1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp phòng chống sốt xuất huyết Dengue

36 4,4K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 679,8 KB

Nội dung

PHẦN 1:1.TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE1.1 Thế giới :Tỉ lệ mắc bệnh Sốt xuất huyết Dengue ( SXHD ) đã tăng đáng kể trên toàn Thế giới trong những thập kỷ gần đây. Hơn 2,5 tỉ ngƣời trên 40% dân số thế giới đang có nguy cơ bị SXH, theo ƣớc tính của WHO hiện nay có thể có 50100 triệu ca SXH trên toàn Thế giới mỗi năm.6 Trƣớc năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua dịch bệnh SXH trầm trọng đến bây giờ bệnh lƣu hành ở hơn 100 quốc gia tại châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng. Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng là khu vực bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất. Trong năm 2013, Sốt xuất huyết cũng tiếp tục ảnh hƣởng đến một số nƣớc Nam Mỹ đặc biệt là Honduras, Costa Rica và Mexico. Ở châu Á, Singapore đã báo cáo một sự gia tăng sau một sự biến mất trong một số năm và sự bùng phát cũng đã đƣợc báo

Trang 1

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

PHẦN 1: 6

1.TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 6

1.1 Thế giới : 6

1.2 Khu vực: 7

1.3 Tại Việt Nam: 7

1.4 Tỉnh Quảng Nam: 8

2 NỘI DUNG 8

2.1 ĐỊNH NGHĨA 8

2.2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH 9

2.3 DỊCH TỄ HỌC 9

2.3.1 Quá trình truyền nhiễm 9

2.3.2 Đặc điểm dịch tễ học 11

2.4 DIỄN BIẾN LÂM SÀNG 12

2.4.1 Giai đoạn sốt 12

2.4.2 Giai đoạn nguy hiểm 12

2.4.3 Giai đoạn hồi phục 13

2.5 CHẨN ĐOÁN 14

2.5.1 Chuẩn đoán các mức độ sốt xuất huyết Dengue 16

2.5.2 Chuẩn đoán căn nguyên virus Dengus 17

2.5.2.1 Xét nghiệm huyết thanh 17

2.5.2.2 Xét nghiệm PCG, phân lập virus 17

2.6 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 17

2.7 BIẾN CHỨNG 18

2.7.1 Biến chứng chính: 18

2.7.2 Biến chứng khác 18

2.8 ĐIỀU TRỊ 19

2.8.1 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue 20

Trang 2

Trang 2

2.8.2 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo 20

2.8.3 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue nặng 21

2.8.4 Chăm sóc và theo dõi người bệnh sốc 22

2.8.5 Tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện 22

2.9 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 22

2.9.1 Khi chưa có dịch 22

2.9.2 Phòng chống dịch 28

2.10 QUY TRÌNH XỬ LÝ Ổ DỊCH SXHD 29

2.10.1 Xác định ổ dịch SXHD 29

2.10.2 Quy mô x ổ dịch SXHD 29

2.10.3 Tổ chức thực hiện khi có ổ dịch xảy ra 29

2.10.4 Thời gian thực hiện 29

2.10.5 Phun hóa chất diệt muỗi 30

2.10.7 Báo cáo kết quả điều tra côn trùng 32

2.10.8 Tổ chức diệt bọ gậy/lăng quăng 32

2.10.9 Tuyên truyền, huy động cộng đồng 32

2.10.10 Kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo 33

3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 33

4 TÓM TẮT 34

5 TÓM TẮT CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 3

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin trân trọng cảm ơn BGH Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam Em xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô khoa bộ môn Y học cộng đồng trong nhà trường cũng như các Bác, các anh chị bên Trung tâm Y học dự phòng, Phòng chống sốt rét - bướu cổ, Chi cục VSATTP đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học tại lớp cũng như những buổi trao đổi, thảo luận về mọi vấn đề trong ngành

Nếu không có những lời hướng dẫn của thầy cô các Bác, anh(chị) thì em nghĩ bài thu hoạch tốt nghiệp này của em rất khó có thể hoàn thiện được Bước đầu đi vào thực

tế, kiến thức của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Bài thu hoạch của em còn rất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các Bác, các anh chị để bài Thu hoạch tốt nghiệp của em được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên Dịch bệnh Sốt xuất huyết đã và đang là một đại dịch nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân trên toàn Thế giới Vì thế, dịch Sốt xuất huyết trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng và trở thành nổi lo thường trực cho bất kể ngành y tế nước nào vì mức độ nghiêm trọng và lây lan diễn ra chóng mặt

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 50 - 100 triệu người bị nhiễm sốt xuất huyết [1] Đây là căn bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới hiện nay Việc lan rộng dịch Sốt xuất huyết trên thế giới xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là việc đô thị hóa, dân cư đông đúc Khi dân cư tại các thành phố tăng lên thì căn bệnh cũng từ từ lan ra nhiều nước Con người mang trong mình virus, con muỗi chỉ có nhiệm vụ chuyển virus đó từ người này sang người khác Mặt khác, các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết nắng nóng, hiện tượng Elnino, Elnina trên thế giới tác động đến sự gia tăng của quần thể vector sốt xuất huyết Nguyên nhân là do nhiệt độ và lượng mưa gia tăng và việc mùa mưa đến sớm hơn, kéo dài hơn làm muỗi sinh sản và phát triển nhanh Tập quán trữ nước trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt để đối phó với thời tiết khô của người dân cũng là yếu tố làm gia tăng quần thể muỗi truyền bệnh và gia tăng nguy cơ xảy ra dịch lớn Việc sử dụng các hoá chất diệt côn trùng không kiểm soát làm tăng tính kháng của vector truyền bệnh

Sự gia tăng các hoạt động giao lưu, buôn bán và du lịch giữa các vùng miền trong nước, ngoài nước góp phần làm tăng nguy cơ lan truyền SXHD trong cộng đồng Kết quả là, hơn một nửa dân số thế giới hiện đang tiếp xúc gần với căn bệnh nguy hiểm này, chủ yếu là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Bệnh sốt xuất huyết không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề kinh tế, xã hội như: gánh nặng kinh tế xã hội do bệnh sốt xuất huyết bao gồm các chi phí trực tiếp cho bệnh nhân nằm viện, thiệt hại kinh tế cho bệnh nhân và người nhà phải nghỉ việc để chăm sóc người ốm, thiệt hại do chi phí tốn kém diệt vector truyền bệnh trong các vụ dịch, thiệt hại về du lịch tại các quốc gia Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có chủng ngừa hoặc loại thuốc cụ thể nào điều trị sốt xuất huyết Dengue được phê duyệt chính thức Loại vaccine mạnh nhất mới được thử nghiệm hồi năm ngoái chỉ cho thấy 30% hiệu quả Dự báo sớm nhất đến

2015, thế giới mới có thể có được vaccine phòng sốt xuất huyết được cấp phép Đứng trước tình hình trên, việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết phụ thuộc rất lớn vào

sự tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh SXHD

Trang 5

Trang 5

để họ có biện pháp phòng tránh tốt nhất Ngoài ra, cần có quan tâm chăm sóc tận tình của đội ngũ y tế Sốt xuất huyết không phải là trách nhiệm của một chính phủ hay riêng ngành y tế, mà nó đòi hỏi sự hợp tác của mọi cấp trong ngành y tế và trách nhiệm của toàn cộng đồng

Đứng trước thực tế đó, để tìm hiểu tình hình SXHD và các yếu tố liên quan là vấn đề luôn được quan tâm

Vì vậy em chọn chủ đề trong bài thu hoạch tốt nghiệp là “ Phòng chống Sốt xuất huyết Dengue” nhằm tìm hiểu thông tin và kiến thức rõ hơn, sâu hơn về bệnh Sốt xuất huyết

Từ đó biết được cách điều trị bệnh và dự phòng như thế nào để phòng bệnh cho chính bản thân, gia đình và cả trong xã hội

3.Nêu được cách xử trí, điều trị và phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue

Trang 6

là Honduras, Costa Rica và Mexico Ở châu Á, Singapore đã báo cáo một sự gia tăng sau một sự biến mất trong một số năm và sự bùng phát cũng đã được báo cáo tại Lào Trong năm 2014, xu hướng này chỉ tăng về số lượng các trường hợp trong quần đảo Cook, Malaysia, Fiji và Vanuatu với sốt xuất huyết tuýp 3 (DEN 3) ảnh hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau khi một sự biến mất trong mất hơn 10 năm Ước tính

có khoảng 500.000 người bị Sốt Xuất Huyết trầm trọng phải nhập viện mỗi năm, một

tỉ lệ lớn trong số đó là trẻ em, khoảng 2,5 % những người này bị chết.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo, tình hình sốt xuất huyết khu vực Tây Thái Bình Dương có

thể biến động trong thời gian tới, theo số liệu thống kê tháng 1 năm 2014 số ca mắc Sốt xuất huyết ở Malaysia và Singapore cao gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2013 [6] Trong khi đó tại Australia, Cambodia, Lao PDA, Philippines và Việt Nam số ca mắc Sốt xuất huyết có xu hướng tiếp tục giảm

