CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO NGÀNH SỮA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 VÀ TẦM NHÌN

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược cho ngành sữa việt nam giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 42)

SỮA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 VÀ TẦM NHÌN

NĂM 2030

3.1.1 Thuận lợi

- Nước ta có những vùng có khí hậu phù hợp với chăn nuôi bò sữa như Mộc Châu, Sơn La, Đà Lạt, Lâm Đồng, Ba Vì, Hà Nội,…là nơi có thể phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn

- Cả nước đã và đang hình thành các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị khép kín sản phẩm chăn nuôi như: Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu,…là những doanh nghiệp hàng đầu và là mô hình mẫu cho phát triển ngành sữa

- Năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa ở việt nam tương đương với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Tỷ suất sinh lợi trong khâu sản xuất, chế biến sữa cao

- Giá sữa bán lẻ của Việt Nam cao hơn so với giá sữa trung bình thế giới. Mức giá sữa bán lẻ cho người tiêu dùng tại Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1 USD/lít, cao gần tương đương so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao như khu vực Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và cao hơn hẳn so với các nước có thu nhập bình quân đầu người tương tự như Việt Nam.

- Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa và ngành sữa phát triển.

- Nhiều công ty sữa có thương hiệu mạnh được nhà tiêu dùng lựa chọn như: Vinamilk, Dutch Lady, Abott,…đối tượng sử dụng sữa rất nhiều, gồm cả trẻ em và người lớn. Các công ty trong nước có thương hiệu uy tín với khách hàng và sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú theo thị hiếu của khách hàng, giá cả tương đối phù hợp so với điều kiện của người dân

- Ngành sữa Việt Nam có tiềm năng về nguyên liệu sữa cho sản xuất. Theo Thống kê từ Hiệp Hội thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng dần từ 500 triệu lít (2010) lên 805 triệu lít (2015). Có nhiều tập đoàn, công ty, hãng sản xuất sữa thu mua sữa tươi nguyên liệu, làm cho mức cầu lớn hơn cung

- Sản phẩm sữa đặc có đường, sữa nước và sữa chua được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do tỷ lệ sữa tươi trong nước sản xuất ngày càng cao

Hình 3.1 Lợi nhuận của nhà sản xuất và cấu thành giá bán của 1 hộp sữa tươi

Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại Việt Nam có mức sinh lời khá cao, tuy nhiên mức sinh lời giữ các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn. Sản phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa chua có mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa đặc do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một giảm dần, nên có mức sinh lới thấp nhất và đạt khoảng 12%/giá bán lẻ.

3.1.2 Khó khăn

- Chăn nuôi bò sữa không phải là nghề truyền thống ở Việt Nam, trong khi phần lớn sản lượng sữa tươi nguyên liệu do các hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô nhỏ từ 4-10 con, vì vậy chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp chế biến sữa và chưa xử lý môi trường phù hợp.

- Nguồn nguyên liệu thức ăn để chăn nuôi bò sữa vẫn phải nhập khẩu chiếm 80% (cỏ khô có hàm lượng nên phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá thế giới, ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

- Lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ thỏa mãn khoảng 22 – 25% nhu cầu nguyên liệu, chất lượng lại không ổn định khiến các nhà chế biến gặp

nhiều khó khăn. Người nông dân chưa hiểu biết thấu đáo về vấn đề quản lý chất lượng sữa tươi tại trang trại.

- Quan hệ giữa nhà chế biến sữa và người chăn nuôi còn nhiều bất cập, chưa thực sự gắn kết, thiếu tính bền vững và tin tưởng lẫn nhau nên nhà chế biến chưa dám mạnh dạn đầu tư cho nhà chăn nuôi, người chăn nuôi chưa tin vào kết quả đánh giá chất lượng sữa của các nhà chế biến.

- Việc cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến tình trạng chất lượng sữa tươi của một số nhà máy không đảm bảo, người tiêu dùng phải sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, vô tình gây ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa trong nước, làm ảnh hưởng đến người chăn nuôi.

- Tỷ suất sinh lợi của khâu chăn nuôi bò sữa thấp nên người chăn nuôi không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất ( hoặc thậm chí từ bỏ nghề chăn nuôi bò sữa ). Điều này sẽ khiến thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa sẽ tiếp tục diễn ra.

- Mức tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu người của Việt nam còn thấp. Hiên tại việt nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được nhân định là vùng trũng của thị trường sữa thế giới

- Thị trường sữa việt nam có mức độ cạnh tranh cao. Theo cam kết gia nhập WTO. Mức thuế nhập khẩu sữa bột thành phẩm năm 2012 ở mức 10%. Trong khi, nước ta chủ động được nguồn sữa tươi nguyên liệu thì việc nhập khẩu sữa hộp, đặc biệt là sữa hộp cho trẻ em vẫn đang bị chi phối mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh sản phẩm này ở Việt Nam.

3.1.3 Cơ hội

- Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kì kinh tế. Việt nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao và có tiềm năng lớn trong khu vực

- Thuế nhập khẩu giảm làm bình ổn giá nguồn cung nguyên liệu và thành phẩm nhập khẩu trên thị trường sữa

- Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập của người dân được cải thiện, tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao sẽ kéo theo việc tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa ngày càng tăng. Sữa và sản phẩm sữa có vai trò quan trọng trong

nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng., đặc biệt là trẻ em và người già. Hiện nay, tiêu dùng sữa quy đổi ở Việt Nam là 14 lít/ người/ năm.

- Mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/ năm của Trung Quốc. Có thể nhận định rằng ngành sản xuất sữa Việt nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng, luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và tỉ suất lớn

- Việt Nam xuất khẩu sữa sang các nước Châu Phi. Đây là cơ hội phát triển lớn cho ngành sữa Việt Nam

3.1.4 Rủi ro

- Do phải nhập khẩu nguyên liệu sữa nên giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động của thế giới.

- Vấn đề an toàn chất lượng sữa là một trong những nhân tố tác động mạnh đến ngành sữa. Thời gian qua, các scandal như sữa có melamine, sữa có chất thuốc súng đang khiến cho hoạt động tiêu thụ sữa khó khăn.

- Mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm ngày càng tăng 3.2 Dự báo thị trường sữa trong tương lai

Thị trường sữa bột có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới. Điều này là do tỉ lệ sinh ở Việt Nam đang chậm lại, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành này. Trong những năm tới, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn. Do đó, thị trường sữa bột trong thời gian tới vẫn ở các thành phố và các tỉnh xung quanh. Về tiềm năng thị trường sữa uống, các sản phẩm sữa nước tiệt trùng vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất. Các sản phẩm sữa chua và sữa đặc có đường đã bước vào giai đoạn bão hòa. Do đó, trong thời gian tới, đây sẽ là 2 mảng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.

Chính phủ đang dự định đưa ra các biện pháp để kiểm soát giá sữa. Do đó, giá bán các sản phẩm sữa sẽ không tăng nhiều như thời gian qua. Bên cạnh đó, thị trường nông thôn có thể tiềm năng cho các hãng sữa trong nước như VINAMILK, FriesCampina – Dutch Lady Việt Nam…, với giá bán hợp lý hơn sản phẩm nhập khẩu của các hãng sữa nước ngoại. Các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình

ảnh qua các phương tiện truyền thông sẽ là chiến lược quan trọng để các nhà sản xuất sữa cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, đầu tư phát triển sản phẩm mới cũng sẽ là điều kiện tiên quyết để các hãng sữa tăng doanh thu

Nhìn chung, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển khi mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao, với tốc độ tăng GDP trung bình trong những năm tới được dự đoán khoảng 6%/ năm. Thêm vào đó, chính phủ rất chú trọng phát triển ngành sữa và vùng nguyên liệu sữa.

3.3 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030

3.3.1 Mục tiêu tổng quát

Theo căn cứ vào nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam như sau: Từng bước xây dựng ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và một phần xuất khẩu

3.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015 cả nước phấn đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tươi, ước tính trung bình 21 lít/ người/ năm, đáp ứng 35% nhu cầu người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD.

- Đến năm 2020 cả nước sản xuất 6 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 27 lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu Kim ngạch xuất khẩu đạt 120- 130 triệu USD.

- Tốc độ tăng trưởng ngành sữa bình quân 10% hàng năm

- Tự cung cấp 39% lượng tiêu thụ trong nước

- Tăng diện tích đất trồng cỏ lên 430.000 ha năm 2015 và 526.000 ha năm 2020

3.3.3 Tầm nhìn năm 2030

Mức tiêu thụ sữa đang tăng mạnh ở Việt Nam. Nếu năm 2013 có khoảng 1,4 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị trường trong nước thì dự tính đến năm 2030 cả nước sản xuất 3,4 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 34 lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD.

Bảng 3.1 Quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm sữa

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020

1 Sữa thanh, tiệt trùng Triệu lít 480 780 1150

2 Sữa đặc có đường (sữa hộp)

Triệu hộp 377 400 410

3 Sữa chua Triệu lít 86 120 160

4 Sữa bột các loại 1000 tấn 47 80 120 5 Bơ Tấn 6 8 10 6 Pho mát Tấn 72 84 97 7 Kem các loại 1000 tấn 13 20 27 8 Các sản phẩm sữa khác (bột dinh dưỡng) 1000 tấn 22 44 65

Tổng số quy sữa tươi Triệu lít 1300 1900 2600

Dân số Triệu người 86,70 91,13 95,30

Bình quân đầu người Lít/người 15 21 27

Tăng trưởng bình quân 2006-2010 2011-2015 2016-2020

Sữa thanh, tiệt trùng %/năm 18,4 10,0 8,0

Sữa đặc có đường (sữa hộp)

%/năm 0,7 1,0 0,8

Sữa chua %/năm 7,2 7,0 6,0

Sữa bột các loại %/năm -1,3 11,0 8,5

Bơ %/năm -0,3 5,0 5,0

Pho mát %/năm -2,1 3,0 3,0

Kem các loại %/năm 8,8 8,0 7,0

Các sản phẩm sữa khác (bột dinh dưỡng)

%/năm 67,3 15,0 8,0

Tổng số quy sữa tươi %/năm 5,3 7,8 6,7

(Theo quyết định số 3399/QĐ-BCT, Ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

3.3.4 Hệ thống các giải pháp và chính sách thức hiện

• Về thị trường

- Tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm sữa sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường trong nước, để chống hàng lậu hàng kém chất lượng, không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Công khai kết quả kiểm tra chất lượng các sản phẩm sữa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

- Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia

- Xây dựng chương trình sữa học đường quốc gia để học sinh ngẫu giáo và tiểu học có thể tiếp cận, sử dụng sữa, góp phần nâng cao thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ

- Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ chất lượng các loại sữa, hướng dẫn người tiêu dùng đánh giá đúng chất lượng, công dụng sữa, lựa chọn sản phẩm để sử dụng

- Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Xây dựng và phát triển rộng khắp hệ thống đạt lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh

- Các doanh nghiệp chủ động phát hiện những hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng các biện pháp ngăn chặn.

• Xây dựng thương hiệu sản phẩm

- Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm của mình dựa trên cơ sở truyền thống, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.

- Đối với các thương hiệu sản phẩm sữa Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước, cần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở mở rộng sản xuất để

giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng.

- Nhà nước tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Hàng năm Bộ Công Thương tổ chức bình chọn và công bố danh hiệu thương hiệu Việt theo tiêu chí thống nhất để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

• Về đầu tư

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng

- Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới để hạn chế việc sử dụng thiết bị có công nghệ lạc hậu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không cấp phép đầu tư cho các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thoả mãn các quy định về bảo vệ môi trường.

• Giải pháp về quản lý ngành

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm sữa theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở giám sát, kiểm tra.

- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong nước. Bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các phòng kiểm

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược cho ngành sữa việt nam giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 42)