Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, đặc biệt sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO tạo nhiều cơ hội phát triển cho các ngành nghề kinh tế Thị trường Ngân hàng tài chính ngày một trở nên sôi động, mang tính toàn cầu hoá cao độ Sự chu chuyển dòng tiền ngày càng gia tăng không chỉ về tốc độ, số lượng mà còn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Những biến động về kinh tế, chính trị ngày càng lớn và khó dự doán Tình hình khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế tiếp tục kéo dài sang năm 2009.Tuy vậy, cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Nhưng để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên cũng không nằm ngoài quy luật đó Sự xuất hiện của các NHTM 100% vốn nuớc ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giũa các Ngân hàng mạnh mẽ hơn.
Hoạt động kinh doanh tín dụng của các Ngân hàng thương mại là đòn bẩy cho các hoạt động kinh doanh khác Tín dụng Ngân hàng là một trong những hoạt động chính và tạo ra thu nhập lớn nhất cho các Ngân hàng thương mại Với vai trò là người dẫn vốn lớn nhất trong nền kinh tế, tín dụng Ngân hàng đang ngày càng phát huy hiệu quả Bên cạnh những thành công đạt được thì trong xu thế hội nhập, Ngân hàng thương mại đang phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng nước ngoài Thêm vào đó là các rủi ro như biến động tỷ giá, giá vàng tăng mạnh, các loại hình kinh doanh còn nhiều hạn chế đã và đang làm hiêụ quả hoạt động của Ngân hàng chưa cao.
Trong bối cảnh đó, việc các Ngân hàng duy trì và quản lý một cách tích cực cũng như tăng cường đa dạng hoá hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đã trở thành vấn đề nóng bỏng Công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng.
Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đặc biệt là công tác thẩm định tài hính dự án đầu tư vay vốn, bên cạnh những ưu điểm còn có nhiều hạn chế, việc
Trang 2nhìn nhận lại, đánh giá và đưa ra những ý tưởng mới luôn được quan tâm Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng các cô chú, anh chị phòng khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân em đã
chọn đề tài: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân “ làm đề tài nghiên cứu của mình.
Chuyên đề của em gồm có hai chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.
Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn có nhiều hạn chế và thiếu sót, mong được sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng các cô chú các anh chị phòng khách hàng doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
Trang 3CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG THANH XUÂN.
1.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN.
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển chung của NHCT Thanh Xuân
Ngân hàng Công thương Việt Nam ( VietinBank ) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Công thương Việt nam có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở giao dịch, 141 Chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đây là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu ( SWIFT ), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻVISA, MASTER quốc tế, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử Việt Nam
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta, các dịch vụ Ngân hàng cũng không ngừng được mở rộng và ngày càng hoàn thiện hơn Nhằm thực hiện chiến lược lâu dài là mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, NHCT Việt Nam đã liên tục mở rộng thêm các Chi nhánh mới tại những địa bàn trọng điểm.
Ngày 22/4/1997 NHCT Việt Nam công bố quyết định số 17/HĐQT - QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh NHCT Thanh Xuân trực thuộc Chi nhánh NHCT Đống Đa trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình và chính thức đi vào hoạt động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
Trang 4kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngay từ ngày đầu bước vào hoạt động, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã gặp rất nhiều khó khăn tác động đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; Đó là trụ sở giao dịch phải đi thuê với diện tích rất chật hẹp; Bộ máy tổ chức gồm 4 phòng với 50 CBNV; cán bộ lãnh đạo quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm, mạng lưới huy động vốn mỏng chỉ có 2 QTK trên 11 phường Quận Thanh Xuân, thị phần đầu tư và cho vay hạn chế, đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có quan hệ truyền thống với các Ngân hàng khác Vấn đề nêu ra ở đây là mặc dù sinh ra còn rất non trẻ đã phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường, với hàng chục Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Thủ đô.
Nhận thức được những thuận lợi, khó khăn, tập thể lãnh đạo đã đặt ra nhiệm vụ, bước đi, biện pháp mang tính chiến lược chủ yếu để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao Chi nhánh NHCT Thanh Xuân từ khi thành lập đến nay đã trải qua hai giai đoạn; Từ khi thành lập 4/1997 đến 2/1999 trực thựôc Chi nhánh NHCT Đống Đa và từ tháng 3/1999 đến nay là đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam 10 năm bước vào hoạt động, với chức năng là một Ngân hàng thương mại Quốc doanh được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, sự ủng hộ giúp đỡ của Cấp uỷ Chính quyền, các Ban ngành địa phương và với tinh thần trách nhiệm, tập thể Đảng uỷ, Ban giám đốc đã bám sát và tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, các tổ chức đoàn thể tích cực phát động hiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp các mặt công tác Do đó, 10 năm ra đời và phát triển Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã đạt được những kết quả tốt đẹp.
NHCT Thanh Xuân gồm có 4 phòng và 50 CBCNV năm 1997, và hiện nay là 9 phòng và 225 CBCNV hoạt động ở tất cả các phòng ban Trong đó có 5 thạc sĩ, 207 trình độ đại học còn lại là cao đẳng và trung học Điều này thể hiện sự phát triển về nguồn nhân lực của chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của toàn công
Trang 5Để hiểu rõ hơn về hoạt động của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, ta nghiên cứu một số hoạt động chính của Ngân hàng trong những năm gần đây.
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây
Mức gia tăng liên hoàn - 240.000 426.000 133.000 437.000
Trong đó
Tiền gửi dân cư 932.456 1.182.000 1.363.000 1.352.000 1.368.956
Mức gia tăng liên hoàn - 249.544 181.000 -11.000 16.956
Tiền gửi tổ chức kinh tế 410.501 615.116 687.000 769.000 1.159.757
Mức gia tăng liên hoàn - 204.615 71.884 382.000 390.757
Nguồn vốn vay 1.572.043 1.357.884 1.531.000 1.568.000 1.623.000
Mức gia tăng liên hoàn - -214.159 173.116 37.000 55.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
Cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, NHCT Thanh Xuân rất chú trọng đến công tác huy động vốn bởi nguồn vốn là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và kết quả hoạt động kinh doanh của một NHTM Vì vậy, các NHTM đều hết sức chú trọng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng của nguồn vốn Công tác huy động vốn của Chi nhánh luôn được quan tâm triển khai bằng nhiều biện pháp, từ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng bá, áp dụng hợp lý các chính sách khách hàng, thực hiện áp dụng chính sách lãi suất phù hợp, khai thác, phát triển, mở rộng
Trang 6các kênh huy động vốn Đặc biệt với sự quan tâm sát sao của Ban giám đốc đã có những chính sách phù hợp như nâng cấp cải tạo các điểm giao dịch - quỹ tiết kiệm Với những hoạt động, kết quả đã được phản ánh cụ thể ở bảng số liệu trên:
Tổng nguồn vốn huy động và đi vay của Chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, từ 2.915 tỷ đồng năm 2004, vốn huy động và đi vay của Ngân hàng đã tăng gấp 1.27 lần, đạt 3.714 tỷ đồng đồng năm 2007 và đến năm 2008 đã là 4.151 tỷ đồng, tăng 1.42 lần so với năm 2004 Trong đó, huy động ngoại tệ quy đổi năm 2005 đạt 366 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và bằng 100,3% so với kế hoạch năm 2005; năm 2006 đạt 546 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và bằng 120% so với kế hoạch năm 2006 Một điều nhận thấy ở đây là tốc độ tăng liên hoàn giữa năm sau so với năm trước càng về sau càng giảm nhưng mức gia tăng liên hoàn có xu hướng tăng cao.
Trong 3 thành phần kể trên, thì nguồn vốn vay chiếm một tỉ lệ rất cao Đây là một kênh huy động rất quan trọng Trong năm 2007, 2008 Chi nhánh đã triển khai tốt công tác khai thác mở rộng quan hệ đối với các tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi lớn để huy động Chính vì thế, nguồn vốn vay tính đến 31/12/2007 là 1.568 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42.2% trên tổng nguồn vốn và tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước Thời điểm cao nhất nguồn vốn khai thác từ các định chế tài chính tại Chi nhánh đạt trên 2.500 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động gửi vốn điều hoà trong hệ thống
Số dư Tiền gửi tổ chức kinh tế luôn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây Tính đến 31/12/2005 số vốn huy động được từ đối tượng khách hàng này là 615 tỷ đồng, thì tới 31/12/2006 đạt 687 tỷ đồng, và đến năm 31/12/2007 đã là 769 tỷ đồng, và tính đến 31/12/2008 vừa qua đã là 1.160 tỷ đồng, chiếm 27.9 % trong tổng nguồn vốn và bằng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với sự gia tăng của nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư cũng có những bước tiến đáng kể Tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1.123 tỷ đồng Và đến 31/12/2008 đã là
Trang 71.369 tỷ đồng chiếm 33% trên tổng nguồn vốn huy động (không tính vay của BHXH) và tăng tỷ đồng so với 2007 với mức tăng là 1%.
1.1.2.2 Hoạt động đầu tư và cho vay.
Bảng 1.2: Hoạt động đầu tư và cho vay tại NHCT Thanh Xuân
Doanh số cho vay 1.821.000 1.555.000 2.046.000 2.010.000 1.298.998
Doanh số thu nợ 1.667.000 1.177.000 2.264.000 1.875.000 Mức gia tăng liên hoàn - -490.000 1087.000 -389.000
Tổng dư nợ cho vay nền
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
• Về cơ cấu đầu tư:
Trang 8Cho vay ngắn hạn 640.000 708.000 394.000 580.000 397.368
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm )
Qua Bảng 2 ta có thể thấy hoạt động đầu tư và cho vay qua các năm của NHCT Thanh Xuân đều đạt được những bước tiến đáng kể, cụ thể như sau:
Thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Tổng Giám đốc đối với hoạt động đầu tư, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, không chạy theo số lượng, Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác khai thác, tìm kiếm các dự án mới, khách hàng mới, phát triển mạnh cho vay đối vơi khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân Đặc biệt là phát triển hình thức cho vay chứng khoán, đến 31/12/2007 Chi nhánh đã lý hợp đồng cho vay ứng trước chứng khoán đối với khách hàng của 8 công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội, dư nợ cho vay loại hình này những tháng cuối năm luôn đạt ở mức trên 30 tỷ đồng.
Tổng các khoản đầu tư cho vay ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn ở mức cao, nhìn chung năm sau phát triển hơn năm trước Riêng năm 2006 là 1.355 tỷ đồng bằng 80,4% so với cùng kỳ năm 2005, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1.341 tỷ đồng chỉ bằng 80% so với năm 2005 nhưng qua năm 2007 đã tăng lên 1.482 tỷ đồng bằng 109.4% , tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.476 tỷ đồng bằng 110 % so với cùng kỳ năm ngoái
Tuy có sự tăng lên của tổng dư nợ cho vay nền kinh tế nhưng Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng trong những năm gần đây lên xuống thất
Trang 92.046 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 thi con số này giảm đi 36 tỷ đồng, chỉ còn 2.010 tỷ đồng Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 2.264 tỷ đồng nhưng năm 2007 chỉ đạt 1.875 tỷ đồng bằng 82.8% so với năm 2006.
Về cơ cấu đầu tư, cơ cấu cho vay theo thời gian có sự thay đổi từ việc tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2005 chiếm 42,2% dư nợ cho vay nền kinh tế thì đến 2006 giảm xuống còn 29,3% dư nợ cho vay nền kinh tế, năm 2007 lặi tăng lên là 39% Cơ cấu cho vay theo đối tượng cũng có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay DNNN, năm 2004 cho vay DNNN chiếm 81,6% dư nợ cho vay nền kinh tế, đến 2005 chỉ còn chiếm 74,9% và đến năm 2006 thì giảm xuống chỉ còn 70% Tuy vậy 2 năm gần đây, cơ cấu này lại có xu hướng đi lên đột ngột, năm 2007 là 85%.
Về chất lượng tín dụng, Công tác khắc phục, thu hồi nợ xấu của Chi nhánh luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Các phòng nghiệp vụ đã nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, thường xuyên theo dõi bám sát từng khách hàng, từng khoản vay, kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn.Trong các năm qua, thì chỉ có năm 2005 là phát sinh nợ quá hạn (NQH), cụ thể: Nợ gia hạn đến ngày 31/12/2005 là 94 tỷ, nợ quá hạn là 54 tỷ VNĐ Năm 2006, Doanh số thu nợ gia hạn, quá hạn trong năm là 105.545 triệu đồng, thu hồi nợ ngoại bảng năm 2006 đã đạt được 18.719 triệu đồng Đến thời điểm cuối năm 2006, Chi nhánh đã tiến hành làm thủ tục xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu của một số khách hàng và đã được NHCTVN chấp nhận XLRR và hạch toán ngoại bảng số nợ xấu là 119 tỷ đồng Và tính đến thời điểm 31/12/2006, tại Chi nhánh không còn dư nợ gia hạn, quá hạn Kết thúc năm 2007 Chi nhánh đã không còn nợ xấu Tuy vậy, năm 2008 nợ xấu của Chi nhánh lại tăng đột ngột là 43.044 triệu đồng dẫn đến yêu cầu đặt ra luc này là Chi nhánh phải có biện
pháp chặt chẽ và mạnh mẽ hơn nưa để giảm bớt tình hình đó
1.1.2.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại, tài trợ thương mại.
Bảng 1.3: Hoạt động kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại tài NHCT Thanh
Xuân năm 2004 – 2008
Trang 10Doanh số mua bán ngoại tệ Triệu USD 64.4 73 177 102
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm )
Doanh số mua bán ngoại tệ liên tục tăng qua các năm Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn và đã đi vào ổn định Đến 31/12/2007 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là 613 món với giá trị quy đổi là 2.4 triệu USD So với năm 2006 tăng 62 món và tăng 0.4 triệu USD giá trị quy đổi.
Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, 100% giao dịch được thực hiện an toàn chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Quốc gia, thông lệ, pháp luật Quốc tế.
Về tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu: liên tục tăng trưởng và đóng góp một phần quan trọng làm tăng thu nhập của Chi nhánh Công tác phát hành bảo lãnh phát triển mạnh qua các năm Đây là dịch vụ mang lại nguồn thu phí dịch vụ rất lớn Tống số bảo lãnh phát hành đến 31/12/2005 là 299 món với số dư là 107 tỷ VNĐ, đến 31/12/2006 là 276 món tăng 20% so với 2005 với số dư là 52 tỷ VNĐ, kết thúc ngày 31/12/2007 là 450 món tương đương với số tiền là 111.6 tỷ đồng, số món tăng 63% và giá trị tăng 13% so với năm 2006.
1.1.2.4 Hoạt động tiền tệ kho quỹ.
Bảng 1.4: Tổng thu chi tiền mặt tại NHCT Thanh Xuân
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
Trang 11Năm 2005 công tác tiền tệ kho quỹ tại Chi nhánh có rất nhiều thay đổi cả về quy mô và hình thức hoạt động Đây là một mô hình hoàn toàn mới mẻ trong hoạt động Ngân hàng, tuy vậy Chi nhánh đã triển khai rất thành công Việc nghiên cứu kỹ quy trình nghiệp vụ với sự kết hợp nhịp nhàng, chính xác giữa các phòng, các bộ phận đã mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và được khách hàng đánh giá rất cao.
Có thể thấy Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn là đơn vị bội thu tiền mặt và ngoại tệ qua các năm
Trong năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện điều chuyển an toàn tuyệt đối, nộp NHNN 331 tỷ VNĐ và nộp NHCTVN 4.588.600 USD; 450.000 EUR; Năm 2006, nộp NHNN 245 tỷ VNĐ và nộp NHCTVN 4.495.520 USD; 298.000 EUR đảm bảo định mức tồn quỹ theo quy định của NHCTVN Trong năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện điều chuyển an toàn tuyệt đối, nộp Ngân sách Nhà nước 220 tỷ đồng bằng 89% so với năm 2006; nộp NHCT Việt Nam 3.367.700 USD bằng 74.9% so với năm 2006 và 370.850 EUR bằng 124.4% so với năm 2006, đảm bảo định mức tồn quỹ theo quy định của NHCT Việt Nam.
1.1.2.5 Hoạt động kế toán tài chính.
Thanh toán theo chương trình hiện đại hoá Ngân Hàng trong thời gian qua đã đi vào ổn định triển khai mô hình giao dịch một cửa trong toàn Chi nhánh đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Số lượng khách hàng mới đến mở tài khoản giao dịch với Chi nhánh tăng
nhanh qua các năm Doanh số thanh toán qua Ngân hàng cũng tăng nhanh qua các
năm Đặc biệt trong năm 2007 bộ phận kế toán đã thực hiện tốt việc mở thẻ và hạch toán các nghiệp vụ lên quan đến hoạt động thẻ Kết hợp với bộ phận chuyên môn như bộ phận điện toán, triển khai dịch vụ trả lương qua tài khoản ATM với các đơn vị khách hàng.
- Về công tác tài chính: Chi nhánh luôn tổ chức thực hiện nghiêm túc đúng chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành, phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh Đến 31/12/2007 Chi nhánh thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận sau trích DPRR đạt 79.1 tỷ đồng bằng 158% kế hoạch được giao Lợi nhuận chưa trích DPRR là 154.7 tỷ
Trang 12đồng: Trong đó lợi nhuận từ thu ngoại bảng mang lại là 107.5 tỷ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 47.2 tỷ đồng
1.2 THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN.
1.2.1 Các căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại NHCT TX
1.2.1.1 Các căn cứ chung.
Ngân hàng Công thương Thanh Xuân thực hiện thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn dựa trên:
- Hồ sơ xin vay vốn của khách hàng theo đúng quy định.
- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11.
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 - Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 - Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 52/1999/NĐ – CP ngày 08/07/1999 về việc ban hành quy chế quan lý đầu tư và xây dựng.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 hướng dẫn thị hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.
- Nghị định 108/2006 ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở: Các nghị định sữa đổi, bổ sung quy chế đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.
Trang 13- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT ban hành kèm theo quyết định số 070/QĐ-HĐQT NHCT35 ngày 03/04/2006 và quyết định số 124/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 10/05/2006 của hội đồng quản trị về việc sửa đổi một số điều của quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT ban hành theo quyết định số 070/QĐ-HĐQT –NHCT35 ngày 03/04/2006.
- Quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế ban hành theo quy định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 và quyết định số 123/QĐ-HĐQT_NHCT35 ngày 10/05/2006 của Hội đồng quản trị về việc sửa đổi một số điều của quy định này.
- Quyết định số 225/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 07/08/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về bảo đảm tiền vay và quy định về cho vay đối với tổ chức kinh tế.
- Quy chế hội đồng tín dụng.
- Quy định về xác định lãi suất huy động, cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Quy định tạm thời về quy trình xử lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS, ban hành kèm theo quyết định số 990/QĐ-NHCT nagỳ 02/05/2004.
- Quyết định số 061/QĐ-HĐQT_NHCT! ngày 22/03/2006 quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban Trụ sở chính; Quyết định số 359/QĐ-HĐQT-NHCT! ngày 23/11/2005 về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh NHCT.
- Các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ thẩm đinh dự án đầu tư - Tiêu chuẩn ISO 9001:2000;
- Sổ tay tín dụng NHCT.
Trang 14- Các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chỉ đạo của NHCT Việt Nam và các tài liệu liên quan khác.
1.2.1.2 Các căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn:
- Ngoài các tài liệu chung nêu trên, thẩm định tài chính dự án đầu tư còn dựa trên các căn cứ sau:
* Hồ sơ pháp lý của khách hàng * Hồ sơ khoản vay
* Hồ sơ dự án đầu tư * Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
* Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến khoản vay nếu có.
1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại NHCT TX
* Quy trình thẩm định tại chi nhánh như sau:
Trang 15Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa rõ
Đủ điều kiện
Chưa đạt
Đạt
Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ sơ vay
vốn cho Phòng quản lý rủi ro.
Trang 16Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định khách hàng vay vốn, DADT, biện pháp bảo
đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định, tái thẩm định.
Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả
thẩm định rủi ro tín dụng.
Bước 4: Xét duyệt khoản vay.Bước 5: Thông báo cho khách hàng.
Bước 6: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận
TSBĐ và giấy tờ TSBĐ và nhập các thông tin về khoản vay, kiểm tra giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS.
1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính DADT vay vốn tại NHCT TX
1.2.3.1 Các phương pháp thẩm định chung.
Tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân sử dụng 4 phương pháp thẩm định cơ bản nhưng phổ biến hơn cả là phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.
a) Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp phổ biến, thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư ở NHCT Thanh Xuân Nội dung của phương pháp này là CBTĐ khi thẩm định thường so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế và trong nước cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu Các chuẩn mực mà CBTĐ ở Ngân hàng Công thương Thanh Xuân thường sử dụng trong phương pháp này là:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn về loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
Trang 17- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
- Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động
b) Phương pháp thẩm định theo trình tự
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau Đây là phương pháp thẩm định cơ bản nhất mà không chỉ NHCT Thanh Xuân hiện nay đang áp dụng mà còn được sử dụng rộng rãi ở các NHTM khác bởi độ an toàn và chính xác cao của nó.
* Thẩm định tổng quát :
Là việc CBTĐ xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án.
Thẩm định tổng quát cho phép CBTĐ hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được bộ máy quản lý dự án dự kiến Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung.
* Thẩm định chi tiết
Được CBTĐ tiến hành sau thẩm định tổng quát Là việc CBTĐ xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật-công nghệ-môi trường, kinh tế … phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước.
c) Phương pháp phân tích độ nhạy.
Trang 18Phương pháp này CBTĐ ở đây thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Mỗi dự án bản thân nó chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy tức là để xem xét độ nhạy cảm của dự án đôí với sự thay đổi của các yếu tố liên quan.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án ( lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nộ bộ ) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với biến động của các yếu tố có liên quan.
Theo phương pháp này, trước hết CBTĐ ở NHCT Thanh Xuân phải xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Sau đó, CBTĐ dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: Vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thể thay đổi chính sách thuế theo hướng bất lợi Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án.
d) Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tuơng lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong qúa trình thực hiện dự án Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả dự án, CBTĐ ở NHCT TX phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đôí tác có liên quan đến dự án.
1.2.3.2 Các phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính
Trong thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, CBTĐ ở đây sử dụng kết hợp nhiều phương pháp Tuỳ từng nội dung và khía cạnh cụ thể, CBTĐ lại sử dụng những phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu là phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp tổng quát và phương pháp phân tích độ nhạy Phần này sẽ được nghiên cứu rõ hơn thông qua ví dụ minh hoạ sẽ được đề cập sau này.
Trang 19Để hiểu rõ hơn về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh, trước tiên tôi muốn nghiên cứu về tổng quan thẩm định các nội dung của dự án đầu tư vay vốn, sau đó mới đi sâu nghiên cứu cụ thể về “ nội dung thẩm định tài chính “để có một cái nhìn tổng quan về hoạt động thẩm định ở đây, cũng như vai trò của “ thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn “ của Chi nhánh.
* Tổng quan về các nội dung thẩm định DADT tại NHCT TX.
Về phía NHCT, với tư cách là đơn vị cho vay vốn, việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung chủ yếu phân tích, đánh giá khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.
Các nội dung chính khi thẩm định dự án mà CBTD ở NHCT Thanh Xuân phải tiến hành phân tích, đánh giá bao gồm:
• Xem xét, đánh gía sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án:
Bất kỳ một dự án đầu tư xin vay vốn nào khi tiếp nhận thẩm định thì CBTĐ cũng phải xem xét tổng quan về dự án để nắm những thông tin cơ bản nhất, định huớng công việc cho những bước tiếp theo của mình Các nội dung mà CBTD cần quan tâm ở đây là:
+ Mục tiêu đầu tư của dự án + Sự cần thiết đầu tư dự án.
+ Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu tư của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
+ Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các chỉ tiêu khác nhau ( xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phương án nguồn vốn để thực hiện dự án: Vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết
+ Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Sau khi xem xét tổng quan dự án, CBTĐ tiến hành thẩm định những nội dung tiếp theo Đó là:
• Thẩm định khách hàng vay vốn.
Trang 20Khách hàng vay vốn cần được thẩm định về tư cách pháp nhân và năng lực đầu tư trên các khía cạnh:
- Thẩm định tư cách pháp nhân và năng lực pháp lý của khách hàng:
+ Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn có hiệu lực trong thời hạn cho vay, có hay không?
+ Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có cùng địa bàn với đơn vị chính không? có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân không? Giấy uỷ quyền còn hiệu lực thực hiện không? Phạm vi, nội dung uỷ quyền so với nhu cầu vay/hạn mức vay như thế nào?
+ Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn NHCT Thanh Xuân không? + Các giấy tờ khác.
- Thẩm định tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng vay vốn.
+ Tình hình hoạt động:
.) Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.) Tình hình bán hàng của doanh nghiệp
.) Các khách hàng truyền thống, khách hàng trung thành và các
khách hàng chính, khách hàng tiềm năng của dự án.
+ Khả năng tài chính:
.) CBTĐ phân tích, đánh gía thẩm định khách hàng vay vốn thông
qua Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Các nhật ký chứng từ, sổ chi tiết tài khoản liên quan, thẻ kho, thẻ TSCĐ.
.) Ngoài ra CBTĐ còn phải quan tâm đến những tài liệu như Báo
cáo kiểm toán của doanh nghiệp; Báo cáo quyết toán sau thuế ( nếu có ) Báo cáo sơ kết, tổng kết, tình hình hoạt động trong kỳ, năm báo cáo Kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển từng thời kỳ ( nếu có ) và chiến lược phát triển trong 5năm, 10năm.
) Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
Trang 21Sau khi xó kết quả về thẩm định khách hàng vay vốn đầy đủ theo yêu cầu và tiêu chí của NHCT Thanh Xuân, CBTĐ mới đi tiếp vào thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.
• Thẩm định hồ sơ vay vốn.
Theo quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006 về việc ban hành Quy trình cho vay theo Dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT quy định Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý, gồm:
Yêu cầu bản sao công chứng hoặc có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng
nhận đầu tư của cấp có thẩm quyền và các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép hành nghề đối với loại hình kinh doanh có giấy phép theo quy định của Pháp luật.
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh XNK và đăng ký mã số XNK (đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK).
+ Hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác liên doanh ( nếu có ).
+ Quyết định bổ nhiệm hoặc Nghị quyết bầu người quản lý cao nhất, người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và được phê duyệt của cấp có thẩm quyền ( Nếu pháp luật có quy định ).
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
+ Quy chế tài chính đối với khách hàng là tổng công ty/ công ty mẹ và các đơn vị thành viên ( nếu có ).
- Hồ sơ khoản vay, gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn ( bản chính ).
+ Các Báo cáo tài chính của ba năm gần nhất ( Bao gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính ) và báo cáo tài chính quý gần nhất ( bản chính ) Nếu doanh nghiệp không lập báo cáo theo quý thì yêu cầu báo cáo nhanh một số chỉ tiêu tài chính chính ( bản chính ).
Trang 22Lưu ý:
+ Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 02 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất.
+ Trong trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì đơn vị phải cung cấp báo cáo tài chính đã kiểm toán Trong trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, phải có báo cáo quyết toán thuế của hai năm gần nhất được cơ quan thuế xác nhận ( bản sao ) và phải có sự giải trình cụ thể từ phía khách hàng trước khi xem xét khoản vay.
+ Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ( bản chính )
+ Bản kê các khoản phải thu, phải trả lớn, chi tiết hàng tồn kho.
+ Các tài liệu minh chứng về nguồn vốn tài trợ cho dự án, khả năng tài chính của các cổ đông và đối tác góp vốn ( bản sao ).
+ Kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính ( bản chính ).
+Đăng ký trích khấu hao theo kế hoạch ( bản sao, nếu có ).
- Hồ sơ dự án đầu tư, gồm:
Về nguyên tắc, dự án đầu tư được lập phải đáp ứng các quy định trong Luật đầu tư, Luật xây dựng xũng giống như các quy định có liên quan Quá trình thực hiện phải phù hợp với Luật đấu thầu và các quy định có liên quan Tổng hợp danh mục hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có); Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ lập báo cáo đầu tư.
+ Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền Những dự án Nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật về tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phái có quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công
Trang 23+ Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan đến chế độ ưu đãi, hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan ( Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước ) (nếu có)
+ Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng chóng chữa cháy ( chỉ với những dự án có yêu cầu ).
+ Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường
+ Thông báo lế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp có thẩm quyền (đối với những dự án mới theo kế hoạch của Nhà nước).
+ Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp là thành viên Tổng công ty ( nếu có ).
+ Tài liệu minh chứng về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia vào dự án đầu tư.
+ Giấy phép xây dựng ( nếu pháp luật quy định phải có ).
+ Các văn bản liên quan đến quá trình đầu thầu thực hiện dự án + Các tài liệu khác liên quan.
Lưu ý:
Đối với những dự án chuyển tiếp, CBTĐ phải đối chiếu danh mục các tài liệu cũ và chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu còn thiếu.
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay, gồm:
+ Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên cầm cố thế chấp.
+ Văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh theo quy định.
+ Trong trường hợp tài sản là tài sản chung, thì phải có văn bản chấp thuận của các đồng sở hữu.
Trang 24Sau những thủ tục ban đầu đó với kết quả là đạt, thì CBTĐ bắt đầu thẩm định chi tiết các nội dung của dự án Cụ thể như sau:
• Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.
CBTĐ khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án thông qua việc đánh giá, phân tích toàn bộ khía cạnh thị trường về sản phẩm dịch vụ của dự án Bao gồm:
- Đánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm của dự án:
Việc phân tích, đánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án sẽ được đề cập đến những nội dung chính sau:
+ Ước tính tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, và dich vụ đầu ra của dự án đã phù hợp chưa.
+ Dự tính tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm và dịch vụ đầu ra của phương án.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác Việc định hướng thị trường có hợp lý hay không để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
• Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Xét đến khía cạnh kỹ thuật, CBTĐ của NHCT Thanh Xuân sẽ tiến hành thẩm định trên các nội dung sau:
- Địa điểm xây dựng:
Trang 25+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.
+ Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không?
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
- Công nghệ, thiết bị.
+ Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới + Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
- Quy mô, giải pháp xây dựng.
+ Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa dự tính hay không, có hạng mục nào chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
- Môi trường, PCCC.
Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
• Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
- Xem xét kinh nghiệm, tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
Trang 26- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Cuối cùng và cũng là nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định dự án đầu tư chính là thẩm định khía cạnh tài chính dự án Đây là trọng tâm đề tài nghiên cứu này.
• Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
a) Cơ sở tính toán :
Những phân tích, đánh giá ở phần trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ được đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sữa chữa tài sản cố định, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căc cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án ( phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của dự án đối với Ngân sách.
-
Trang 27b) Phương pháp tính toán:
Trên cơ sở những căn cứ trên, CBTĐ phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho viêc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của dự án, được nghiên cứu cụ thể ở phần sau đây:
* Nội dung thẩm định tài chính DADT vay vốn tại NHCT Thanh Xuân.
1.2.4.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.
Đây là một nội dung rất quan trọng mà CBTĐ ở NHCT Thanh Xuân đặc biệt quan tâm Trong quá trình thực hiện dự án khó tránh khỏi tình trạng tổng vốn đầu tư thay đổi so với mức dự kiến ban đầu Lượng phát sinh này quá lớn của tổng vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay của dự án Do vậy, việc thẩm định tổng vốn đầu tư để dự tính một cách chính xác nhất tổng đầu tư cần thiết cho dự án để đưa ra quyết định cho vay bao nhiêu là hợp lý nhất, không gây ảnh hưởng cho khả năng trả nợ của dự án sau này, giảm thiểu rủi ro về khoản vay cho Ngân hàng cũng như chủ đầu tư CBTĐ tiến hành thẩm định trên các nội dung:
a ) Xác định tổng mức đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động Tổng mức đầu tư bao gồm:
* Chi phí cố định, gồm: - Chi phí xây dựng - Chi phí thiết bị.
- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác * Vốn lưu động ban đầu, gồm: - Tài sản lưu động sản xuất.
- Tài sản lưu động lưu thông.
* Vốn dự phòng, gồm: Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được.
Để xác định chính xác tổng mức đầu tư của dự án, CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thường sử dụng phương pháp “ Cộng chi phí “ tức là dự tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp thành mức đầu tư Để làm được điều
Trang 28này, CBTĐ ở đây xác định dựa trên việc xem xét chi phí dự tính cho từng công việc theo thiết kế cơ sở của dự án trong phần phân tích kỹ thuật ở trên Một mặt, dựa vào số liệu mà dự án cung cấp, CBTĐ tiến hành:
+ CBTĐ đánh giá tổng mức vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay chưa bằng cách trên cơ sở so sánh với những dự án tương tự đã thực hiện CBTĐ phân tích để thấy được sự khác biệt, hợp lý về suất đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết để tập trung tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.
+ CBTĐ đánh giá tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa Cụ thể, xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ Từ đó đưa ra kết luận về cơ cấu vốn đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
+ Trường hợp dự án mới đi vào chủ trương hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, CBTĐ dựa vào số liệu đã thống kê, đức rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
+ Ngoài ra, CBTĐ cũng tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
Sau khi thẩm định xong tổng mức vốn đầu tư, CBTĐ tiếp tục tiến hành xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án dựa trên cơ sở:
b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
+ CBTĐ cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không: Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công Ngoài ra cần phải xem xét tỉ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
+ Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
Trang 29Để đánh giá tiến độ thực hiện đầu tư của dự án có đảm bảo hay không, cũng như xem xét có xảy ra tình trạng ứ đọng vốn không, CBTĐ tiếp tục thẩm định các nguồn tài trợ vốn cho dự án Cụ thể:
c ) Nguồn vốn đầu tư
+ Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do Ngân sách cấp phát, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác, vốn của Ngân hàng cho vay Chính vì thế, CBTĐ ở đây thẩm định không chỉ về mặt số lượng mà kể cả thời điểm nhận được tài trợ, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.
1.2.4.2 Thẩm định tỷ lệ chiết khấu của dự án.
- Tỷ lệ chiết khấu là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án Thông thường, ở NHCT khi thẩm định dự án sử dụng Chi phí vốn bình quân (WACC) làm tỷ lệ chiết khấu.
Có 2 cách xác định WACC như sau:
+ Cách 1: WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay + Chi phí VCSH * Tỷ trọng VCSH.
+ Cách 2: WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay * ( 1-T ) + Chi phí VCSH * tỷ trọng VCSH.
Lý do có (1-T): Chi phí lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế, do vây, trong trường hợp vay vốn, mặc dù chủ đầu tư sẽ phải trả lãi vay cho Ngân hàng song lại tiết kiệm được khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bằng đúng với khoản lãi vay phải trả * thuế suất thu nhập doanh nghiệp
1.2.4.3 Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí và các bảng tính trung gian.
Trang 30Trên cơ sở phân tích đánh giá về thị trường, cung cầu sản phẩm của dự án nói trên, Báo cáo khả thi của dự án đầu tư và Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và trên cơ sở tính toán, CBTĐ tiến hành ước tính:
Từ những thông số trên, CBTĐ tiến hành lập bảng tính thu nhập và chi phí như sau:
Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí.
Bảng tính thu nhập và chi phí là bảng thông số có vai trò rất quan trọng Đây là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán Các bảng tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số Căn cứ vào bảng tính này để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, CBTĐ có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót.
Nội dung của bảng tính thu nhập và chi phí mà CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thường lập:
I Sản lượng, doanh thu - Công suất thiết kế - Công suất hoạt động.
Trang 31II Chi phí hoạt động III Đầu tư
- Chi phí xây dựng nhà xưởng - Chi phí thiết bị.
- Chi phí đầu tư khác.
- Thời gian khấu hao, phân bổ chi
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, CBTĐ lập các bảng tính trung gian Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này Các bảng tính trung gian bao gồm:
- Bảng tính sản lượng và doanh thu - Bảng tính chi phí hoạt động.
Trang 32- Lịch khấu hao.
- Tính toán lãi vay vốn.
- Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
1.2.4.4 Thẩm định dòng tiền của dự án:
Đối với Ngân hàng, việc xem xét, phân tích dòng tiền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Khi thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ quan tâm tới lượng tiền thu vào và số tiền chi ra từ dự án Từ các bảng tính toán doanh thu, chi phí và các bảng tính trung gian ở trên, CBTĐ thiết lập bảng tính dòng tiên và các chi tiêu hiệu quả tài chính dự án.
Dòng tiền của dự án cần được tính là tổng hợp của 3 dòng tiền cơ sở, gồm:
+ Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với dòng tiền này có 2 cách lập là trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở NHCT Thanh Xuân thưòng dùng là cách lập gián tiếp
Cụ thể: Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao ( là khoản chi phí phân bổ cho nhiều năm ) và lãi vay ( thực chất là khoản chi tiền tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính ) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động ( thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho )
+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
• Dòng tiền ra ( chủ yếu ): Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.
• Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định ( thường được lấy bằng gía trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế ) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ ( thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ ).
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính.
• Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản như ghép vốn tự có, vốn vay.
Trang 33• Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với công ty cổ phần ) hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng (đối với các Doanh nghiệp Nhà nước ).
Được thể hiện ở Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
áo cáo lưu chuyển tiền tệ ( theo phương pháp gián tiếp )
I Dòng tiền từ hoạt động SXKD
1 Lợi nhuận ròng: ( lãi +, lỗ - )2 Khấu hao cơ bản (+)3 Chi phí trả lãi vay (+)
4.Tăng giảm nhu cầu VLĐ (tăng -;giảm + )
II Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
1 Chi đầu tư TSCĐ (-)2 Vốn lưu động ban đầu (-)3 Giá trị thu hồi IV Dòng tiền ròng của dự án
-Dư tiền mặt đầu kỳ- Dư tiền mặt cuối kỳ
= I+II+III
V Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư.
- Luỹ kế dòng tiền.- Hiện giá dòng tiền- Luỹ kế hiện giá dòng tiền
= I+II
Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính.
-NPV
Trang 34-IRR-DSCR
Ở NHCT Thanh Xuân, khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ luôn chú ý đến những vẫn đề sau:
* Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn được xác định dựa theo tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm ) nhưng dư nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm.
* Dòng tiền tệ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác đinh để tính các chỉ tiêu hiệu quả dự án như IRR, NPV.
* DSCR ( Debt Service Coverage Ratio ) là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn DSCR =
Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn phải trả
* Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung, dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án Nguồn này được đưa vào Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền tệ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về hiệu quả dự án.
* Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của Doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào Bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư ( hay thâm hụt ) từ dự
Trang 35mục tiêu là mỗi một CBTĐ luôn hướng tới đê đưa ra được quyết định cho vay chính xác nhất, tránh trường hợp bác bỏ những dự án khả thi hay chấp thuận những dự án không khả thi gây thất thoát, lãng phí
CBTĐ ở NHCT Thanh Xuân quan tâm chú trọng thẩm định đến nhóm chỉ tiêu sinh lời của dự án, bao gồm những chỉ tiêu cơ bản sau:
• Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( Net present Value – NPV ).
Chỉ tiêu này dùng để tính hiện giá thuần của dự án, là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của dự án được đưa về cùng một thời điểm Bởi vậy, chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm các khoản thu khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại như: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối đời dự án, thu hồi
Bi: Là khoản thu của dự án năm i Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian( khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định ) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án
Ci: Là khoản chi phí của dự án năm i Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án
n: Số năm hoạt động của dự án r: Tỷ suất chiết khấu được chọn.
Ở NHCT Thanh Xuân, mọi tính toán đều được diễn ra trên phần mềm Excel nên ta có thể tính công thức NPV như sau:
Cú pháp hàm NPV trong Excel: f(x) = NPV ( Rate, value 1, value 2 ).
Trang 36Trong đó: + Value 1, Value 2 là giá trị các dòng tiền trong từng năm của dự án + Rate: là tỷ lệ lãi suất chiết khấu.
Chỉ tiêu NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án cụ thể Nó có ý nghĩa:
- NPV=0: Dòng tiền của dự án chỉ đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ lãi suất theo yêu cầu cho khoản vốn đó.
- NPV > 0 : Dự án tạo ra nhiêu tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp một lãi suất theo yêu cầu cho người sở hữu công ty.
- NPV < 0: Dòng tiền của dự án không đủ để hoàn vốn đầu tư.
Tiêu chí để lựa chọn dự án qua chỉ tiêu NPV: Lựa chọn dự án có NPV > 0
• Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( Internal Rate of Return – IRR ).
Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ Chỉ tiêu này dùng để tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án Ở NHCT Thanh Xuân sử dụng 2 cách tính toán, xác định như sau:
- r1: là mức chiết khấu sao cho NPV > 0 - r2: là mức chiết khấu sao cho NPV < 0.
- NPV1: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r1
- NPV2 là hiện giá thuần với mức chiết khấu r2
Đây là công thức tính gần đúng, vì vậy phải chọn r1, r2 sao cho NPV1, NPV2 tương ứng gần bằng 0 thì mới cho kết quả tương đối chính xác.
Cách 2 : Dùng hàm IRR trong phần mềm EXCEL.
Cú pháp hàm IRR trong EXCEL: f(x) = IRR ( value, guess ).
Trong đó:
Trang 37- Guess: Là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR Vì phần mềm EXCEL tính toán giá trị IRR theo phương pháp thử vòng lặp nhiều lần và giá trị guess là gía trị khởi điểm để tính toán Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này do trong máy đã cài sẵn giá trị guess = 0.1 (10% ).
Tiêu chí lựa chọn dự án qua chỉ tiêu IRR: Lựa chọn dự án có IRR > tỷ lệ chiết
- Tỷ lệ chiết khấu là chỉ tiêu phán ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án.
• Chỉ tiêu Điểm hoà vốn ( BEP – Break – even – Point ) ( doanh thu và sản lượng hoà vốn ).
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra hay nói một cách khác, điểm hoà vốn của dự án là điểm cân bằng giữa doanh thu và chi phí, tạo đây dự ấn chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật ( sản lượng tại điểm hoà vốn ) và chỉ tiêu giá trị ( doanh thu tại điểm hoà vốn ), bởi vậy chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu ( do bán sản phẩm đó ) thấp nhất cần đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn củ dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.
Các chỉ tiêu thường tính của điểm hoà vốn bao gồm:
- Điểm hoà vốn lý thuyết:
Sản lượng tại điểm hoà vốn x = pv
Trang 38Sản lượng tại điểm hoà vốn tiền tệ xt =
Trong đó: + f là định phí cho năm xem xét của dự án + v là biến phí cho năm xem xét của dự án + D là khấu hao của năm xem xét.
+ N là nợ gốc phải trả trong năm + T là thuế thu nhập doanh nghiệp + p là giá bán sản phẩm.
1.2.4.6 Thẩm định khả năng trả nợ của dự án.
CBTĐ ở NHCT TX quan tâm chú trọng thẩm định đến nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, bao gồm:
+ Nguồn trả nợ hàng năm + Thời gian hoàn trả vốn vay.
+ DSCR ( Debt service coverage ratio ) _ Chỉ số đánh gía khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + khấu hao + Lãi vay trung và dài hạn DSCR =
Nợ gốc trung và dài hạn phải trả + lãi vay trung và dài hạn
1.2.4.7 Thẩm định các yếu tố rủi ro liên quan đến dự án.
Dự án là tập hợp các yếu tố dự đoán sẽ xuất hiện trong tương lai, thời gian
Trang 39nhỏ đến dự án Vì thế, mỗi một CBTĐ để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả dự án, đảm bảo khả năng hoàn trả vốn Ngân hàng, các CBTĐ cần chú ý phân tích đánh giá rủi ro cũng như tác động của các rủi ro có thể có để đưa ra những biên pháp giảm thiểu tốt nhất Các loại rủi ro có thể có trong một dự án là:
* Rủi ro tài chính:
+ Rủi ro vựợt tổng mức đầu tư Nguyên nhân của rủi ro này là do không tính toán chính xác các khoản mục hình thành tổng vốn đầu tư ban đầu, không dự đoán hết được các trường hợp phát sinh tăng giảm do các yếu tố khách quan tác động như sự tăng giá Để giảm thiểu rủi ro này cần phải có sự thống nhất về giá cả cung cấp, thẩm định chi tiết các khoản mục cấu thành tổng vốn đầu tư.
+ Rủi ro tài chính Nguyên nhân là do thiếu vốn kinh doanh, vốn giải ngân không đúng tiến độ Giảm thiểu bằng cách cam kết đảm bảo giải ngân đúng tiến độ của các bên liên quan như bên cho vay, bên tài trợ vốn và bên cung cấp vốn
* Rủi ro về mặt thị trường
Rủi ro này bao gồm rủi ro thị trường đầu vào( nguồn cung cấp, giá cả của nguyên vật liệu nói riêng và của các yếu tố đầu vào khác biến động theo xu hướng bất lợi ) và rủi ro thị trường đầu ra ( hàng hoá sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã ) Rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận Dự kiến cung cầu thận trọng Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý và hành vi của nguời tiêu dùng cuối cùng Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả
* Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì.
Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng, cấc bộ nhân lực vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm Bảo hiểm các sự kiến bất khả kháng tư nhiên như lụt lội, động đất Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành
* Rủi ro về tiến độ thực hiện ( Đối với những dự án xây dựng )
Trang 40Rủi ro này là rủi ro phát sinh khi hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không đúng với các thông số và kỹ thuật thực hiện Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:
+ Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm + Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình.
+ Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng
* Rủi ro về môi trường và xã hội.
Đây là rủi ro xảy ra khi dự án có thể có những tác động tiêu cực đối với môi trường và cư dân xung quanh Rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản nên có sự tham gia của các bên liên quan ( cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương từ khi bắt đầu triển khai dự án Tuân thủ các quy định về môi trường.
* Rủi ro kinh kế vĩ mô
Là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất Rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm Bảo vệ các hợp đồng
1.2.4.8 Phân tích độ nhạy của dự án.
Trường hợp cơ sở để tính toán ở trên chỉ là trường hợp có khả năng xảy ra nhất đối với dự án Để ước lượng phần nào rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án, CBTĐ sẽ thực hiện các phân tích thử độ nhạy.
CBTĐ ở đây thường sử dụng phương phân phân tích độ nhạy bằng cách cho doanh thu và chi phí biến động tối đa bao nhiêu phần trăm mà các chỉ tiêu tài chính dự án vẫn chắc chắn Điều này được minh hoạ rõ ở ví dụ sau đây.
1.3 VÍ DỤ MINH HỌC VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY