Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 119 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
119
Dung lượng
1,79 MB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU XUẤT KHẨU TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU XUẤT KHẨU TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả luận văn Triệu Tiến Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự tận tình giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới: PGS.TS Đào Thanh Vân, Trưởng bộ môn Cây ăn quả - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn đã có nhiều công sức trong việc hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Ban Giám đốc cùng tập thể lãnh đạo Trung tâm NC&PT rau hoa quả đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như kinh phí trong quá trình học tập và bảo vệ luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Người cảm ơn Triệu Tiến Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả của toàn cầu, là cây có ưu thế xuất khẩu đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa nhạy cảm về kinh tế, chính trị, xã hội. Theo đánh giá của FAO, tổng kim ngạch xuất khẩu chuối đạt 16,8 triệu tấn vào năm 2006. Cùng với gạo, lúa mì, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, xuất khẩu chuối của một số nước sản xuất chính như Ấn Độ, Braxin lại không cao. Trên thực tế thì chỉ có 1/5 số lượng chuối sản xuất ra được dùng để xuất khẩu. Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu chuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 5,8 tỷ USD một năm (theo thống kê năm 2006) đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những hộ gia đình trồng chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn. Không những thế, ngành chuối còn có tác động lớn tới cả những người làm trong ngành công nghiệp thứ 2 và thứ 3. Chuối là loại cây cây ăn quả dễ trồng, yêu cầu đầu tư thấp, quả ít bị ảnh hưởng độc hại do có vỏ dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng đường. Trong 100gr thịt quả chuối tươi tỷ lệ đường chiếm 27%, prôtêin 1,8%,, lipit 0,3%, chuối cung cấp một lượng calo đáng kể 173 Kcal/100gr thịt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 quả, trong khi đó cam chỉ có cho 53 Kcal/100gr. Đối với chuối luộc (Cooking Banana) thì tỷ lệ Gluxit 31%, lipit 0,2%, prôtêin 1% và cho 128 Kcal/100gr thịt quả [2]. Ngoài ra, trong quả chuối còn có nhiều loại vitamin khác nhau, đặc biệt là Vitamin A, B1, B12,… (FAO 1985) [39]. Chính vì vậy chuối trở thành thức ăn cho mọi tầng lớp nhân dân chẳng những ở các quốc gia nhiệt đới mà khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam cây chuối đã đuợc trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ em… Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như thân giả dùng để chăn nuôi, lá dùng làm để gói, cây non và hoa dùng để làm rau, các phần khác có thể làm phân bón… hoặc phơi khô làm chất đốt. Chuối là cây xuất khẩu có giá trị với nhiều loại mặt hàng như quả tươi, chuối sấy khô… Chính vì vậy chuối được đánh giá là một trong ba cây ăn quả chính cam, chuối, dứa và diện tích trồng không ngừng tăng lên. Năm 2002 diện tích chuối trong cả nước là 96.000ha, năm 2004 là 102.091 ha và đến năm 2005 tăng lên là 103.400ha chiếm 13,4,% cây ăn quả trong cả nước. Cho đến năm 2005 sản lượng chuối 1.354,300 tấn . Tuy có vai trò chiến lược như vậy, song cho đến nay công tác nghiên cứu về cây chuối ở nước ta còn chưa đầy đủ và hệ thống, có thể nói chưa xứng với vai trò kinh tế của nó trong sản xuất và xuất khẩu. Việc sản xuất ở nước ta còn gặp một số khó khăn do chuối trồng phân tán, thu hoạch không đồng đều, giống chuối quá đa dạng, năng suất, phẩm chất không ổn định. Để có một giống tốt phục vụ cho xuất khẩu cần phải tiến hành nghiên cứu và tuyển chọn giống có định hướng rõ rệt để quy hoạch sản xuất vùng trồng chuối với số lượng lớn, tập chung có quy mô theo hướng sản xuất hàng hoá đặc biệt cho xuất khẩu Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 tuyển chọn và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tiêu xuất khẩu tại Phú Hộ - Phú Thọ”. 