1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

49 724 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1.1. Một số quan niệm về nhượng quyền thương mại Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, nhiều phương thức kinh doanh đã ra đời phát triển rộng rãi. NQTM, tiếng Anh là franchising, là một trong những phương thức hiệu quả được nhiều thương nhân lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Franchising, hay NQTM, với tư cách là hoạt động kinh tế, xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, với việc những nhà sản xuất bia ký hợp đồng với các chủ quán rượu để độc quyền bán bia của họ không có bất cứ sự kiểm soát nào đối với quán rượu. Buổi ban đầu, phần lớn các nhà nhượng quyền chủ yếu dựa vào kênh sản phẩm bán cho các nhà nhận quyền để thu lợi nhuận. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngoại trừ các sản phẩm được gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền, bên nhượng quyền không cung cấp bất kỳ dịch vụ quan trọng nào khác có liên quan đến việc kinh doanh cho bên nhận quyền. NQTM thời kỳ này được hiểu là thỏa thuận hợp đồng giữa các nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ với những chủ thể kinh doanh độc lập khác liên quan đến việc phân phối sản phẩm. Hình thức này được gọi là nhượng quyền phân phối sản phẩm. Một sự đổi mới quan trọng trong lĩnh vực NQTM xuất hiện vào năm 1909 ở Mỹ với sự xuất hiện của hệ thống nhượng quyền Western Auto. Mặc dù vẫn dựa vào lợi nhuận từ việc bán sản phẩm cho bên nhận quyền chứ chưa quan tâm tới phí nhượng quyền hàng tháng, Western Auto đã cung cấp cho các bên nhận quyền của họ nhiều dịch vụ hỗ trợ tương tự như những nhà nhượng quyền ngày 5 nay đang làm. Sự hỗ trợ này bao gồm cả việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, đào tạo, hỗ trợ quảng cáo nhiều sự hỗ trợ khác trong quá trình kinh doanh. Một hình thái kinh doanh nhượng quyền thương mại mới ra đời phát triển mạnh mẽ: nhượng quyền phương thức kinh doanh. Theo đó, bên nhận quyền không chỉ được sử dụng nhãn hàng hóa của bên nhượng quyền mà còn được áp dụng phương thức kinh doanh của bên nhận quyền. Đây là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại với ý nghĩa đầy đủ nhất theo quan điểm hiện đại. [24] Như vậy, xét theo góc độ lịch sử hình thành, trong suốt quá trình phát triển của mình, nội dung khái niệm franchising - NQTM đã có nhiều thay đổi. Với sự tìm tòi đổi mới không ngừng của những công ty tiên phong trong lĩnh vực NQTM, trong tương lai, khái niệm này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển, với những nội dung mới, những kỹ năng kinh doanh mới được nhượng sự mở rộng kinh doanh trên phạm vi quốc tế. NQTM, hiểu theo nghĩa chung nhất, là việc một bên (bên nhượng quyền) trao cho bên kia (bên nhận quyền) một số quyền nhất định để đổi lấy một khoản tiền. Tuy nhiên, việc trao quyền này không có nghĩa là bên nhượng quyền trở thành chủ sở hữu của những quyền này, mà chỉ được phép khai thác những quyền này trong một khoảng thời gian xác định mà thôi. Quyền này có thể bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, phương thức kinh doanh… Bên nhận quyền được khai thác những quyền này dưới sự hướng dẫn kiểm soát của bên nhượng quyền. Để đổi lại, bên nhận quyền thường phải trả cho bên nhượng quyền tiền phí tham gia hệ thống nhượng quyền ban đầu tiếp tục trả tiền phí nhượng quyền trong suốt quá trình khai thác quyền thương mại theo hợp đồng. Dưới góc độ pháp lý, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa về NQTM được đưa ra. Một trong những ghi nhận sớm nhất của pháp luật về NQTM là một phán quyết của Toà án Paris ngày 20/4/1978. Theo phán quyết này, NQTM là: 6 “Một phương pháp hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp, một bên là bên nhượng quyền, bên kia là bên nhận quyền, theo đó bên nhượng quyền, chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, một bí quyết đặc biệt, trao cho người khác quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm/dịch vụ, nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng, một cách bắt buộc hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử nghiệm, được chỉnh sửa hoàn thiện định kỳ, để có được ảnh hưởng tốt nhất đối với thị trường, để đạt được sự phát triển tăng tốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan, để đổi lấy tiền nhượng quyền hoặc một lợi thế; theo hợp đồng, có thể có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính, để bên nhận quyền hội nhập vào hoạt động thương mại của bên nhượng quyền, bên nhượng quyền có thể tiến hành một số kiểm soát bước đầu đối với bên nhận quyền về việc thực hiện một phương pháp độc đáo hoặc một bí quyết đặc biệt, để duy trì hình ảnh của nhãn hiệu dịch vụ hoặc sản phẩm bán ra, phát triển khách hàng với giá rẻ nhất, với khả năng sinh lợi lớn nhất của cả hai bên, theo đó hai bên vẫn độc lập hoàn toàn về mặt pháp luật” [15] Theo định nghĩa rút ra từ án lệ này, một quan hệ NQTM phải đáp ứng các dấu hiệu: (1) Có sự chuyển giao một tập hợp bao gồm tên thương mại, các ký hiệu, biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí quyết kinh doanh… của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền; (2) Các bên sẽ cùng khai thác tập hợp các yếu tố nói trên để tiến hành kinh doanh; (3) Có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền; (4) Bên nhận quyền phải chịu sự kiểm soát nhất định của bên nhượng quyền; (5) Các bên độc lập với nhau về tư cách pháp lý. Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Comission – FTC), lại coi NQTM là: “Thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận 7 quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải license nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản phẩm/dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền thanh toán một khoản phí tối thiểu” [7] NQTM, theo định nghĩa này, cũng là một phương thức kinh doanh mà trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên kia (bên nhận quyền) sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình, đồng thời bên nhượng quyền có sự hỗ trợ, kiểm soát hoạt động kinh doanh đối với bên nhận quyền, bên nhận quyền phải trả tiền cho bên nhượng quyền. Tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, pháp luật Việt Nam đã lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa chính thức về NQTM. Theo đó: “NQTM là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyềnquyền kiểm soát trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” Định nghĩa NQTM được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam khá tương đồng với pháp luật các nước về cơ bản đã thể hiện được bản chất của hoạt động này. Mặc dù các cách định nghĩa đưa ra có thể không hoàn toàn giống nhau, song tất cả đều gặp nhau ở những dấu hiệu bản chất của NQTM. Đó là: Thứ nhất, đối tượng của NQTM (quyền thương mại, tiếng Anh là franchise) là sự kết hợp các yếu tố bao gồm: tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí quyết, bí mật kinh doanh, phương thức quản lý…; Thứ hai, các bên trong quan hệ 8 NQTM là các chủ thể độc lập với nhau về tư cách pháp lý; Thứ ba, các bên sẽ cùng nhau khai thác các giá trị thương mại của quyền thương mại, trong quá trình khai thác chung đó, bên nhượng quyền có sự kiểm soát, hỗ trợ đối với bên nhận quyền điều này dẫn đến sự thống nhất trong hoạt động kinh doanh của các bên. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại Các hoạt động NQTM diễn ra rất phong phú đa dạng trong thực tiễn, nhưng tựu chung lại, chúng đều thể hiện một số đặc điểm cơ bản sau: a. Về chủ thể Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền bên nhận quyền. Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài. Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân. Tuy nhiên, cũng có khi họ không phải là thương nhân, đặc biệt là khi NQTM diễn ra trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công hành nghề tự do (ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn về hôn nhân được thực hiện bởi một bên nhận quyền). Có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ NQTM. Bên nhượng quyền bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. b. Về đối tượng Đối tượng của NQTM là quyền thương mại. Nội dung của khái niệm quyền thương mại phát triển rất phong phú có mối liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Nội dung của quyền thương mại có thể khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình NQTM thoả thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí mật kinh doanh… quyền kinh doanh theo mô hình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền… Quyền thương mại là một sự kết hợp các yếu tố nêu trên, từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống NQTM, giúp phân biệt với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ 9 cạnh tranh. Sự lựa chọn cách sử dụng các yếu tố này cấu thành một khía cạnh cơ bản của chính sách chung của doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. c. Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất, theo đó bên nhận quyền phải tuân thủ mô hình nhượng quyền thương mại Trong hoạt động NQTM, bên nhượng quyền các bên nhận quyền cùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền thương mại. Điều đó tạo ra một hệ thống thống nhất. Tính thống nhất thể hiện ở: - Thống nhất về hành động của bên nhượng quyền các bên nhận quyền. Các thành viên trong hệ thống NQTM phải thống nhất về mọi hành động nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng duy trì chất lượng đặc trưng của sản phẩm/dịch vụ. - Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền các bên nhận quyền. Lợi ích của bên nhượng quyền các bên nhận quyền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu của bất kỳ một thành viên nào trong hệ thống NQTM đều có thể làm tăng hay giảm uy tín của toàn bộ hệ thống, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của các thành viên còn lại. Như vậy, mặc dù độc lập với nhau về tư cách pháp lý, bên nhượng quyền bên nhận quyền vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống NQTM, đảm bảo bên nhận quyền sẽ là một “bản sao” hoàn hảo của mình, bên nhượng quyền phải có sự hỗ trợ sự kiểm soát thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình kinh doanh của bên nhận quyền. d. Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới hệ quả làm bóp méo cạnh tranh Hợp đồng NQTM có thể có quy định về vấn đề phân chia thị trường, bao gồm phân chia lãnh thổ (khu vực kinh doanh) phân chia khách hàng. Những quy định này rất có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh. Quy định phân chia lãnh thổ cho phép bên nhận quyền được tiến hành kinh doanh tại một khu vực địa lý nhất định có nghĩa vụ chỉ được kinh doanh trong phạm vi khu vực đó. Như vậy, bên nhận quyền không được cạnh tranh với bên nhượng quyền các bên nhận quyền khác trong hệ thống NQTM, không được dịch chuyển hàng hoá được 10 cung cấp từ địa điểm bán hàng này sang địa điểm bán hàng khác. Quy định về phân chia khách hàng thường có các nội dung như: cấm bên nhận quyền quảng cáo ngoài phạm vi kinh doanh của mình; cấm bên nhận quyền bán lại hàng mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền cho các nhà bán lẻ không phải là thành viên của hệ thống NQTM; cấm bên nhận quyền bán lại hàng không mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền . Ngoài ra, hợp đồng NQTM còn thường có các quy định về việc ấn định giá bán cho các thành viên của hệ thống NQTM, các quy định ràng buộc bên nhận quyền nhằm duy trì tính đặc trưng uy tín của hệ thống NQTM. Những quy định này của hợp đồng NQTM thường dẫn đến hạn chế cạnh tranh có thể phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Các đặc điểm nêu trên, thể hiện bản chất của hoạt động NQTM, sẽ giúp phân biệt NQTM với một số hoạt động thương mại tương tự khác. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở cho các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM. 1.1.3. Nhượng quyền thương mại phân biệt với một số hoạt động khác NQTM, với những đặc điểm riêng có của mình, có thể được phân biệt với một số hoạt động khác như sau: a. Nhượng quyền thương mại phân biệt với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Thứ nhất, trong hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (CQSD ĐTSHCN), chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế… chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp này cho chủ thể khác nhằm thu tiền. Còn NQTM là sự chuyển giao một tập hợp các yếu tố trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau, trong hầu hết các trường hợp, ngoài các đối tượng sở hữu trí tuệ còn có những yếu tố khác như khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo, phương thức kinh doanh… Thứ hai, trong hoạt động NQTM, có sự hỗ trợ, kiểm soát thường xuyên của bên nhượng quyền đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Đối với hoạt động CQSD ĐTSHCN, sự hỗ trợ nếu có cũng chỉ là sự hỗ trợ ban đầu. 11 Trong quá trình hoạt động, bên chuyển quyền chỉ quan tâm kiểm tra việc sử dụng hoàn hảo đối tượng chuyển giao thu tiền bản quyền. b. Nhượng quyền thương mại phân biệt với chuyển giao công nghệ Thứ nhất, NQTM là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, còn chuyển giao công nghệ chỉ đơn thuần là việc chuyển giao các công nghệ để ứng dụng vào quá trình sản xuất. Thứ hai, khi nhận quyền thương mại, bên nhận quyền ứng dụng công nghệ để sản xuất ra sản phẩm, cung ứng dịch vụ có cùng chất lượng hình thức, dưới nhãn hiệu, tên thương mại của bên nhượng quyền. Còn khi nhận chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ để sản xuất ra sản phẩm với bất kỳ hình thức nào mình mong muốn, dưới nhãn hiệu, tên thương mại khác với bên chuyển giao công nghệ. Thứ ba, khác với chuyển giao công nghệ, đối tượng của NQTM có thể không chỉ có công nghệ sản xuất mà còn bao gồm các yếu tố khác như đào tạo nhân viên, chính sách kinh doanh… Thứ tư, trong hoạt động NQTM, bên nhượng quyền có sự hỗ trợ, kiểm soát đối với bên nhận quyền trong quá trình kinh doanh. Còn trong chuyển giao công nghệ, sau khi chuyển giao xong, bên chuyển giao không có sự hỗ trợ, kiểm soát bên nhận chuyển giao. c. Nhượng quyền thương mại phân biệt với đại lý Thứ nhất, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên đại lý, trong khi đó bên nhận quyền là chủ sở hữu đối với hàng hoá trong quan hệ NQTM. Thứ hai, bên đại lý không phải trả phí để trở thành đại lý của bên giao đại lý được hưởng thù lao đại lý do bên giao đại lý trả. Ngược lại, bên nhận quyền phải trả một khoản tiền không nhỏ khi ký kết hợp đồng nhượng quyền phân phối sản phẩm cũng không được hưởng thù lao trong quá trình kinh doanh. 1.1.4. Các hình thức nhượng quyền thương mại 12 Hoạt động NQTM phát triển rất đa dạng phong phú qua các thời kỳ, bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Các học giả ở nhiều nước phát triển trên thế giới, căn cứ vào nhiều loại tiêu chí khác nhau, đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại hoạt động NQTM căn cứ vào những tiêu chí cụ thể nhất định. a. Căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh: Học thuyết về NQTM ở các nước phát triển (như Hoa Kỳ, Tây Âu) cho rằng có hai hình thức NQTM căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh: nhượng quyền phân phối sản phẩm nhượng quyền phương thức kinh doanh. [2],[10], [17], [23] (i) Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo của mình, dịch vụ quảng cáo trên phạm vi quốc gia quan trọng nhất là sản phẩm. Bên nhượng quyền không cung cấp cho bên nhận quyền cách thức điều hành kinh doanh. (ii) Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền có thể cung cấp cho bên nhận quyền rất nhiều dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo, cũng như phương thức kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bên nhận quyền trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, cách thiết kế bài trí nội thất, thuê đào tạo nhân công, quảng cáo tiếp thị, cung cấp sản phẩm… Đây là hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất hiện nay. b. Căn cứ vào cách thức tiến hành nhượng quyền: có thể chia NQTM thành nhượng quyền cho từng cơ sở (single-unit franchise) nhượng quyền đa cơ sở (multiple-unit franchise). (i) Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở (single-unit franchise): Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở là cách thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền trực tiếp cho từng đối tác riêng lẻ để mở một cơ sở kinh doanh. Đây là hình thức nhượng quyền thương mại đơn giản nhất phổ biến nhất. 13 (ii) Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): Đây là cách thức nhượng quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. Khái niệm nhượng quyền thương mại đa cơ sở xuất hiện chưa lâu. Bước vào thế kỷ 21, cách thức nhượng quyền này được chú ý đến nhiều phát triển mạnh, đồng thời xuất hiện nhiều khái niệm mới thuộc nội hàm nhượng quyền thương mại đa cơ sở. Bên cạnh 2 dạng nhượng quyền thương mại đa cơ sở phổ biến được công nhận rộng rãi là area development franchise (tạm dịch là nhượng quyền phát triển khu vực) subfranchising (tạm dịch là nhượng quyền thương mại chung), còn có area representation (nhượng quyền thương mại thông qua đại diện khu vực) franchise brokerage (nhượng quyền thương mại thông qua môi giới). [16] - Nhượng quyền phát triển khu vực (area development franchise): Đây là cách thức nhượng quyền theo đó bên nhượng quyền cấp quyền cho một chủ thể (gọi là area developer, tạm dịch là nhà phát triển khu vực) quyền thành lập điều hành nhiều hơn 1 cơ sở kinh doanh trong 1 khu vực lãnh thổ xác định. Nhà phát triển khu vực phải trả phí có nghĩa vụ thiết lập các cơ sở kinh doanh theo một lộ trình cam kết. Thông thường các bên sẽ ký với nhau 1 hợp đồng phát triển khu vực các hợp đồng nhượng quyền thương mại riêng cho từng cơ sở được thiết lập. Bên nhượng quyền cũng có thể chỉ ký 1 hợp đồng duy nhất cho cả quá trình phát triển các cơ sở kinh doanh. - Nhượng quyền thương mại chung (subfranchising): Đây là cách thức nhượng quyền theo đó: Thứ nhất, bên nhượng quyền (trong trường hợp này được gọi một cách cụ thể hơn là bên nhượng quyền sơ cấp) cấp cho 1 chủ thể khác (gọi là subfranchisor - bên nhận quyền sơ cấp) quyền được thực hiện một số quyền của bên nhượng quyền trong 1 lãnh thổ xác định. Các quyền này bao gồm quyền tự mình mở điều hành các cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại quyền cấp lại quyền thương mại cho chủ thể khác. Đây cũng là [...]... loại nhượng quyềnnhượng quyền thương mại trong nước nhượng quyền thương mại quốc tế (i) Nhượng quyền thương mại trong nước là quan hệ nhượng quyền thương mại trong phạm vi một quốc gia, do pháp luật quốc gia điều chỉnh (ii) Nhượng quyền thương mại quốc tế là quan hệ nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, do pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế điều chỉnh 1.2 PHÁP LUẬT... các Điều 5, 6 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, chủ thể tham gia hợp đồng NQTM bao gồm bên nhượng quyền bên nhận quyền Bên nhượng quyềnthương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất (bên nhượng quyền sơ cấp) bên nhượng lại quyền (bên nhượng quyền thứ cấp) Bên nhận quyềnthương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, gồm cả bên nhận quyền sơ cấp bên... theo quy định pháp luật - Ngoài ra, NQTM còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều chế định pháp luật khác như: luật công ty; luật về đại diện pháp luật điều chỉnh các hợp đồng phân phối khác; đầu tư tài chính; pháp luật về hoạt động cho thuê các biện pháp bảo đảm; luật thuế; luật bảo hiểm; pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài hạn chế nhập khẩu và/ hoặc hạn ngạch; pháp luật liên quan... đã điều chỉnh một cách cơ bản các vấn đề về NQTM Ngoài ra, do tính chất đặc thù của mình, hoạt động NQTM còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật cạnh tranh, các quy định pháp luật khác có liên quan (như pháp luật về dịch vụ phân phối, pháp luật về thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật phá sản, pháp luật điều chỉnh. .. bên nhượng quyền đại diện khu vực Theo pháp luật Mỹ, nếu như đại diện khu vực phải trả phí ban đầu cho bên nhượng quyền, thì hợp đồng này cũng được coi là một hợp đồng nhượng quyền thương mại, còn nếu không phải trả phí thì không coi là hợp đồng nhượng quyền thương mại Thứ hai là hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết trực tiếp giữa bên nhượng quyền bên nhận quyền - Nhượng quyền thương mại. .. thức nhượng quyền thương mại trong đó xuất hiện một chủ thể thứ ba gọi là nhà môi giới nhượng quyền thương mại (franchise broker) với vai trò tìm kiếm các bên nhận quyền tiềm năng để ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền So với bên nhận quyền sơ cấp trong nhượng quyền thương mại chung đại diện khu vực trong nhượng quyền thương mại thông qua đại diện khu vực, thì nhà môi giới nhượng. .. nhượng quyền thương mại đảm nhiệm ít chức năng của bên nhượng quyền hơn bởi vì nhà môi giới nhượng quyền thương mại không có quyền ký hợp đồng hay cung cấp dịch vụ cho các bên nhận quyền Trong cách thức này tồn tại 2 hợp đồng: hợp đồng môi giới giữa bên nhượng quyền với nhà môi giới nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền c Căn cứ vào phạm... đến nhượng quyền thương mại [14, Phụ lục 3] - Luật hợp đồng: là một hoạt động trong lĩnh vực thương mại, NQTM chịu sự điều chỉnh của luật hợp đồng nói chung pháp luật về hợp đồng thương mại nói riêng - Pháp luật sở hữu trí tuệ: Các tài sản trí tuệ là nền tảng cơ bản để xây dựng quan hệ NQTM vì thế pháp luật sở hữu trí tuệ là lĩnh vực quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động này - Pháp luật. .. nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình; nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung Các quy định của pháp luật Việt Nam về thông tin NQTM có thể được coi là một công cụ để tạo ra một môi trường pháp luật an toàn cho tất cả các bên tham gia hợp đồng NQTM, cho... động NQTM Những quy định này đã tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động NQTM phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên sự ổn định của nền kinh tế 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, Mục 4.1.1 Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT . tế điều chỉnh. 1.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại. VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Ngày đăng: 28/03/2013, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w