Nghiên cứu thị trường đồ uống – Cà phê Trung Nguyên

33 4.7K 25
Nghiên cứu thị trường đồ uống – Cà phê Trung Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO đã mở cửa và tạo nhiều cơ hội cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế có những bước phát triển vượt bậc, thương mại quốc tế trên đà phát triển hoạt động xuất khẩu chính vì thế cũng có rất nhiều cơ hội.Trong những năm qua Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch sau gạo. Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước. Nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất và chế biến cà phê đã duy trì và phát triển theo sự phát triển chung của thị trường cà phê, từng bước trưởng thành cạnh tranh với các thương hiệu cà phê của các công ty nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam như Nestle hay Starbucks. Có thể kể đến một số thương hiệu cà phê Việt như: Trung Nguyên, Vinacafe, Wakeup... Với tình hình trên nhóm đã thực hiện tìm hiểu đề tài: “ Nghiên cứu thị trường đồ uống – Cà phê Trung Nguyên” với mong muốn làm rõ hơn phần nào về thực trạng của thị trường cà phê trong nước nói chung và thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng.

I. LỜI MỞ ĐẦU : Từ năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO đã mở cửa và tạo nhiều cơ hội cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế có những bước phát triển vượt bậc, thương mại quốc tế trên đà phát triển hoạt động xuất khẩu chính vì thế cũng có rất nhiều cơ hội. Trong những năm qua Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim nghạch sau gạo. Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước. Nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất và chế biến cà phê đã duy trì và phát triển theo sự phát triển chung của thị trường cà phê, từng bước trưởng thành cạnh tranh với các thương hiệu cà phê của các công ty nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam như Nestle hay Starbucks. Có thể kể đến một số thương hiệu cà phê Việt như: Trung Nguyên, Vinacafe, Wakeup Với tình hình trên nhóm chúng em đã thực hiện tìm hiểu đề tài: “ Nghiên cứu thị trường đồ uống – Cà phê Trung Nguyên” với mong muốn làm rõ hơn phần nào về thực trạng của thị trường cà phê trong nước nói chung và thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên  Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên.  Trụ sở chính: Số 82 – 84 Bùi Thị Xuân- Phường Bến Thành- Quận 1 -Tp Hồ Chí Minh -Việt Nam  Điện thoại, Fax: (84.8) 39251852 - Fax: (84.8) 39251848  Website: www.trungnguyen.com.vn - Email:office@trungnguyen.com.vn  Năm đạt HVNCLC: 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014  Sản phẩm đạt HVNCLC: Ngành đồ uống không cồn. Các sản phẩm tiêu biểu Cà phê đóng gói Cà phê G7 Cà phê G7 Cappucino Cà phê hạt Cà phê Passiona Quà lưu niệm Sự ra đời của công ty cà phê Trung Nguyên là cả một câu chuyện dài về sự nỗ lực và ý chí muốn thoát khỏi cái nghèo đói của chàng sinh viên Y khoa Đặng Lê Nguyên Vũ. Ông Vũ chỉ ra rằng, giống như hầu hết các quốc gia trồng cà phê khác, các nước nhiệt đới nghèo nàn thường chỉ nhận được khoảng 5% số tiền thu được của ngành cà phê thế giới, trong khi lợi nhuận khổng lồ lại chảy vào túi của Nestle và Starbucks. Môi trường kinh doanh không công bằng gợi cho ông những ký ức về gia đình và hàng triệu những người Việt Nam khác đã phải đấu tranh với đói nghèo ra sao. "Tôi sinh ra trong chiến tranh Việt Nam. Cha mẹ tôi lao động cho một lò gạch nhỏ. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn khi cha tôi bị bệnh, không có tiền để chữa bệnh cho ông. Tôi rất bối rối, không thể chợp mắt, và tôi đã thề với mình rằng sẽ làm hết sức để có đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo ", ông nhớ lại. Ông Vũ xem mình là một người cực đoan, một số trong các quan điểm của ông thậm chí là cấp tiến. Học hỏi rất nhanh và luôn là sinh viên xuất sắc ở trường, ông được định mệnh ưu ái dành cho một sự nghiệp xứng đáng. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, ông quyết định không làm bác sĩ. Bắt đầu với một giấc mơ lớn nhưng không có tiền, ông mở một doanh nghiệp cà phê nhỏ và đặt tên nó là Trung Nguyên hoặc Cao Nguyên Trung Phần (Central Highlands). “Vốn đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh của tôi là sự tin tưởng của người trồng cà phê, họ đã cho tôi sản phẩm của họ theo lời hứa rằng tôi sẽ chia sẻ lợi nhuận với họ," ông nói. "Tôi chở hàng cà phê bằng xe đạp (tài sản duy nhất mà ông sở hữu vào thời điểm đó). Tôi đã phải đi khắp nơi và thuyết phục mọi người rằng, tôi có thể khiến một điều gì đó lớn lao xảy ra." Mười lăm năm sau,năm 2011 Trung Nguyên có 3.000 nhân viên và một đội xe tải, trở thành nhà chế biến cà phê lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu đến 60 quốc gia và đang lập kế hoạch mở rộng thêm nữa vào Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Nguyên có khoảng 60 quán cà phê tại Việt Nam và đặt mục tiêu có 100 quán cuối năm nay, cũng như nhượng quyền thương mại ở nước ngoài nhiều hơn nữa. "Tham vọng của tôi là làm cho Trung Nguyên trở thành một thương hiệu toàn cầu", ông Vũ nói với Asia Focus. Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Những bước tiến của Cà phê Trung Nguyên có thể khiến bất cứ ai cũng phải thán phục. Chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi, công ty Trung Nguyên đã trở thành nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng liên tục 37%/năm. Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành trên cả nước, đồng thời có mặt ở 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không thể bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để đạt được những bước nhảy vọt thần kỳ như vậy. Và một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự thành công của Trung Nguyên – là những biến số thuộc môi trường Marketing. Những biến số này có thể gây khó khăn, cản trở tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, song nếu doanh nghiệp chủ động theo dõi, thiết lập một hệ thống thông tin Marketing thì nó sẽ trở thành tiền đề mang lại những cơ hội thành công cho chính doanh nghiệp Để biến tham vọng của mình thành hiện thực, người sáng lập công ty cà phê Trung Nguyên đã cùng với các nhân viên của mình đặt ra tầm nhìn và sứ mạng cho những bước phát triển tiếp theo của công ty. Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. II. THỰC TRẠNG: Với gần 20 năm không ngừng xây dựng và phát triển, đến nay Trung Nguyên đã chiếm được thị phần không nhỏ trong toàn thị trường trong nước và nước ngoài với các loại sản phẩm khác nhau. Cà phê Trung Nguyên chia làm 3 dòng sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, trung cấp và thông thường.  Sản phẩm cao cấp, với các loại: • Weasel: Sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm, vì thế, cà phê Chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới. • Legende: Công nghệ ủ men sinh học độc đáo.  Sản phẩm trung cấp: • Passiona (gói 250g) thơm nhẹ nhàng, thành phần caffeine thấp. • Cà phê gourmet blent (250g – 500g): vị đậm đà với nước pha màu nâu sánh. • House blend (250g & 500g): Hương thơm nồng, vị đậm đà hơn với nước pha màu nâu sánh. • Cà phê hòa tan G7 Cappuchino. • Cà phê đóng gói Sáng tạo. • Cà phê hạt rang xay (11 loại)  Sản phẩm phổ thông: • Cà phê hòa tan G7 3 in 1. • Cà phê hòa tan G7 2 in1:(cà phê và đường), các loại: Lucky, Hero, Win, Victory. Cà phê là một trong những ngành có sức hấp dẫn cao tại Việt Nam. Điều đó được thể hiện từ sự đấu đá tranh mua cà phê nhân của các doanh nghiệp FDI, đến sự tranh giành thị phần của 3 hãng cà phê Nestlé, Trung Nguyên, Vinacafé Biên Hòa và ngày càng nhiều các chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp của nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam. 1. Tình hình thị trường cà phê thế giới: Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68 tỷ đô la (năm 2011) (Euromonitor).So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm. Thị trường này bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ), D.E Master Blenders 1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là Kraft food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức). Năm 2012, ba nhóm công ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trường cà phê bán lẻ ở Anh. Nhóm 5 nhóm công ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trường. Nestlé thống trị thị trường cà phê hòa tan với mức thị phần trên 50%. Trong hệ thống bán lẻ, hệ số lãi của sản phẩm cà phê truyền thống (Main stream coffee) thì thấp hơn hệ số lãi của cà phê cao cấp (Speciality coffee). Các thương hiệu riêng của hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ vẫn chưa thâm nhập được vào phân khúc cà phê cao cấp (Speciality coffee). Các “thương hiệu cà phê chất lượng cao” như Starbucks, illy thống trị phân khúc cao cấp trong hệ thống cửa hàng bán lẻ. Thị trường RTD của trà và cà phê thế giới ước tính vào khoảng 69 tỷ đô la (năm 2011), dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,9% từ năm 2012-2017 (theo MarketsandMarkets). Nhìn chung mặt bằng thuế đánh vào cà phê là tương đối thấp, từ 0-8%. 2. Tình hình thị trường cà phê Việt Nam Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ ba thế giới.Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới.Vị trí này được duy trì kể từ đó đến nay. Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ đô la, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về giá trị so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là 1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ đô la, tăng 37,8% về lượng và 33,4% về giá trị so với năm 2011. Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân thế giới. 2.1. Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016. Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu. 2.2. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu cà phê nhân ở Việt Nam • Về xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê: Việt Nam có 153 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong khi chỉ có 20 công ty nước ngoài thu mua và cung cấp cho 8 nhà rang xay lớn của thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI Niên vụ 2011- 2012: tổng số sản lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI bằng 45% sản lượng của cả niên vụ, trong đó hàng năm lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI thu như Nestlé chiếm 15% (khoảng 250.000 tấn), Nedcoffee chiếm 9% (khoảng 150.000 tấn). Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2012. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước Năm 2010: tập đoàn Intimex chỉ xếp vị thứ 2 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch vào khoảng 142.134 tấn (13.59% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước), đứng vị trí đầu tiên là Tổng công ty cà phê Việt Nam với kim ngạch 177.902 tấn (16.46% kim ngạch xuất khẩu cả nước) và tập đoàn Thái Hòa xếp vị trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu là 82.951 tấn (7.93% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước). Nhưng đến niên vụ 2011-2012, Tập đoàn Intimex xếp vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê với kim ngạch xuất khẩu là 360.000 tấn (chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu cả nước), Tổng công ty Tín Nghĩa Đồng Nai xuất khẩu khoảng 127.000 tấn xếp vị trí thứ 5 (chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu cả nước). Chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2010 đến 2012 trong số 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay, chỉ 30 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lượng hàng xuất khẩu hàng năm tương đối lớn và ổn định; còn lại đều là các doanh nghiệp thương mại, không có chân hàng dự trữ, nên thua lỗ liên miên. Ngoài nguyên nhân những doanh nghiệp xuất khẩu có vốn điều lệ nhỏ không cạnh tranh thu mua cà phê được với các doanh nghiệp FDI thì còn có các nguyên nhân khác từ chính việc điều hành, quản lý nguồn vốn không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp gây ra. Điển hình là tình trạng thua lỗ của 2 công ty là Tổng công ty cà phê Việt Nam và Tập đoàn Thái Hòa. • Về nhập khẩu: Tuy là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam cũng có lúc nhập khẩu cà phê nhân từ các quốc gia khác. Các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê nhân của Lào, Indonesia, Thái Lan với giá thấp về chế biến xuất khẩu. 2.3. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu cà phê hòa tan và rang xay tại Việt Nam • Về sản xuất: Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công suất khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5% sản lượng cà phê nhân hằng năm). Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau như: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang… theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm; Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên Hòa có 22 sản phẩm. Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa. Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm 2012 thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các nhãn khác là 16%. Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô la tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là 78,93 triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là 13%). • Về xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan: Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kì (USDA) lượng cà phê hòa tan xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2011-2012 là 21.600 tấn. Năm 2012: Trung Nguyên doanh thu từ việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc là 50 triệu đô la. Doanh thu xuất khẩu cà phê hòa tan của Vinacafé Biên Hòa chiếm 8-10% doanh thu hằng năm chủ yếu tập trung ở 2 thị trường Mỹ chiếm 85% thị phần xuất khẩu và còn Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm 15%. • Về nhập khẩu cà phê hòa tan: Theo số liệu của USDA lượng cà phê hòa tan nhập khẩu của Việt Nam niên vụ 2011-2012 là 6000 tấn. Hàng năm Vinacafé Biên Hòa phải nhập khẩu cà phê hòa tan bán thành phẩm từ Indonesia để phục vụ cho việc sản xuất cà phê hòa tan. Vì công suất hiện tại của các nhà máy của Vinacafé Biên Hòa chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nguyên liệu cà phê hòa tan cho việc sản xuất. 3. Xu hướng mới cho ngành cà phê Việt Nam: • Về cà phê nhân: Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam. Tổng tiêu thụ robusta ở Mỹ đã tăng 7% trong năm 2012, sau khi tăng 3,9% trong năm 2011 và 3,6% năm 2010 (theo StudyLogic). Trong khi đó, nhu cầu các sản phẩm từ Arabica chỉ tăng 1,9% trong năm 2012, sau khi tăng 4,1% năm 2011 và 5,4% năm 2010. Trung Quốc cũng sẽ là thị trường nhập khẩu tiềm năng.Việt Nam cung cấp khoảng 90% tổng lượng cà phê Trung Quốc nhập khẩu từ các nước ASEAN trong khoảng từ năm 2002-2011. Việt Nam sẽ tăng diện tích và sản lượng cà phê bền vững bởi các công ty rang xay lớn nhất thế giới như Nestlé, Starbucks, D.E Master Blenders 1753, Kraft Food Group, Tchibo đồng thời lên tiếng về việc sẽ tăng tỉ lệ cà phê bền vững trong nguyên liệu sản xuất của họ (theo Coffee in the United States: Sustainability Trends). • Về cà phê hòa tan và rang xay: Thị trường cà phê hòa tan và rang xay của Việt Nam vẫn đang hấp dẫn đối với các doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ các nhà máy của Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Trung Nguyên đều đã hoạt động hết công suất và họ đều đang mở rộng qui mô sản xuất lên và việc mới đây ngày 28/4 công ty cà phê Ngon của Ấn Độ vừa mới khánh thành nhà máy chuyên sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất Châu Á tại cụm Công Nghiệp huyện Cư Kuin, Đắk Lắk với công suất 10.000 tấn/năm. Tuy Việt Nam có rất nhiều loại cà phê hòa tan nhưng chủ yếu là cà phê truyền thống. Trong tương lai với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê đặc biệt (Starbucks đã mở cửa hàng cà phê đầu tiên tại Việt Nam) thị trường sẽ phân chia lại và định hình rõ ràng hơn 2 loại cà phê đại trà và cà phê đặc biệt. Vinacafé Biên Hòa dự đoán sẽ có những hành động để tăng thị phần cà phê rang xay cho mình với doanh thu của cà phê rang xay hiện nay của công ty ở khoảng 10-12 tỷ đồng. chiếm chưa tới 1% doanh thu. III. CUNG - CẦU CÀ PHÊ 1. Chuỗi cung ứng của cà phê Trung Nguyên: Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên: 1.1 Nhà cung cấp các cấp. Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra. [...]... nước khác ở Châu Á, thị hiếu cà phê còn chưa định hình rõ rệt Theo kết quả điều tra của Công ty Cà phê Trung Nguyên thì Trung Nguyên, Nescafe và Vinacafe là 3 hãng sản xuất bán cà phê nhiều nhất và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện nay Trung Nguyên – doanh nghiệp đã làm mưa làm gió trên thị trường cà phê phin với thương hiệu Trung Nguyên nhiều năm qua đã làm nóng lên thị trường cà phê hoà tan bằng...Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu Công ty có 2 hình... thông tin các số liệu nghiên cứu thị trường của Công ty AC Nielsen và Kantar Worldpanel về vị thế của thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói chung và sản phẩm cà phê hòa tan G7 nói riêng tại thị trường Việt Nam Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel xác nhận: Cà phê hòa tan G7 là nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu thích và mua dùng nhiều nhất; từ năm 2009 đến 2011, cà phê Trung Nguyên là thương hiệu... viên trí thức uống thức uống không cồn; cứ 3 nhân viên trí thức uống cà phê thì có 1 người dùng cà phê Trung Nguyên; riêng nhóm nhân viên văn phòng trên 30 tuổi có đến 40% lựa chọn cà phê Trung Nguyên Về phía công ty cà phê Trung Nguyên ngoài việc theo dõi lượng tiêu thụ sản phẩm của mình tại các kênh phân phối, chuỗi cửa hàng Trung Nguyên, công ty này còn mở các cuộc điều tra về thị hiếu cà phê của các... người tiêu dùng cà phê lớn nhất Kantar Worldpanel cũng xác nhận: người uống cà phê Trung Nguyên là những người làm việc trí não, có tinh thần yêu nước và là những người sành cà phê Theo số liệu của công ty này, trung bình 10 người uống cà phê hòa tan lại có 5 người mua cà phê hòa tan G7 để sử dụng Số liệu cũng chỉ rõ 18% nhân viên trí thức uống cà phê Trung Nguyên, cao hơn con số trung bình 13% nhân... các quán giải khát Theo điều tra của công ty cà phê Trung Nguyên đối với 2000 khách hàng trong và ngoài quán cà phê thì trong số các loại đồ uống, cà phê đóng vai trò khá quan trọng Họ uống 7 lần/ tuần, trong số các loại nước uống tại quán có tới 43% số khách được hỏi tới quán để uống cà phê Nguồn: Công ty cà phê Trung Nguyên( 2003) Riêng về các loại cà phê được bán tại quán, trong 2004 khách hàng... có phần giống như Starbucks, và có thể bán kèm cà phê hạt/bột ở thị trường nội địa Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7... của DN và nâng cao giá trị thương hiệu cà phê VN trên thị trường quốc tế” – ông Vũ nói  Trung Nguyên xây dựng chuỗi nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á Nhà máy Cà phê Trung Nguyên Bắc Giang là nhà máy G7 thứ hai tại Bắc Giang và cũng là nhà máy cà phê thứ 5 của dự án hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỉ đồng, trong đó, số vốn đầu tư cho nhà... hội” Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được mở ở TP.HCM năm 1998, và đến năm 2010 thì đã có đến hơn 1.000 quán khắp lãnh thổ Việt Nam  Thị trường xuất khẩu: xuất khẩu là một chiến lược của Trung Nguyên ngay từ ban đầu Hiện Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê đến hơn 40 nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Anh Trung Nguyên tập trung chủ yếu vào thị trường ngách, các khách hàng quan tâm tới cà phê mới lạ... sân nhà” G7 của Trung Nguyên dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Trong năm 2011 và quý 1/2012, sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam cả về thị phần(40%) và sản lượng(35%) của ngành cà phê hòa tan; với đà tăng trưởng này, dự đoán G7 sẽ tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại Việt Nam Thông tin trên được đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên công bố . uống không cồn. Các sản phẩm tiêu biểu Cà phê đóng gói Cà phê G7 Cà phê G7 Cappucino Cà phê hạt Cà phê Passiona Quà lưu niệm Sự ra đời của công ty cà phê Trung Nguyên là cả một câu chuyện dài về. ra. Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ. hộ nông dân trồng cà phê. Trung Nguyên cũng đang tiến hành xây dựng “Quỹ Trung Nguyên hỗ trợ nông dân trồng cà phê và Phát triển cây cà phê bền vững”, (tên viết tắt tiếng Anh TrungNguyen Coffee

Ngày đăng: 21/12/2014, 07:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trung Nguyên – doanh nghiệp đã làm mưa làm gió trên thị trường cà phê phin với thương hiệu Trung Nguyên nhiều năm qua đã làm nóng lên thị trường cà phê hoà tan bằng sản phẩm G7 với tổng mức đầu tư cho một dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan lên tới 10 triệu USD, công suất 200 tấn / năm. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc công ty Trung Nguyên cho biết: “ Trung Nguyên phải dồn tổng lực cho cuộc cạnh tranh, nhờ đó G7 đã chiếm một thị phần nội địa đáng kể về cà phê hòa tan. Nhưng lớn hơn cái lợi kinh tế vì cà phê hòa tan Trung Nguyên chủ yếu xuất khẩu, qua đó G7 đã góp phần đáng kể vào phong trào người Việt dùng hàng Việt, nâng cao ý thức doanh nghiệp trẻ dám đương đầu với các tập đoàn quốc tế ngay trên sân nhà”. G7 của Trung Nguyên dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan.

  • 1. Giá cả thị trường cà phê nội địa và thế giới

    • Giá cà phê trong nước

    • Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

    • Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

    • Theo Giacaphe.com

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan