4.1 Đề xuất
- Ngành sữa Việt Nam cần phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải triệt để, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
- Tiếp tục đầu tư mới, mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và dành một phần xuất khẩu
- Tập trung phát triển năng lực sản xuất sữa thanh trùng và tiệt trùng, sữa bột và sữa chua
- Phát triển công nghiệp chế biến sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nước. Bố trí địa điểm xây dựng nhà máy gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung
- Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bảo vệ môi trường cũng là biện pháp giúp phát triển ngành sữa. Mỗi hộ chăn nuôi bò sữa đều có khối lượng chất thải lớn, với những hộ chăn nuôi nhỏ thì làm hầm khí biogas, hộ chăn nuôi lớn thì xây dựng những ao khí biogas chứa lượng chất thải lớn. Lượng chất thải này đủ để tạo khí đốt cho nấu ăn, phát điện, cung cấp nhiên liệu cho các trại chăn nuôi khác. Sau khi xử lý thành biogas, chất thải được tiếp tục xử lý thành phân bón và nước thải làm nước tưới cỏ, giảm chi phí về phân bón cỏ.
- Tăng cường sự quản lý giá cả thị trường của cơ quan nhà nước để giảm bớt sự chênh lệch về giá giữa sữa trong nước và sữa ngoại nhập. Hạn chế tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam, cho rằng giá đắt mới là hàng chất lượng hơn
4.2 Đánh giá mức độ quan trọng của ngành
Thị trường sữa Việt Nam năm 2012 đã có những bước phát triển khá mạnh với tốc độ tiêu dùng tăng 15% ở thành thị và 18% ở nông thôn, dẫn đầu đầu trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Đánh giá chung về ngành thực phẩm và đồ uống, theo số liệu thống kê từ BXH V1000 năm 2013 thì ngàng thực phẩm và đồ uống đứng thứ 5 về cơ cấu đóng góp cho ngân sách quốc gia thông qua thuế TNDN.
Nhưng khi đo lường về khả năng sinh lời thì ngành thực phẩm và đồ uống đạt 0.37 và xếp thứ 2 sau ngành Viễn Thông.
Bảng xếp hạng V1000 đã phần nào phác họa bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngành nghề tại Việt Nam, ngành Viễn thông và Thực phẩm – đồ uống đang bộc lộ rõ sự vượt trội của mình về khả năng sinh lời so với các ngành khác
Từ đó cho thấy mức hấp dẫn và tiềm năng của ngành thực phẩm và đồ uống, trong khi đó ngành sữa đang chiếm tỉ trọng cao trong tổng thể ngành thực phẩm và đồ uống. Vì vậy hứa hẹn ngành sữa sẽ tiếp tục được đầu tư và phát triển trong những năm tới.
4.3 Kết luận
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường rộng lớn và môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, là những điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường sữa tại Việt Nam. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, ngành sữa Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sữa, kỹ thuật chăn nuôi, dây chuyền công nghệ, chi phí cũng như các chính sách, cơ chế khuyến khích từ Nhà nước. Hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đó, đòi hỏi toàn bộ ngành sữa Việt Nam phải xây dựng những chiến lược chung toàn diện và hiệu quả nhất, tạo được môi trường hấp dẫn và công bằng cho các doanh nghiệp và bản thân mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển và hoàn thiện để góp phần vào sự phát triển chung của ngành. Có thể thấy rằng mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là hoàn toàn có thể đạt được và vượt mức.