Chiến lược SO

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển ngành mì gói giai đoạn 2015-2020 (Trang 31)

Tận dụng những điểm mạnh để nắm bắt cơ hội

S3, S5 – O5: Tiếp tục nghiên cứu cho ra các dòng sản phẩm với các đặc trưng mới có

sẵn trong các thương hiệu Omachi, Kokomi,…Đồng thời cải tiến bao bì để thu hút sức mua

S1, S4 – O1, O2, O6: Tăng thị phần của công ti trong ngành mì gói lên, đạt mức 40%

(từ nay cho tới 2015). Đồng thời tiếp thị sản phẩm, triển khai đo lường nhận diện và mức độ thích ứng của người tiêu dùng với sản phẩm của công ti. Cụ thể như sau:

- S1 – O6: Dùng sức mạnh của kênh phân phối đẩy các mặt hàng về tận nông thôn với các dòng sản phẩm giá trung bình và thấp,

- S1 – O2: Chiếm lĩnh thị trường thành phố với mặt hàng cao cấp phục vụ cho những ai quan tâm đến sức khỏe. Và khiến họ đồng nhất hóa chất lượng với giá cả, giá cao hơn các mặt hàng còn lại vì chi phí cho những nguyên liệu được chọn lọc tốt cho sức khỏe

- S4 – O1: Đối với đối tượng giới trẻ thì kênh phân phối phải đảm bảo cho họ sự tiện lợi, đồng thời sản phẩm có hương vị mới lạ, ngon, giá rẻ, có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để phục vụ cho bữa ăn

S3, S5 – O1: Tăng cường nguồn nhân lực cho công ti

S1, S2, S3, S5 – O2, O5: Chiến lược lâu dài là giảm đầu tư cho mì ăn liền từ bột mì

mà chuyển sang mì từ gạo hay còn gọi là miến, bún gạo, bún riêu, hủ tiếu…

Mì ăn liền từ bột mì đang là một trong những sản phẩm mang lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp tuy nhiên bản thân mì gói là sản phẩm chứa nhiều chất hóa học cũng như nguyên liệu bột mì nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đồng thời nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nên người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả thêm để đảm bảo sức khỏe nên mì từ gạo là sản phẩm thay thế tất yếu.

Việt Nam là một nước nông nghiệp có sản lượng lúa gạo xếp thứ hai. Tuy nhiên giá trị mà ngành lúa gạo mang lại thì chưa lớn vì chủ yếu là xuất khẩu thô ra nước ngoài, đồng thời các quyết định xuất nhập khẩu của chính phủ tại các thời điểm chưa thật sự đúng đắn. Nếu như lấy lúa gạo nội địa làm nguyên liệu thì giải quyết được hai vấn đề nguồn nguyên liệu và tăng giá trị

Những năm gần đây, thị trường có gần 70 loại sản phẩm ăn liền từ gạo khác nhau, bao gồm hủ tíu, phở, bún, bánh đa, cháo... Doanh số tại nhiều siêu thị đang thay đổi, từ chiếm 10% ngành hàng sản phẩm ăn liền trước đây lên 20-40%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của mì gói giảm, chỉ còn 5%, nhưng xu hướng dùng thực phẩm ăn liền từ gạo lại đang tăng và thị trường này hiện tại ít cạnh tranh hơn mì.

Đơn cử, Công ty Colusa-Miliket, trong ba năm gần đây, nhờ thay đổi các dòng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng chế biến đã giúp Công ty tăng doanh thu, biến lỗ thành lãi. Năm 2010, nhà máy đã dùng đến 10.000 tấn gạo làm phở, hủ tiếu ăn liền cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Tương tự, các sản phẩm ăn liền từ gạo của Công ty Vina Acecook hai năm nay cũng tăng hơn 10% nên mục tiêu năm 2013 của Acecook là phải duy trì tốc độ tăng trưởng này và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào 40 thị trường nước ngoài mà mì gói đang có ưu thế.

S3, S5 – O5: nghiên cứu nhu cầu về mức độ đa dạng sản phẩm cũng như hương vị đặc trưng vùng miền của người tiêu dùng về sản phẩm mì từ gạo, từ đó ứng dụng công nghệ cho ra các dòng sản phẩm khác biệt hóa. Đầu tư dây chuyền máy cho sản xuất, chú trọng quy trình xử lí chất thải.

S1, S2 – O2: tiếp tục sử dụng kênh phân phối và độ lan tỏa sức mạnh thương hiệu trước đây để thúc đẩy nhu cầu và hành động mua đối với khách hàng mục tiêu

S3, S5 – O3, O4: Tiếp tục chiến lược M&A đang tỏ ra vô cùng hiệu quả.

2.6.2 Chiến lược ST

Tận dụng những điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro

S1, S3 – T2: Tiếp tục duy trì kênh phân phối có hiệu quả, loại bỏ những kênh gây

nhiễu, đồng thời tìm thêm nhà phân phối mới. Các nhà phân phối của Masan được lựa chọn dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt, ngoài năng lực chuyên môn như khả năng nắm bắt thị trường, có tiềm lực tài chính, khả năng kho vận và đặc biệt là thích ứng nhanh với các biến động thị trường.

Kênh phân phối chính là thế mạnh của Masan trong cuộc cạnh tranh không chỉ với những doanh nghiệp mới vào như Nissin mà còn là yếu tố giúp Masan trong cuộc rượt đuổi Vina Acecook

S2, S3, S5 – T3: Sử dụng nhân lực kết hợp với khả năng tài chính để tìm kiếm ra

những nguồn cung nguyên liệu tốt và tối thiểu hóa áp lực từ nhà cung ứng nguyên liệu. Như vậy doanh nghiệp đảm bảo giá vừa phải và ổn định. Đồng thời củng cố lòng tin của khách hàng về thương hiệu sản phẩm mạnh về an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ khâu đầu vào tới đầu ra

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển ngành mì gói giai đoạn 2015-2020 (Trang 31)