Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học

24 2.2K 10
Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I-ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG PHẦN MỀM THÍ NGHIỆM ẢO, VIDEO CLIP ĐỂ GIẢNG DẠY TÍCH CỰC BỘ MÔN SINH HỌC II-ĐẶT VẤN ĐỀ 1/Tầm quan trọng của vấn đề: Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhất là chỉ thị 58- CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin (CNTT) và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục thông qua quyết định số 81/2001/QĐ- TTg Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tích cực sáng tạo, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề vừa rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn vừa tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Trong thời kì bùng nổ của công nghệ thông tin chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và tạo hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, một số giáo viên nhìn nhận sử dụng CNTT chưa được đúng, lạm dụng quá nhiều tư liệu phim ảnh, sơ đồ, biểu đồ học sinh không có thời gian làm việc dẫn đến phản tác dụng phương pháp giảng dạy.Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy như thế nào cho hợp lý đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kỹ về nội dung, phương pháp bài học kết hợp với các phương tiện dạy học trong đó CNTT phát huy một cách tính tích cực thì“ Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học” 2/Thực trạng vấn đề -Về thuận lợi: + Hiện nay các trường phổ thông đều trang bị phòng máy đa năng, nối mạng Internet và môn tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, máy quét hình (scanner), đèn chiếu tivi và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. + Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận, học sinh có thể có những dự đoán về các 1 tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của CNTT và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. +Một số giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin sớm, tham gia các lớp tập huấn về CNTT học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, trên internet, tìm kiếm phần mềm áp dụng là điều kiện tốt ứng dụng CNTT cho công tác soạn giảng của giáo viên. “Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh”. -Về khó khăn: Thực trạng hiện nay, việc tiếp cận công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên. Việc sử dụng các phần mềm, các đoạn phim, sơ đồ vào phương tiện dạy học còn là một thách thức như kỹ năng sử dụng phần mềm đa số giáo viên còn hạn chế thậm chí chưa tiếp cận, một số giáo viên chưa biết liên kết bài giảng với các công cụ hổ trợ khác hay chưa đóng gói được bài giảng đến khi thực hiện gặp nhiều sự cố trong quá trình dạy học ảnh hưởng không nhỏ đến tiết học. Một điều cần thiết nhất trong các phương pháp giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi ý cho học sinh, để các em tự suy nghĩ, tìm tòi phát huy hết khả năng sáng tạo của mình .Việc ứng dụng CNTT vào dạy học không phải trình chiếu cho học sinh được xem bài giảng của mình dẫn đến sai lệch về phương pháp dạy học hoặc việc phối hợp CNTT trong dạy học chưa hợp lý dẫn đến tình trạng không đọc chép mà là nhìn chép. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Điều đó làm cho công nghệ thông tin được ứng dụng vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Đối với bộ môn sinh học vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học là vấn đề cấp thiết, giáo viên sử dụng hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ dạy học về cấu tạo, cơ chế, quá trình sinh lý, thí nghiệm ảo kết hợp thí nghiệm trên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, nghiên cứu tìm tòi kiến thức phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Để làm được điều này giáo viện không ngừng học tập nâng cao trình độ ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả. 3/Lý do chọn đề tài: Hiện nay, đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa . . . và đang bước vào nền văn minh tin học. Vấn đề này càng đòi hỏi ngành giáo dục cần phải đáp ứng đủ nhân lực, nhân tài có khả năng tiếp cận với những thông tin hiện đại. Để thực hiện tốt nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục, năm học 2008 ngành giáo dục tào tạo huyện Đại Lộc đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đặc biệt năm học 2009-2010 ngành giáo dục và đào tào huyện Đại Lộc tổ chức Ngày hội CNTT lần thứ nhất cho ba cấp học nhằm giới thiệu sản phẩm CNTT của mỗi trường và đây là cơ hội để các thầy cô học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy và học ứng dụng CNTT vào trong tất cả các bộ môn một cách có hiệu quả nhất, trong đó có bộ môn sinh học. 2 Năm học 2011-2012 ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam tập huấn chương trình VVOB cho giáo viên và tham gia Hội thi bài giảng điện tử ứng dụng một số phần mềm trong đó có phần mềm bản đồ tư duy trong dạy học mở ra một hướng mới nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học cho học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ về ứng dụng CNTT như sử dụng hình ảnh động, flash các doạn video clip trong thiết kế soạn giảng trong dạy học nói chung và trong bộ môn sinh học nói riêng với đề tài : “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tích cực bộ môn sinh học bậc THCS” 4/Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu về một số yêu cầu: “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học” I I II II - - CƠ SỞ LÝ LUẬN: CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như chúng ta đã biết Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2011- 2012 là quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua. Các sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành ở địa phương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng sau: -Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 -Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Các sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học. ( xem trang website http://www.moet.gov.vn/?page=1.7&view=3592) Hiện nay, đề tài này đã có nhiều người nghiên cứu nhưng còn ở mức độ chung chung cho tất cả các bộ môn hoặc phiến diện một khía cạnh hay một tình huấn nào đó, còn về quy trình thiết kế, các bước thể hiện , thao tác sử dụng còn việc ứng dụng về ảnh động hay các đoạn video clip còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn: -Tài liệu sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và thách thức” của Thầy Hùynh Tấn Thông, trường THPT Lấp Vò 2, Đồng Tháp chỉ nghiên cứu về thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT 3 -Sáng kiến kinh nghiệm của Thầy Đặng Hùng Vĩ (trường THCS Thanh Bình 1 Đồng Tháp) đã hướng dẫn nhưng mức độ còn chung chung chỉ yêu cầu cần thiết để soạn giáo án điện tử và các nguyên tắc trình chiếu -Sáng kiến kinh nghiệm của Thầy Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Thái Phương- Hưng Hà-Thái Bình) với đề tài “Sử dụng hình ảnh trong soạn giảng bằng phần mềm powerpoint ở môn sinh học” có đề cập đến cắt dán hình ảnh hay chèn phim trình chiếu chưa đi sâu ứng dụng như thế nào có hiệu quả nhất vào môn sinh học. Qua những tài liệu trên, bản thân đã suy nghĩ nghiên cứu và đã ứng dụng CNTT vào bài giảng một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy với nội dung : “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học” Bài giảng cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu minh họa trong giảng dạy, đặc biệt là các minh hoạ “động” rất cần thiết. Các hình ảnh, âm thanh hay đoạn phim đóng vai trò tăng cường sự chú ý, gây nhiều cảm hứng, độ bền trí nhớ cho HS trong quá trình học tập nhất là bộ môn sinh học. Sự kết hợp hài hòa giữa đèn chiếu và mẫu vật, các diễn biến thí nghiệm, sơ đồ , giúp cho HS tiếp cận với các sự kiện, hiện tượng, các quá trình hoặc cơ chế một cách dễ dàng, đầy đủ và chính xác. Bài giảng là công cụ hữu hiệu ứng dụng một cách khoa học giúp học sinh dễ nắm bắt vấn đề mới mà giáo viên cần truyền đạt hay để củng cố kiến thức đã học cho học sinh Hiện nay chương trình THCS được thiết kế chủ yếu dựa trên tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của người học. Ngoài sách giáo khoa đã có kênh hình, kênh chữ, giáo viên cần trau dồi cho mình một số kỹ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu và xử lý một số phần mềm thí nghiệm ảo, đoạn phim, sống động để đưa vào trong bài soạn giảng nhằm tạo ra sự mới lạ, đa dạng, phong phú cho tiết dạy, giúp các em hứng thú học tập hơn, tích cực hơn,, đào sâu kiến thức, nâng cao hiệu quả dạy và học. Đây là vấn đề cần thiết, là nội dung chính của đề tài cần đề cập đến. IV-CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong thực tiễn hiện nay, một số giáo viên bộ môn sinh học của trường cũng như toàn huyện đã và đang ứng dụng CNTT vào dạy học, phòng giáo dục Đại Lộc cũng đã tập huấn sử dụng mềm dạy học, tổ chức chuyên đề vào năm học 2010-2011 về ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn sinh học Tuy nhiên, một số không nhỏ giáo viên ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu, đa số giáo viên tải bài giảng trên violet về giảng dạy một cách thụ động mà theo ý tưởng và phương pháp dạy học của mình. Một số giáo viên ngoài việc sử dụng ảnh tĩnh không tìm được các ảnh động những thí nghiệm ảo, các đoạn video clip để đưa vào bài giảng tạo nên sự hấp dẫn bài dạy nhất là các bài giảng về quá trình sinh lý, cơ chế, …tìm ở đâu ra và làm như thế nào để cắt bớt đảm bảo thời lượng cho bài giảng? Việc sử dụng công nghệ thông tin ở một số thầy cô chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó, làm tiết dạy còn lúng túng, kéo dài thời gian (cháy giáo án) hay giáo viên chỉ lên lớp 4 trình diễn sản phẩm CNTT của mình qua “enter” mà quên đi phương pháp dạy học là điều không thể được. Qua những hạn chế trên mà một số giáo viên gặp phải trong công tác giảng dạy, bản thân đã nghiên cứu tìm tòi, kinh nghiệm qua nhiều năm và viết đề tài về “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học” đề tài này góp phần nhỏ bé của mình cho các Thầy cô với những công cụ tiện ích hỗ trợ trong việc soạn giảng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. V-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1/ Tính hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học *Đối với học sinh: - Giúp cho Học sinh (HS) quan sát, tìm tòi các sự vật, hiện tượng, các của quá trình, cơ chế làm tăng hiệu quả học tập. - Lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, làm lớp học sinh động, phát huy tối đa tính tích cực tham gia các hoạt động nhận thức của HS. - Góp phần rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, phát hiện kiến thức mới. - Thông qua các thí nghiệm ảo, các đoạn video clip giúp các em hoạt động học tích cực của mỗi cá nhân học sinh và cộng đồng. *Đối với giáo viên: - Ứng dụng CNTT là công cụ thu thập những tư liệu, thông tin trong công việc soạn giảng theo định hướng đổi mới PPGD hết sức thuận lợi. - Thực hiện được nhiều các PPDH cho nhiều đối tượng HS trong lớp học thông qua các ảnh động, các đoạn video clip. - Tiết kiệm được thời gian để truyền đạt thông tin và có thời gian để tổ chức các hoạt động cho HS hơn. 2/ Một số giải pháp 2.1. Quy trình soạn bài giảng. Giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:  Nghiên cứu tiết dạy dựa vào chuẩn kiến thức-kỹ năng, tài liệu giảm tải và các tài liệu có liên quan.  Xác định mục tiêu bài giảng, từ đó tìm kiếm tư liệu (hình ảnh hay đoạn phim, …) phù hợp để thiết kế bài giảng.  Chuẩn bị các phương tiện dạy học hỗ trợ khác(nếu cần)  Xác định thời lượng bài giảng =>Xác định thời lượng phim, ảnh để chèn vào bài giảng một cách hợp lý.  Ứng dụng công nghệ thông tin được xem như là một phương tiện dạy học, không nhất thiết phải trình chiếu hoàn toàn tất cả các slides mà tách rời phấn trắng bảng đen. 2.2 Một số kỹ năng thực hiện Khi đã xác định rõ bài dạy cần phải có tư liệu gì, hình ảnh, âm thanh hay video clip, thí nghiệm ảo, thí nghiệm thật, mô hình, mẫu vật có liên quan Xác định rõ 5 bài nào cần phải thực hiện các thí nghiệm ảo bài nào sử dụng video clip để tìm tài liệu nguồn tài liệu có rất nhiều trên mạng internet, người giáo viên nên thu thập lưu trữ nguồn tài liệu cho mình để làm tài nguyên dạy học. Tài liệu phải đảm bảo các yêu cầu : phải đủ to, đủ rõ, phải có độ nét cao, có tính thẫm mỹ. Hình ảnh không bị nhiễu bởi các thành phần không liên quan bài dạy nếu không sẽ làm cho học sinh khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của học sinh. Đối với các bài liên quan đến quá trình, cơ chế hay các bài thực hành khó tiến hành được ngay tại lớp ta nên dùng các thí nghiệm ảo hay đoạn phim để mô phỏng trong bài dạy. Sau đây là một số kinh nghiệm kỹ năng ứng dụng: 2.2.1. Kỹ năng ứng dụng thí nghiệm ảo Phần mềm thí nghiệm ảo là công cụ dạy học đa phương tiện mô phỏng thí nghiệm về hiện tượng quá trình sinh học xảy ra. Phần mềm thí nghiệm ảo mang tính chất nghiên cứu được tiến hành theo quy trình nghiên cứu khoa học, bắt đầu là tìm tòi, thu nhập thông tin, xử lý thông tin, kết luận và hình thành kiến thức mới Để xử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học sinh học cần thực hiện các công việc sau: -Xác định thí ngiệm ảo trong tiến trình bài học, tình huống xuất hiện thí nghiệm ảo dựa trên phương pháp mà giáo viên lựa chọn -Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung thí nghiệm -Phối hợp phần mềm thí nghiệm ảo với các phương tiện khác khi cần thiết (Để đọc được fle Flash thí nghiệm ảo thầy cô tải phần mềm hổ trợ phần phụ lục) Ví dụ 1: Bài 21 Quang hợp (sinh học 6) (Phần 1 Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng) Đối với thí nghiệm này giáo viên khó thực hiện được trên lớp do nhiều yếu tố như về mặc thời gian, do thời tiết, dụng cụ thí nghiệm, các hóa chất liên quan… Giáo viên không thể thực hiện được thí nghiệm thực trên lớp mà nên dùng thí nghiệm ảo vừa sống động vừa hấp dẫn học sinh dễ theo quan và so sánh và tổ chức các hoạt động dạy và học được dế dàng -GV trình bày thí nghiệm ảo về chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sang cho học sinh theo dõi. -So sánh phần lá bịt kín và phần lá không bịt kín (về màu sắc) -Qua thí nghiệm học sinh tự rút được kết luận : khi quang hợp, cây tạo ra tinh bột. (ảnh minh họa) 6 Tương tự dung thí nghiệm ảo đối với mục 2 “Xác định chất khí mà lá cây thải ra trong quá trình chế tạo ra tinh bột.” (Thầy cô có thể tải tất cả các phần mềm giới thiệu và một số phần mềm khác liên quan ở phần phụ lục hoặc trang website http://violet.vn/vanhdl2009/ phần phim- flash) Ví dụ 2: Đối với các bài cấu tạo hệ tuần hoàn đại diện các lớp động vật có xương sống (sinh học 7) giáo viên nên đưa các ảnh động học sinh dễ dàng nhận biết cấu tạo và hoạt động của tim và các vòng tuần hoàn. Học sinh quan sát được: +Số ngăn tim, các ngăn của tim chứa máu gì? +Máu lưu thong theo mấy vòng tuần hoàn +Máu nuôi cơ thể là máu gì? Và tự rút ra kết luận mỗi đại diện (ảnh minh họa) 7 Cá chép Ếch đồng Thằn lằn bóng đuôi dài chim bồ câu Hoặc đối với bài tiến hóa tổ chức cơ thể học sinh dễ dàng so sánh sự tiến hóa của hệ tuần hoàn qua các sơ đồ flash: (ảnh minh họa) Ví dụ 3: Bài 52- Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện (sinh học 8) (Mục 2- Sự hình thành phản xạ có điều kiện) Đối với bài này giáo viên dùng hình ảnh để học sinh quan sát khó hình dung được thí nghiệm của Pavlov nhưng nếu dùng thí nghiệm ảo học sinh dễ dàng phân tích: - Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện? +Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện. +Quá trình đó phải được kết hợp thường xuyên. -Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện? Hình thành