằng thời điểm này chưa biết đáy của thịtrường ở đâu, việc vay tiền margin lúc này là quá mạo hiểm CTCK Habubank trong báo cáocho rằng thị trường sụt giảm mạnh thái quá trong thời gian gần đây một phần do động tháigiải chấp của các CTCK

2.2.3/ Giai đoạn 2012

Hơn 50% CTCK (51 công ty chứng khoán) được phép cung cấp dịch vụ giao dịch kýquỹ Hoạt động này đem lại lợi nhuận lớn, nhưng không phải lúc nào cũng minh bạch Theoquy định, CTCK thực hiện giao dịch ký quỹ phải đáp ứng các điều kiện như không có lỗ lũy

kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 6lần, tỷ lệ vốn khả dụng lớn hơn 150% trong vòng 3 tháng gần nhất Ngoài ra, CTCK phải có

hệ thống giao dịch phục vụ giao dịch ký quỹ, giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ; quy trìnhnghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ; có tối thiểu 2 nhânviên có chứng chỉ hành nghề để thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ

Theo thống kê của Đầu tư Chứng khoán, trên website UBCK, hiện có 51 CTCK đãđăng ký cung cấp dịch vụ margin cho NĐT, chiếm hơn 50% so với con số 99 CTCK đượcthực hiện nghiệp vụ môi giới hiện nay

Trang 26

Theo quy định, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, CTCK sẽ phải ngừng thựchiện giao dịch ký quỹ và báo cáo UBCK, Sở GDCK trong vòng 48 giờ Như vậy, nhiều khảnăng danh sách các CTCK trên sẽ thay đổi sau khi báo cáo soát xét 6 tháng được công bố(hạn cuối là 14/8/2012) Tỷ lệ ký quỹ: có nơi công bố, có nơi không Tỷ lệ ký quỹ ban đầu

do CTCK quy định, nhưng không được thấp hơn 60% Tỷ lệ ký quỹ duy trì cũng do CTCKquy định, nhưng không được thấp hơn 40% Như vậy, CTCK được phép cho NĐT vay 40%giá trị khoản đầu tư Việc xác định tỷ lệ ký quỹ duy trì của từng khách hàng sẽ được CTCKthực hiện vào cuối ngày giao dịch, căn cứ vào giá đóng cửa hoặc giá bình quân của cổ phiếu,chứng chỉ quỹ

Khoản 4, Điều 20 của Quy chế quy định, CTCK có nghĩa vụ công khai thông tin vềcác điều kiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ bao gồm: Danh sách chứng khoán đượcthực hiện giao dịch ký quỹ, yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ, lãi suất vay, thời hạn vay, phương thứcthực hiện lệnh gọi ký quỹ bổ sung Các thông tin này phải được niêm yết tại trụ sở vàwebsite của CTCK Tuy nhiên, khi Đầu tư Chứng khoán thực hiện khảo sát tại nhiều CTCK,

đa số công ty trong bản danh sách này không công bố tỷ lệ ký quỹ cụ thể đối với từng mãchứng khoán Về vấn đề này, một số CTCK cho rằng, tỷ lệ ký quỹ được thay đổi liên tục,nên không đề cập trong bản danh sách Chỉ khi nào khách hàng thực hiện việc đặt lệnh thìmới biết chính xác tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu

Trang 27

Thống kê của Đầu tư Chứng khoán tại 27 CTCK đã công bố báo cáo tài chính quýII/2012 cho thấy, doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ được ghi nhận tại khoản mụcdoanh thu khác Theo đó, tổng doanh thu khác này đạt 692 tỷ đồng, chiếm 42% tổng doanhthu của 27 CTCK này Cá biệt, khá nhiều trường hợp có doanh thu khác chiếm 60 - 80%doanh thu.

Kết quả kinh doanh quý II/2012 của 27 CTCK (đơn vị: tỷ đồng)

Đầu tháng 6/2012, sau khi kiểm tra hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại một

số CTCK, UBCK đã phát hiện nhiều sai sót xảy ra tại CTCP Chứng khoán Kim Eng ViệtNam - Chi nhánh Hà Nội (KEVS) và CTCP Chứng khoán An Phát (APG) Theo đó, UBCK

Trang 28

yêu cầu KEVS - Chi nhánh Hà Nội ngừng ký mới các hợp đồng mở tài khoản giao dịch kýquỹ, dừng ký mới hợp đồng hợp tác đầu tư, dừng giải ngân các hợp đồng hợp tác đầu tư cũ,tất toán các hợp đồng hợp tác đầu tư và báo cáo về các biện pháp xử lý, khắc phục sai sóttrước ngày 7/7/2012 Tương tự, đối với APG, công ty này phải báo cáo UBCK về các biệnpháp xử lý, khắc phục sai sót trước ngày 7/8/2012.

Bên cạnh đó, từ thị trường, nhiều ý kiến phản ánh rằng, việc công bố danh sách kýquỹ và tỷ lệ ký quỹ là một chuyện, còn việc có thực hiện đúng hay không là một chuyệnkhác Một số NĐT cho biết, đối với những khách hàng VIP, CTCK sẽ cung cấp một bảndanh sách khác, với tỷ lệ cho vay hấp dẫn hơn nhiều Thậm chí, tùy từng thời điểm màCTCK tập trung vào một số mã chứng khoán nhất định, khách hàng có thể được CTCK chovay mua vào với tỷ lệ lớn Hoạt động margin của CTCK vì thế, rất cần được UBCK giám sátsâu hơn, để tránh CTCK đi vào “vết xe đổ” của giai đoạn 1-2 năm trước, gây thiệt hại chochính công ty và cả thị trường

Một vấn đề nan giải của đòn bẩy là tình trạng mất thanh khoản Việc giải chấp dù cóthành công trong nhiều trường hợp cũng khiến “chủ nợ” mất đi một khoản kha khá Tuy hiệntại thị trường chưa rơi tự do đến mức các công ty chứng khoán phải thực hiện giải chấpcưỡng bức, nhưng áp lực phải thanh lý hợp đồng vẫn hiện hữu “Nguồn” để CTCK cung cấpđòn bẩy cũng rất quan trọng vì nếu sử dụng vốn vay, CTCK không khác gì gánh một khoản

nợ nếu thị trường suy sụp Việc điều chỉnh lãi suất hỗ trợ vốn cũng tạo gánh nặng lên cảcông ty lẫn nhà đầu tư Hiện tại tín dụng cho chứng khoán đang bị xiết chặt, các hợp đồngđáo hạn sẽ bị thu hồi và cách duy nhất là thanh lý danh mục, nhất là khi điều kiện thị trường

đủ tốt

2.3/ Sự cần thiết phải phát triển giao dịch ký quỹ, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ

2.3.1/ Sự cần thiết phải phát triển giao dịch ký quỹ

 Do chưa có quy định nên thời gian qua để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu

tư, không ít CTCK phải lách luật Những hành động vượt rào như kể trên cho thấy rất rõ mộtthực trạng là hành lang pháp lý chưa theo kịp so với nhu cầu chính đáng của các thành viêntham gia TTCK Nghiệp vụ vượt rào không phải do các đối tượng sáng tạo mới mà cũng là

sự học hỏi từ các TTCK ra đời trước và đã phát triển cao hơn TTCK Việt Nam Khi thị

Trang 29

trường đặt ra yêu cầu mới, dù biết là vượt rào, nhiều thành viên, nhất là các nhà cung cấpdịch vụ trung gian như các CTCK không thể không làm, nếu muốn tồn tại trong cạnh tranh

 Giao dịch ký quỹ là giải pháp tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Giao dịch ký quỹ đã có lịch sử 170 năm, bắt đầu từ năm 1830 tại thị trường chứngkhoán New York (Mỹ) và ngày nay đã trở nên phổ biến ở hầu hết các thị trường chứngkhoán trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã khiến chỉ số chứngkhoán VN-Index rơi từ vùng 1.000 điểm xuống đáy 235 điểm, nhưng hiện tại chỉ số nàyđang trong quá trình tăng điểm trở lại cùng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế Đây có lẽ

là động lực trực tiếp thúc đẩy mạnh nhu cầu giao dịch ký quỹ vì nhà đầu tư đều mong muốn

có thêm nguồn vốn để mua cổ phiếu tăng trưởng Nhu cầu vay vốn khi có xu hướng thịtrường lên là rất nóng, mà hiện chỉ có các ngân hàng thương mại mới đươc phép và đủ nănglực tài chính đáp ứng nhu cầu này

Với quy mô niêm yết và giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng trong năm tới, điều hiểnnhiên là nhu cầu vay đầu tư chứng khoán sẽ càng nhiều thêm Các ngân hàng thương mại sẽkhông thể đáp ứng được nhu cầu vay cho từng cá nhân vì chi phí thẩm định các khoản vay

và kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ rất lớn Trong khi thực tế trên thế giới, các ngân hàng thươngmại không trực tiếp cho nhà đầu tư vay mua chứng khoán mà kênh tín dụng này được thựchiện qua các công ty môi giới chứng khoán Nhà đầu tư được vay một phần tiền từ các công

ty chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ ban đầu và cam kết dùng tài sản thế chấp chính là cácchứng khoán

Giao dịch ký quỹ đang là nhu cầu chính đáng và bức thiết của đa số các nhà đầu tư,của các công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và cũng là đòi hỏi chính đáng

để thị trường phát triển

Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch ký quỹ là đòn bẩy có nguyêntắc, được kiểm soát và thừa nhận của pháp luật Với xu thế của thị trường tăng trưởng, xácsuất cao để nhà đầu tư thành công trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính Các công ty chứngkhoán cũng có nguồn thu tốt hơn nhờ khối lượng giao dịch tăng vọt

Nhưng quan trọng hơn cả là tính thanh khoản của thị trường sẽ tăng đáng kể và đó là

cơ sở để thị trường sơ cấp phát triển

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w