1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7

51 645 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

nội dung : chương I: cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chương II: thực tiễn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, để tạo ra của cải vật chấtvà các giá trị tinh thần xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nân tố quyết định sự phát triển của đất nước Lao động là một trong ba yếu tố

co bản của qúa trình sản xuất, là yếu tố quyết định nhất Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra

Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm xã hội mà người lao động tạo

ra để bù đắp hao phí lao động trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cho qúa trình tái sản xuất xã hội Trong cơ chế quản lý mới hiện nay thực hiện rộng rãi hình thức tiền lương sản phẩm trong cơ sở sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp đi vào làm ăn có lãi, kích thích sản xuất phát triển

Đối với doanh nghịêp, tiền lương phải trả cho người lao động là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, do vậy các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm Một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là hình thức trả lương của doanh nghiệp, có sự kết hợp giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động hay không Lựa chon hình thức trả lương đúng đắn có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động hấp hành tốt kỷ luật lao động đảm bảo ngày công, giờ công và tăng năng suất lao động

Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ Trong đó BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản… BHYT để tài trợ cho việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động… Cùng tiền lương các khoản trích lập quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 2

Từ ý nghĩa quan trọng trên em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Kế toán tiền lương

và các khoản trích theo lương” tại Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và xây dựng

số 7 làm chuyên đề báo cáo của mình

Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Phần 2: Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7

Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toàn tiền lương và các

khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Các văn bản quy định chế độ lương mới

(Nhà xuất bản lao động - xã hội)

2 Giải trình kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới

5 Giải trình kế toán tài chính doanh nghiệp

(Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân)

Trang 4

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1 Những vấn đề chung về lao động và tiền lương, các khoản trích theo lương

1.1.1 Khái niệm về tiền lương

Qúa trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cầm phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động Tiền lương(tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hịên bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ

1.1.2 Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương

Tại các doanh nghiệpsản xuất, hạch toán chi phí về lao động là một bộ phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh, bởi vì cách trả thù lao lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị Việc hạch toán chính xác chi phí về lao động có vị trí quan trọng, là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm.Vì thề để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản

lý, đòi hỏi hạc toán lao động và tiên lương phải quán triệt các nguyên tắc sau:

a Phải phân loại lao động hợp lý:

- Phân theo thới gian lao động: Toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên trong danh sách và lao động tạm thời mang tính thời vụ Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp năm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết Đồng thời xác đinh các nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước

- Phân theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: Dựa theo mối quan hệ của lao độgn với quá trình sản xuất, có thể phân lao động thành 2 loại:

+ Lao động trực tiếp sản xuất: chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: người điều khiển máy móc, thiết bị công nhân

+ Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Như: nhân viên

Trang 5

quản lý kỹ thuật, cán bộ phòng kế toán, quản lý hoạt động kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc

- Phân theo chức năng lao động: Theo cách này, toàn bộ lao động trong DN

có thể chia làm 3 loại:

+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm lao động tham trưc tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như công nhân trực tiếp sản xuất

+ Lao động thực hịên chức năng bán hàng: là những lao đông tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ như nhân biên bán hàng, tiếp thị

+ Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những người tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính

b Phân loại tiền lương một cách phù hợp:

Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp Mỗi cách phân laọi đều có những tác dụng nhất định trong quản lý Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, xét về mặt hiệu quả, tiền lương được chioa làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ

Tiền lương chính là bộ phân tiền lương trả cho người lao động trong thười gian thực

tế có làm việc, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương

Tiền lương phụ là bộ phân tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương

1.1.3 Khái niệm về các khoản trích theo lương

Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải tính ra một số tiền nhất định, tính theo tỷ lệ % của tiền lương để hình thành các quỹ theo chế độ quy định, nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động Đó là các khoản trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm:

Trang 6

- Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH): Nhà nước quy định phải trích lập bằng 26% mức lương tôi thiểu (NĐ 182, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2014)và hệ số lương của người lao động, trong đó 18% trích vào Chi phí kinh doanh của đơn vị, 8% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình Quỹ BHXH dùng chi: BHXH thay lương trong thời gian người lao dộng ốm đau, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp

- Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT): được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh, viện phí, cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm, thai sản Tỷ lệ trích nộp là 4,5% trên lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí sna rxuất kinh doanh, 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động

- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): được sử dụng để chi trả lương cho người lao động khi họ chưa tìm được việc làm Tỷ lệ trích nộp là 2% trên lương cơ bản, trong đó 1% trích vào chi phí SXKD của doanh nghiệp, còn 1% khấu trừ vào lương của người lao động

- Kinh phí công đoàn(KPCĐ): dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn , tỷ lệ trích nộp là 2 % trên tổng lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phí SXKD của doanh nghiệp

Các quý trên doanh nghiệp phải trích lập và thu nộp đầy đủ hàng tháng, quý.Một phần khoản chi thuộc quỹ BHXH doanh nghiệp được cơ quan quản lý uỷ quyền chi hộ trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý nhưng phải thanh quyết toán khi nộp các quỹ đó hàng quý cho cơ quan quản lý chúng Các khoản chi phí trưen hỗ trợ ở mức tối thiểu nhằm giúp đỡ người lao động trong trường hợp ốm đau, tai nạn lao động

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Vai trò và ý nghĩa của việc quản lý lao động tiền lương

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lượng lao động nhất định, tuỳ chọn theo quy mô yêu cầu sản xuất.Chi phí lao động là một trong các yếu

tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm của doanh nghiệp

Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động , bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động lâu dài Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, kinh phí công đoàn

Trang 7

Cùng với tiền lương các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong quá trình huy động sử dụgn lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tính đúng thù lao lao động và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thưòi gian, kết quả và chất lượng lao động, mặt khác góp phần tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động

* Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngphải thực hiện các nhiệm vụ

cơ bản sau:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên

và các khoản liên quan khác cho công nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương

- Tính toán phânn bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương(tiền công) và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng

sử dụng có liên quan

Định kỳ, phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương Cung cấp các thông tin kinh tế cấn thiết cho các bộ phận liên quan

1.2 Nội dung hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.1 Kế toán tiền lương

1.2.1.1 Tài khoản và kết cấu

* Tài khoản sử dụng:

TK 334 " Phải trả công nhân viên " : Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ

* Kết cấu TK 334 “ Phải trả công nhân viên”

- Bên Nợ: + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên

+ Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên

+ Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh

- Bên Có: + Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả công nhân viên chức

- Dư Nợ(nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên chức

Trang 8

- Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên chức

1.2.1.2 Chứng từ và sổ sách

- Bảng chấm công: theo dõi ngày thực tế làm việc, nghỉ việc…để cắn cứ trả lương cho từng người và phục vụ công tác quản lý lao động

- Xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

- Phiếu báo làm thêm giờ

- Hợp đồng giao khoán

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

1.2.1.3 Sơ đồ hạch toán

Nợ TK 334 Có

Các khoản khấu trừ CNTT sản xuất

vào thu nhập của CNVC

1.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương

1.2.2.1 Tài khoản và kết cấu

* Tài khoản sử dụng:

Trang 9

TK 338 " Phải trả và phải nộp khác":Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

* Kết cấu TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”

- Bên Nợ: + Các khoản đã nộp chi cơ quan quản lý các quỹ

+ Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn + Xử lý giá trị tài sản thừa

+ Các khoản đã trả, đã nộp khác

- Bên Có: + Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định

+ Tổng số doanh thu nhận trướcphát sinh trong kỳ + Các khoản phảu nộp, phải trả hay thu hộ

-Dư Nợ(nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, phải trả được hoàn lại

- Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý Tài khoản 338 có 6 tài khoản chi tiết:

- TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý

- TK 3382 Kinh phí công đoàn

- TK 3383 Bảo hiểm xã hội

- TK 3384 Bảo hiểm y tế

- TK 3387 Doanh thu nhận trước

- TK 3388 Phải trả khác

1.2.2.2 Chứng từ và sổ sách

- Phiếu nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội

- Bảng tổng hợp phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Trang 10

1.2.2.3 Sơ đồ hạch toán

Nợ TK 338 Có

Nợ TK 334 Có Nợ TK 622,627,641,642

Số BHXH phải trả trực tiếp Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

cho CNV theo tỷ lệ QĐ vàp chi phí KD

Nợ TK 111, 112 Có Nợ TK 334 Có

Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý theo tỷ lệ trừ vào thu nhập Chỉ tiêu kinh phí Nợ TK 111, 112 Có công đoàn tại cơ sở Số BHXH, KPCĐ

chi vượt được cấp

Trang 11

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN TK VÀ XD SỐ 7

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Tư vấn TK và XD số 7

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7 được thành lập theo quyết định số 2703000417 cấp ngày 27/10/2004 và cấp lại lần 1 số 2900608789 ngày 6/1/2011, do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp phép và doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động

- Địa chỉ: Khối 13 - Phường Nghi Hương - Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

- Số điện thoại: 0383955468

- Số tài khoản:

- Mã số thuế: 2900608789 Tại chi cục thuế Thị xã Cửa Lò

- Vốn điều lệ: 7.500.000.000 đồng

2.1.1.2 Thị trường của Công ty

Trong những năm đầu mới thành lập công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7 đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực hết mình của tập thể cán

bộ công nhân viên, công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển và mở rộng thị trường ra khắp đất nước

Với tình hình hoạt động từ trước đến nay, khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc thi công, công ty đã cho ra nhiều công trình có chất lượng kỹ thuật cao như: Đường vào trung tâm xã Quế Sơn - Quế Phong, Cầu Ăng Ngơ – Hà Tĩnh, Đường điện xã Nghi Long, Các tuyến đường liên thôn liên xóm trên địa bàn Thị xã Cửa Lò,… Từ những thành quả mà công ty đã đạt được đã tạo dựng được thương hiệu và chấp nhận trong tỉnh Nghệ An và một số tỉnh banb

2.1.1.3 Chiến lược phát triển

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp Do vậy về cơ bản điêù kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt so với ngành sản xuất khác Sảm phẩm của công ty là các công trình có quy mô lớn, sản phẩm tính đơn chiếc, thời gian dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn Để công

Trang 12

ty ngày càng phát triển và mở rộng, Ban giám đốc điều hành đã tổ chức đại hội diễn ra ngày 4/1/2014 với những chiến lượng đặt ra cho ban giám đốc và tập thể cán

bộ công nhân viên công ty Thứ nhất là củng cố lại Ban điều hành sớm đưa vào hoạt động, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm tăng nguồn vốn chủ

sở hữu Thứ hai: Nâng cao trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên sớm bắt kịp với thời đại Thứ ba: Tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị cũng như máy móc hiện đại sử dụng phù hợp với những công trình mang tầm quốc gia để sớm đưa công ty bắt lịp với sự phát triển của thế giới

2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7

2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

- Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm::

+ Xây dựng và tư vấn giám sát chất lượng các công trình công nghiệp dân dụng, công nghệ giao thông và thuỷ lợi, điện, trang trí nội thất …

+ Xây dựng các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường

+ San lấp mặt bằng và hạ tầng đô thị

+ Tư vấn khảo sát thiết kế cho các công trình

+ Cho thuê máy móc thiết bị phục vụ trong công trường xây dựng

+ Các dịch vụ thí nghiệm, kiểm tra độ bền cơ học bê tông, kết cấu

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

* Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty:

Trang 13

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Hội đồng quản trị: có toàn quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục

đích và quyền lợi của công ty Có chức năng quản lý và điều hành các hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tổng thể

Giám đốc: là người quản lý vè điều hành mọi hoạt động kinh doanh của

công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về trách nhiệm quản ký, điều

hành

Hai phó giám đốc: là người uỷ quyền của giám đốc thực hiện các công việc

phụ trách hpạt động sản xuất và phụ trách hoạt động kinh doanh

Các phòng ban: mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau,

nhưng đều có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau tạo thành quá trình khép kín có

hiệu quả

+ Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho giám đốc về công việc tổ chức chỉ

đạo thực hiện toàn bộ các công tác hành chính kế toán, hạch toán kinh tế của công

ty Thực hiện toàn bộ công tác hành chính quản trị, sổ sách kế toàn của côgn ty

Phßng tæ chøc b¶o

Phßng

kü thuËt

Trang 14

+ Phòng kế hoạch vật tư: tham mưu về những chính sách đầu tư vào công trình, dự án và đữa ra kế hoạch sử dụng hợp lý vật tư, tài sản của công ty khi có côgn trình mới

+ Phòng tổ chức bảo vệ: bảo vệ tài sản của công ty trong và ngoài thưòi gian làm việc

+ Phòng kỹ thuật: là nơi đưa ra những số liệu kỹ thuật khi công ty tiến hành xây dựng công trình, giúp cho công ty có những bản vẽ kỹ thuật hợp lý, và những

bộ hồ sơ nhanh nhất khi tiền hành đấu thầu hay dự thầu

+ Phòng hành chính: quản lý về nhân sự và và công tác tổ chức khi công ty tuyển dụng hay có sự kiện

Các tổ xây lắp: có chức năng trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây lắp

sản xuất các công trình, dự án

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2012-2013

Tốc độ tăng trưởng

6 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 88.376.812,6 157.433.983 78,45

- Lao động trình độ đại học, cao đẳng 40 45 12,5%

- Lao động qua đào tạo và lao động

phổ thông

135 137 1,48%

* Nhận xét: Từ bảng tổng hợp trên ta thấy được doanh thu năm sau cao hơn năm

trước là 738.716.662 đồng, tăng 7.9% , do vậy mà lợi nhuận cũng tăng 345.285.852 tăng 78.14%, hàng năm công ty đóng góp vào ngân sách hàng nghìn tỷ đồng Thu nhập của người lao động trong công ty do vậy cũng được nâng cao Hiện nay số lượng lao động ở công ty lên tới182 người, tăng so với năm trước là 7 người, tăng

Trang 15

4% Trong đó lao động có trình độ Đại học, cao đẳng là 45 người, lao động có trình

độ trung cấp chuyên nghiệp là 42 người, còn lại là lao động phổ thông

Tổng nguồn vốn của công ty tăng rõ rệt qua hai năm, điều đó chứng tỏ công

ty có đủ phương tiện sản xuất, máy móc hiện đại, đi kèm là đội ngũ cán bộ kỹ thụât

có trình độ chuyên môn cao, bộ máy lãnh đạo năng động, đội ngũ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, năng lực tài chính mạnh, có đủ khả năng cạnh tranh thắng thầu với công ty khác

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

* Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra các công việc của nhân

viên kế toán , thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và cơ quan hữu quanvề các thông tin kinh tế của công ty, tham mưu choi giám đốc trong việc ra quyết định tài chính như: thu hối, đầu tư sản xuất kinh doanh

Kế toán tổng hợp: tập hợp các chi phí - thu nhập của công ty đã phát sinh để

lập Báo cáo tài chính

Thủ quỹ: có chức năng nhiệm vụ giám đốc đồng vốn của công ty, là người

nắm giữ tiền mặt của công ty Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu, phếu chihợp lệ để nhập -xuất quỹ Tuyệt đối không được tiết lộ tình hình tài chính của công ty cho người không có thẩm quyền

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ

Kế toán

NVL - CCDC

Kế toán TSCĐ

Kế toán thanh toán

Kế toán lương

Trang 16

Kế toán NVL-CCDC: Theo dõi tình hình biến động vật tư, công cụ dụng cụ

Đưa ra những phương án sử dụng tiết kiệm hợp lý vật liệu khi có công trình xây dựng

Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình biến động tài sản tại công ty để có nhũng

phương hướng mua sắm, bổ sung máy móc thiết bị mới Hàng tháng tổng hợp và phân bổ chi phí khấu hao hợp lý

Kế toán lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ căn cứ vào bảng chấm công văn phòng, từng đội xây lắp để lập bảng thanh toán tiền lươngvà các khoản phụ cấp cho đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp/ Trích lập BHXH BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước

Kế toán thanh toán và công nợ: theo dõi các khoản thu chi và tổng hợp các

khoản nợ đối với khách hàng và người bán

2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

- Công ty sử dụng chế độ kế toán Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính

- Để phú hợp với công tác luân chuyển tiền tệ và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đang sử dụng đơn vị tiền VNĐ

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

- Nguyên tắc xác định giá trị tài sản cố định hữu hình, vô hình: tính theo nguyên giá và giá trị thực tế

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty: kê khai thường xuyên

* Sơ đổ hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ

Trang 17

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 18

2.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần tư vấn TK và XD số 7

2.2.1 Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty

2.2.1.1 Công tác tổ chức và quản lý lao động ở Công ty

Công ty nằm trên địa bàn Thị xã Cửa Lò có quy mô tương đối lớn và số lượng công nhân đông đảo gần 200 người Do vậy để đáp ứng với nhu cầu hiện nay thì công ty thường xuyên nâng cao chất lượng tay nghề cho công nhân và tuyển dụng thêm một số lao động có tay nghề cao, nhằm phục vụ cho một số dự án lớn và quan trọng của công ty

2.2.1.2 Thực trạng quản lý quỹ lươngvà công thức tình lương của công ty

Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương cho người lao động theo 2 hình thức như sau: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm

a Hình thức trả lương theo thời gian:

Tiền lương trả theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, theo cấp bậc

Ngoài ra giám đốc, phó giám đốc….còn có các khoản phụ cấp chức vụ Cụ thể:

Giám đốc có phụ cấp: 500.000 đồng

PGĐ, Trưởng phòng : 450.000 đồng

Đối với những cán bộ trong doanh nghiệp có trách nhiệm nhất định thì được cộng phụ cấp trách nhiệm tuỳ theo mức độ cống hiến và hội đồng bàn bạc đưa ra mức cộng thêm phụ cấp đó

Đối với công nhân lái máy ngoài công trình, lương bảo hiểm cũng được tính dựa trên mức lương cơ bản và hệ số lương của người đó

Công thức tính lương thời gian như sau:

Tiền lương

phải trả 1 tháng =

1.900.000 * số ngày LVTT

Trong đó: - 1.900.000 đồng là mức lương cơ bản (áp dụng từ ngày 1/1/2014)

- n: số ngày công chuẩn 1 tháng( 26 ngày)

Ví dụ 1: Căn cứ vào Bảng chấm công tháng 1 năm 2014, tiền lương của anh Hoàng Minh Thọ có hệ số lương 3,45(do công ty quy định) Số ngày công làm việc thực tế là 26 ngày công (căn cứ bảng chấm công), số ngày công chuẩn tháng 1 là 26

Trang 19

ngày.Phụ cấp chức vụ (Phó giám đốc) là 450.000 đồng Vậy số tiền lương mà ông Hoàng Minh Thọ được tính như sau:

b Hình thức trả lương theo ngày công

+ Tiền lương trả theo ngày công là hình thức tính lương dựa vào số ngày làm việc thực tế trong tháng mà người lao động bỏ sức ra

Lương tháng = Số ngày làm việc htực tế * Mức lương ngày

+ Mức lương ngày được tính từ 100.000 đồng đến 160.000 đồng tuỳ thuộc vào tay nghề của công nhân

Lương làm thêm = Ngày công làm thêm * Mức lương ngày làm thêm

=> Vậy tổng lương phải trả là:

Lương phải trả = Lương tháng + Lương làm thêm

Ví dụ: Tính lưong cho anh Đặng Văn Hùng:

Căn cứ vào bảng chấm công tháng 1/2014 tiền lương dựa vào tay nghề của anh là 130.000 đồng/ngày Số ngày làm việc thực tế là 25ngày công, số ngày làm thêm là 3 ngày công Đơn giá ngày làm thêm là 140.000 đồng/ngày

Vậy lương phải trả cho anh Đặng Văn Hùng là:

Lương phải trả = 130.000*25 + 3*140.000 = 3.670.000 đồng

2.2.1.3 Cách tính các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương được tính trên lương cơ bản

Lương đóng bảo hiểm = 1.900.000 đồng * Hệ số lương + phụ cấp

Lưu ý: 1.900.000 đồng là mức lương cơ bản để tính BH, mà công ty áp dụng năm

2014

Ví dụ: Ông Hoàng Minh Thọ có hệ số là 3,45

Lương đóng bảo hiểm = 1.900.000 * 3,45 + 450.000 = 7.005.000 đồng

*, Quỹ bảo hiểm xã hội

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định 26% trên tổng số tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động trong tháng, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 18%, khấu trừ vào lương là 8%

Trang 20

Ví dụ: tính BHXH cho ông Hoàng Minh Thọ:

BHXH khấu trừ vào lương = 7.005.000 * 8% = 560.400 đồng

BHXH tính vào chi phí = 7.005.000 * 18% = 1.260.900 đồng

*, Quỹ bảo hiểm y tế

Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng là 3%, trừ vào lương người lao động 1,5%

Ví dụ: tính BHYT cho ông Hoàng Minh Thọ:

BHYT khấu trừ vào lương = 7.005.000 * 1,5% = 105.075 đồng

BHYT tính vào chi phí = 7.005.000 * 3% = 210.150 đồng

*, Bảo hiểm thất nghiệp

Theo chế độ hiện hành BHTN được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động, trong đó tính vào chi phí SXKD 1%, trừ vào lương người lao động 1%

Ví dụ: tính BHTN cho ông Hoàng Minh Thọ:

- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho mỗi bộ phận (phòng, ban, phân xưởng) phải lập bảng chấm cônghàng tháng Hàng ngày tổ trưởng hoặc người uỷ quyềncăn cứ vào tình hình thực tế để chấm công cho từng người Cuối tháng, chuyển bảng chấm công lên bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm

xã hội

* Hợp đồng giao khoán

Là bản ký kết giữa người giao và người nhận khoán về khối lượng công việ, thười gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở tính tiền công cho người nhận khoán Hợp đồng giao khoán được lập thành 3 bản: 1 bản giao cho người nhận khoán, 1 bản lưu ở bộ phận hợp đồng, 1

Trang 21

bản chuyển về bộ phận kế toán để theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng và làm căn

cứ ính lương

* Bảng thanh toán tiền lương

- Mục đích lập: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động Là căn cứ kiểm tra việc thanh toán tièn lương cho người lao động trong doanh nghiệp

- Được lập hàng tháng tương ứng với bảng chấm công Bộ phận kế toán lập cho từng phòng ban, phân xưởng sản xuất Bảng thanh toán tiền lương lưu tại phòng

kế toán, người lao động ký nhận khi lĩnh lương

* Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội

-Mục đích lập: xác nhận ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… làm căn cứ trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương

- Mỗi lần người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội thì lập phiếu này Sau khi được cơ quan y tế cho phép nghỉ, người lao độngbáo cho gnười chấm công Phiếu này được đính kèm bảng thanh toán bảo hiểm xã hội và lưu tại phòng kế toán

* Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội

- Mục đích: Làm căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay cho người lao động.Làm căn cứ lập quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên

- Tuỳ thuộc vào số người được hưởng bảo hiểm xã hội trả thay lương trong tháng, kế toán lập bảng này cho từng bộ phận hoặc toàn đơn vị Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán và 1 liên gửi cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội cấp trên để thanh toán số thực chi

* Bảng tổng hợp phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế theo quy định

Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả, trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định và ghi vào cột phù hợp

Việc thanh toán tiền lương cho người lao động thường được chia làm 2 kỳ:

kỳ 1 tạm ứng lương , kỳ 2 nhận lương còn lại sau khi đã khấu trừ vào lương các khoản khấu trừ

Trang 22

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Tại phòng kế toán công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng số 7, kế toán sử dụng những tài khoản sau:

Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

Và các tài khoản liên quan khác như: 111, 112, …

2.2.2.3 Sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty

- Sổ chi tiết tài khoản 334, 338

- Chứng từ ghi sổ các tài khoản 334, 338…

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ cái tài khoản 334, 338

2.2.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Để chúng ta đi sâu và hiểu rõ hơn về công tác kế toán tièn lương và các khoản trích theo lương, em xin đưa ra một ví dụ về qúa trình tập hợp và tính lương nhân viên văn phòng, công nhân tại công trường ở tháng 1 năm 2014 của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty như sau:

Cuối tháng để tính lương cho cán bộ công nhân, các tổ trưởng thuộc các phòng ban gửi bảng chấm công lên phòng kế toán Căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiến hành tính lương và các khoản bảo hiểm khấu trừ vào lương

* Bộ phận văn phòng:

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tiến hành lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương Từ đó lập bảng thanh toán tiền lương đồng thời xác định các khoản khấu trừ vào lương để tình số tiền thực nhận của cán bộ nhân viên văn phòng

Trang 23

Biểu 2:

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Mẫu số: 01-LĐTL

và xây dựng số 7 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Lương chính Phụ cấp Thành tiền

1 Hoàng Văn Thái Giám đốc 1.900.000 26 4,1 7.790.000 500.000 8.290.000

2 Hoàng Minh Thọ PGĐ 1.900.000 26 3,45 6.555.000 450.000 7.005.000

3 Nguyễn Hữu Lương PGĐ 1.900.000 26 3,41 6.479.000 450.000 6.929.000

4 Võ Thị Mai Thủ quỹ 1.900.000 26 2,91 5.529.000 200.000 5.729.000

5 Hoàng Thị Thu Hiền KT TR 1.900.000 26 3,25 6.175.000 450.000 6.625.000

6 Hoàng Thị Hải Kế toán 1.900.000 26 2,8 5.320.000 200.000 5.520.000

7 Nguyễn Hữu Trương Kỹ sư 1.900.000 26 3,1 5.890.000 200.000 6.090.000

14 Nguyễn Văn Manh NV 1.900.000 26 2,4 4.560.000 4.560.000

15 Nguyễn Văn Vinh Bảo vệ 1.900.000 26 2,25 4.275.000 200.000 4.475.000

Nghi Hương, ngày 31 tháng 1 năm 2014

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký tên, đóng dấu)

Trang 24

Biểu 3:

Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Mẫu số: 01 – LĐTL

và xây dựng số 7 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Tổng lương

Số tiền BH phải thu

đóng 24%

Cá nhân đóng 10,5%

14 Nguyễn Văn Manh 4.560.000 4.560.000 1.094.400 478.800 768.600

15 Nguyễn Văn Vinh 4.275.000 200.000 4.475.000 1.074.000 469.875 781.562,5

Cộng 81.263.000 3.250.000 84.513.000 20.283.120 8.873.865 29.156.985

Nghi Hương, ngày 31 tháng 1 năm 2013

Trang 25

Biểu 5:

Đơn vị: Công ty CP TVTK & XD Số 7 MẪU SỐ 02-TT

Điạ chỉ: Khối 13 – P.Nghi Hương – TXCL-NA (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Quyển số: 01 Số: 34

PHẾU CHI

Ngày 31 tháng 1 năm 2014 Nợ: 334

Có:111

Họ tên người nhận tiền: Võ Thị Mai

Địa chỉ: Thủ quỹ công ty

Lý do chi: Chi trả tiền lương tháng 1/2014 cho bộ phận văn phòng

Tổng số tiền: 75.639.135 đồng

(Viết bằng chữ: Bảy lăm triệu, sáu trăm ba chín ngàn, một trăm ba lăm đồng)

Đã nhận đủ số tiền(bằng chữ):

Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 31 tháng 1 năm 2014

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền

(ký tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

* Đối với công nhân lái máy

Căn cứ vào bảng chấm công do bộ phận theo dõi ngoài công trường gửi lên, kế toán tiền hành lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương

Đối với công nhân lái máy, phương pháp tính lương có sự khác biệt so với nhân viên văn phòng Mước lương tính bảo hiểm dựa trên mức lương cơ bản * hệ số lương, còn lương thực tế mà công nhân nhận được áp dụng hình thức trả lương theo ngày công

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w