Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
1,21 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN DƢƠNG KIM THANH GIÀU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN BỆNH TRÊN CÁ BỐNG KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) Ở TỈNH BẠC LIÊU CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH 2012 i LỜI CẢM TẠ Trƣớc tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Đặng Thị Hoàng Oanh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô và các Anh Chị đang công tác tại Khoa Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Em chân thành cảm ơn chị Dung, anh Hoàng, anh Văn và chị Hà đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản – Khóa 34 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Để góp phần gia tăng những thông tin về kỹ thuật nuôi và những bệnh xảy ra trên cá bống kèo nên đề tài: "Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu" đƣợc thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012. Kết quả điều tra cho thấy ngƣời nuôi gặp phải những khó khăn chính là thiếu hiểu biết về kỹ thuật nuôi, con giống và thị trƣờng tiêu thụ chƣa ổn định. Các hộ nuôi thả giống với mật độ trung bình 125,17 40,05 (con/m 2 ) cho lợi nhuận tƣơng đối cao, trung bình khoảng 8.23 14.94 (Triệu đồng/1000m 2 ). Qua điều tra cũng cho thấy các bệnh thƣờng xuất hiện trong ao nuôi nhƣ bệnh xuất huyết, bệnh lở loét, bệnh cong thân, bệnh đƣờng ruột, và bệnh gan, các bệnh này đã gây nhiều thiệt cho ngƣời nuôi (tỷ lệ hao hụt có thể cao đến 80%), ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu môi trƣờng đã kiểm tra vẫn nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với đối tƣợng nuôi. Kết quả phân tích sau các đợt thu mẫu đã xác định đƣợc một số giống loài ký sinh trùng sau: Trichodina (thuộc họ Trichodonidae), trùng miệng lệch Chilodonella (thuộc họ Chilodonellidae), trùng loa kèn Epistylis (thuộc họ Epistylidae) và Ergasilus (thuộc họ Ergasilidae). 20 chủng vi khuẩn phân lập từ thận và kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý thuộc giống Streptococcus, Lactococcus, Enterococcus. iii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG v DANH SÁCH HÌNH vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá bống kèo 3 2.1.1 Phân loại 4 2.1.2 Đặc điểm hình thái 4 2.1.3 Phân bố và tập tính sống 5 2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng 6 2.1.5 Mùa vụ sinh sản 6 2.2 Tổng quan về tình hình nuôi cá bống kèo ở tỉnh Bạc Liêu 7 2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá 8 2.3.1 Bệnh xuất huyết 8 2.3.2 Bệnh trắng da (tuột nhớt) 8 2.3.3 Bệnh sán lá đơn chủ 8 2.3.4 Bệnh do giáp xác ký sinh 9 2.3.5 Một số yếu tố môi trƣờng 9 CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10 3.2 Vật liệu nghiên cứu 10 3.2.1 Dụng cụ 10 3.2.2 Hóa chất 10 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 10 3.3.2 Điều tra phỏng vấn 10 3.3.2 Điều tra thu mẫu hiện trƣờng 12 3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 16 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17 4.1 Thông tin điều tra từ các hộ nuôi 17 4.1.1 Thông tin chung về các hộ đƣợc khảo sát 17 4.1.2 Thông tin khảo sát về kỹ thuật nuôi 17 a. Chuẩn bị và cải tạo ao 17 b. Thả giống 18 iv c. Quản lý môi trƣờng nƣớc 20 d. Thức ăn và cho ăn 21 e. Quản lý sức khỏe cá nuôi 21 f. Thu hoạch và hiệu quả kinh tế 22 g. Thuận lợi và khó khăn chung 23 4.1.3 Thông tin khảo sát về bệnh 23 4.2 Kết quả phân tích môi trƣờng 25 4.2.1 pH 25 4.2.2 NH 4 + /NH 3 26 4.2.3 NO 2 - 26 4.2.4 NO 3 - 27 4.3 Kết quả phân tích mẫu cá bệnh 27 4.3.1 Dấu hiệu lâm sàng 27 4.3.2 Kết quả phân tích ký sinh trùng 27 a. Trùng bánh xe 28 b. Trùng miệng lệch 28 c. Trùng loa kèn 30 d. Ergasilus 30 4.3.3 Nhuộm Giemsa 31 4.3.4 Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu cá bệnh 32 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34 5.1 Kết luận 34 5.2 Đề xuất 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 38 v DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1. Hiệu quả kinh tế của ngƣời nuôi 23 Bảng 4.2. Các chỉ tiêu môi trƣờng đƣợc ghi nhận qua các đợt thu mẫu 26 Bảng 4.3. Cƣờng độ và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá bống kèo qua các đợt thu mẫu 29 vi DANH SÁCH HÌNH Hình 4.1. Ao nuôi cá bống kèo 18 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chỉ tiêu lựa chọn cá giống đƣợc ghi nhận 20 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất hiện bệnh trên ao nuôi cá bống kèo 25 Hình 4.4. Cá bống kèo có dấu hiệu lờ đờ, dạt vào bờ ao 28 Hình 4.5. Những dấu hiệu bệnh lý thƣờng gặp trên cá bống kèo bị bệnh trong ao nuôi 30 Hình 4.6. Động vật đơn bào ký sinh trên cá bống kèo 32 Hình 4.7. Vi khuẩn tồn tại trong mô thận cá bống kèo 33 Hình 4.8. Đặc điểm hình dạng khuẩn lạc và kết quả nhuộm Gram vi khuẩn 34 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASTT: áp suất thẩm thấu ÂL: âm lịch BL: Bạc Liêu CĐN: cƣờng độ nhiễm DT: diện tích ĐLC: độ lệch chuẩn TB: trung bình TLN: tỷ lệ nhiễm VNĐ: Việt Nam đồng 1 CHƢƠNG I GIỚI THIỆU Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tổng sản lƣợng thủy sản năm 2011 ƣớc đạt 5,2 triệu tấn (tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái), sản lƣợng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng 7,8% so với kế hoạch năm); diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha (bằng 97,3% kế hoạch năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tính đến ngày 26/12/2011, đạt 6 tỷ USD, đã vƣợt 5,3% so với kế hoạch (5,7 tỷ USD) đề ra từ đầu năm nay và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến năm 2012 cả nƣớc phấn đấu đạt tổng sản lƣợng thủy sản 5,35 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt 3,15 triệu tấn (Hải Yến, 2011). Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy thì năm 2011, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đƣa 762.000 ha mặt nƣớc vào nuôi thủy sản, tăng 9.000 ha so năm 2010 và các tỉnh ĐBSCL cũng trúng mùa thủy sản nuôi với tổng sản lƣợng thu hoạch ƣớc đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so với năm 2010. Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu (Trang tin Xúc tiến Thƣơng mại - Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011). Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi thủy sản hơn 126.000 ha, chiếm 12,6% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL với nhiều hình thức nuôi khác nhau (Đào Bá Cƣờng, 2011). Trong năm 2011, Bạc Liêu thu đƣợc sản lƣợng thủy sản là 251 ngàn tấn từ nuôi và khai thác biển, vƣợt mức kế hoạch 7% (Trang tin Xúc tiến Thƣơng mại - Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011). Ngoài đối tƣợng nuôi chủ lực là tôm có giá trị kinh tế về xuất khẩu thì các loài thủy đặc sản nội địa cũng đƣợc Bạc Liêu chọn nuôi, trong đó phải kể đến là cá bống kèo. Cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) thuộc họ Gobiidae, cá phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á, đặc biệt phong phú ở vùng ven biển các tỉnh ĐBSCL. Chúng có tập tính làm hang trên các bãi bồi và di cƣ ra biển theo thủy triều (Kottelat và Whitten, 1996 đƣợc trích dẫn bởi Trần Đắc Định và ctv, 2011). Cá bống kèo là loài ăn tạp thiên về thực vật trong tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chúng là tảo khuê và bùn bã hữu cơ (Trần Đắc Định và ctv, 2002). Theo Phạm Văn Khánh (2006) thì cho rằng khi nuôi thƣơng phẩm trong ao, ngoài thức ăn tự nhiên, cá còn sử dụng thức ăn công nghiệp khá tốt. Vì thế mà cá bống kèo có thể nuôi ghép với tôm trong ruộng lúa hay trong ao vuông nuôi chuyên tôm, ruộng muối và hiện nay nhiều hộ đã chuyển sang nuôi thƣơng phẩm. Cá bống kèo đang góp phần giúp ngƣời dân ở Bạc Liêu thoát nghèo một cách hiệu quả. 2 Song, do việc nuôi thƣơng phẩm thƣờng ở mật độ cao kết hợp với việc sử dụng nhiều thức ăn nên vấn đề chất lƣợng nƣớc không đảm bảo và bệnh có thể xảy ra. Do cá bống kèo hay cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch & Schneider, 1801) là đối tƣợng mới đƣợc chọn nuôi trong những năm gần đây nên tài liệu nghiên cứu về đối tƣợng này chƣa nhiều và chỉ tập trung vào một số đặc điểm sinh học nhƣ phân loại, phân bố, hình dạng cấu tạo hay tập tính di cƣ, nguồn lợi Do đó, có nhiều vấn đề liên quan đến loài cá bống kèo chƣa đƣợc nghiên cứu để có thể hiểu biết đầy đủ về đối tƣợng quan trọng này. Một trong những vấn đề đó là thông tin về kỹ thuật nuôi và những bệnh có thể xảy trên cá bống kèo trong ao nuôi thƣơng phẩm. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin từ thực tiễn trong những ao nuôi cá bống kèo để làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh và hƣớng đến xây dựng một mô hình nuôi cá bống kèo an toàn là rất cần thiết. Để góp phần cung cấp thông tin về kỹ thuật nuôi và những bệnh xảy ra trên đối tƣợng mới này và đƣợc sự đồng ý của Khoa Thủy Sản – Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đề tài: "Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu" đƣợc tiến hành. Mục tiêu của đề tài Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần tìm hiểu về kỹ thuật nuôi và các bệnh thƣờng gặp trên cá bống kèo trong ao nuôi thƣơng phẩm để cung cấp thông tin cho ngƣời nuôi và các nghiên cứu tiếp theo trên cá bống kèo. Nội dung của đề tài 1. Điều tra những thông tin về kỹ thuật nuôi và bệnh thƣờng xảy ra trên cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) trong ao nuôi ở tỉnh Bạc Liêu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các chủ ao nuôi. 2. Khảo sát các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc ao nuôi cá bống kèo. 3. Xác định các nhóm ký sinh trùng và vi khuẩn thƣờng gặp ở cá bống kèo nuôi trong ao. [...]... con nƣớc cƣờng hàng tháng (15 và 30 ÂL) Hiện nay chƣa có nghiên cứu nào cho biết các loại bệnh của cá mà đặc biệt là những dấu hiệu về mô học khi cá bống kèo có những dấu hiệu bệnh lí 2.2 Tổng quan về tình hình nuôi cá bống kèo ở tỉnh Bạc Liêu Ở Bạc Liêu, phong trào nuôi cá bống kèo trên ruộng muối đã bắt đầu từ năm 2002, nhiều hộ nông dân đã thử đƣa cá bống kèo vào trong ruộng muối và đạt thu nhập... hƣởng các độ mặn khác nhau lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá bống kèo thì kết luận rằng cá bống kèo có thể nuôi ở độ mặn từ 5‰-30‰ nhƣng cá tăng trƣởng tốt nhất là 10‰ (Lê Văn Lĩnh, 2009) Mực nƣớc trung bình trong ao nuôi cá bống kèo là 1,18 0,14 m (0,9-1,4 m) Theo Takita et al (1999), cá bống kèo con (chiều dài chuẩn nhỏ hơn 7 cm) hiện diện phổ biến ở các vũng bùn và cửa sông ven biển Tuy cá bống. .. thì ở Nam Bộ có hai loại cá bống kèo là Pseudapocryptes lanceolatus (cá bống kèo vẩy nhỏ) và Parapocryptes serperaster (cá bống kèo vẩy to) Theo hai tác giả Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) thì ở ĐBSCL cũng có hai loại cá bống kèo là cá bống kèo vẩy to (Parapocryptes serperaster) và cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus) Nguyễn Hữu Phụng (1997) đã định loại đƣợc hai loài cá bống. .. gồm: - Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu - Tình hình nuôi thƣơng phẩm cá bống kèo ở Bạc Liêu nói chung và các huyện có phong trào nuôi thƣơng phẩm phát triển nói riêng b Số liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp 30 hộ ở các huyện Đông Hải, Hòa Bình và tp Bạc Liêu từ số liệu thứ cấp (phụ lục 1) Số liệu sơ cấp gồm các nhóm thông tin chính sau: Kỹ thuật nuôi Xây dựng công trình cải tạo ao Hình. .. khuyến cáo của Trƣơng Quốc Phú nên NO3- an toàn cho ao nuôi cá bống kèo 4.3 Kết quả phân tích mẫu cá bệnh 4.3.1 Dấu hiệu lâm sàng Cá bống kèo là đối tƣợng dễ nuôi và dễ thích nghi nên việc nhận biết cá bống kèo bị bệnh theo hộ nuôi cũng không khó lắm Các hộ nuôi cho rằng, dấu hiệu dễ nhận biết cá bống kèo không khỏe là khi cho ăn, cá không tập trung, cá lờ đờ và ao nuôi phát ra mùi tanh (hình 4.4) Qua các... (1996) thì cá bống kèo cũng đƣợc tìm thấy ở Tahiti và vùng ven biển Bắc Trung Quốc Cá bống kèo đƣợc tìm thấy phổ biến ở vùng cửa sông ven biển, khai thác bằng lƣới kéo vào con nƣớc rong và nƣớc kém của thủy triều Theo Kottelat và Whitten (1996) thì cá bống kèo sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá bống kèo sinh trƣởng và phát triển là 23-280C 5 Ở Việt Nam cá bống kèo phân bố... thân Gan Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất hiện bệnh trên ao nuôi cá bống kèo Theo thông tin khảo sát từ các hộ nuôi thì bệnh xảy ra trong suốt chu kỳ nuôi và các bệnh thƣờng gặp là xuất huyết (93,33%), lở loét (56,67%), đƣờng ruột (50%), cong thân (20%), bệnh gan ít xảy ra (16,67%) (hình 4.3) Bệnh thƣờng xảy ra sau khoảng 2 tháng nuôi cũng nhƣ giai đoạn chuyển từ thức ăn chìm sang thức ăn nổi Các hộ... diện tích nuôi trồng thủy sản 126.000ha (Hoàng Trang - TTKNKN Bạc Liêu, 2011) Trong đó: - Mô hình nuôi cá bống kèo công nghiệp với diện tích: 342,22 ha, tập trung ở TP Bạc Liêu: 86 ha; Đông Hải: 152,5 ha; Vĩnh Lợi: 31,22 ha; Hòa Bình: 73.5ha Tổng thu nhập từ mô hình khoảng 150-240 triệu đồng/ha/năm 7 - Mô hình Muối - cá bống kèo: mô hình này phát triển ở các huyện Đông Hải với diện tích 1.301 ha; xã... LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá bống kèo Cho đến nay việc nghiên cứu và phát triển nuôi cá bống kèo trên thế giới và ở nƣớc ta chƣa nhiều Tuy nhiên, những nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy tiềm năng có thể phát triển mạnh việc nuôi loài cá này trong tƣơng lai Các lĩnh vực nghiên cứu về cá bống kèo hiện nay tập trung vào các vấn đề chính nhƣ: đặc điểm phân loại, hình thái, vùng... thu mua từ những ngƣời khai thác, các trại ƣơng thƣờng cho cá vào ao đất phủ bạt nhựa hay cho vào bể xi măng, không sục khí trong 60-90 phút, các loại cá tạp nhƣ cá heo, cá đối … sẽ chết nhƣng các loại cá có sức sống cao nhƣ cá bống cát, bống sao thì vẫn sống đƣợc Thông thƣờng khi cá đã ƣơng qua 3-4 ngày thì có thể phân biệt rõ cá bống kèo với loại cá khác, sức sống của cá con cũng tăng lên rất nhiều, . nuôi và những bệnh xảy ra trên cá bống kèo nên đề tài: " ;Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu& quot; đƣợc thực hiện từ tháng 1/2012. NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN BỆNH TRÊN CÁ BỐNG KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) Ở TỈNH BẠC LIÊU CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGs. Ts quan về tình hình nuôi cá bống kèo ở tỉnh Bạc Liêu 7 2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá 8 2.3.1 Bệnh xuất huyết 8 2.3.2 Bệnh trắng da (tuột nhớt) 8 2.3.3 Bệnh sán lá đơn chủ 8 2.3.4 Bệnh do