đường liên lạc tạm thời. (ảnh minh họa) -Ức chế phản xạ có điều kiện 8 Nếu không củng cố phản xạ có điều kiện đã được thành lậpdần dần bị mất đi (ảnh minh họa) Ví dụ 4: Bài 10 Giảm phân (sinh học 9) Để thực hiện tốt những diễn biến của giảm phân qua các kì phân bào giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn flash và kết hợp với hình ảnh bảng 10 (SGK) và thực hiện được: -Trình bày những diễn biến cơ bản NST qua các chu ký của giảm phân -Kết quả giảm phân *Một số lưu ý khi ứng dụng phần mềm thí nghiệm ảo Thời lượng trình diễn một thí nghiệm ảo thường ngắn, theo trình tự diễn biến dễ thực hiện, dễ nhớ, cần chiếu nhiều lần để các em quan sát rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu.(ảnh minh họa) Hiện nay đối với Microsoft Office 2007, Microsoft Office PowerPoint 2010 có hỗ trợ flash chèn vào bài giảng nhưng đối với Microsoft Office 2003 khó thực hiện nên thầy cô có thể kết nối qua bài giảng bằng hyperlink trong hộp thoại (kích chuột phải và kết nối với thí nghiệm ảo cần dùng ) 2.2.2 Kỹ năng ứng dụng video clip 9 Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm chính vì vậy khi soạn giảng những bài liên quan nội dung là quá trình sinh lý, đời sống và tập tính hay thí nghiệm thực hành, giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường khó thực hiện trên lớp thầy cô dùng các đoạn video clip làm phương tiện trực quan hỗ trợ vào bài giảng là việc cần thiết để làm nổi bật lên nội dung kiến thức cần đạt được. Khi soạn bài dạy giáo viên cần xác định bài đó cần đoạn video clip gì? Tìm ở đâu? Chèn vào bài giảng bằng cách nào? Khi đoạn video clip quá dài mà yêu cầu chỉ thời lượng 2-5 phút thì phải làm sao? Việc sử dụng đoạn video clip phải phù hợp nội dung bài dạy, đảm bảo thời lượng tránh tình trạng đưa vào quá nhiều nội dung không cần thiết vào bài giảng gây nhiễu trong hoạt động học của học sinh. Khi đã xác định được video clip cần đưa vào bài giảng ta nên cắt ghép đúng thời lượng đã định trước rồi chèn vào bài giảng. (Phần mềm cắt và chuyển đổi đuôi video clip tải về ở phần phụ lục) Để thực hiện tốt vấn đề này người giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình lên lớp sau: -Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh để học sinh đọc trước nên thực hiện nội dùng gì để học sinh chú ý theo dõi đoạn video clip ? -Cho học sinh theo dõi đoạn video clip bài dạy -Thảo luận nhóm hoặc trả lời cá nhân hay hoàn thành phiếu học tập liên quan đến kiến thức bài dạy trong đoạn video clip Ví dụ 5 : Bài 29 Hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân(sinh học 8) (Mục 1- hấp thu chất dinh dưỡng) Đối với bài này nếu cho học sinh quan sát hình ảnh SGK vẫn chưa toát được nội dung, các em còn mơ hồ về sự hấp thụ như thế nào. Vì thế giáo viên cần kết hợp hình ảnh với đoạn video clip sự hấp thụ các chất dinh dưỡng các em sẽ hiểu sâu vấn đề. Sau khi cho các em xem phim (có thể vài lần vì đây là đoạn phim ngắn nhưng chứa nhiều nội dung về cấu tạo và chức năng của ruột non ) Qua đoạn phim học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi -Sự hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra ở phần nào của ống tiêu hóa? -Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó? (ảnh minh họa) 10 [...]... là các thí nghiệm ảo, các đoạn video clip sao cho phù hợp… để đưa vào bài dạy là một việc không dễ Từ những kinh nghiệm trên, qua quá trình nghiên cứu các tài liệu trên mạng, tài liệu của đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân ứng dụng CNTT nhiều năm đã xây dựng đề tài Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học Đề... đề ứng dụng CNTT vào dạy học môn sinh học là vấn đề cấp thiết, giáo viên ngoài việc sử dụng hình ảnh, sơ đồ dạy học về cấu tạo, cần phải sử dụng thí nghiệm ảo, đoạn video clip kết hợp các đồ dùng dạy học khác nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, nghiên cứu tìm tòi kiến thức mới, phát huy tính tích cực học tập của học sinh Theo bản thân tôi đây là đề tài cần áp dụng cho bộ môn sinh học. .. lý các phần mềm hỗ trợ dạy học, biết cách đưa vào bài giảng một cách hợp lý, cách chèn các thông tin vào bài giảng, đóng gói bài giảng để trình chiếu, biểu diễn trình chiếu một cách khoa học là phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn sinh học có rất nhiều ưu điểm mà cách dạy thông thường không có được, nhưng đòi hỏi giáo viên cần phải thông. .. ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học 2/ Một số giải pháp 19 1 1 1 1 2 3 3 4 5 5 6 2.1 Quy trình soạn bài giảng 2.2 Một số kỹ năng thực hiện 2.2.1 Kỹ năng ứng dụng thí nghiệm ảo 2.2.2 Kỹ năng ứng dụng video clip 2.2.3 Một số kỹ năng chèn flash và video clip và kết nối bài giảng 2.2.4 Kỹ năng đóng gói bài giảng điện tử 2.3.Mốt số lưu ý biểu diễn phương tiện khi thiết kế bài giảng 2.4.Giới thiệu một số. .. và sử dụng tốt các phần mềm hổ trợ, đặc biệt đối với các bài về quá trình sinh học, sinh lý cơ thể, cơ chế, sử dụng các đoạn phim, thí nghiệm ảo nhằm tăng sự hấp dẫn và tạo các hoạt động tích cực, hứng thú học tập, hào hứng phát biểu và nêu những vấn đề mà các em còn thắc mắc góp phần xây dựng nội dung bài học tốt hơn Qua các chuyên đề cụm và chuyên đề cấp huyện về ứng dụng CNTT giảng dạy bộ môn sinh. .. đối với một số bộ môn khác có sử dụng phương tiện trực quan giảng dạy và xây dựng sơ đồ tư duy như vật lý, hóa học, địa lý, giáo dục công dân… Tôi hy vọng rằng với một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về đề tài này sẽ góp phần nào đó trong công tác soạn giảng, và một số thao tác trên có thể giúp được một số giáo viên chưa biết có thể biết được và dần dần thực hiện thành thạo Trên đây là một số thông tin của... thiết bị dạy học khác, mạng Internet…Mở các lớp bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, các phần mềm dạy học -Đối với trường: Tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn về công nghệ thông tin nhất là các phần mềm khó cài đặt và hướng dẫn cho giáo viên tiếp cận và sử dụng tốt công nghệ thông tin dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục -Đối với giáo viên: phải tự sắm máy tính phục vụ dạy và học, phải... phương pháp dạy học tích cực người giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng dạy học ngoài những mô hình, vật mẫu thật, thí nghiệm trên lớp cần kết hợp công nghệ thông tin làm phương tiện trực quan quan trọng trong giảng dạy, sử dụng phương tiện trực quan cần có hình ảnh sống động rõ nét, để toát lên nội dung bài học đảm bảo tính chính xác phù hợp với phương pháp dạy học Ngoài ra nên mở rộng phạm vi áp dụng đề... viên: phải tự sắm máy tính phục vụ dạy và học, phải nhiệt tình học hỏi đồng nghiệp, tham gia các đợt tập huấn về công nghệ thông tin của phòng, của trường tổ chức hình thành kỹ năng trong công tác soạn giảng và sử dụng phần mềm một cách có hiệu quả 16 IX-PHỤ LỤC Một số địa chỉ tải phần mềm và hướng dẫn sử dụng: 1 /Phần mềm hỗ trơn file flash (thí nghiệm ảo) flashplayer_11_ax_debug.exe http://download.macromedia.com/pub/flashplayer/updaters/11/flashplayer_11... cứu về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thu thập, tìm kiếm, lưu trữ tư liệu rèn luyện kỹ năng soạn giảng của giáo viên nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan hình thành kiến thức và vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực tiễn Đổi mới phương pháp dạy học theo nghĩa của ứng dụng CNTT là:"Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh . quả trong công tác giảng dạy với nội dung : “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học Bài giảng cho. và kinh nghiệm của bản thân ứng dụng CNTT nhiều năm đã xây dựng đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn. số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học đề tài này góp phần nhỏ bé của mình cho các Thầy cô với những công

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan