MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TRUNG NGUYÊN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường đồ uống – Cà phê Trung Nguyên (Trang 31 - 33)

TRUNG NGUYÊN

1. Những khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.

Với một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động khá hiệu quả như vậy, Trung Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ nhà cung ứng, tập huấn và hỗ trợ cho người trồng cà phê, đến việc đầu tư xây dựng các nhà máy và xây dựng hệ thống các cửa hàng…

Ngoài ra, Trung Nguyên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chuỗi cửa hàng nhượng quyền khi mà nó phát triển quá nhanh. Các cửa hàng nhượng quyền này thực chất chỉ là bán cà phê do Trung Nguyên cung cấp và lấy tên quán là Trung Nguyên chứ không phải là chuỗi cửa hàng nhượng quyền đúng nghĩa (tức là các chi tiết kinh doanh không đồng bộ từ cách trang trí nội thất, quy mô quán, thực đơn đến cách quản lý kinh doanh cửa hàng).

Có thể nói những giải pháp chủ yếu đã thực hiện như:

 Một là, hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những công đoạn chưa phù hợp được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động hóa vào quá trình sản xuất.

 Hai là đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của mình.

 Ba là, liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, hạn chế các chi phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân phối hàng hóa hợp lý để đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị thay đổi và hư hao trong quy trình vận chuyển và phân phối.

 Bốn là, tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Tiết kiệm và giảm chi phí ở đây phải được hiểu là hợp lý hóa tối đa mà chất lượng không bị ảnh hưởng, người tiêu dùng vẫn được thưởng thức sản phẩm tốt mà họ vẫn mong đợi, giữ vững niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm.

 Năm là, thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng. Quan hệ tốt với những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích nhiều lần hơn khi thời điểm khó khăn qua đi. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh sẵn có là chất lượng sản phẩm, đem quyền lợi đích thực đến với người tiêu dùng, hài hòa lợi ích giữa cổ đông, người lao động, người tiêu dùng.

VI. KẾT LUẬN

Khi hầu hết mọi người nghĩ đến cà phê, họ không thường nghĩ đến Việt Nam. Không nhiều người biết rằng năm ngoái, quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua Brazil, trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới; tuy nhiên, hầu hết là Robusta nhân chất lượng thấp với hàm lượng caffeine cao, được sử dụng chủ yếu để làm cho cà phê hòa tan. Đặng Lê Nguyên Vũ muốn thay đổi hình ảnh của đất nước, một nguồn cung cà phê giá rẻ và cung ứng một thương hiệu sang trọng, hấp dẫn đối với cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trung Nguyên hiện nay đặt tầm nhìn của mình trở thành một cái tên lớn nhất của thế giới về cà phê. Ông Vũ khẳng định rằng phần lớn sự thành công của Starbucks nằm trong chính thương hiệu của nó, chứ không phải là các sản phẩm thực tế ("nước có mùi cà phê ", ông mô tả trong một cuộc phỏng vấn truyền thông).

Cấy một câu chuyện vào trong tâm trí người tiêu dùng là chìa khóa chiến thắng của chuỗi cửa hàng đóng tại Mỹ này, ông nói thêm. Ông cũng bác bỏ các tuyên bố của Starbucks và một số công ty lớn khác rằng họ thực hiện thương mại công bằng với nông dân.

Ông tin rằng công ty của ông có một câu chuyện hay hơn nhiều để kể về việc đã làm như thế nào để cải thiện cuộc sống của người dân cà phê ở cao nguyên Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường đồ uống – Cà phê Trung Nguyên (Trang 31 - 33)