Trong năm 2013, Lào có số ca mắc Sốt Xuất Huyết cao, đạt đỉnh điểm vào tháng 8 năm 2013.Tuy nhiên, vào đầu năm 2014, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn còn thấp và thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2013

Malaysia có số ca mắc xuất huyết gia tăng đáng kể, Singapore cũng đã được trải qua sự gia tăng số ca mắc Sốt Xuất Huyết nên dự báo đầu năm 2014 số ca mắc Sốt xuất huyết cao hơn và gấp 2 lần so với cùng kỳ trong năm 2013 Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue và các loại Arbovirus khác tiếp tục tác động đáng kể đến nhiều đảo Thái Bình Dương

Trang 7

Hiện nay Sốt xuất huyết Dengue đã xuất hiện trên 100 quốc gia, đe dọa hơn 2,5 tỷ người ở các quốc gia vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới Trong thập niên 1950 trung bình hằng năm có khoảng 908 ca SXHD được báo cáo cho tổ chức Y tế Thế giới Trong những năm 1990-1998 con số trung bình này đã tăng lên 514.139 ca Chỉ trong năm

1998 có 1,2 triệu ca, trong đó có 3.442 ca tử vong.[1]

1.3 Tại Việt Nam:

Sốt xuất huyết Dengue được xem là vấn đề y tế quan trọng của cả nước và có thể gây thành dịch Bệnh lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo ven bờ biển miền Trung Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn Ở những vùng núi xa xôi, hẻo lánh như vùng núi, vùng cao nguyên biên giới phía Bắc không thấy xuất hiện bệnh kể cả những năm có dịch bùng nổ lớn

Dịch SXHD bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 4 - 5 năm và vụ dịch xảy ra năm 1998 có số mắc và chết rất cao, cả nước có 234.920 ca mắc và chết là 377

ca SXHD là một trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất Việt Nam giai đoạn 1996-2000, số mắc đứng thứ 4 và tử vong đứng thứ 2 Hiện nay, Sốt xuất huyết Dengue bùng phát nhiều ở các tỉnh phía Nam và lan ra các tỉnh miền Trung và Bắc.[1]

Trang 8

1.4 Tỉnh Quảng Nam:

Năm 2013 theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xuất hiện 10 ổ dịch Sốt xuất huyết và lây lan trên diện rộng ở tám huyện, thị xã với gần 1000 người mắc bệnh ,tăng 20 lần so với cùng kỳ Số bệnh nhân sốt xuất huyết tập trung ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ

Theo Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế), trong khi số bệnh nhân Sốt xuất huyết ở nhiều nước tăng cao thì tại Việt Nam, số mắc giảm 23,7%, tử vong giảm 46,7% so với năm

2013 Là thời điểm có số mắc thấp nhất trong vòng 5 năm qua: 69.869 người mắc tại

49 tỉnh thành, trong đó có 40 trường hợp tử vong.[4]

Tuy nhiên , Bộ Y tế lại lo ngại số người mắc bệnh Sốt xuất huyết trong năm 2014 có nguy cơ gia tăng rất lớn Vì theo chu kỳ dịch bệnh, khối cảm nhiễm gia tăng (những trẻ chưa mắc bệnh); việc kiểm soát bệnh Sốt xuất huyết ổn định rất khó khăn vì chưa

có vaccine phòng bệnh; chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; thói quen trữ nước sinh hoạt của đại bộ phận dân cư sinh sống tại khu vực ven biển, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và những vùng thường xuyên có mưa, bão lũ….[2]

Hiện nay thế giới chưa có vắc-xin phòng bệnh SXH Do vậy, việc phát triển vaccine là rất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng Nhưng việc phát triển một loại vắc xin chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue nặng đã gặp nhiều thử thách mặc dù đã có tiến bộ trong thời gian gần đây WHO cung cấp tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn cho các quốc gia và đối tác tư nhân để hỗ trợ nghiên cứu và đánh giá hiệu lực vắc xin Một số vắc-xin tiềm năng hiện đang ở các giai đoạn thử nghiệm khác nhau

Bệnh Sốt xuất huyết Dengue xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe trong toàn cộng đồng Bệnh có thể trở nặng bất ngờ và gây tử vong cao.[ 5 ]

Trang 9

- Bệnh sốt xuất huyết dengue có biểu hiện lâm sàng là sốt cao cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau và thoát huyết tương ra ngoài lòng mạch dẫn đến choáng giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông chảy máu thứ phát có thể tử vong

- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh

- Bệnh có thể gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn

2.2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt Virus Dengue thuộc nhóm Favivirus họ Flaviviridas với 4 tuýp huyết thanh là DEN-I,DEN-II,DEN-III,DEN-IV.Ở nước ta, gặp cả 4 tuýp, nhưng chủ yếu là tuýp I và II.[3]

Virus Dengue

2.3 DỊCH TỄ HỌC

2.3.1 Quá trình truyền nhiễm

a Nguồn truyền nhiễm

- Nguồn truyền bệnh duy nhất là người Người bệnh là nguồn truyền nhiễm, đặc biệt

là người bệnh thể nhẹ hoặc người bị nhiễm virus Dengue, ít được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng

- Các nhà nghiên cứu ở Malaysia đã chứng minh được loài khỉ hoang dại là nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên, nhưng chưa có bằng chứng từ khỉ truyền cho người

b Phương thức lây truyền

- Bệnh lây truyền cho người qua vector trung gian là muỗi Aedes aegypti hút máu người bệnh chích người lành làm lây truyền bệnh cho người lành (muỗi hút máu

Trang 10

Muỗi Aedes Aegypti

- Sau khi hút máu người bệnh có chứa virus Dengue, thời gian cần thiết cho virus phát triển trong muỗi là từ 8 - 10 ngày, sau đó muỗi có khả năng truyền virus dengue cho người khác khi hút máu Muỗi cái Aedes còn có thể truyền ngay virus Dengue từ người bệnh sang người lành do thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn Cách truyền bệnh này được gọi là truyền cơ học

Phương thức lây truyền bệnh

Trang 11

Trang 11

- Muỗi sống trong nhà thường đậu ở nơi ít ánh sáng, có hơi ẩm (như quần áo đang

mặc màu sẫm treo trên móc áo)

- Muỗi Aedes aegypti có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời, ưa

đốt người, đốt dai, đốt nhiều lần cho đến khi no, sau khi đốt đậu nơi tối, đốt chủ yếu

vào ban ngày, bay xa 400m, đậu cao 2m trở xuống Sinh sản thuận lợi ở những nơi

nước trong như chum, vại, lốp xe, hốc cây,…nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là

>26°C (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn 32-35°C trứng phát triển trong vòng 4-7

ngày.[3]

Những nơi thích hợp cho muỗi sinh sản

- Bệnh còn được lây truyền bởi muỗi Aedes albopictus nhưng Aedes aegypti là trung

gian truyền bệnh chính

c Khối cảm thụ

- Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, nam-nữ như nhau, phần lớn các trường hợp mắc bệnh là

trẻ em dưới 15 tuổi (đặc biệt là ở địa phương có dịch lưu hành nhiều năm)

- Sau khi mắc bệnh có miễn dịch suốt đời với tuýp huyết thanh đó

2.3.2 Đặc điểm dịch tễ học

a Điều kiện để phát sinh dịch

* Cần có 3 điều kiện:

+Mật độ muỗi Aedes aegypti: ≥1 con/nhà và ≥ 50% nhà kế cận có muỗi

+Khí hậu, thời tiết thích hợp: mùa mưa có nhiều nước đọng nhiệt độ ≥26°C thích

hợp cho trứng phát triển

+Sinh thái người: Mật độ dân cư đông, trẻ em chiếm tỉ lệ cao trong tập thể ,điều

kiện sinh hoạt vệ sinh thấp(nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nước dùng,

nhiều ao tù nước đọng…)

b Phân vùng dịch tễ

Ở nước ta, SXHD được chia thành 3 vùng:

- Vùng 1: Có bệnh quanh năm, phát triển dịch mạnh vào mùa thu, gặp chủ yếu ở trẻ

em: đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung

Trang 12

Trang 12

- Vùng 2: Không có bệnh vào những tháng rét nhưng phát thành dịch vào mùa mưa -

nóng, gặp ở cả trẻ em và người lớn, các vùng như khu Bốn, đồng bằng Bắc bộ

- Vùng 3: Bệnh tản phát vào những tháng mưa - nóng, thường không thành dịch, các vùng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc [1]

2.4 DIỄN BIẾN LÂM SÀNG Bệnh SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: 2.4.1 Giai đoạn sốt a Lâm sàng

* Hội chứng nhiễm trùng:

- Sốt cao đột ngột, liên tục, nhiệt độ 39 – 40oC, sốt kéo dài 2 – 7 ngày, sốt kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi có nôn, gan to (ở trẻ em hay gặp hơn người lớn) * Hội chứng thần kinh: - Đau mỏi toàn thân, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau nhức hai hố mắt; trẻ nhỏ thương có sốt cao kèm theo co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màng não * Hội chứng xuất huyết: - Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh, có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam Trường hợp không có xuất huyết thì có dấu hiệu laces dương tính

Hình ảnh trẻ sốt b Cận lâm sàng - Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường - Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3) - Số lượng bạch cầu thường giảm 2.4.2 Giai đoạn nguy hiểm Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh a Lâm sàng

* Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt *Có thể có các biểu hiện sau: - Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48h)

Trang 13

Trang 13

+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau

+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li

bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít

- Xuất huyết:

Hình ảnh da bệnh nhân xuất huyết

+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím

+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn

+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng

* Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc

b Cận lâm sàng

- Hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình

của dân số ở cùng lứa tuổi

- Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ (<100 G/L)

- Enzim AST, ALT thường tăng

- Trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu

- Siêu âm hoặc X Quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.[1]

2.4.3 Giai đoạn hồi phục

a Lâm sàng

Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch Giai đoạn này kéo dài 48-72 giờ

- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều

- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ

- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim

Trang 14

Trang 14

b Cận lâm sàng

- Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu

khi dịch được tái hấp thu trở lại

- Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt

- Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.[1]

2.5 CHẨN ĐOÁN

Mức độ lâm sàng của bệnh rất khác nhau và thường không dự đoán được sự phát triển

của bệnh nên ảnh hưởng đến quá trình điều trị Năm 2008 các nhà lâm sàng đã thống

nhất phân loại bệnh SD/SXHD được gọi chung là sốt xuất huyết Dengue Dựa vào

mức độ của bệnh, WHO (2009) đã phân chia bệnh sốt xuất huyết Dengue thành ba

mức độ gồm:

- Sốt xuất huyết Dengue

-Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

- Sốt xuất huyết Dengue nặng

Trang 15

1 Thoát huyết tương nặng

2 Xuất huyết nặng Suy các tạng SXH Dengue ± Các dấu hiệu cảnh báo SXH Dengue nặng

Các dấu hiệu cảnh báo

- Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau

- Nôn kéo dài

1 Thoát huyết tương nặng dẫn tới

-Tim và các cơ quan khác

Theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời

SƠ ĐỒ CÁC MỨC ĐỘ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

XN khẳng định

nhiễm Dengue

( Quan trọng khi không

có dấu hiệu thoát huyết

tương)

Trang 16

Trang 16

2.5.1 Chuẩn đoán các mức độ sốt xuất huyết Dengue

2.5.1.1 Sốt xuất huyết Dengue

a Lâm sàng

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết

ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn

- Da xung huyết, phát ban

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt

b Cận lâm sàng

- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng

- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm

- Số lượng bạch cầu thường giảm.[1]

2.5.1.2 Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:

+ Hematocrit tăng cao

+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp,

số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.[1]

2.5.1.3 Sốt xuất huyết Dengue nặng

Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:

- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều

- Xuất huyết nặng, suy tạng

a Sốc Sốt xuất huyết Dengue

- Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết

áp kẹp (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không

đo được huyết áp, tiểu ít

Trang 17

Trang 17

- Sốc Sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:

+ Sốc Sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp

tụt hoặc kẹp, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã,li bì

+ Sốc Sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo

được

- Chú ý: Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ

nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch

xử trí thích hợp.[3]

b Xuất huyết nặng

- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ

và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc

nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng

và đông máu nội mạch nặng

- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như

acetylsalicylic acid (aspirin),ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá

tràng, viêm gan mạn.[3]

c Suy tạng nặng

- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L

- Suy thận cấp

- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não)

- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.[3]

2.5.2 Chuẩn đoán căn nguyên virus Dengus

2.5.2.1 Xét nghiệm huyết thanh

-Xét nghiệm nhanh:

+ Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh

+Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi

- Xét nghiệm ELISA:

+Tìm kháng thể IgM: Xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh

+Tìm kháng thể IgG: Lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (gấp 4

lần)

2.5.2.2 Xét nghiệm PCG, phân lập virus

Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện)

2.6 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Trang 18

Trang 18

2.7 BIẾN CHỨNG

2.7.1 Biến chứng chính:

Do tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông chảy máu

- Xuất huyết phủ tạng nặng, ở giai đoạn muộn do đông máu rải rác nội mạch (DIC)

- Hôn mê và hội chứng não cấp, phù não nặng

Ngày đăng: 20/12/2014, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w