Khảo nghiệm so sánh giống chuối có triển vọng

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tiêu xuất khẩu tại phú hộ - phú thọ (Trang 69)

III. Phƣơng pháp nghiên cứu

3. Khảo nghiệm so sánh giống chuối có triển vọng

Từ những kết quả theo dõi và đánh giá tập đoàn vừa được trình bày chúng tôi sơ bộ chọn ra được 4 cá thể ưu tú (VN1 - 064), Tiêu vừa Lào Cai (VN1 - 066), Tiêu Đài Loan (VN1 - 041), Tiêu Hồng (VN1 - 005), kết hợp với 3 giống chuối tiêu nhập nội từ Trung Quốc. Các giống này được nhân

giống bằng phương pháp nuôi cấy mô để trồng thí nghiệm khảo nghiệm so sánh phục vụ cho công tác tuyển chọn giống phù hợp với định hướng phát triển các giống chuối tiêu xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc

3.1. Đặc điểm hình thái thân giả, lá của các giống chuối

Màu sắc thân giả, dạng lá và thế lá là biểu hiện đặc trưng cho từng giống. Kết quả mô tả một số đặc điểm hình thái của các giống đưa vào thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống chuối thí nghiệm Giống Dài lá (cm) Rộng lá (cm) dài/rộng Tỷ số Màu sắc thân giả Đặc điểm lá

VN1 - 064

(Đ/c) 215,63 89,84 2,40

Thân màu vàng sáng, ít mảng nâu đen.

Lá hơi đứng, không uốn cong ở đầu lá, gân chính màu trắng ngà, mặt sau lá có phấn trắng.

VN1 - 066 195,55 79,82 2,45

Thân có những mảng nâu đen lớn xen kẽ những vệt trắng đục, có chấm nâu

Lá hơi đứng, có uốn cong ở đầu lá, gân chính màu vàng sáng, có chấm nâu VN1 - 041 190,24 80,61 2,36 Thân màu hồng đỏ, có những mảng đen nâu lớn liên tục Thế lá đứng, uốn cong ở đầu lá, gân chính màu trắng sáng, gốc gân lá nhiều phấn trắng, phía đuôi gân lá ít phấn.

VN1 - 005 220,00 85,00 2,58

Thân giả màu xanh vàng, có những mảng nâu đen nhỏ không liên tục

Thế lá đứng, uốn cong ở đầu lá, gân chính màu vàng sáng, ít phấn.

TQ1 180,62 75,58 2,34

Thân màu đen tối, có những vệt nâu đỏ

Thế lá đứng, uốn cong ở đầu lá, gân chính màu xanh vàng có chấm lớn màu nâu đen.

TQ2 178,50 74,37 2,40

Trên thân giả, màu đen chiếm ưu thế, có xen kẽ màu hồng đỏ.

Có chấm nâu đen nhỏ ở gốc cuống lá, gân chính màu xanh vàng, ít phấn.

TQ3 181,50 76,9 2,36

Thân giả màu hồng tối, có những mảng nâu đen nhỏ không liên tục.

Thế lá đứng, gân chính màu trắng xanh, có nhiều phấn trắng.

Có thể phân biệt các giống bằng cách quan sát màu sắc thân giả, thế lá, màu sắc gân chính của lá, đặc biệt tỷ lệ dài/rộng của lá thứ ba từ trên xuống là một đặc trưng quan trọng phân biệt các nhóm giống, từ đó chọn ra giống phù hợp với điều kiện sản xuất vùng trung du miền núi phía Bắc.

3.2. Động thái tăng trưởng của các giống chuối khảo nghiệm

Sự tăng trưởng của thân lá quyết định lượng vật chất hữu cơ được tạo ra và tích lũy trong thân lá nó là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Đối với cây trồng nói chung và cây chuối nói riêng, trong một chừng mực nhất định thì sinh trưởng thân lá có tương quan tương đối chặt với năng suất. Do đó muốn có một giống chuối có năng suất cao thì ít nhất giống đó cũng phải sinh trưởng tốt có nghĩa là sinh trưởng thân lá là điều kiện cần để cho năng suất cao.

Mặt khác cây chuối nói riêng, thực vật nói chung luôn sinh trưởng, phát triển theo bản thiết kế di truyền đã định sẵn. Những sự biểu hiện của bản thiết kế riêng biệt này chịu tác động lớn do các nhân tố bên ngoài. Do vậy việc nghiên cứu sự sinh trưởng thân lá của cây chuối để tìm ra quy luật sinh trưởng của nó qua các tháng từ đó ta sẽ có những biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động tích cực đến sự sinh trưởng hay nói cách khác là tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của các giống chuối.

a, Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống chuối khảo nghiệm. Qua bảng 3.5 cho thấy động thái tăng trưởng của các giống chuối tiêu khảo nghiệm đều đạt cực đại vào tháng 8. Vào thời điểm này cây chuối đang bước vào giai đoạn trưởng thành và phân hóa mầm hoa đồng thời điều kiện thời tiết thuận lợi thường hay có mưa. Tuy nhiên các giống khác nhau thì động thái tăng trưởng cũng khác nhau. Đặc biệt có 2 giống là VN1 - 064 và TQ2 có động thái tăng trưởng qua các tháng tương đương nhau và cao hơn tất cả các giống trong khảo nghiệm (tháng đạt cao nhất từ 55,1 - 55,2 cm/tháng).

Các giống còn lại có động thái tăng trưởng chiều cao chênh lệch không đáng kể biến động trung bình (tháng đạt cao nhất từ 53,9 - 54,9cm/ tháng)

Bảng 3.5. Động thái tăng trƣởng chiều cao của các giống chuối khảo nghiệm (cm/tháng) Giống Tháng VN1- 064 (Đ/C) VN1 - 066 VN1 - 041 VN1 -005 TQ1 TQ2 TQ3 4 6,88 ± 0,06 7,04± 0,04 7,08 ± 0,10 6,53 ± 0,05 7,63 ± 0,03 6,53 ± 0,05 7,24 ± 0,09 5 17,0 ± 010 16,8 ± 0,20 16,6 ± 0,10 16,7 ± 0,29 16,4 ± 0,12 16,8 ± 0,18 16,5 ± 0,24 6 39,2 ± 0,40 39,6 ± 0,20 39,7 ± 0,40 39,3 ± 0,30 39,4 ± 0,20 39,4 ± 0,32 39,3 ± 0,36 7 40,0 ± 0,12 39,9 ± 0,10 40,0 ± 0,23 39,6 ± 0,36 39,9 ± 0,12 40,2 ± 0,10 39,6 ± 0,29 8 55,2 ± 0,60 54,5 ± 0,57 54,9 ± 0,52 53,9 ± 0,31 53,0 ± 0,67 55,1± 0,36 54,5 ± 0,70 9 44,7 ± 0,20 44,2 ± 0,49 44,4 ± 0,67 44,7 ± 0,62 44,2 ± 0,61 44,8 ± 0,52 44,7 ± 0,70

b. Động thái tăng trưởng chu vi thân giả của các giống chuối khảo nghiệm Cùng với tăng trưởng chiều cao thì đường kính thân là yếu tố không thể thiếu được nó thể hiện được sự phát triển cân đối của từng giống và khả năng chống được gió bão của giống đó. Kết quả được trình bày qua bảng 3.6.

Qua kết quả theo dõi cho thấy: Tất cả các giống khảo nghiệm đều có động thái tăng trưởng chu vi thân giả qua các tháng không có sự sai khác đáng kể và động thái tăng trưởng đạt cực đại vào các tháng 7, 8, 9. Lúc này cây chuối đang vào giai đoạn sinh trưởng cực đại chuẩn bị cho trổ hoa, hơn nữa vào thời điểm này thời tiết thuận lợi nóng ẩm, mưa nhiều. Các giống đưa vào khảo nghiệm giống chuối tiêu Hồng có động thái tăng trưởng mạnh tương đương với đối chứng thể hiện khả năng chống đổ tốt (tháng cao điểm tăng trưởng chu vi thân đạt 4,35 cm/tháng), các giống còn lại có động thái tăng trưởng chu vi thân cũng như chiều cao đều thấp hơn so với đối chứng tháng đạt cao điểm biến động từ (4,08 - 4,23 cm/tháng).