2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống chuối trong tập đoàn VN1 tại Phú Hộ, Phú Thọ. Sơ bộ chọn ra một số giống có triển vọng cho xuất khẩu và nội tiêu, phù hợp với điều kiện sinh thái Phú Thọ. - Khảo nghiệm các giống có triển vọng và nhập nội, tìm ra các giống chuối phục vụ cho việc sản xuất chuối thương mại ở miền Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất chuối tiêu vụ đông ở miền Bắc. 2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Cung cấp cho các nhà chọn giống cây trồng nói chung và chuối nói riêng những thông tin cơ bản về các giống chuối ở Việt Nam trong vườn tập đoàn VN1. * Tạo cơ sở bước đầu cho việc tuyển chọn các giống chuối ở miền Bắc Việt Nam. Áp dụng BPKT sản xuất chuối tiêu đông nhằm giải vụ thu hoạch cho người dân trồng chuối 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu gồm các giống chuối dòng AAA trồng trong vườn tập đoàn VN1 và các giống nhập nội Trung Quốc. * Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tiến hành năm 2008 - 2009 tại Trung tâm NC&PT rau hoa quả và các vùng phụ cận dọc theo sông Hồng (Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ, huyện Lâm Thao - Phú Thọ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Cơ sở khoa học của đề tài Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của các giống chuối để phát hiện các biểu hiện hình thái, các hiện tượng sinh lý của cây, nhằm xác định được giai đoạn, chu kỳ sinh trưởng khác nhau của cây chuối như thân, lá, hoa, quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, có ảnh hưởng tốt đến năng suất, chất lượng chuối. Góp phần nâng cao sản lượng chuối, tăng thu nhập cho người dân. 2. Đặc điểm thực vật học của cây chuối Cây chuối nằm trong họ Musaceae là một trong 8 họ trong bộ gừng Zingiberales (trước kia gọi là Csitaminales) [3]. Trong Bộ gừng, Musaceae là họ nguyên thủy nhất, chúng gồm những cây thân thảo lớn có rễ, sống lâu năm, lá mọc xoắn ốc có bẹ lá ôm lấy nhau tạo thành thân giả, phiến lá rất lớn. Cụm hoa mọc theo kiểu hoa tự bông vô hạn được hình thành ở ngọn từ thân khí sinh. Trục mang hoa và thân thật được mọc lên từ củ dưới lòng đất. Lá bắc lớn trong chứa từ 1 - 3 hàng hoa. Những hoa ở gốc của cụm hoa là hoa cái, hoa ở giữa là hoa lưỡng tính, hoa trên cùng là hoa đực. Bao hoa gồm 2 hoặc 3 vòng nhưng tạo thành 2 cánh, cánh ngoài cùng được tạo bởi 3 đài đính liền với 2 cánh hoa và thường có mầu vàng ươm hay mầu vàng nhạt, cánh hoa trong nằm đối diện với mảnh ngoài thường ngắn, màu trong suốt và được hai mép của cánh ngoài bao phủ. Có 5 nhị, bộ nhụy, lá noãn hợp bầu dưới, quả mọng, chứa nhiều hạt tuy nhiên ở loài chuối trồng hạt thui đi rất sớm. [3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Cheesman (1947 - 1950) [27] Bake và Simmonds (1951) [21] Simmonds (1960 [57] đã đưa ra sơ đồ giới thiệu tổng quan. Bảng 1.1: Các đặc điểm phân loại chuối Bộ Ordo Họ Family Đặc điểm của họ Chi Genus Zingiberales (Csitaminales) Musaceae Lá và lá bắc sắp xếp hình xoắn ốc hoa đực, hoa cái, hoặc hoa lưỡng tính xếp riêng rẽ trong 1 cụm hoa, quả mọng có nhiều hạt. Có 2 chi Ensete Musa Trelibziaceae Lá và lá bắc xếp thành 2 dãy đối xứng nhau. Gân chính nằm song song không rõ đường phân nhánh ngang của gân, lá đài