CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM SỮA

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược cho ngành sữa việt nam giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 33)

SỮA

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (PESTEL)

2.1.1 Các yếu tố chính trị, pháp luật

- Môi trường chính trị tương đối ổn định

Cơ hội: Thị trường tiêu thụ sữa ổn định, tài sản cố định được đảm bảo không bị mất mát hư hại do chiến tranh, biểu tình, nguồn nhân lực ổn định. Việc sản xuất diễn ra trong điều kiện tốt, tạo ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng sản phẩm

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: các chính sách hỗ trợ trong việc khuyến khích chăn nuôi và chế biến bò sữa cho người nông dân tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các công ty trong ngành rất lớn; các chính sách hoạt động của chính phủ trong việc chăm lo sức khỏe, trí tuệ cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ và người già; các chiến dịch uống, phát sữa miễn phí của các công ty trong ngành cùng góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam.

Cơ hội: Thị trường tiêu thụ sữa ổn định và phát triển tốt, nhà nước tạo điều kiện về pháp lý, chính sách nên giảm thiểu chi phí về sản xuất, đầu tư.

- Thông tư số 39/2009/TT – BTC hướng dẫn điều chỉnh thuế nhập khẩu sữa. Theo đó, từ ngày 9.3.2009 giá nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm sữa tươi tăng lên 20%, thuế nhập khẩu sữa bột giữ nguyên ở mức 10 – 15%. Hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70% nguyên liệu sữa bột để sản xuất do nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu.

Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức

Cơ hội: khi tăng thuế sẽ là rào cản ngăn cản hàng nhập khẩu của các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty tăng lợi thế cạnh tranh

Thách thức: Gia tăng chi phí sản xuất sẽ làm tăng giá thành sản phẩm làm giảm lợi thế cạnh tranh

- Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4,9%. Tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2013 ước đạt 5%, cao hơn mức tăng 4,76% của quý I/2013. Báo cáo đánh giá mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của quý II và 6 tháng đầu năm 2013 không cao như mong đợi, nhưng đây cũng là mức hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong một thời gian khá dài

- Tuy nhiên, diễn biến các chỉ tiêu kinh tế trong quý II cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Có nhiều báo cáo đưa ra những dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam, trong đó tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,5%

Cơ hội: Nhu cầu sử dụng sữa sẽ tăng cao trong tương lai, giúp cho các DN có niềm tin hơn về thị trường trong tương lai từ đó có kế hoạch sản xuất tốt hơn.

- Thu nhập bình quân đầu người tăng → Nhu cầu sử dụng sữa tăng cao

- Tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng không ổn định

Đe dọa: Không kiểm soát được giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động sản xuất của công ty

- Thị trường sữa Việt Nam năm 2012 đã có những bước phát triển khá mạnh với tốc độ tiêu dùng tăng 15% ở thành thị và 18% ở nông thôn, dẫn đầu đầu trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Tuy nhiên mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam đang ở mức rất thấp (11,2 kg/người/năm so với mức bình quân 62 kg/người/năm của Châu Á và 96 kg/người/năm của Thế Giới. Thêm vào đó, con số thống kê cho thấy sản lượng sữa chỉ đáp ứng được 22% nhu cầu nội địa. Điều này tạo điều kiện cho ngành sữa một cơ hội phát triển lâu dài trong thời gian sắp tới.

Với các điều kiện đó, tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam được dự báo sẽ duy trì ở mức 20%/năm trong những năm sắp tới.

Cơ hội: Thị tường trường tiêu thụ sữa đầy tiềm năng và mở rộng

- Chính sách thuế

 Hiện thuế suất thuế nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất sữa và sữa nhập khẩu là 10%, cao nhất so với các quốc gia trong khu vực. Cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng (trong khi ở Malaysia và Hồng Kông là 0%, 7% của Thái Lan và Singapore)

 Sữa nhập khẩu từ các nước là thành viên của khối ASEAN có tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, còn “gánh” thêm 5% thuế nhập khẩu từ các thị trường này (trong khi Malaysia, Phillippines, Singapore đều đưa về 0%, Thái Lan đưa về 2,5%).

 Chính sách ưu đãi đối với người chăn nuôi bò sữa; ưu tiên 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn thu thủy lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa

 Các chính sách ưu đãi thuế khác thực hiện như quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước và các luật thuế hiện hành

Cơ hội: Các chính sách khuyến khích các hộ chăn nuôi bò sữa của Nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy sự gia tăng đàn bò sữa Việt Nam – nguồn cung nguyên liệu sản xuất giá rẻ. Dự báo từ năm 2012 – 2020 số lượng đàn bò sữa trong nước sẽ tăng lên đáng kể và đây cũng là cơ hội để phát triển cho ngành sữa Việt Nam.

Thách thức: Từ năm 2006 đến nay ngành sữa luôn gặp khó khăn do mức thuế nhập khẩu tăng. Đặc biệt là vào năm 2009 mức thuế tăng tới 20%. Đây là khó khăn lớn nhất đối với ngành vì giá sữa tại Việt Nam là rất cao và người tiêu dùng phải “gánh” mức thuế bất tương xứng để được sử dụng sản phẩm nằm trong nhóm hàng thiết yếu; cũng như gây ra rủi ro kinh doanh cao và doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc tăng giá để bù đắp rủi ro do giá bán các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đang

phải chịu sức ép rất cao từ các yếu tố vĩ mô gồm có thuế, chỉ số lạm phát và tỷ giá ngoại tệ

2.1.3 Các yếu tố công nghệ

- Hầu hết các dây chuyền sản xuất hiện nay đều nhập từ Châu Âu và mỗi công ty đều có những bí quyết công nghệ sản xuất sữa riêng, do đó chất lượng của sữa cũng khác nhau.

- Xu hướng đổi mới công nghệ sang công nghệ hiện đại theo các tiêu chuẩn nhất định gây ra áp lực từ đối thủ và khách hàng

Cơ hội: Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, chi phí trên một sản phẩm thấp, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ

Đe dọa: Chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu 2.1.4 Các yếu tố xã hội

- Nhu cầu sữa của người dân ngày càng tăng, người dân ngày càng chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng và an toàn dinh dưỡng

Cơ hội: Mở rộng phân khúc thị trường và tiêu thụ sản phẩm

- Thị trường sữa đã qua “cơn bão melamine” và tiếp tục phát triển mạnh  Cơ hội: Lấy lại niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm sữa, từ đó

tăng nhu cầu mua sản phẩm

- Thói quen tiêu thụ sữa được hình thành. Sản phẩm sữa không thể thiếu đối với các đối tượng như trẻ em và phụ nữ mang thai. “Cha mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn các khoản mua sắm giải trí, nhưng không thể nào nhịn sữa cho con”.

Cơ hội: Sữa là sản phẩm được ưu tiên hàng đầu trong mọi chi tiêu của gia đình có con nhỏ. Trong khi đó Việt Nam là nước có dân số trẻ, thị trường dân số Việt Nam hơn 70 triệu dân, đây là thị trường tiềm năng.

- Theo báo cáo của Tổng cục thống kê ngày 31/12/2012 thì mức sinh của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm trong 10 năm qua, đạt 2,03 con trên một phụ nữ, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” – thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số phụ thuộc. Tuổi thọ bình quân cũng tăng lên đạt 72,8 tuổi với nam và 75,6 tuổi với nữ

Đe dọa: Đây là sự thách thức đối với ngành sữa Việt Nam trong tương lai, thị trường tiêu thụ sữa bị giảm suất

2.1.5 Yếu tố dân số

- Yếu tố quy mô hay tốc độ gia tăng dân số đặc biệt ảnh hưởng quan trọng đến cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Quy mô và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô của nhu cầu: Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kê, dân số của Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, dân số trung bình năm 2012 là 88,78 triệu người, tốc độ gia tăng dân số là 1,06% so với năm 2011. Do đó ta có thể thấy thị trường tiêu thụ sữa là khá lớn. Thêm vào đó, nhu cầu về sữa của người dân cũng ngày càng tăng cao.

Cơ hội: các công ty trong ngành mở rộng quy mô thị trường để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân

- Theo cơ cấu dân số, năm 2012, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người chiếm 30,6%, trong khi đó, dân số khu vực nông thân là 60,96 triệu người chiếm 69,4%. Qua đó, có thể thấy dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, các công ty cần đặc biệt quan tâm đến thị trường ở nơi này bằng việc mở rộng kênh phân phối bán lẻ, nghiên cứu các sản phẩm có giá thành hợp lý phù hợp với thu nhập với người dân ở khu vực này.

- Theo cơ cấu độ tuổi: từ 0-14 chiếm 24%, từ 16-64 chiếm 70%, trên 64 là 6% và Việt nam năm 2012 được đánh giá là trong thời kì dân số vàng, tuy nhiên dân số Việt Nam lại đang có xu hướng già đi bừng việc dự báo năm 2020, độ tuổi trên 64 là 8% và tăng lên 23% năm 2050. Như vậy, công ty ngoài chú ý đến độ tuổi từ 0-14, độ tuổi cần dinh dưỡng để phát triển, cũng cần đặc biệt chú ý đến độ tuổi trên 64.

Cơ hội: các sản phẩm mới nhiều chất lượng dinh dưỡng hay hàm lượng đường thấp đi là các sản phẩm mà người tiêu dùng chọn lựa vì độ tuổi này nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao

- Sự thay đổi cơ cấu và quy mô hộ gia đình cũng là một vấn đề đáng bàn. Xu hướng gia đình trẻ ngày càng phổ biến thay thế gia đình truyền thống nhiều thế hệ. Cùng với vận động sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con (tuy ở Việt Nam lúc bấy giờ thực hiện chưa nghiêm túc nhưng ít nhiều cũng đã có những tín hiệu tốt). Do đó, các nhà nghiên cứu cần phải thay đổi hình thức thanh toán hiện đại hơn, dịch vụ mua sắm sản phẩm tại gia phát triển, thay đổi mẫu mã sản phẩm. Công ty cũng đã tích cực phát triển các chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm với các dịch vụ hiện đại.

- Về vấn đề đô thị hóa và sự phân bố lại dân cư, công ty cũng cần quan tâm. Được biết, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam năm 2012 là 30% cùng với đó cơ sở hạ tầng, ngành nghề kinh doanh phát triển

Cơ hội: giúp các công ty chuyển hướng vào khu dân cư với mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đi kèm với giá cả sẽ cao hơn

2.1.6 Các yếu tố tự nhiên

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa, và ngành nông nghiệp này được quan tâm phát triển và được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, để đảm bảo tăng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước

- Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa nóng ẩm tuy nhiên có nơi có khí hậu ôn đới như Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao

Cơ hội: Đây là cơ hội để các công ty sữa phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng tại thị trường trong nước, chủ động nguồn nguyên liệu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Các tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp để chăn nuôi bò lấy sữa là: Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La,…

Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của ngành sữa Việt Nam

Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan trọng Hệ số phân loại Số điểm quan trọng

Cơ hội

Nhà nước tạo điều kiện phát

triển ngành sữa 0.1 2 0.2

Kinh tế phục hồi, mức sống

và thu nhập tăng 0.1 4 0.4

Nhu cầu tiêu dùng sữa ngày

càng tăng 0.2 4 0.8

Sữa là một nhu yếu phẩm cần thiết cho sức khỏe của

mỗi người 0.1 3 0.3

Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe và

cộng đồng ngày càng tăng 0.05 3 0.15

Đe dọa

Các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài có tiềm lực tài

chính và uy tín rất lớn 0.15 1 0.15

Người tiêu dùng ngày càng thông minh và đặc biệt nhạy

cảm với vấn đề sức khỏe 0.05 1 0.05

Giai đoạn mở cửa thu hút

nhiều cạnh tranh hơn 0.04 2 0.08

Nguồn cung nguyên vật liệu

chưa ổn định 0.1 3 0.3

Công nghệ sản xuất còn chưa được đầu tư nhiều, việc chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn.

0.11 3 0.33

Tổng cộng 1 2.76

2.2 Phân tích môi trường vi mô (PORTER)

Các công ty trong ngành sữa nắm thế chủ động trong việc thương lượng với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa, vì 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình và việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại cũng như việc không đảm bảo trong chất lượng và số lượng sữa là điều dễ dàng nhận thấy. Trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng sữa của cả nước.

Bên cạnh đó, ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao. Với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

2.2.2 Năng lực thương lượng của người mua

Các khách hàng cuối cùng: có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả;

Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng: có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược cho ngành sữa việt nam giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 33)