Bảng 3.6. Động thái tăng trƣởng chu vi thân giả của các giống chuối khảo nghiệm (cm/tháng) Giống Tháng VN1- 064 (Đ/C) VN1 - 066 VN1 - 041 VN1 -005 TQ1 TQ2 TQ3 4 1,89 ± 0,01 1,88 ± 0,03 1,81 ± 0,04 1,98 ± 0,01 1,87 ± 0,03 1,84 ± 0,02 1,77 ± 0,01 5 2,46 ± 0,05 2,25 ± 0,03 2,26 ± 0,05 2,40 ± 0,01 2,33 ± 0,02 2,25 ± 0,01 2,22 ± 0,02 6 3,49 ± 0,01 3,05 ± 0,07 3,13 ± 0,01 3,41 ± 0,13 2,88 ± 0,08 3,13 ± 0,05 2,93 ± 0,06 7 3,56 ± 0,05 3,40 ± 0,03 3,34 ± 0,04 3,53 ± 0,09 3,45 ± 0,03 3,37 ± 0,02 3,42 ± 0,03 8 4,35 ± 0,01 4,11± 0,05 4,08 ± 0,05 4,35 ± 0,02 4,16 ± 0,06 4,13 ± 0,1 4,23 ± 0,02 9 3,93 ± 0,03 3,62 ± 0,03 3,58 ± 0,04 4,23 ± 0,1 3,75± 0,03 3,63 ± 0,06 3,67 ± 0,02

c. Động thái ra lá của các giống chuối khảo nghiệm

Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống. Trong một chừng mực nhất định, động thái ra lá và động thái tăng diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn dẫn đến khả năng đồng hóa và tích lũy vật chất khô vào trong cây càng nhiều nó cũng là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Tương tự như tăng trưởng chiều cao, chu vi thân vào thời điểm này cây đạt độ thuần thục số lá xuất hiện tối đa và dừng lại chuyển sang giai đoạn trổ hoa. Qua theo dõi cho thấy động thái ra lá của các giống chuối khảo nghiệm qua các tháng là không có sự sai khác đáng kể. Động thái ra lá thể hiện qua chỉ số lá mới phát sinh trong một đơn vị thời gian (cụ thể là 1 tháng) giữa các giống không có sự sai khác nhau đáng kể nghĩa là có cùng chung một động thái biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên khi lấy thời gian làm biến cố, quá trình ra lá của một số giống lại thay đổi khá rõ rệt, các tháng nóng ẩm, mưa nhiều chỉ số lá đạt trị số cao và ngược lại.

Ví dụ: Vào tháng 4 bình quân các giống tăng trưởng được 3 -3,8 lá/tháng, giống VN1 - 066, VN1 - 041, VN1 - 005 có động thái tăng trưởng lá đạt 3,8 lá/tháng tương đương với đối chứng, giống TQ2 có động thái tăng trưởng lá thấp nhất đạt 3,1 lá/tháng, vào tháng 6, 7, 8 giống Tiêu Hồng, TQ3 có tốc độ ra lá/tháng có thể ra 7 -8 lá) tương đương với đối chứng, các giống còn lại Tiêu Lào Cai, Tiêu Đài Loan, TQ1, TQ2 có động thái ra lá tương đương nhau và đều thấp hơn đối chứng.

Bảng 3.7. Động thái ra lá của các giống chuối khảo nghiệm (lá/tháng) Giống Tháng VN1 - 064 (Đ/C) VN1 - 066 VN1 - 041 VN1 -005 TQ1 TQ2 TQ3 4 3,8 ± 0,17 3,8 ± 0,12 3,8 ± 0,12 3,8 ± 0,12 3,5 ± 0,06 3,1 ± 0,13 3,5 ± 0,06 5 4,1 ± 0,04 4,0 ± 0,12 4,3 ± 0,10 4,5 ± 0,13 3,6 ± 0,06 4,3 ± 0,06 3,9 ± 0,13 6 4,9 ± 0,06 4,8 ± 0,17 4.7 ± 0,06 5,1 ± 0,06 5,1 ± 0,13 5,5 ± 0,06 5,4 ± 0,11 7 6,0 ± 0,06 5,6 ± 0,06 5,9 ± 0,29 5,8 ± 0,20 5,9 ± 0,17 5,8 ± 0,2 6,2 ± 0,11 8 7,5 ± 0,06 6,4 ± 0,23 7,6 ± 0,23 7,5 ± 0,06 6,3 ± 0,06 6,3 ± 0,06 6,6 ± 0,11

3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống chuối khảo nghiệm

Có một số chỉ tiêu được theo dõi như sự tăng trưởng hàng tháng của chiều cao cây, đường kính thân giả, tốc độ ra lá, diện tích từng lá...vì trong cùng nhóm chuối tiêu vừa nên các chỉ tiêu nêu trên của 7 giống chuối tương đương nhau, sai khác không đáng kể. Dưới đây là một số chỉ tiêu có liên quan đến năng suất và hiệu quả sản xuất.

Bảng 3.8. Một số đặc điểm hình thái của các giống chuối khảo nghiệm Giống Chiều cao thân

giả (cm)

Chu vi thân giả (cm) Tổng số lá (lá) VN1 - 064 (Đ/c) 223,40 ± 1,56 19,06 ± 0,21 32,13 ± 0,81 VN1 - 066 209,26 ± 1,07 17,92 ± 0,49 30,40 ± 0,54 VN1 - 041 220,66 ± 1,20 18,64 ± 0,51 31,60 ± 1,01 VN1 - 005 223,53 ± 2,04 19,24 ± 0,49 32,50 ± 0,72 TQ1 222,9 ± 1,98 19,06 ± 0,50 31,90 ± 0,88 TQ2 217,7 ± 1,90 17,97 ± 0,21 31,93 ± 0,35 TQ3 227,9 ±2,13 19,29 ± 0,29 32,06 ± 0,93 LSD05 8,30 1,15 2,30 CV% 2,1 3,5 4,2

+ Chiều cao thân giả khi trỗ buồng: Chỉ tiêu này là một đặc tính của giống, số liệu bảng 3..8 cho thấy chiều cao thân giả của các giống nhau thì khác nhau. Giống chuối tiêu Đài Loan (VN1 - 066) và TQ1 có chiều cao thân giả đến khi trỗ buồng là thấp nhất chỉ đạt (209,26 - 217,7cm) thấp hơn so với đối chứng, giống Tiêu Hồng (VN1 - 005) và Tiêu Lào Cai (VN1 - 041)có chiều cao thân giả tương đương với đối chứng đạt (220,66 - 223,53cm), giống TQ3 có chiều cao thân giả cao nhất đạt 227,9cm..

+ Chu vi thân giả khi trỗ buồng: Cung như chiều cao thân giả đến khi trỗ buồng, chu vi thân cũng không có sự khác biệt nhiều. Nhìn chung tất cả các giống

tham gia thí nghiệm đều có chu vi thân giả là tương đương nhau biến động từ (18,64 - 29,29 cm), riêng có 2 giống là Tiêu Đài Loan (VN1 - 066) và TQ2 là có chu vi thân giả thấp hơn, so với cả đối chưng là (17,92 và 17,97 cm).

Qua bảng 3.8 cho thấy hai chỉ tiêu chiều cao thân giả và chu vi thân giả nói lên mức độ cân đối của cây chuối, do đặc điểm của miền Bắc Việt Nam hay bị ảnh hưởng của gió bão do đó các giống tham gia thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn so với nhu cầu chọn giống chống đổ ở miền Bắc đặc biệt đối với giống Tiêu Hồng (VN1 - 005).

+ Tổng số lá của cây: Tổng số lá hoạt động của cây là chỉ tiêu không thể thiếu được trong công tác chọn giống. Ngoài việc thể hiện sức sinh trưởng, quá trình tích lũy và trao đổi chất của giống còn giúp cho nhà chọn giống lựa chọn được giống có khả năng thích hợp với từng điều kiện sinh thái cụ thể và bố trí được thời vụ, mật độ sao cho hợp lý. Số liệu ở bảng 08 thể hiện được tổng số lá của các giống tham gia thí nghiệm đều không có sự sai khác nhiều so với đối chứng biến động từ (30 - 32,27 lá), riêng giống VN1 - 066 có tổng số lá thấp nhất (đạt 29,73 lá) thấp hơn so với đối chứng 3 - 4 lá.

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu về đặc tính vật hậu học của các giống chuối khảo nghiệm

Giống Số lá hoạt động khi trỗ (lá)

Diện tích lá hoạt động khi trỗ (m2) VN1 - 064 (Đ/c) 9,50 ± 0,40 9,2 ± 0,46 VN1 - 066 8,83 ± 0,38 8,63 ± 0,32 VN1 - 041 9,50 ± 0,55 8,51 ± 0,32 VN1 - 005 9,10 ± 0,58 8,93 ± 0,58 TQ1 9,13 ± 0,43 8,30 ± 0,24 TQ2 8,86 ± 0,42 8,48 ± 0,37 TQ3 9,83 ± 0,31 9,32 ± 0,40 LSD05 1,05 1,36

CV% 7,0 8,3

Hai chỉ tiêu số lá còn lại khi trỗ buồng và diện tích lá còn lại khi trỗ buồng thể hiện được khả năng chịu hạn, cũng như chịu rét của giống đặc biệt đối với sản xuất chuối vụ đông, khi cây chuẩn bị trỗ gặp hạn sau đó phải nuôi cây trong thời gian dài gặp rét và sương giá. Giai đoạn này cây rất cần nhiều lá để vận chuyển vật chất và khả năng hình thành tinh bột trong quả. Nếu vào thời điểm này số lá hoạt động còn quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của giống, quả sẽ ngắn và còi…

Qua theo dõi cho thấy các giống tham gia thí nghiệm đều duy trì được số lá đến trỗ buồng là khá cao, tuy nhiên các giống tham gia thí nghiệm đều thấp hơn so với đối chứng đặc biệt là giống tiêu Đài Loan (đạt 8,83 lá), các giống còn lại có tổng số đến trỗ buồng tương đương nhau và tương đương với đối chứng có số lá biến động từ (9,1 - 9,5 lá).

3.4. Thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống chuối

Sau khi hình thành và hoàn thiện một số lá nhất định, cây chuối có thời gian ngừng sinh trưởng để tích lũy sản phẩm quang hợp trong thân lá và sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi hình thành hoa đến khi thu hoạch. Đây là một quá trình chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nội tại và yếu tố ngoại cảnh.

Bảng 3.10. Thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống chuối khảo nghiệm

Giống

Thời gian (ngày) Từ trồng đến trỗ Bắt đầu trỗ đến trỗ xong Trỗ xong đến thu hoạch Tổng số VN1 - 064 (Đ/c) 185 14 83 282 VN1 - 066 185 15 100 300 VN1 - 041 195 16 100 311 VN1 - 005 180 15 85 280 TQ1 190 14 90 294

TQ2 195 15 95 305

TQ3 190 14 90 294

Nghiên cứu chu kỳ sinh trưởng của cây chuối để xác định thời vụ trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Vùng trung du miền núi phía Bắc có mùa đông giá lạnh do đó chất lượng của cây chuối tiêu được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt khi xác định thời vụ trồng để cây trỗ đúng thời điểm và cho thu hoạch vào dịp tết cổ truyền của dân tộc thì hiệu quả kinh tế rất cao. Bảng 09 cho thấy các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Giống chuối Tiêu Hồng (VN1 - 005) có thời gian từ trồng đến thu hoạch tương đương với đối chứng và ngắn hơn các chuối khác trong thí nghiệm khoảng 1 tháng.

3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tiêu xuất khẩu tại phú hộ - phú thọ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)