rời, hoa lưỡng tính cánh hoa ở giữa rộng hơn các phần bên, quả nang hoặc quả thịt chứa từ 1 đến 3 hạt. Có 3 chi Strelitzia Ravennala Phenakospermun Heliconiaceae Lá và lá bắc xếp thành 2 dãy gân phụ của lá dạng lông chim hoặc hơi ngang, hoa lưỡng tính lá bắc rất to, dài mở rộng. Có 1 chi Heliconia Lowiaceae Gân chính song song, gân phụ được nối với gân chính lá đài dính nhau tạo hình ống cánh hoa giữa hẹp, có mầu sắc. Có 1 chi Orechidantha Costaceae Chỉ có một nhị, bầu 3 ô nhiều noãn Chỉ có một chi Costus Zingiberaceae Cây có chất thơm, lá xếp thành 2 dãy xoắn ốc. Bộ nhị hình cánh hoa có một bao phấn 2 ô nhỏ. Có khoảng 45 chi, 1 số chi chính: (Globa, Zingiber, Alpin, Cureuma, Hedychium Marantaceae Lá không có mùi thơm, không xếp xoắn ốc luôn tạo thành 2 dãy, phiến lá hình gối, hoa rất hiếm hoặc (không có) hoa rộng màu đỏ sặc sỡ, chỉ có 1 nhị (hoặc ½) có Có khoảng 25 chi trong đó: Maranta, Colathea. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 một noãn trong mỗi ô. Cannaceae Lá thon dài, hoa to sặc sỡ noãn nhiều trong mỗi ô, bầu hạ, chỉ có một phần, ½ nhị nửa còn lại lép phát triển hình thành cánh Có 1 chi Canna Năm 1957, Moore đã đưa ra một bản liệt kê về chuối trồng ở Mỹ, trong đó ông đặc biệt chú ý đến chuối có giá trị kinh tế như Grosmichel và Lacatan [2, 34]. Ở họ Musaceae có 2 chi Ensete và Musa, chúng rất giống nhau ở bộ lá và dạng cây, song có một đặc điểm lại rất khác nhau: Chi Ensete do Horaninov đặt tên, vì có bộ lá giống lá chuối nên một thời gian dài người ta xếp chúng vào chi Musa. Đây là loại cây thân thảo, chỉ sinh sản một lần, thân ngầm không bao giờ đẻ nhánh, hoa và lá bắc dính liền nhau và vào cuống buồng, chúng sinh sản hữu tính, không cây nào trong chi này có quả tươi được vì quả của chúng chỉ có một lớp vỏ mỏng bên trong chứa đầy hạt có đường kính to từ 1 - 1,2cm. Chi này có cây Ensete vetricosum thường trồng ở Đông Phi, người ta lấy bẹ của chúng làm rau ăn hoặc lấy chất bột trong bẹ ủ làm men để làm bánh ăn. Chi Musa có 4 phân chi (chi phụ Subgenus) Austrilimusa, Callimusa, Eumusa và Rohdochilamys trong đó 2 phân chi đầu có số nhiễm sắc thể cơ sở là X = 10, 2 phân chi sau có số nhiễm sắc thể cơ sở là X = 11 [76]. Austrilimusa là phân chi cổ nhất trong họ Musaceae, các cây M.testilis và M.abaca chỉ sử dụng làm dây buộc, chúng chỉ có ý nghía về khía cạnh nghiên cứu nguồn gốc của chuối, không có ý nghĩa về kinh tế. Callimusa gồm chỉ một loài dùng làm cảnh do các lá bắc mầu đỏ tươi Musacocinea. Rohdochilamys tuy có số nhiễm sắc thể X = 11 nhưng có đặc điểm là bông đứng và rất ít hoa trong mỗi lá bắc (từ 1 - 5 hoa). Cây chuối kiềng đỏ [...]... cao và kháng được bệnh Black Leaf Streak/black Sigatoka giống ăn tươi FHIA - 01, giống chuối là FHIA - 21 và giống chuối FHIA - 03 [43, 117] Ở Nam Phi giống được chọn chủ yếu để sản xuất chuối thương mại là Wiliams, Dwarf cavendish, Grand - nain [68;75] Ở Brazin tạo được giống kháng bệnh Panama và đốm lá Ấn Độ từ việc sử dụng nguồn gen di truyền đã chọn được một giống chuối Bằng kỹ thuật cấy mô và xử... nghiệp khác và đặc biệt rất quan tâm đến các chương trình Quốc gia Mục tiêu của INIBAP là hợp tác nghiên cứu, cung cấp thông tin và huy động tài trợ ủng hộ các hoạt động nghiên cứu và phát triển về chuối Nhận thức đầy đủ vai trò của Đông Nam Á trong các vấn đề cây chuối, INIBAP đã đang và sẽ tập trung nghiên cứu, tài trợ cho các hoạt động thu thập, đánh giá sử dụng và bảo quản nguồn gen cây chuối trong vùng... bệnh Sigatoka và kháng nòi 4 của bệnh Panama Tóm lại: Việc chọn tạo giống từ nguồn gen sẵn có là rất phổ biến ở các nước trồng chuối suất khẩu trên thế giới Trong chọn giống ngoài việc chọn giống có năng suất cao, người ta còn rất chú ý đến chọn các giống kháng bệnh đặc biệt là những bệnh nguy hiểm 4.1.4 Một số nghiên cứu khác về cây chuối a, Về nhân giống: Các biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối truyền... http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Chuối được chế biến thành nhiều sản phẩm như chuối sấy hoặc chuối bột thô, bột mịn, chíp, nước quả, puree, mứt v.v… Chuối nghiền và pure chuối hiện nay là sản phẩm chiếm sản lượng lớn nhất Ngoài ra có nước hỗn hợp, bánh chuối, chuối lát, chiên dòn, chip, sữa chua hương chuối và kem chuối Philipinnes là nước xuất khẩu chủ yếu sản phẩm chíp chuối vào thị trường Mỹ Chíp được... chọn lọc trong sản xuất tập đoàn Đi đầu trong vấn đề chọn giống chuối phải kể đến Viện Nghiên cứu chuối Đài Loan Ở đây phần lớn các giống chuối được chọn lọc để sản xuất chuối thương mại thuộc về nhóm Cavendish Theo thống kê của Mạng lưới quốc tế cải thiện nguồn gen cây chuối (INIBAP), ở mỗi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latin và Caribe, châu Phi và các khu vực khác đều đã thu thập và lưu giữ trên... Hoặc một số giống chuối có đặc điểm hình thái rất khác nhau lại được nhóm vào một nhóm (tạo thành nhóm phụ) bởi vì chúng có các phản ứng tương tự với một loài sâu bệnh Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng việc thiếu những công cụ và phương pháp phân loại tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân cơ bản làm chậm những tiến bộ về cây chuối Trong rất nhiều trường hợp những kết quả nghiên cứu chỉ áp dụng. .. khoai tây Sản phẩm chuối miếng trong xi rô loãng được sản xuất ở Honduras, Philippines và Thái Lan với số lượng nhỏ Sản phẩm tinh bột chuối được sử dụng như tinh bột sắn ở vùng Nam Mỹ và là thức ăn chính của người tây Samoa và nhiều nơi khác như ở Puerto Rico Nhu cầu chuối trên thế giới khá lớn, lên đến hàng chục triệu tấn/năm dưới dạng quả tươi và các sản phẩm chế biến 4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước... trong nước Ở nước ta chuối đã được trồng và sử dụng ăn tươi, ăn luộc, chuối sấy, làm cảnh… từ lâu đời và khắp mọi nơi, từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc [1, 5] Song việc nghiên cứu về cây chuối chưa nhiều và chưa cơ bản [11] Có thể kể ra đây một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cây chuối ở Việt Nam, mà người đầu tiên trong công cuộc này là M.H.Leconte (nhà phân loại học người Pháp) Trong thực vật chí... và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 bón bổ sung phân kali - Bệnh héo vàng lá (FOC) do nấm gây hại Nấm bệnh tồn tại trong đất và cây bệnh, lan truyền qua nước tưới và cây con qua chóp rễ và vết thương cơ giới Các biện pháp phòng trừ hóa học và canh tác ít hiệu quả Chế phẩm sinh học Trichoderma đạt hiệu quả phòng trừ cao ở quy mô nghiên cứu thử nghiệm -. .. Tansley và Ortor (1983), Weeden và Lamb 1985) [65] lại sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu phân loại và tiến hóa Brettell (1986) [22] lại cho rằng phương pháp này rất có ích trong nghiên cứu sự ổn định gen trong nuôi cấy mô Phân tích điện di các hệ Isozyme có thể sử dụng để xác định mối quan hệ chủng loại giữa các dạng và chị em những dấu hiệu này được tính ra tần số alen của các locut Isozyme có . tuyển chọn và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tiêu xuất khẩu tại Phú Hộ - Phú Thọ . 2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài - Đánh. DŨNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU XUẤT KHẨU TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN. NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU XUẤT KHẨU TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN