Nâng cao chất lượng thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến công tác Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (2).DOC (Trang 90 - 93)

- Kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của Chi nhánh đều chịu sự chi phối của NHCT Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính

c) Nguyên nhân khách quan

2.2.4 Nâng cao chất lượng thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến công tác Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.

tác Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.

Thông tin đóng một vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại. Một nhà kinh tế từng nói rằng người chiến thắng là người nắm được thông tin sớm hơn đối thủ của mình. Chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin thu thập được. Nếu nguồn thông tin là đầy đủ, chính xác, nhanh chóng sẽ giúp ích được rất nhiều cho CBTĐ thẩm định dự án, đạt hiệu quả cao cho công tác cho vay. Ngược lại, nếu thông tin thu thập được là sai lệch, không đầy đủ sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm gây tổn thất cho Ngân hàng cũng như chủ đầu tư. Tuy nhiên việc thu thập thông tin đáp ứng tính chính xác, kịp thời và đầy đủ là không hề đơn giản. Do lượng thông tin thì rất nhiều, phạm vi thu thập lớn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí, các kênh thông tin khó tiếp cận trong khi CBTĐ bị quy định về thời gian. Chính vì thếm, thông thường chất lượng thông tin thu thập được là không cao. Phát huy những ưu thế sẵn có của mình, Chi nhánh có thể kết hợp thêm một số biện pháp sau:

Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án phải được thu thập từ nhiều kênh khác nhau. Đa dạng các kênh thu thập thông tin làm cho lượng thông tin thu thập được phong phú và đầy đủ hơn. Thông tin có thể thu thập được từ nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. Nâng cao chất lượng thông tin tức là tăng cường hai hệ thống thông tin này.

Hệ thống thông tin nội bộ:

- Những thông tin liên quan đến dự án cần phải được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và thông suốt toàn bộ hệ thống. Hệ thống thông tin nội bộ của Ngân hàng sẽ chứa đựng thông tin về hoạt động kinh doanh và những quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn thông tin lưu trữ này rất đa dạng nên trên cơ sở đó, CBTĐ có thể tổng hợp được những thông tin mới phục vụ cho công tác hiện tại của mình. Ngân hàng cần phải khai thác hệ thống máy tính nối mạng của mình. Cần có một bộ phận chuyên xử lý thông tin, phân loại thông tin, đánh giá độ tin cậy của thông tin, điều phối thông tin trong nội bộ. Những thông tin có sự biến động như: thông tin kinh tế xã hội chung, thông tin văn bản pháp luật, thông tin thị trưòng…càng phải đòi hỏi cập nhật hàng ngày và thường xuyên.

- Thông qua hệ thống thông tin liên Ngân hàng, thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…Việc trao đổi thông tin qua các buổi tổng kết, các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm và các loại dự án thẩm định sẽ giúp cho các Ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong công tác của mình. Thông tin là vũ khí trong cạnh tranh của các Ngân hàng, vì thế để làm được điều trên là không hề đơn giản, tùy thuộc rất nhiều vào năng lực ngoại giao và những mối quan hệ của các CBTĐ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Thông tin từ nguồn bên ngoài.

- Thông tin do khách hàng cung cấp bao gồm: Hồ sơ xin vay vốn, hồ sơ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dự án đầu tư xin vay vốn…Thông thường đây là nguồn thông tin mà CBTĐ sử dụng nhiều nhất do đó càng phải yêu cầu độ chính xác cao của nguồn thông tin này. Nhưng thực tế, các chủ đầu tư dự án thường mắc phải,

hoặc cố tình mắc phải việc cung cấp thông tin không đúng và không đủ. Muốn khắc phục điều này, Ngân hàng cần phải có những văn bản hướng dẫn các nội dung cụ thể, chi tiết cần cung cấp thông tin cho khách hàng trước, đồng thời CBTĐ phải hướng dẫn khách hàng để đảm bảo thông tin của khách hàng cung cấp đầy đủ theo số lượng yêu cầu, cũng như kịp tiến độ thời gian của Ngân hàng. Về việc đảm bảo tính chính xác của thông tin, Ngân hàng nên yêu cầu thông tin của khách hàng phải qua kiểm toán độc lập, nếu Doanh nghiệp chưa có kiểm toán thì phải cung cấp báo cáo quyết toán thuế của Doanh nghiệp. CBTĐ phải thường xuyên kiểm tra có thể đột xuất báo trước hoặc không báo trước trong thời gian ngắn…Những phương pháp này sẽ giúp cho thông tin thu thập được từ khách hàng đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn.

- Ngoài ra, Chi nhánh cũng nên chú trọng việc thu thập thông tin thừ các nguồn bên ngoài khác để đa dạng hóa nguồn thông tin nhằm co cái nhìn khách quan hơn trong thẩm định. Cụ thể:

+ Thông tin từ thị trường về giá cả, cung cầu sản phẩm dịch vụ, những nghiên cứu tổng thể thị trường để xác định thị trường tiềm năng của dự án, phân đoạn thị trường, xác định khác hàng mục tiêu…Bởi thông tin từ thị trường là rất phong phú và đa dạng, khai thác tốt nguồn thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án toàn diện và đầy đủ, chi tiết, chính xác hơn.

+ Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: sách báo, phương tiện truyền thông và đặc biệt là mạng Internet…Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc truy cập tìm kiếm thông tin là không quá khó khăn, vấn đề đặt ra ở đây là việc xem xét, chọn lọc những thông tin như thế nào để tìm kiếm những thông tin hữu ích cho mình là một việc tùy vào khả năng và kinh nghiệm của người tìm kiếm. Mạng internet là nguồn thông tin đại chúng hiệu quả và đa dạng nhất bởi tính phong phú về nội dung, tính nhanh chóng về công nghệ… Tuy vậy, thông tin từ các WEBSITE phải được chọn lọc và thẩm định lại để đảm bảo tính chính xác để tránh khỏi việc mắc phải những thông tin sai lệch ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định và cho vay của dự án.

+ Thông tin từ các mối quan hệ của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác cũng như với các đối tác kinh doanh cũ của Ngân hàng. Đây là một kênh thông tin quan trọng. Bởi lẽ, mỗi một Doanh nghiệp đều đã, đang và có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác. Và đương nhiên, trong những mối quan hệ đó, các tổ chức tín dụng đó cũng đã có sự nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá nhận xét về Doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, nếu Chi nhánh phát huy được những mối quan hệ sẽ có cái nhìn rất tổng quát về Doanh nghiệp về nhiều mặt, cũng như có được những thông tin quý giá từ kinh nghiệm thực tế về Doanh nghiệp cũng như dự án mà mình đang thẩm định cho vay.

+ Nếu có khả năng và thật sự cần thiết, Ngân hàng có thể tiến hành mua thông tin hoặc thuê chuyên gia tư vấn trong ngành kinh tế, tài chính ngân hàng để chất lượng thông tin cao hơn. Hiện nay, ở nước trung tâm thông tin tín dụng CIC chuyên cung cấp thông tin cho Ngân hàng về khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Chi nhánh có thể quan tâm sát sao hơn nữa việc thu thập thông tin từ kênh huy động này.

Việc đa dạng hóa thông tin từ các nguồn khác nhau sẽ giúp CBTĐ hạn chế được tối đa sự sai lệch thông tin, giúp nguồn thông tin thu thập được đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn. Với thông tin do khách hàng cung cấp, CBTĐ với kinh nghiệm của bản thân và trách nhiệm trong công việc cần tiến hành phân tích và kiểm tra một cách cụ thể chi tiết để đánh giá được thông tin nào là chính xác, thông tin nào là kém tin cậy cần thẩm định lại. Với thông tin thu thập từ bên ngoài và ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành, CBTĐ sẽ bổ sung hoàn hảo cho những đánh giá của mình về khách hàng cũng như dự án. Thông tin thu thập và tổng hợp được cần được lưu trữ và bảo quản tốt, do thông tin của dự án này có thể giúp ích được cho những dự án khác sau này. Có thể lưư trữ bằng giấy tờ là một hình thức bảo quản truyền thống và hình thức thứ hai phổ biến hiện nay là việc quản lý thông tin bằng máy tính. Vì thế, Ngân hàng nên đầu tư nâng cấp phầm mềm quản lý thông tin mang tính đặc thù riêng phù hợp vói điều kiện của Chi nhánh để dễ dàng quản lý

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (2).DOC (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w