1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

17 17,3K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tài : Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến các vật thể, sự kiện, vấn đề bảo vệ và giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay là một vấn đề cấp bách c

Trang 1

Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

I Phần mở đầu.

1.Lý do chọn đề tài :

Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến các vật thể, sự kiện, vấn đề bảo vệ và giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay là một vấn đề cấp bách của xã hội và mang tính toàn cần , mọi người , mọi tầng lớp trong xã hội đều được trang bị những kiến thức cần thiết về bảo vệ môi trường và bắt đầu từ lứa tuổi mầm non

Trong thời đại ngày nay khoa học, kỹ thuật kinh tế phát triển như vũ bão, sản phẩm công nghiệp ra đời ở khắp mọi nơi, từ nông thôn thành phố, đời sống con người cũng từ đó được dần nâng cao, nhưng đi kèm mặt tích cực đó thì một khối lượng không nhỏ rác thải công nghiệp cũng ra đời và với việc xử lý rác chưa triệt để là nguyên nhân dẫn đến môi trường bị

ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường đất đai, hiện tượng suy thoái rừng, môi trường nước không khí , đều bị các chất độc hại khắp nơi gây nên sự ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bước đầu đã được thực hiện tại các cơ sỡ giáo dục mầm non, song các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mang tính chất chỉ là giải pháp tình thế, tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác, chưa có tính hệ thống và chưa đồng đều Như vậy giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường cho trẻ thì ta sẽ làm gì? Giáo dục trẻ như thế nào? Và mục đích đạt được sẽ là cái gì?

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là việc chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra ở tẻ có những thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động và những gì mới mẽ rất hấp dẫn đối với trẻ, trẻ rất thích được tiếp xúc tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ, thông qua đó trẻ lĩnh hội hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử có giá trị tốt đẹp của trẻ, về môi trường giúp trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường song của bản thân mình nói riêng và con người xã hội nói chung là rất cần thiết ,từ đó giáo dục trẻ có cách sống, đối xử tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ

Trang 2

Muốn đạt được mục tiêu trên thì nhà trường và bản thân tôi phải xây dựng được môi trường cho trẻ hoạt động bằng cách cho trẻ trải nghiệm thực tế bằng các thí nghiệm, thực nghiệm hay hành động cụ thể thì sẽ tạo nân những đối tượng tốt đẹp và qua đó sẽ hình thành

nề nếp thói quen và là nền tảng để hình thành nhân cách cho trẻ Với tình hình thực tế ở địa phương tôi trường tôi cũng như lớp tôi đang phụ trách và qua kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ của mình tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, những vấn đề cần trao đổi phối hợp với phụ huynh và những kiến nghi đề xuất về vấn đề để đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non và tôi đã đưa ra đề tài “ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non” để chúng ta cùng nghiên cứu

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của tôi là lớp 5-6 tuổi và tập thể học sinh của trường

3 Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tôi nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn luyện thói quen, giáo

dục trẻ cú ý thức bảo vệ môi trường giúp trẻ nhận thức được những hành động để bảo vệ môi trường hay cũng chính là để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sữ dụng nhiều phương pháp nhằm đạt kết quả cao nhất như:

- Tự học tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và tạo môi trường hoạt động cho trẻ

- Dạy trẻ bằng đồ dùng trực quan minh hoạ

- Dạy trẻ qua phương pháp thực hành

- Dạy trẻ qua phương pháp trò chuyện

- Dạy trẻ qua các thí nghiệm

- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ

- Dạy trẻ thông qua hoạt động dạo chơi tham quan

- Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh

- Phương pháp kết hợp với các ban ngành đoàn thể

II Nội dung

Trang 3

1 Cơ sở khoa học:

1.1 Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến các vật thể, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống vật chất do con người tạo ra xung quanh mình trong đó con người sống, lao động đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mản những nhu cầu cá nhân của trẻ

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một quá trình giáo dục có mục đích nhằm giúp cho mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội cộng đồng nhận thức và quan tâm đến vấn đề của môi trường, giúp cho con người có những hiểu biết thái độ tích cực, có khả năng và những hành vi tốt đối với việc bảo vệ môi trường

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường và có ý thức trong việc khai thác, sữ dụng các nguồn tài nguyên và có ý thức trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả và là nền tảng để cải thiện môi trường có hiệu quả và nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững Việc giáo dục trẻ mầm non là nền tảng của sự hình thành nhân cách Có một nhà giáo dục

đã nói rằng “ Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ cái gì lên thì sẽ được các đó” Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển cơ thể non nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và sự ảnh hưởng quyết định của môi trường, sống xung quanh trẻ cho sự tăng trưởng và phát triển để trẻ có một sự phát triển toàn diện và thể hiện trí tuệ tình cảm và thẩm

mỹ, ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm phát triển mảnh liệt đặc biệt là tính đồng cảm,

dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh.Do đó việc giáo dục hình thành những tình cảm thái độ và kỹ năng của trẻ đối với cuộc sống, môi trương giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, biết giữ gìn bảo vệ môi trường ở lứa tuổi này là hết sức

dễ dàng Nếu người lớn, nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn này không quan tâm giáo dục trẻ là một sai lầm lớn

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữ con người với môi trường sống và dần dần hình thành cho trẻ về tình cảm thái độ, ý thức và hành vi tích cực đối với môi trường như trẻ biết

Trang 4

yêu quý, giữ gìn và bảo vệ môi trường, dạy cho trẻ có một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc môi trường sống ở gia đình , trường lớp và cộng đồng

Chúng ta biết rằng kiểu tư duy ở trẻ mầm non đi từ trực quan hành động trực quan hình tượng, tư duy sơ đồ và cuối độ tuổi 5-6 tuổi thì trẻ bắt đầu có những biểu hiện kiểu tư duy logic Do đó trẻ có khả năng quan sát, phân tích, so sánh nhân phẩm phân loại các sự việc, hoạt động gần gủi xung quanh theo các dấu hiệu như màu sắc, hình dạng, kích thước, công dụng, chất liệu…

Hoạt động học tập của trẻ đang ở dạng sơ khai, những tri thức để trẻ lĩnh hội ở giai đoạn này là tri thức tiền khoa học được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi một cách tự nhiên Trẻ học thông qua hoạt động chia sẽ với người lớn, bạn bè

Hoạt động lao động của trẻ đang ở dạng sơ đẳng như lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, cây cối, vệ sinh môi trường, lao động là phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ yhiên nhiên và bảo vệ môi trường

Các khả năng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hình thành kỹ năng hành vi và thái độ của trẻ đối với môi trường và ý thức trong việc bảo vệ môi trường, như vậy có rất nhiều khả năng đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, trong nhà trường, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác, việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường trở thành một hoạt động quan trọng

1.2 Cơ sở thực tiển.

Ngày nay tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, muốn bảo vệ môi trường mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ chúng Khi những vấn đề trên chưa trở thành bức xúc trong chúng ta tồn tại 1 số suy nghĩ chưa đúng đắn về vấn đề này

Con người cho rằng tài nguyên của trái đất là vô tận có thể thả sứcc khai thác phục vụ lợi ích của mình mà không quan tâm đến cạn kiết Con người có khả năng chinh phục thiên nghiên hoàn toàn, đặc biệt khi khoa học kỹ thuật phát triển mà việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất , con người chỉ nghĩ đến sự tiện lợi đến năng suất , chất lượng sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống như: Khói bụi nhà máy xã ra gây ô nhiểm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp,

Trang 5

công nghiệ plàm ô nhiểm nguồn nước sạch, ô nhiểm không khí, tiêu diệt các sinh vật Con người tỏ thái độ lơ là thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiểm coi đó là việc của xã hội, của người khác Nguy hại hơn suy nghỉ trên không của ít người mà của toàn thế giới Vì vậy cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trườngvà tài nguyên thiên nhiên là vấn

đề cấp bách nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai Cần cho học sinh biết môi trường nơi đang sống, Hạn chế thải chất độc hại

ra môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống và sinh hoạt để trẻ biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên , hiểu được một cách đầy đủ về sự tác động của con người với môi trường

2 Đánh giá thực trạng:

2.1 Những thuận lợi và khó khăn:

a.Thuận lợi:

- Trường chúng tôi luôn được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành lảnh đạo đặc biệt là

sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục

- Trường luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh, tham gia đầy đủ trong các cuộc họp , buổi tuyên truyền do nhà trường tổ chức, đưa đón tận nơi, thường xuyên trao đổi với nhà trường để có phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất

- Trường được tập trung tai 2 cụm điểm nằm ở vị trí trung tâm là nơi có môi trường phong phú cho trẻ lĩnh hội, chương trình thực hiện theo các độ tuổi

- Đội ngũ giáo viên có trình độ, nhiệt tình năng nổ, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh đã tạo được niềm tin với phụ huynh và nhân dân

- Bản thân được tham gia đầy đủ các chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường do phòng giáo dục tổ chức, là một giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn và cũng đã có nhiều năm trong nghề nên ít nhiều đã có kinh nghiệm dạy học

b Khó khăn :

Tại trường tôi còn có những khó khăn sau:

- Môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế (Điều kiện đi tham quan tìm hiểu hay làm các thí nghiệm, thử nghiệm đơn giản chưa nhiều) đồ dùng, đồ chơi trong lớp , ngoài trời chưa đáp ứng được nhu cầu, khám phá của trẻ

Trang 6

- Mức độ nhận thức của cháu không đồng đều nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và hiệu quả giáo dục của cô giáo

- Đời sống của người dân còn khó khăn nên còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con em mình, cơ sở vật chất trong trường được xây dựng nhiều đợt chắp vá nên chưa tạo được khuôn viên đẹp, xung quanh trường còn một số người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, chưa tạo được cảnh quan thiên nhiên như : Cây xanh cây cảnh xung quanh trường học

*Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã khảo sát trẻ ở lớp 5-6 tuổi như sau:

Số cháu 30

(%)

2 Số trẻ phân biệt được môi trường sạch, bẩn 20/30 66%

4 Số trẻ biết các hoạt động bảo vệ môi trường 15/30 50%

5 Số trẻ thực hiện các việc làm hàng ngày nhằm

bảo vệ môi trường

12/30 40%

3 Những biện pháp thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

3.1 Tự học tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và tạo môi trường hoạt động cho trẻ

Như chúng ta đã biết việc tự học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân là một việc làm thường xuyên và trong quá trình giảng dạy, hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, yêu cầu giáo viên phải có bề dày nhất định kiến thức về môi trường và những tác động qua lại của môi trường sống với cuộc sống con người, điều đó bắt buộc người giáo viên phải thường xuyện tìm hiểu tham khảo, tài liệu xem băng hình, ti vi, tập san, qua các cuộc thi giáo viên giỏi, các tài liệu hướng dẫn chuyên

đề giáo dục bảo vệ môi trường của sở, phòng, không ngừng bồi dưỡng học hỏi cho bản thân mình, để rồi bản thân giáo viên lại tạo ra cho trẻ những cảnh tượng môi trường, những hiện tượng tự nhiên xã hội để trẻ thể hiện thái độ của mình sao cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng độ tuổi

Trang 7

3.2 Dạy trẻ bằng đồ dùng trực quan minh hoạ:

Đồ dùng trực quan minh hoạ giúp trẻ dễ hiểu và thu nhận được càng chính xác, phong phú, rõ ràng.Do vậy sữ dụng phương pháp trực quan, sự tác động trực tiếp làm cơ quan cảm giác của trẻ được coi là cơ sỡ của nền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Sữ dụng phương pháp này làm tăng vốn hiểu biết và phát triển tư duy cho trẻ, trẻ có thể quan sát vật thật, tranh ảnh, băng hình về các hoạt động của con người đối với môi trường qua đó giúp trẻ có thái độ và hành động với môi trường ở chủ đề nước và hiện tượng thiên nhiên khi thực hiện hoạt động chung cho trẻ quan sát tìm hiểu về hiện tượng mưa tôi có thể tạo thành những hạt mưa nhân tạo bằng cách cho nước vào bình rồi phun vào cây xanh ở góc thiên nhiên và tôi cho trẻ đưa ra nhận xét của mình về hiện tượng đàm thoại cùng trẻ về tác dụng của hiện tượng này đối với sự vật cây cối con vật và cả đối với cuộc sống của con người hoặc

Ví dụ : Trong giờ hoạt động giáo dục âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học khi dạy trẻ những bài hát, bài thơ, câu chuyện trong chủ đề “ bé yêu cây xanh” Tôi lồng ghép được rất nhiều về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ như : Cây xanh có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống con người? Cây xanh cung cấp cho con người những gì?( ôxi để thở…) Con đã làm gì để chăm sóc bảo vệ cây xanh?

Đối với phương pháp trực quan không chỉ áp dụng trên các hoạt động học mà còn vận dụng ở mọi lúc , mọi nơi và đặc biệt tôi còn vận dụng những hiện tượng tự nhiên đang đồng thời xẩy ra trước mắt trẻ để cho trẻ quan sát hoặc một việc làm có thể nói rằng nó thường xuyên và liên tục với trẻ trong suốt quá trình trẻ đến trường đó là những tranh ảnh giáo dục

ý thức bảo vệ môi trường, tranh ảnh về vệ sinh cơ thể ăn uống hợp lý và những việc làm có thói quen, hành vi tốt cho môi trường đều được tôi sắp xếp ở góc tuyên truyền trong lớp học theo chủ đề Phương pháp trực quan minh hoạ sẽ gúp cho trẻ có thêm những hiểu biết về thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ các sự vật hiện tượng thiên nhiên cũng như môi trường nơi trẻ hoạt động

Giáo dục, hình thành ở trẻ những hành vi, thái độ tiết kiệm khi sữ dụng năng lượng Hằng ngày trẻ chú ý, quan sát, bắt chước những việc làm của người lớn như: Khi ra khỏi nhà thì phải tắt điện, tắt quạt, ti vi, máy tính khi không sữ dụng

Trang 8

Giáo dục trẻ có thái độ không đồng tình với những hành vi chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng, từ đó trẻ phân biệt được những hành vi đúng, chưa đúng trong việc sữ dụng năng lượng tiết kiệm

Ví dụ : Khi cho trẻ quan sát tranh đàm thoại cùng trẻ :

Nhìn vào tranh con cho cô và các bạn biết con người đã sữ dụng năng lượng mặt trời để làm gì? ( Làm khô quần áo, làm động cơ của ô tô chuyển động, tạo ra nhiệt, điện …)

3.3 Dạy trẻ qua phương pháp thực hành :

Đây là nhóm các biện pháp cho trẻ thực hành là cách tổ chức cho trẻ hoạt động nhằm tìm tòi những kiến thức mới và vận dụng những điều đã được học vào thực tiển cuộc sống của trẻ

Trong nhóm phương pháp này tôi chú trọng nhiều nhất ở phương pháp dùng trò chơi và tạo tình huống có vấn đề trong cuộc sống , đồng thơi tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình trong các hoạt động

Ví dụ : Khi thực hiện chủ đề Hiện tượng thiên nhiên trong hoạt động khám phá khoa học :

Cô cho trẻ tìm hiểu thời tiết về các mùa , tôi sữ dụng trò chơi: Thi chọn trang phục theo mùa: Chia trẻ thành 2 đội, 2 đội có 2 biểu tượng thời tiết khác nhau, mùa đông và mùa hè và 2 đội thi đua nhau chọn trang phục phù hợp với biểu tượng thời tiết của mình, và giúp trẻ hiểu được khi đến mùa đông, mùa hè thì phải mặc trang phục như thế nào để bảo vệ cơ thể

Bên cạnh đó thì việc sữ dụng tình huống có vấn đề vẫn được tôi sữ dụng thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày và kể cả những tình huống trong tự nhiên vẫn được tôi tận dụng một cách triệt để

Ví dụ :Trong các hoạt động hàng ngày tôi làm một hành động bỏ rác không đúng nơi quy định và xem thái độ phản ứng của trẻ thì tôi sẽ biết được khả năng nhận thức của trẻ đến đâu

và qua đó tôi giáo dục trẻ về ý thức bảo vệ môi trường

Ví dụ : Để giúp trẻ hiểu biết được môi trường bẩn và môi trường sạch và cho trẻ lau chùi sắp xếp đồ chơi tôi có thể tạo ra một lớp học có nhiều đồ dùng, đồ chơi lộn xộn và chú ý xem trẻ phản ứng như thế nào với tình huống đó …Sau đó cô gợi hỏi các con quan sát lớp học của chúng bây giờ như thế nào? Lớp học sạch hay bẩn? Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp như thế nào?

Cô cho trẻ suy nghĩ một lúc sau đó phân công cho từng tổ, nhóm theo công việc cụ thể như :

Trang 9

Quét dọn, lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi…Khi trẻ hoàn thành xong công việc cô cho trẻ nhận xét môi trường lớp học như thế nào ? Chúng ta phải làm gì để lớp học được thường xuyên sạch đẹp, ngăn nắp, gọn gàng

Phương pháp sữ dụng tình huống có vấn đề có thể sữ dụng rộng rải trong tiết học cũng như ở mọi lúc, mọi nơi Cô giáo phải thường xuyên tạo ra những tình huống có vấn đề và cho trẻ giải quyết các tình huống, những thắc mắc, nghi vấn của trẻ để từ đó giáo dục trẻ một cách trực tiếp và khắc sâu trong kiến thức cần thiết cho trẻ

Đối với trẻ mầm non những gì mà trẻ được nhìn thấy và trải nghiệm thì trẻ dễ dàng lĩnh hội và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn

Ví dụ : Để giáo dục trẻ sữ dụng năng lượng tiết kiệm tôi đưa ra các tình huống như : Khi ra khỏi phòng thì con làm gì? Sau khi rửa tay xong vòi nước đang chảy thì con sẽ làm gì? Nếu con không xem ti vi, không sữ dụng máy tính nữa thì con sẽ làm gì

3 4 Dạy trẻ qua phương pháp trò chuyện

Phương pháp trò chuyện tức là đối thoại giữa cô và trẻ có tác dụng gợi mở, dẫn dắt trẻ đi đến kết luận, khái quát và trước hết biết vận dụng những hiểu biết hàng ngày vào việc giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh

Thông qua phương pháp này giáo viên có thể truyền đạt thông tin và thu nhận thông tin

từ trẻ, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ và chia sẽ suy nghĩ của mình với cô giáo và các bạn trong lớp, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc của mình với thiên nhiên, cây cối, con vật xung quanh trước và cũng thông qua phương pháp này mà cô giáo biết được những mong muốn nguyện vọng, sở thích của trẻ hiểu được tình cảm của trẻ đối với mọi người mọi vật xung quanh mà trẻ thường xuyên được tiếp xúc

Ví dụ :Cô giáo muốn giúp trẻ quan tâm đến con vật, cây cối, nhận ra những việc làm đúng, việc làm chưa đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học cô có thể kể cho trẻ những câu chuyện như : Bé và cái vỏ bao ni lông, cậu

bé và cây, tâm sự của vỏ hộp…

Hoặc giúp trẻ hiểu thêm vai trò của con vật, cây cối…Trẻ biết yêu quý thiên nhiên cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện : Con hãy đợi rồi sẽ biết nổi đau của lá, giọt nước tí xíu…

Trang 10

Ví dụ : Trong giờ khám phá khoa học:Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình tôi thường sữ dụng phương pháp trò chuyện cùng trẻ về các loại đồ dùng …Bao gồm những đồ dùng gì ? Dùng để làm gì? Nó được làm bằng gì? Chúng ta phải giữ gìn bảo vệ nó như thế nào ?

Qua đó giáo dục trẻ biết cách sữ dụng đồ dùng và cách bảo vệ ,sắp xếp

Để đồ dùng được sữ dụng bền lâu thì phải làm gì ? Trong gia đình , muốn ngăn nắp thì

đồ dùng phải để như thế nào?

Các con muốn quần áo mình sạch sẽ thì phải làm gì ?

Ví dụ : Khi vào lớp thì đồ dùng của mình con để ở đâu? Sau khi ăn quà ( Bánh kẹo ) Thì con vứt rác ở đâu?

Khi thấy rác ở sân trường thì con phải làm gì ?

Bằng hình thức trò chuyện như vậy trẻ sẽ tự nhận thức được việc làm của mình và ý thức được việc cần làm từ đó trẻ sẽ có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường

Thông qua phương pháp này cô giáo cũng có thể biết được những hoạt động việc làm của trẻ

ở nhà bằng cách trò chuyện gợi mở

Ví dụ : ở nhà con thường giúp đỡ bố mẹ làm gì ?

Con làm việc đó để làm gì ?

Theo con việc đó có nên làm thường xuyên không vì sao ?

Nếu vào lớp mà thấy lớp học bẩn thì con cảm thấy thế nào ?

Về nhà thấy nhà bẩn thì con cảm thấy như thế nào? Hoặc khi thấy một bạn nào đó ăn mặc dơ bẩn thì ta cảm thấy có đẹp không? Có đáng yêu không ? Ngược lại khi thấy một bạn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng thì con thấy như thế nào ?

Trò chuyện với cô thì câu hỏi phải ngắn gọn cụ thể, dễ hiểu nhưng phải có nội dung kiến thức và mang tính giáo dục cụ thể

3.5 Dạy trẻ qua các thí nghiệm:

Cho trẻ thí nghiệm là phương pháp mà trẻ trực tiếp được tham gia trải nghiệm thực hành qua đó cung cấp thêm những kiến thức mới mà trẻ chưa biết và đồng thời cũng cố cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã được biết do trải nghiệm

Phương pháp này được thực hiện trong các hoạt động trong ngày, qua phương pháp này trẻ được trực tiếp xâm nhập, khám phá trực tiếp trong thiên nhiên, xung quanh trẻ, trẻ tự tìm

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w