QUY TRÌNH XỬ LÝ Ổ DỊCH SXHD

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp phòng chống sốt xuất huyết Dengue (Trang 29)

2. NỘI DUNG

2.10 QUY TRÌNH XỬ LÝ Ổ DỊCH SXHD

- Ổ dịch SXH: một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cƣ hoặc tƣơng đƣơng) đƣợc xác định là ổ dịch SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh SXHD đƣợc chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, đồng thời phát hiện có bọ gậy hoặc muỗi truyền nhiễm.

- Ổ dịch SXH đƣợc xác định là chấm dứt khi không có ca bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.

2.10.2. ổ dịch SXHD

- Khi có 01 ổ dịch xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân - Trƣờng hợp có từ 3 ổ dịch SXHD trở lên tại một thôn/ấp hoặc tƣơng đƣơng trong phạm vi 14 ngày: thì xử lý theo quy mô thôn/ấp và có thể mở rộng khi dịch lan rộng.[ 2 ]

2.10.3. Tổ chức thực hiện khi có ổ dịch xảy ra

- Xử lý trong phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh trực tiếp phối hợp với các đơn vị tuyến huyện xử lý ổ dịch theo quy định. - Quy mô Thôn (Ấp) - Xã (Phƣờng) - Quận (Huyện)

+ Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh/Thành Phố trực tiếp chống dịch cùng Trung Tâm Y Tế Quận/Huyện để hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch triệt để ngay từ ca bệnh đầu tiên.

+ Viện Vệ Sinh Dịch Tễ/ Pasteur trực tiếp chống dịch với Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh/Thành Phố trong khu vực phụ trách đồng thời hƣớng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật và giám sát dịch SXH thƣờng xuyên theo quy định.

2.10.4. Thời gian thực hiện

Các biện pháp xử lý ổ dịch phải đƣợc triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch đƣợc xác định ca bệnh đầu tiên.

Trang 30

2.10.5.Phun hóa chất diệt muỗi

Bƣớc 1: Thành lập đội phun hoá chất

- Căn cứ vào mức độ và quy mô xử lý ổ dịch tại địa phƣơng, thành lập các đội phun hóa chất diệt muỗi:

- Đội phun đeo vai:

+ 03 máy phun ULV đeo vai (trong đó có 1 máy dự trữ)

+ Mỗi máy phun gồm 3 ngƣời: 2 ngƣời mang máy và 1 cán bộ kỹ thuật pha hoá chất

- Đội phun ULV cỡ lớn

+ 01 máy phun ULV cỡ lớn đặt trên xe ô tô

+ Mỗi máy phun gồm 3 ngƣời: 1 lái xe, 1 điều khiển máy phun và 1 cán bộ kỹ thuật pha hoá chất.

-Các thành phần khác: cán bộ chính quyền, cán bô tuyên truyền, ngƣơi dẫn đƣờng, cộng tác viên…

- Cán bộ kỹ thuật phải đƣợc tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật phun và cách pha hóa chất

Bƣớc 2: Lựa chọn hóa chất:

Chỉ sử dụng hóa chất trong danh mục hóa chất do Bộ Y tế ra quyết định cho sử dụng hằng năm trong chƣơng trình phòng , chông sốt xuất huyết Quốc gia.

Bƣớc 3: Liều lƣợng sử dụng

Liều lƣợng sử dụng do các viện VSDT/Pasteur hƣớng dẫn theo kết quả thử kháng, thử sinh học tại từng khu vực.

- Khi liều lƣợng hóa chất tính theo % Công thức: X = (A/B) – 1.

Trong đó:

X là phần nƣớc (dầu) dùng để pha hóa chất A là nồng độ hóa chất nguyên thủy

B là nồng độ hóa chất cần phun

Bƣớc 4: Chuẩn bị thực địa

- Cần có bản đồ của khu vực phun, đƣờng đi để phun phải đƣợc nghiên cứu kỹ và phân chia cho phù hợp với hƣớng gió và khoảng cách giữa các đƣờng.

-Chính quyền chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể tham gia diệt bọ gậy(lăng quăng)tại từng hộ gia đình trong khu vực xử lý hóa chất.

-Thông báo trƣớc cho dân cƣ khu vực phun thuốc biết ngày phun, giờ phun để che đậy thức ăn, nƣớc uống và di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn, tắt lửa …trƣớc khi phun thuốc.

-Nhiệt độ không khí: phù hợp từ 18- 250C, hạn chế khi phun nhiệt độ >270C. Giờ phun: tốt nhất vào buổi sáng sớm (6-9 giờ) và chiều tối (17-20 giờ).

Trang 31 -Tốc độ gió: chỉ phun khi tốc độ gió từ 3-13km/giờ(gió nhẹ),không phun khi trời mƣa hoặc gió lớn.

Bƣớc 5: Kỹ thuật phun

* Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV cỡ lớn đặt trên xe ô tô

-Máy phun: kiểm tra nhiên liệu kiểm tra đầu phun (sử dụng máy phun ULV với kích thƣớc hạt nhỏ hơn 30µm).Chạy máy để thử liệu lƣợng phun.

-Cửa ra vào và cửa sổ các nhà và khu cao tầng trong khu vực phai đƣợc mở

-Xe chở máy phun chạy với vận tốc ổn định là 6 – 8 km/giờ dọc theo các phố. Tắt máy phun hoặc hạ vòi phun khi xe ngừng chạy.

-Phun dọc theo các phố thẳng góc với hƣớng gió. Phun từ cuối gió và di chuyên ngƣợc hƣớng gió

-Những khu vực có các phố song song cũng nhƣ vuông góc với hƣớng gió chỉ phun khi xe chạy ở đầu gió.

-Tại những khu vực phố rộng ,nhà cửa nằm cách xa tục đƣờng, nên để đầu vòi phun chếch về bên phải của xe và cho xe chạy sát lề đƣờng.

-Tại những nơi có đƣờng hẹp, nhà cửa sát lề đƣờng , đầu phun nên chĩa thẳng về phía sau xe

-Đối với đƣờng cụt thì phun ngõ cụt ra ngoài. Đầu phun chếch 450

C so với mặt phẳng ngang để hóa chất phát tán tối đa.

*Kỹ thuật phun bằng máy ULV đeo vai

- Kỹ thuật phun bằng may ULV đeo vai trong nhà: Phun theo nguyên tắt cuối chiều. +Máy phun: Kiểm tra nhiên liệu, kiểm tra đầu phun (sử dụng máy phun có đầu vòi phun ULV với kích thƣớc hạt nhỏ hơn 30µm). Chạy máy để thử liều lƣợng phun. + Ngƣời đi mang may đứng ở cửa ra vào hoặc cửa sổ ,để chếch vòi phun 450

c ,không kê sát vòi phun vào vách hay các vật dụng trong nhà. Mỗi phòng (nhà) có diện tích từ 20-30m2 thời gian phun khoảng 5-10 giây với mức phun mạnh nhất.

+ Đối với phòng lớn thì phun theo kiểu đi giật lùi, từ trong ra ngoài,

phòng nhỏ, phòng đơn chỉ cần chĩa vòi phun qua cửa chính hoặc qua cửa sổ mà không cần vào trong phòng.

+ Đối với nhà chung cƣ, nhà ở có nhiêu tầng, nhiều phòng cần phun tất cả các phòng, các góc, cầu thang sân thƣợng …với nguyên tắc phun từ tầng trên xuống tầng dƣới, từ trong ra ngoài bằng cách đi giật lùi hết phòng này qua phòng khác. khi di chuyển từ phòng này sang phòng kia giữ đầu vòi hƣớng lên trên để phần còn lai của thuốc đƣợc phát tán ra khu vực. không chĩa đầu vòi xuống đất

+Không phun trực tiếp vào ngƣời và động vật nuôi. +Diện tích của từng nhà, từng phòng cần đƣợc tính ra m2

trên cơ sở đó tính lƣợng hóa chất cần để pha thành dung dịch.

Trang 32 -Kỹ thuật phun bằng máy ULV đeo vai ngoài nhà:

Ngƣời mang máy đi bọ bình thƣờng với tốc độ khoảng 3 -5 km/giờ, đi ngƣợc hƣớng gió hƣớng đầu phun về phía nhà cần phun. Phun ở tốc độ mấy tối đa, hƣớng vòi phun lên 45oc phun xung nhà.

Bƣớc 6: An toàn khi phun

- Tất cả mọi ngƣời trong nhà tạm thời sơ tán ra ngoài tránh tiếp xúc trực tiếp với luồng hóa chất

- Chỉ đƣợc phun hóa chất khi các lồng nuôi súc vật, gia cầm, cá cảnh, nuôi ong, nuôi tằm và chim cảnh đã di chuyển hết ra khu vực an toàn.

- Sau khi phun song phải súc rửa bình đựng hóa chất, vòi phun và vệ sinh máy sạch sẽ bằng nƣớc thƣờng.

- Không đƣợc đổ nƣớc rửa máy xuống nguồn nƣớc(ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch...) - Ngƣời đi phun xong phải vệ sinh cá nhân, loại trừ hóa chất bám dính trên quần áo, cơ thể.

Bƣớc 7: Số lần phun

- Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

- Tiếp tục phun lần 3 nếu: + Tiếp tục có bệnh nhân SXHD mới trong vòng 14 ngày

+ Chỉ số điều tra muỗi, bọ gậy : chỉ số mật độ ≥ 0,2; chỉ số Breteau ≥20. - Điều tra trƣớc và sau khi phun 1 – 2 ngày

- Phạm vi giám sát 10 – 30 hộ xung quanh nhà bệnh nhân.[4]

2.10.6. Báo cáo kết quả phun hóa chất 2.10.7. Báo cáo kết quả điều tra côn trùng 2.10.8. Tổ chức diệt bọ gậy/lăng quăng

Thời gian: Tiến hành vệ sinh môi trƣờng ,diệt bọ gậy/lăng quăng từng hộ gia đình trong bán kính xử lý ổ dịch trƣớc khi phun hóa chất.

Mục đích: Làm giảm chỉ số BI<20 trƣớc khi triển khai phun hóa chất diệt muỗi.

2.10.9. Tuyên truyền, huy động cộng đồng

- Kết hợp chặt chẽ chính quyền, y tế, nhà trƣờng và huy động ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động cộng đồng, trực tiếp tham gia phòng chống dịch SXHD.

- Truyền thông rộng rãi lịch phun, hƣớng dẫn các biện pháp an toàn sức khỏe trong nơi phun.

- Tuyên truyền trên mọi phƣơng tiện thông tin đại chúng, loa đài, truyền hình, tờ rơi...;huy động mạng lƣới cộng tác viên và học sinh nhà trƣờng.[4]

Trang 33

2.10.10. Kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo

- Kiểm tra, giám sát ổ dịch đảm bảo hoạt động xử lý ổ dịch đúng quy định và quy trình kỹ thuật

- Thành phần đoàn giám sát, hỗ trợ gồm ít nhất 03 cán bộ:01 lãnh đạo Viện hoặc lãnh đạo khoa,01 cán bộ dịch tễ,01 cán bộ côn trùng

- Báo cáo bằng văn bản, điện thoại tình hình ổ dịch hằng ngày, hằng tuần cho đến khi ổ dịch đƣợc dập tắt, tiếp tục duy trì báo cáo hàng tháng theo quy định.

- Báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống dịch khi kết thúc vụ dịch theo đúng tuyến. [4]

3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Hiểu rõ hơn tầm quan trọng của ngƣời Cán bộ y tế trong công tác khám chữa bệnh và phòng bệnh Sốt xuất huyết.

- Nắm rõ kiến thức và có nhiều kinh nghiệm để phát hiện bệnh từ đó đƣa ra chẩn đoán, điều trị và nhất là biết đƣợc công tác phòng bệnh Sốt xuất huyết cho cộng đồng - Tìm hiểu đƣợc các tác nhân và những thói quen xấu gây nên bệnh Sốt xuất huyết tại cộng đồng địa phƣơng.

- Tầm quan trọng trong công tác Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết là rất quan trọng và cấp thiết nên đòi hỏi em cần tìm hiểu kỹ hơn nữa về bệnh.

- Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bản thân, gia đình, cán bộ y tế thôn bản, và mọi ngƣời có những thay đổi tích cực, đặc biệt là trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đến mọi ngƣời dân trong cộng đồng để họ có những hành vi tốt hơn để cải thiện tình hình sức khỏe cho bản thân.

Trang 34

4. TÓM TẮT

Tình hình Sốt xuất huyết Dengue diễn biến khá phức tạp trên toàn Thế giới, khu vực, cả Việt Nam nói chung cũng nhƣ tình hình bệnh ở Quảng Nam nói riêng. Diễn biến bệnh cả về số lƣợng và về mặt bệnh cảnh lâm sàng.

Vì vậy việc nắm bắt tình hình bệnh và tìm hiểu rõ về bệnh Sốt xuất huyết Dengue là việc rất cần thiết, đáng quan tâm của tất cả chúng ta.

- Đầu tiên cần tìm hiểu về định nghĩa SXHD là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra . Bệnh lây lan do muỗi Aedes aegypti đốt ngƣời bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho ngƣời lành qua vết đốt.

- Tác nhân gây bệnh do virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 tuýp DEN-1,DEN-2,DEN-3,DEN-4.

- Về mặt Dịch tễ học cần nắm đƣợc:

+ Quá trình truyền nhiễm: Nguồn truyền nhiễm, phƣơng thức lây truyền, khối cảm thụ + Đặc điểm dịch tễ:

Nắm đƣợc 3 điều kiện để phát sinh dịch và phân vùng 3 vùng dịch tễ (1) Mật độ muỗi Aedes aegypti: ≥1 con/nhà và ≥ 50% nhà kế cận có muỗi

(2) Khí hậu, thời tiết thích hợp: mùa mƣa có nhiều nƣớc đọng nhiệt độ ≥26°C thích hợp cho trứng phát triển.

(3) Sinh thái ngƣời: Mật độ dân cƣ đông, trẻ em chiếm tỉ lệ cao trong tập thể ,điều kiện sinh hoạt vệ sinh thấp(nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nƣớc dùng, nhiều ao tù nƣớc đọng…)

- Về diễn biến lâm sàng: phát hiện các triệu chứng lâm sàng trong các giai đoạn của bệnh là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục.

- Chẩn đoán bệnh : Cần dựa vào Lâm sàng, Cận lâm sàng, các yếu tố dịch tễ học. Bệnh SXHD đƣợc chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009) là gồm Sốt Xuất Huyết Dengue, Sốt Xuất Huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, Sốt Xuất Huyết Dengue nặng.

- Điều trị và phòng chống bệnh:

Đến nay hiện chƣa có vaccine phòng bệnh và chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy cần diệt vector, giảm nguồn sinh sản đặc biệt là loại trừ bọ gậy (lăng quăng), muỗi với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống bệnh. Vì vector chính truyền bệnh Sốt xuất huyết dengue sinh sản và phát triển ở các dụng cụ chứa nƣớc do con ngƣời tạo ra, có cuộc sống gắn liền với hoạt động của con ngƣời.

Điều trị Sốt Xuất Huyết Dengue là điều trị ngoại trú hoặc theo dõi tại y tế cơ sở để điều trị triệu chứng và bù dịch sớm bằng đƣờng uống, Sốt Xuất Huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo thì bệnh nhân đƣợc cho nhập viện để điều trị, Sốt Xuất Huyết Dengue nặng ngƣời bệnh đƣợc nhập viện điều trị cấp cứu.

Trang 35

- Trong công tác giám sát và phòng chống bệnh SXHD chúng ta cần có những biện pháp phù hợp nhằm tiêu diệt những yếu tố, tác nhân gây bệnh cả khi chƣa có dịch cũng nhƣ khi dịch bùng phát

Khi chƣa có dịch: Tổ chức thực hiện giám sát bệnh nhân, giám sát vector, kiểm soát và phòng chống vector, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng bệnh, huy động cộng đồng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động hằng năm

Phòng chống dịch: Đối với nguồn truyền nhiễm, đối với đƣờng truyền nhiễm, đối với khối cảm thụ

Biết đƣợc quy trình xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết Dengue.

5. TÓM TẮT CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình "Dịch Tễ Học"(Trƣờng Cao Đẳng y tế Quảng Nam, Bộ môn y học cộng đồng) Quảng Nam, Tháng 9 Năm 2013

2.Giáo trình "Dịch và Xử Lý Dịch"(Trƣờng Cao Đẳng y tế Quảng Nam, Bộ môn y học cộng đồng)

3.Giáo trình "Bệnh Học Truyền Nhiễm"(Trƣờng Cao Đẳng y tế Quảng Nam, Bộ môn y học cộng đồng) Quảng Nam, Tháng 9 Năm 2011

4.Tài liệu hƣớng dẫn “Giám sát và phòng chống sốt xuất huyết” (Bộ Y Tế Cục Y Tế Dự phòng) Hà Nội 2013

5.Viện sốt rét ký sinh trùng - côn trùng QUY NHƠN (BỘ Y TẾ) 6. Tài liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

7.Trang web Y khoa.net

Trang 36 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp phòng chống sốt xuất huyết Dengue (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)