Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
188 KB
Nội dung
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH No (Công ty cổ phần May 10) Tên đầy đủ: Công ty cổ phần May 10 Tên viết tắt: garco10 Trụ sở: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội Ngày tháng năm thành lập: chuyển đổi (CPH) từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Loại hình DN: Công ty cổ phần Tel: 84-4-8276923 Email: ctmay10@garco10.com.vn Website: www.garco10.com.vn Ngành nghề kinh doanh của DN (Theo giấy chứng nhận đăng ký số:…): + Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may. + Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác. + Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. + Đào tạo nghề. + Xuất nhập khẩu trực tiếp Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU): . + Mở rộng thị trường và tăng thị phần cho sản phẩm trong lĩnh vực may mặc của công ty. + Tăng vị thế cạnh tranh của công ty + Đầu tư cho phát triển các lĩnh vực mới tham gia kinh doanh Tầm nhìn,sứ mạng kinh doanh của DN: Tầm nhìn chiến lược: - Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới. - Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam. - Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang. - Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, trú trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000 - Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. - Xây dựng nền tài chính lành mạnh. - Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động Sứ mạng kinh doanh: - Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. - Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty. - Đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. - Vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng. - Xây dựng Công ty trở thành một điển hình văn hóa Doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: (6 tháng đầu năm 2007) - Tổng doanh thu: 10.677 tỷ đồng - Doanh thu thuần: 219,5 tỷ đồng - Lợi nhuận sau thuế: - Tổng tài sản:Giá trị thực tế của Công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá (Quyết định số 2342/QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 191.582.176.851 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 54.364.533.575 đồng. - Tổng nguồn vốn:Cơ cấu vốn điều lệ: +Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 54.000.000.000 đồng (Năm mươi tư tỷ đồng chẵn). Trong đó: - Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51,00 %; - Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty : 49,00 %; - Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng. - Tỷ suất sinh lời:9.17% MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Giai đoạn trong chu kỳ sự phát triển của ngành: - Duy trì tốt thị trường xuất khẩu, mở ra các thị trường mới EU, Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc; Tập trung hiện đại hoá dây chuyền công nghệ cao và nâng cao tay nghề cho đội ngũ để tạo sức cạnh tranh. Đồng thời, tích cực cải tiến và sáng tác các mẫu mã, mốt mới, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Phấn đấu năm 2004, tổng doanh thu đạt 410 tỷ, lợi nhuận 6 tỷ và đến năm 2010 tăng nhanh khối lượng hàng hoá xuất khẩu cả nội địa và quốc tế. - Mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn (những khó khăn chung của ngành Dệt May), năm 2005 vẫn được ghi nhận là năm tiếp tục những thành công của Công ty Cổ phần May 10 trong sản xuất kinh doanh: Sau một năm hoạt động theo mô hình cổ phần hoá giá trị sản xuất công nghiệp đạt 141 tỷ đồng (đạt 113% kế hoạch và vượt 41% so với năm 2004); Tổng doanh thu đạt 548 tỷ đồng (Đạt 100% kế hoạch và vượt 22% so với năm 2004); Lợi nhuận đạt khoảng 13,8 tỷ đồng, Thu nhập bình quân của người lao động là 1.450.000đ/người/tháng (tăng 5% so với năm 2004)… Đặc biệt, năm 2005 Công ty đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. - Năm 2006 này May 10 tròn 60 tuổi. Trong suốt 6 thập niên phát triển, các thế hệ May 10 đã luôn bền bỉ, kiên trì phấn đấu xây dựng “Nền văn hoá chất lượng” và đã vươn lên đạt được những giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, Giải thưởng Chất lượng Châu á - Thái Bình Dương… Không chỉ nỗ lực trong sản xuất, tích cực trong phong trào Năng suất - Chất lượng, May 10 còn luôn vận động trên thương trường để trở thành một đối tác kinh doanh có tầm cỡ với “Đẳng cấp đã được khẳng định”. - Từ một xưởng may quân trang (X10) thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bước sang giai đoạn xây dựng kinh tế trong thời bình, May 10 được Nhà nước giao làm hàng may gia công xuất khẩu. Bao khó khăn, bỡ ngỡ, song May 10 đã nhanh chóng tiếp cận và hướng tới sự thoả mãn khách hàng bằng quyết tâm cao - Quyết tâm đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng cả về kiểu dáng, mẫu mã, đường kim mũi chỉ và tiến độ giao hàng. Theo những lô hàng xuất khẩu, cái tên “May 10” đã có sức chinh phục mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Những năm gần đây, bên cạnh thị trường truyền thống như: EU, Nhật Bản, Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada…, May 10 đã “mở cửa” được thị trường Mỹ giàu tiềm năng. - Để chuẩn bị cho bước chuyển hướng kinh doanh từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức kinh doanh mua nguyên liệu, bán thành phẩm, May 10 đang tích cực xây dựng thương hiệu. Thị trường nội địa với sức mua của 80 triệu dân đang là thị trường hấp dẫn được các nhà kinh doanh của May 10 quan tâm hướng tới. Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mũi nhọn, mang tầm chiến lược là sơ mi nam, Công ty đã chú trọng phát triển sản phẩm mới (như quần âu, áo Jacket, quần áo trẻ em, trang phục nữ…) để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Một mạng lưới đại lý, cửa hàng phân phối các sản phẩm mang thương hiệu “May 10” đã ngày càng toả rộng trên địa bàn cả nước. - Trong chiến lược phát triển thương hiệu, Lãnh đạo Công ty May 10 đặc biệt quan tâm đến các vấn đề: đăng ký Bảo hộ thương hiệu, ứng dụng công nghệ mã số mã vạch (MSMV), sử dụng công nghệ nhận dạng đặc biệt để chống hàng giả. Bằng việc ứng dụng, sử dụng công nghệ MSMV và công nghệ chống giả trong kinh doanh, sản phẩm của May 10 đối với người tiêu dùng đến nay không chỉ đơn giản là sản phẩm “Chất lượng cao” mà thực sự đã trở thành sản phẩm có “Đẳng cấp”. - Công ty May 10 là một trong số những doanh nghiệp đầu tiên của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng mã số mã vạch trong quản lý, kinh doanh. Cuối năm 1999, đầu năm 2000 Công ty đã chính thức đưa hoạt động này vào hệ thống dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo MSMV Công ty. - Sau 5 năm triển khai hoạt động nghiên cứu và áp dụng MSMV May 10 đã thu được kết quả rất khả quan làm tiền đề cho việc nhân rộng và mở rộng phạm vi áp dụng MSMV. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp không những có thể ứng dụng công nghệ MSMV trong quản lý phân phối sản phẩm mà còn có thể ứng dụng trong công tác quản lý khác như: quản lý năng suất, thống kê - kế hoạch trong các dây chuyền may. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của đơn vị mình. Trước hết, khi ứng dụng MSMV ta sẽ thu được những lợi ích trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm. - Các sản phẩm được xác định nguồn gốc một cách nhanh chóng. - Quá trình nhập xuất hàng hoá nhanh chóng - tiện lợi - chính xác. - Có được các thông tin chính xác về sản phẩm theo nhiều chiều thông tin khác nhau: chủng loại, màu sắc, đơn giá, cỡ - Nếu áp dụng MSMV tại tất cả các điểm bán hàng thì người quản lý chung có thể cập nhật và có được những con số thống kê cho biết về thị hiếu cũng như tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tại các vùng miền khác nhau, từ đó có quyết định phù hợp trong sản xuất và điều phối sản phẩm, giảm thiểu lượng hàng tồn kho. - Ngoài ra, công nghệ MSMV còn có thể áp dụng trong quản lý sản xuất để tiện theo dõi đường đi của sản phẩm và tiện việc thống kê. Trong quá trình tổ chức triển khai ứng dụng MSMV, May 10 đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Đầu tiên cần thành lập ban chuyên trách để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công việc có liên quan. (Năm 2000 Công ty May 10 đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng MSMV cấp Công ty) - Xây dựng kế hoạch và chương trình cụ thể, phổ biến rộng rãi tới các thành viên có liên quan trong toàn Công ty; Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để việc áp dụng MSMV đạt hiệu quả cao nhất. - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về MSMV, cập nhật một cách thường xuyên những thông tin mới nhất về công nghệ MSMV trên thế giới và khu vực… - Xây dựng đề án khi đưa MSMV vào áp dụng trong công tác quản lý: có nội dung đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể, cách thức triển khai, hiệu quả sau khi triển khai,… - Lựa chọn nhà cung cấp (phần cứng, phần mềm) - Họp tổng kết đánh giá từng giai đoạn. Cho đến nay, May 10 đã đầu tư và lắp đặt thiết bị máy tính, đầu đọc MSMV tại 7 cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội và tổng kho, các hệ thống đều đang hoạt động tốt. Đồng thời, Công ty cũng đã hoàn thiện các qui trình: Mô tả sản phẩm trước khi cấp MSMV-> Cấp MSMV cho sản phẩm -> Quản lý việc cấp tem nhãn MSMV cho sản phẩm -> Nhập kho sản phẩm bằng MSMV-> Phân phối và tiêu thụ sản phẩm bằng hệ thống MSMV-> Tổng hợp thông tin của hệ thống MSMV để có được những thông tin hỗ trợ trong quá trình QLSX. Đến nay 100% các sản phẩm đã được cấp phát MSMV. - Trên cơ sở những thành công ban đầu, Công ty dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư phần cứng, mở rộng phạm vi lắp đặt thiết bị tại Chi nhánh TP HCM, và các cửa hàng khác trên toàn quốc; Củng cố hệ thống đại lý và đưa ra cơ chế đầu tư trang bị phần cứng - phần mềm cho các đại lý; Tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu phát sinh trong quá trình thực hiện, tổng kết đánh giá kết quả triển khai đề án ứng dụng MSMV và công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước vào cuối năm 2006. Song song, tiến hành việc nghiên cứu và đưa MSMV vào ứng dụng trong công tác thống kê kế hoạch, thống kê năng suất trong các Xí nghiệp May, dự tính năm 2006 - 2007 sẽ áp dụng thử. Những khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng MSMV. - Công nghệ MSMV là một công nghệ mới tại Việt Nam do đó việc nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm về lĩnh vực này rất hạn chế. Tài liệu chuyên ngành ít dẫn tới việc nắm bắt công nghệ còn chậm, kéo dài quá trình nghiên cứu. - Trên thị trường hiện không có phần mềm nào được thiết kế sẵn để đáp ứng yêu cầu (nếu có thì là phần mềm quốc tế rất đắt tiền), do đó phần mềm thường phải thiết kế từ đầu. Khi đã có được phần mềm thì việc thử nghiệm cũng gặp rất nhiều khó khăn vì vừa làm thực tế, vừa thử nghiệm phần mềm, sửa phần mềm. - Việc triển khai đào tạo cho các nhân viên bán hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết những nhân viên bán hàng chưa quen sử dụng máy vì vậy việc phát sinh lỗi của hệ thống do nguyên nhân chủ quan là rất có thể xảy ra. Ngoài ra, việc triển khai MSMV đồng loạt cho nhiều cửa hàng nằm ở các vị trí địa lý cách xa nhau nên tiến độ triển khai chậm. Tính phức tạp trong quản lý và tính đa dạng hoá của sản phẩm là một trong những yếu tố bất lợi trong việc cấp phát MSMV cho sản phẩm khi số lượng các mã số này (tính trên mã doanh nghiệp) là hữu hạn. Ngoài ra, kinh phí đầu tư phần cứng cho tất cả các điểm phân phối sản phẩm là rất lớn. Nếu chỉ dựa vào nguồn kinh phí của doanh nghiệp thì khó thực hiện được. Từ thực tiễn áp dụng công nghệ MSMV tại đơn vị mình, chúng tôi cho rằng để công nghệ này được ứng dụng rộng rãi hơn các cán bộ kỹ thuật cần được tiếp cận với các kiến thức về MSMV nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa. Việc tổ chức đào tạo phải thật bài bản thì việc áp dụng MSMV tại các doanh nghiệp mới có thể đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Tổ chức MSMV Quốc gia nên sửa đổi qui trình cấp mã số cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có số lượng mã số sản phẩm nhiều hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng mã số cho sản phẩm. - Ngoài việc ứng dụng MSMV, Công ty May 10 từ năm 2002 đến nay đã sử dụng công nghệ chống hàng giả rất hiệu quả. Công ty đã đặt mua tem chống giả nhãn Halogram được sản xuất theo khuôn mẫu riêng và đảm bảo tính an toàn cao. Ngoài việc sử dụng tem chống giả, mỗi sản phẩm của May 10 đều được đính sợi chống giả, nên ngay cả khi sản phẩm đã đưa vào sử dụng vẫn có thể nhận dạng được thật - giả dễ dàng. Có lẽ do được “phòng ngừa” cẩn thận, nên đến nay May 10 chưa có một vụ việc nào liên quan đến hàng giả. Quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao cả trong sản xuất và trong kinh doanh, May 10 đã và sẽ luôn hướng tới sự thoả mãn khách hàng, quyết tâm phấn đấu giữ vững vị trí là doanh nghiệp có hình ảnh đẹp trong con mắt người tiêu dùng. Còn trong chiến lược phát triển, sau một năm thử nghiệm và thành công trên con đường cổ phần hoá, May 10 sẽ tiếp tục phấn đấu phát huy truyền thống “Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” để chuyển mình vươn lên thành Trung tâm May và Thời trang lớn của cả nước trong tương lai. Đánh giá tác động của môi trường Vĩ Mô Nhân Tố Công Nghệ - Đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Ngay từ đầu năm, lãnh đạo cty đã đề ra chủ trương và thực hiện đầu tư đúng hướng có hiệu quả nên đã tạo ra được năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cao hơn; Đầu tư có trọng điểm theo chiến lược phát triển và yêu cầu thị trường. Đổi mới công nghệ đi đôi với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, bổ sung thêm máy móc thiết bị mới. Thành lập một xí nghiệp may Vecton với tổng mức đầu tư 40 tỷ, nâng tổng mức đầu tư lên tới 75 tỷ. Công tác đầu tư chiều sâu được phát triển theo hướng mua sắm máy móc thiết bị mới và thiết bị chuyên dùng để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thị trường và những chính sách của Nhà Nước: - Thị trường luôn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm, là điểm mấu chốt quyết định sự sống còn của DN sản xuất kinh doanh. Chiến lược phát triển thị trường của May Lãnh đạo cty luôn coi thị trường là vấn đề cốt tử, sống còn của một DN nên đã thường xuyên chỉ đạo: Tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường truyền thống bằng cách điều tiết cơ chế giá hợp lý, tăng cường khai thác mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường Mỹ; Mở rộng hình thức hợp tác sản xuất để tranh thủkhách hàng trong việc đầu tư thiết bị và giải quyết việc làm ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt chú trọng phát triển thị trường trong nước, mạng lưới đại lý được phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước. Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ trên toàn quốc mở rộng hình thức kinh doanh thương mại FOB, ra sức tìm kiếm và khai thác nguồn cung cấp nguyên phụ liệu. Công ty đã năng động mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Mỹ – Nhật – EU. Vì vậy, thương hiệu của cty ngày càng sáng giá trong nước và quốc tế, là một trong bốn DN toàn quốc được giải thưởng Chất lượng Châu á - Thái bình Dương. - Được biết, để chiếm lĩnh thị trường và khẳng định thương hiệu, Cty đã gặp không ít những khó khănBên cạnh những thuận lợi, nhờ Đảng, Nhà nước, Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, các DN có điều kiện vươn lên mở rộng thị trường sang Mỹ – Eu – Nhật Nhưng bị hạn chế về chế độ hạn ngạch, nếu không giải quyết tốt sẽ gặp khó khăn lớn. Các DN đã năng động mở rộng thị trường khác để không bị lệ thuộc nhưng do chi phí về điện, nước, giao thông vận tải dẫn đến giá thành sản phẩm bị “đội lên”. Nên chăng! Chính phủ cần có chủ trương đúng đắn về những quy định cho ngành giao thông vận tải để các DN xuất khẩu hàng hoá giảm bớt khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ hoá nội địa cung cấp trong nước cần vốn Ngân sách lớn nhưng việc giải quyết nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ ít ỏi, các đơn vị muốn đầu tư phải quay lại vay thương mại nên làm chậm sự tăng tốc. Nhà nước cần có chính sách năng động hơn nữa về vấn đề này. - Chính sách hỗ trợ của chính phủ ví dụ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô nếu những nguyên liệu này được tái xuất dưới dạng thành phẩm trong vòng từ 90 đến 120 ngày. + Ngành may mặc Việt Nam phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt khi có đơn đặt hàng mới. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều có quy mô nhỏ nên đáp ứng tốt hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ đòi hỏi tính chuyên môn đặc biệt. + Những thị trường "không truyền thống" mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho sản phẩm may mặc Việt Nam ví dụ như thị trường Trung Đông và Nga. + Nhu cầu hàng hóa đa dạng và có chất lượng có thể làm tăng lợi nhuận ví dụ quần áo bảo hộ lao động, đồ dùng trong nhà và một số thị trường ngách khác. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009-2010 sẽ ít nhiều gây tác động đến các thị trường nhập khẩu truyền thống của hàng may mặc Việt Nam trong đó có Mỹ và EU khiến cho doanh thu bán hàng và năng suất giảm. + Nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh chào mức giá thấp hơn như Băng-la-đét, Căm-pu-chia, Lào. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự dao động của tiền tệ. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc VN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: - Khi nói tới cạnh tranh tức chúng ta nói đến thị trường và các khu vực thị trường.Tạm thời dmx chia ra làm 2 lạoi thị trường, thị trường nội địa và thị trường ngoại. A/ Nội địa - Thông thường thị trường nội địa thường được các công ty sản xuất nhắm đến đầu tiên,có nhiều lý do để chọn công việc chiếm lĩnh thị truờng nội địa là điều kiện thiết yếu đầu tiên trước khi nhắm đến việc xuất khẩu ra nước ngoài .Có ít nhất bẩy công ty trên số 10 công ty có ý định tiến ra thị trường quốc tế có ý nghĩ rằng ,chiếm được một đến một vài phân khúc trên thị trường nội địa sẽ là bàn đạp vững chắc,là lấy ngắn nuôi dài ,và nào là thị trường nội địa dễ tính hơn,đất nước ta đông dân nên có một thị trường phong phú tiềm năng ,chi phí để đưa sản phẩm đến thị trường thấp hơn vì không phải chịu thuế xuất nhập khẩu,không phải chịu phí tàu biển và các loại phí vận tải quá lớn khi chiếm lĩnh thị trường nội địa,nào là sân nhà sân trong,không bị hạn chế số lượng bị khống chế bởi quota khi thị trường được mở rộng,chi phí quảng cáo trong nước rẻ hơn phù hợp với những nhà sản xuất mới thành lập B/ Thị trường xuất khẩu: - Khi quyết địng xuất khẩu vào một thị trường cụ thể nào đó chúng ta phải nghiên cứu kỹ đối thủ trực tiếp của chúng ta là ai ?nếu chúng ta xuất khẩu đến những thị trường hoàn toàn mới mẻ mà ở đó không có TQ không có Moschino thì việc chọn phân khúc và phân đoạn thị trường có phần nhẹ nhàng hơn,vì ít ra chúng ta cũng kh ông có những đối thủ gián tiếp hoặc trực tíêp quá mạnh,công việc còn lại hoàn toàn có thể Vậy nếu chúng ta xét đến đối thủ của cả ngành dệt may VN thì cũng tương đương với việc 1 công ty dệt may xuất khẩu sang 1 thị trường có sẵn TQ và Cardin rồi,vậy có nghĩa là chúng ta cần làm gì để bằng hoặc hơn ngành công nghiệp dệt may khổng lồ TQ (chưa kể đến những nước khác nhé) .Xét về đối thủ TQ ,đầu tiên là cuộc chiến về giá cả,giá trung quốc là vấn đề chúng ta phải vượt qua ,về chất lượng ,một số người cứ nói hàng "tàu" hàng hoá TQ không chất lượng bằng hàng của ta,thực ra chỉ có chúng ta mới nói như vậy,và cũng chỉ có một vài mặt hàng TQ xuất sang ta mới như vậy,còn khoảng thời gian 2 năm đổ lại đây ai đem yếu tố hàng hoá TQ chất lượng thấp để phân tích thì tức là người đó không thức thời.Vậy ngoài giá cả chúng ta còn vấp phải một vấn đề đau đầu hơn của các đàn anh TQ đó là mẫu mã,mẫu mã TQ đã không còn hoàn toàn nhái theo các Sp nổi tiếng nữa ,mà trên thực tế TQ đã có những cuộc cải cách để thay đổi tình hình ,nếu để ý trên các kênh truyền hình TQ,chúng ta sẽ thấy ngành thời trang của TQ đang phát triển với một tốc độ gấp nhiều lần ta,chưa kể đến ai cũng biết dân TQ học hỏi và "ăn cắp" các công nghệ mẫu mã nhanh đến mức nào.Việc cạnh tranh về mẫu mã chủng loại với TQ thực sự là một rào cản quá lớn trong khi ,hệ thống, cách quản lý và tập quán kinh doanh của chúng ta vẫn còn trong thời kỳ bắt đầu hội nhập ,chưa đạt được độ nhạy cần thiết để đáp ứng những thay đổi nhất thời của thị trường.Sự liên kết trao đổi thị trường giữa các nhà sản xuất mặt hàng dệt may trong nước chưa đạt được độ gắn kết cần thiết ,chúng ta vẫn mạnh ai người đấy làm ,chưa có tiếng nói và hiệu quả thực sự đáng kể,có khi còn đấu đá lấn sân nhau chưa biết chừng ^^.Về nguồn nhân lực chúng ta cũng còn kém xa họ,đầu tiên phải kể đến lực lượng lao động chính là công nhân,công nhân TQ có tinh thần tự hào dân tộc và thực sự lực lượng lao động của họ đã có một tác phong công nghiệp,còn ta thì chưa đủ.Về lực lượng quản lý,chúng ta chưa nhiều người giỏi bằng họ cái này thì thấy rõ rồi,nếu nhiều người giỏi thì ta đã khác nhiều.Về thủ tục hành chính và xuất nhập khẩu cả chính sách họ cũng hơn hẳn ta.Nếu chỉ ngồi kể ra những điểm mạnh và yếu giữa ta và đối thủ thì thực sự đó là một bức tranh hoàn toàn xám xịt nhưng cũng cần biết nhìn nhận và tiếp thu từ những điểm sáng trong bức tranh đó ,đầu tiên phải kể đến công ty may Việt Tiến ,các sản phẩm như Pharaonh,công ty may 10,đó đều là những điểm sáng trong nền dệt may nước nhà ,từ những điểm còn yếu kém trong ngành nghề ,từ những điểm mạnh của đối thủ ,từ những tiền đề có sẵn chúng ta mới có thể đề ra được những giải pháp dài hạn hay ngắn hạn . - Cửa vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang rộng mở, hàng may mặc VN cũng đứng trước cơ hội được xuất tự do sang Mỹ. Song, tận dụng được cơ hội này không phải đơn giản bởi doanh nghiệp VN thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường, trong khi năng suất lao động còn thấp. Những điểm yếu của hàng Việt Nam: - Gần như toàn bộ quần áo thời trang cho giới trẻ và giới trung niên tại siêu thị Hà Nội đều là hàng Trung Quốc. “Hàng may mặc có thương hiệu của Việt Nam giá quá cao, trong khi đối tượng khách của siêu thị Hà Nội là những người lao động, có thu nhập ở mức trung bình thấp nên rất khó bán. Hàng Trung Quốc mẫu mã, kích cỡ, chất liệu phong phú, hơn nữa giới kinh doanh đều biết, cứ định kỳ tháng 7, tháng 8 hàng năm, các công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc, các nhà sản xuất thời trang của họ đều “sale off” hàng thời trang xuân hè với mức 50 – 70%, mà khí hậu ở miền Nam này thì gần như không có mùa thu đông, nên lấy hàng này về có mức giá khá rẻ, dễ làm các chương trình khuyến mãi, dễ tiêu thụ hơn”. Về sản phẩm, cái được màu sắc, kiểu dáng thì thiếu size, cái có đủ size thì chất liệu không phù hợp… Phần lớn các nhà sản xuất trong nước đều chạy theo thị trường, hàng sản xuất đại trà, na ná nhau thì rất nhiều, hàng mới lạ thì rất hiếm. Như quần tây, sơ mi may bằng vải ford, vải cotton, vải katê… thì có đến vài chục công ty cùng sản xuất, chỉ cần tìm một chất liệu mới, hoa văn lạ hơn là bán tốt, nhưng các công ty lại không thay đổi một trong những nguyên nhân lớn nhất gây trở ngại cho quá trình thời trang hóa dệt may là tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm còn thấp. Đa số các nguyên phụ liệu sản xuất ra một chiếc áo sơmi hay một chiếc váy hiện vẫn phải nhập khẩu. Trên thực tế, chỉ có một số ít công ty là chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, chẳng hạn như Dệt Thành Công. “Một năm doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 100 triệu đô la Mỹ thì họ có thể làm hết từ A-Z, không phải nhập khẩu nguyên phụ liệu”. Trong lĩnh vực dệt may, dệt kim có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, khoảng trên 70%. Công ty Dệt kim Đông Xuân sản xuất các sản phẩm dệt kim cho đối tác Nhật Bản thì họ tự đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất, kể cả nguồn nguyên liệu đầu vào mà không cần nhập khẩu. Tuy nhiên, điều khiến vị Thứ trưởng phụ trách ngành dệt may trăn trở là các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn quá yếu so với nhu cầu thực tế: “Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu dệt may - một cấu thành thiết yếu của công nghiệp hỗ trợ - chưa phát triển như mong muốn. Đó là tính liên kết giữa các bên liên quan còn rất yếu, sự ổn định kém, nhiều đơn vị chỉ muốn “ăn nhanh” chứ chưa có chiến lược dài hạn”. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: W.Chan Kim và Renee Mauborgne đã từng nói: “Trước khi những nhà lãnh đạo có thể định hình một chiến lược mới,họ cần phải đạt tới một sự hiểu biết chung về vị trí hiện thời của công ty” Thế mới thấy việc phân tích môi trường bên trong có ảnh hưởng lớn thế nào đến chiến lược của một doanh nghiệp.Điểm mạnh,điểm yếu được nêu cụ thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về hướng chiến lược trong tương lai. Vậy để phân tích môi trường bên trong của công ty May 10 ta cần đi vào phân tích những gì? Đầu tiên ta đi vào phân tích nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình của công ty.Tiếp đó ta đi vào hoạt động của từng lĩnh vực chức năng có trong công ty như quản trị,tài chính,…Tiếp dó là xem xét năng lực cạnh tranh và năng lực chiến lược công ty đưa ra cho mình. 1) Sản phẩm chủ yếu : sơmi, Veston nam, Veston nữ, Quần nam, Quần nữ. 2)Thị trường: thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa trong nước.Các sản phẩm hướng tới những người trẻ tuổi,nhiều kiểu dáng phù hợp cho việc đi làm.Hiện công ty đang mong muốn mở rộng thâm nhập thị trường,đưa ra những mẫu thời trang cho giới trẻ như quần âu,áo boding,… 3) Đánh giá các nguồn lực,năng lực dựa trên chuỗi giá trị của công ty May 10: - Hoạt động cơ bản: + Sản xuất: công ty đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại,dây chuyền sản xuất tiến tiến nhập khẩu từ nước ngoài.Nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động dệt may được cung cấp ổn định . + Marketing và hoạt động bán hàng: May 10 đang là một thương hiệu mạnh trên thị trường .Ta ít thấy quảng cáo của May 10 trên truyền hình nhưng chủ yếu có mặt ở nhiều báo và tạp chí.thông điệp hiện tại May 10 đang muốn hướng tới khách hàng chính là sự nhắc nhở khách hàng nhớ đến công ty. + Dịch vụ: bên cạnh cung ứng những sản phẩm chất lượng cao,công ty còn đảm bảo cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.Ví dụ như dịch vụ giao hàng tận nhà,dịch vụ khuyến mại,đổi hàng,…Điều này đã giúp công ty mang lại sự tin tưởng lớn cho khách hàng cả trong và ngoài nước. + Hậu cần xuất: sản phẩm được phân phối đến nhiều thị trường cả ở trên thế giới và cả trong nước. - Hoạt động hỗ trợ: + Phát triển công nghệ: đầu tư máy móc thiết bị để cho ra những mặt hàng may mặc mới, đa dạng về mẫu mã sản phẩm. + Quản trị nguồn nhân lực: Công ty luôn tâm niệm con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự thành công của công ty,chính vì vậy mà công ty ra sức đào tạo hướng dận đội ngũ nhân viên cả về kĩ năng lẫn đạo đức.Công ty luôn có những chế độ lương thưởng hợp lý phù hợp với những gì nhân viên xứng đáng nhận được. + Cơ sở hạ tầng: mở rộng quy mô sản xuất,tăng số lượng các xí nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất may mặc. 4) Xác định năng lực cạnh tranh - Chất lượng sản phẩm tốt, đạt tiêu chuẩn cao. - Quy mô sản xuất lớn - Chuyên sản xuát áo sơ mi cho nam. 5) Vị thế cạnh tranh: - Mạnh: Công ty có vị thế lớn trên thị trường may mặc trong nước.Chiếm thị phần khá lớn và là 1 trong những doanh nghiệp may mặc lớn của Việt Nam. 6) Thiết lập mô hình TOWS (Định hướng chiến lược) a) Các điểm mạnh (Strengs): - Nguồn lực: công ty có đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm,có kiến thức và kĩ năng cần thiết phục vù cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty.Từ lĩnh vực thiết kế,lập kế hoạch,… đến sản xuất và bán sản phẩm. - Công nghê: Công ty đầu tư máy móc thiết bị hiện đại,dây chuyền sản xuất mới phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Hệ thống phân phối: Công ty phát triển khá mạnh hệ thống phân phối trên diện rộng cả trong nước lẫn trên thế giới. - Thương hiêu mạnh: Trong nhiều năm qua công ty đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh và có uy tín lớn trên thị trường. b) Các điểm yếu (Weaknesses) - Điều kiện sản xuất: Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào,chủ yếu vẫn là nhập từ nước ngoài để đáp ứng đơn đạt hàng và nhu cầu xuất khẩu lớn. - Ý tưởng thiết kế: hiện công ty đang cử nhanv iên đi học ở nước ngoài về lĩnh vực thiết kế,ý tưởng.Song hiện tại sản phẩm của công ty vân chưa được đa dạng phong phú,chưa đáp ứng được thị hiếu hiện tại của nhiều khách hàng. - Hoạt động marketing: chưa có nhiều quảng cáo đặc sắc về công ty, hoạt động marketing còn kém. - Nghiên cứu phát triển: công ty chủ yếu sản xuất tạo ra áo sơmi nam…Ít quan tâm đến mặt hàng về loại hàng về thể thao hay những quanf áo mang tính mốt thời trang cao. c) Cơ hội (Opportunities) - Chính sách hỗ trợ của Chính Phủ: Dệt may đang là nghành thế mạnh của nước ta.Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế xuất khẩu, giải quyết nhanh chóng thủ tục hải quan… - Trên đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Trong những năm gần đây Việt Nam đã có được lượng vốn lớn từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,trong đó dệt may là ngành được nhận khá nhiều do đây là nghành truyền thống và có tiềm năng. - Thương hiệu: May 10 là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay.Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường.Liên tiếp trong nhiều năm,công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng VIệt Nam chất lượng cao. - Hợp tác với nhiều thương hiệu lớn: Ngay từ những năm 1997-1998, Công ty đã liên kết với nhiều công ty nước ngoài ở Đức,Pháp… Hiện nay có nhiều tên tuổi lớn của nghành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần May 10 như Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel, Arrow, d) Thách thức (Threats) - Rào cản thương mại: Nhiều nước đưa ra những hàng rào nhập khẩu gây khó khăn cho hàng dệt may của ta vào thị trường nước họ.Họ đưa ra những đòi hỏi về chất lượng,thuế quan… điều này có ảnh hưởng phần nào đến sản lượng xuất khẩu cảu May 10. - Sự cạnh tranh từ một số quốc gia khác trên thế giới: Sự cạnh tranh từ các nước có nền dệt may mạnh như Trung Quốc ,Ấn Độ, Imdonexia,… - Tổ chức thương mại WTO : Khi ra nhập vào tổ chức này Việt Nam không còn được áp dụng nhiều chế độ bảo hộ vì thê các công ty trong nghành dệt may phải tự vươn lên phát triển băng chính khả năng của mình. - Khủng hoảng kinh tế thế giới: Khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu hàng dệt may nói chung và của công ty cổ phần May 10 nói riêng. - Công ty luôn tâm niệm yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu,tạo nên sự thành công của công ty. Chính vì điều này mà công ty ra sức đào tạo,xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên tốt cả về mặt chuyên môn, kỹ thuật lẫn cả mặt đạo đức. “Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn sâu, giỏi nghề đối với công nhân và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ vi tính đối với cán bộ kỹ thuật và quản lý; Tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao vị thế của Trường Cao đẳng nghề Long Biên, tranh thủ các nguồn lực để đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho May 10 và xã hội, Tiếp cận, hợp tác với các trường trong nước và quốc tế để thực hiện chiến lược đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo và khả năng cạnh tranh bền vững của Công ty. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho công tác phát triển thị trường. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng thích ứng nhanh của cán bộ kinh doanh.” Công ty luôn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp phát huy tối đa năng lực của nhân viên,giúp họ có cơ hội phát triển nghề nghiệp.Mức lương hợp lý phù hợp thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và ngày càng cao của nhân viên trong công ty. - Công ty luôn có những bước đổi mới mình sao cho phù hợp với xu thế mới của nền kinh tế trong nước hay thế giới.Bên cạnh nhuengx đổi mới thấy rõ về công nghệ,con người,công ty còn có những hướng đi mới.Hiện tại, công ty đang xây dựng một đội ngũ thiết kế,những người được cử đi học ở nước ngoài hay cả những chuyên gia nước ngoài, nhằm cho ra những mẫu sản phẩm mới đa dạng mẫu mã và chủng loại,nâng cao về mặt chất lượng,bên cạnh những mẫu sơ mi quen thuộc của công ty. [...]... mỗi doanh nghiệp Ở May 10: Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển trên 60 năm của may 10 Vấn đề văn hóa doanh nghiệp rất được công ty đề cao và cực kỳ quan tâm Doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một môi trường văn hóa mạnh, xây dựng công ty trở thành một điển hình về văn hóa doanh nghiệp như - Giúp cán bộ công nhân viên trong công ty xác định rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng lịch sử của công ty Từ... hình cấu chúc tổ chức của doanh nghiệp: 2/ Phong cách lãnh đạo chiến lược: Định hướng con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của May 10! - May 10 luôn tin tưởng rằng đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp cao chính là yếu tố quyết định mang lại thành công của mình, và cũng chính đội ngũ đó đã mang lại thành công cho thương hiệu May 10 Do vậy, họ đang nỗ lực... tranh của công ty - Các chiến lược SO: S3O2: Công ty có hệ thống kênh phân phối rộng lớn vì vậy trong điều kiện tăng trưởng ngày càng cao của nền kinh tế như hiện nay, công ty dễ dàng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng S2O3: Công ty đầu tư một lượng trang thiết bị hiện đại, máy móc đa dạng phù hợp trong việc sản xuất ra những loại mặt hàng may mặc đang kinh doanh của công ty. Điều này giúp mở rộng... tiến trong nghề nghiệp 3/ Văn hóa doanh nghiệp: - Văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong... chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được... chiến lược ST: S4T2: Công ty có năng lực cạnh tranh vượt trội hơn so với những công ty may mặc khác trên thị trường hiện nay như về thương hiệu.Thương hiệu được gây dựng trong một thời gian dài tạo được lòng tin trong lòng khách hàng S3T3: Từ khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO,nghành dệt may có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn .Công ty May 10 tận dụng những gì đang có của mình với hệ thống phân. .. dựng doanh nghiệp đi lên - Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cũng thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa văn nghê, tổ chức tham quan, du lịch cho cán bộ công nhân viên, xây dụng cho họ đời sống tinh thần vui vẻ, lành mạnh, quan tâm tới công nhân viên không chỉ ở công ty mà cả cuộc sống gia đình, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, coi nhân viên là tài sản của công ty chứ... cảu mình so với đói thủ cạnh tranh - Các chiến lược WT: W1T2: Công ty cẩn chủ động hơn nguồn nguyên liệu đầu vào đẻ tăng lợi thế cạnh tranh của công ty Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc W2T2: Công ty thường xuyên thiết kế sản phẩm phù hợp với su thế thị trường giúp tăng vị thế cạnh tranh ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP: 1/ Cấu chúc tổ chức: - Cấu chúc tổ chức của doanh nghiêp là loại hình cấu chúc tổ chức... từ những năm 1997-1998, Công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở Đức, Pháp để gửi người đi đào tạo về thiết kế thời trang Bởi đây là lĩnh vực khó, không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, tâm huyết mà còn là tài năng của từng người Trong nước, Công ty liên doanh với Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho Công ty và các đơn vị, cá nhân... trường may mặc trong nước và cũng như trên thế giới .Công ty đang nỗ lực xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh,kết hợp với uy tín niềm tin đã gây dựng trong nhiều năm qua ” Để thương hiệu May 10 bay xa, Công ty CP May 10 đã xây dựng và được cấp 2 chứng chỉ IS0 9001:2000, IS0 14.000, tăng thêm niềm tin với khách hàng ở các nước phát triển Mục tiêu của May 10 là đem lại niềm vui cho khách hàng, với hướng . PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH No (Công ty cổ phần May 10) Tên đầy đủ: Công ty cổ phần May 10 Tên viết tắt: garco10 Trụ sở: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội Ngày. (CPH) từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 105 /2004/QĐ-BCN ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Loại hình DN: Công ty cổ phần Tel: 84-4-8276923 Email: ctmay10@garco10.com.vn Website:. dệt may nói chung và của công ty cổ phần May 10 nói riêng. - Công ty luôn tâm niệm yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu,tạo nên sự thành công của công ty. Chính vì điều này mà công