1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn phân tích báo cáo tài chính ngân hàng & áp dụng vào ngân hàng ngoại thương việt nam

46 473 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 591 KB

Nội dung

Giới thiệu chung Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo những mẫu biểu đã được qui định, nó phản ảnh tính hình sử dụng vốn, nguồn vốn; kế

Trang 1

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I 4

CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 Giới thiệu chung 4

1.2 Yêu cầu của báo cáo tài chính 5

1.3 Tài liệu dùng cho phân tích 6

1.3.1 Bảng cân đối kế toán 6

1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 7

1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7

1.3.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính 7

1.4 Nội dung phân tích : 7

1.5 Phân tích khả năng sinh lời 8

1.5.1 Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản 8

1.5.2 Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 10

1.5.2.1 Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) cho ta thấy kết quả của việc sự dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu .10

1.5.2.2 Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (Retunr On Common Equity - ROCE) .11

1.5.2.3 Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) 11

1.5.2.4 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (Earning per share – EPS) 12 1.5.2.5 Tỉ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu (Price- earnings ratio-P/E) 13

1.6 Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán 13

1.6.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 13

1.6.1.1 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 14

1.6.1.2 Hệ số vòng quay khoản phải thu 15

1.6.1.3 Hệ số vòng quay hàng tồn kho 15

1.6.1.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả 16

1.6.2 Khả năng thanh toán dài hạn 16

1.6.2.1 Tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh đối với tổng nợ 17

1.6.2.2 Tỉ lệ đảm bảo lãi vay 17

CHƯƠNG II 19

ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯỢNG VIỆT NAM 19

2.1 Tổng quan về ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 19

2.2 Áp dụng lý thuyết phân tích vào phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 20

2.2.1 Các báo cáo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 20

2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời 24

2.2.2.1 Tỷ suất sinh lời so với doanh thu 24

2.2.1.2 Khả năng sinh lợi so với tài sản: 25

2.2.1.3 Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu: 26

Trang 2

2.2.3 Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán 28

2.2.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 28

2.2.3.2 Khả năng thanh toán dài hạn 30

2.2.4 Phân tích cơ cấu và chỉ số 31

2.2.4.1 Phân tích cơ cấu 31

2.2.4.2 Phân tích chỉ số 35

CHƯƠNG III 39

ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 39

3.1 Thực trạng 39

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, một số kiến nghị đề xuất 39

3.2.1 Đối với bảng cân đối tài sản 39

3.2.2 Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 40

3.2.3 Đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ 40

3.2.4 Đối với bảng thuyết minh báo cáo tài chính 41

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thông qua các báo cáo tài chính và một số tài liệu khác có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với chủ ngân hàng mà còn đối với nhiều đối tuợng khác như các nhà đầu

tư, ngân hàng khác, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác Mỗi đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của ngân hàng trên góc độ khác nhau:

Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Là một trong những mắt xích quan trọng của bất kỳ một nền kinh

tế nào, trung gian tài chính, môt nhân vật không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân Vì vậy, việc lập và phân tích báo cáo tài chính là không thể thiếu được Xuất phát từ mục tiêu trên, nên khi được tạo điều kiện thực tập tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect em xin nêu cách lập, phân tích báo cáo tài chính ngân hàng và áp dụng vào ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Báo cáo tốt nghiệp của em được trình bày qua ba chương:

Chương 1: Các vấn đề lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính

Chương 2: Áp dụng vào phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Chương 3: Đánh giá khuyến nghị

Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Ngô Văn Thứ và các thấy cô trong khoa Toán kinh tế đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này Em cũng xin chân thành cám ơn các cô chú trong ban lãnh đạo Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect – Phòng Khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong công việc tại công ty và hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I

CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Giới thiệu chung

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo những mẫu biểu đã được qui định, nó phản ảnh tính hình sử dụng vốn, nguồn vốn; kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo

Hệ thống báo cáo tài chính công ty bao gồm 3 bảng báo cáo chính:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh và

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá mức độ rủi ro cũng như kết quả về mặt tài chính thông qua các hệ số và các tỉ suất sinh lời của vốn

Những người phân tích báo cáo tài chính có thể là bản thân công ty hoặc những người bên ngoài công ty như ngân hàng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các nhà cung cấp… những người đã hoặc đang xem xét có nên cho công ty vay hoặc mua cổ phiếu của công ty hay không

Đối với bản thân công ty, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính công ty đánh giá được tình hình tài chính của công

ty một cách hệ thống đầy đủ, trên cơ sở đó có thể đưa ra những hoạch định phù hợp nhằm duy trì hoặc cải thiện tình hình tài chính công ty ngày càng tốt hơn

Tùy theo mối quan hệ của các đối tác đối với công ty mà các tổ chức bên ngoài công ty sẽ quan tâm đến các khía cạnh khác nhau về tài chính của

Trang 5

ngắn hạn của công ty thông qua các đảm bảo về tài sản lưu động và ngân lưu ròng mang lại từ hoạt động kinh doanh Trong khi đó các chủ nợ dài hạn và các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng sinh lời trong dài hạn và rủi ro trong hoạt động cũng như trong cơ cấu tài chính của công ty

1.2 Yêu cầu của báo cáo tài chính.

* Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch về nội dung và phương pháp tính toán

* Số liệu tài liệu trong báo cáo tài chính phải chính xác trung thực

* Báo cáo tài chính phải lập đầy đủ và đúng mẫu quy định nộp cho cơ quan nhận báo cáo trong thời hạn quy định

- Theo chế độ kế toán hiện hành các doanh nghiệp phải lập những báo cáo sau:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (riêng đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ không bắt buộc nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập)

+ Qui định về thời hận và thời gian gửi báo cáo

Đối với báo cáo quí (các doanh nghiệp nhà nước)

Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty

và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty thời hạn gửi báo cáo tài chính quí chậm nhất là 20 ngày kết thúc quí

Đối với các tổng công ty thời hạn gửi báo cáo tài chính quí chậm nhất là

45 ngày kể từ ngày kết thúc quí

Báo cáo năm

Đối với các doanh nghiệp nhà nước: các doanh nghiệp hạch toán độc lập

và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập

Trang 6

không nằm trong tổng công ty thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất

là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm

Đối với tổng công ty thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là90 ngày kể từ ngày kết thúc năm

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thồi hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm

Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình HTX thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm

1.3 Tài liệu dùng cho phân tích

Như đã nói trong phần 1, phân tích tài chính ở đây dựa vào các báo cáo tài chính do công ty lập ra Theo quy định của Bộ tài chính, doanh nghiệp theo định kỳ phải lập các báo cáo tài chính và theo yêu cầu của ngân hàng, khi vay vốn khách hàng phải nộp loại báo cáo tài chính sau đây:

• Bảng cân đối kế toán hay còn gọi bảng tổng kết tài sản

• Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo dòng ngân lưu

• Thuyết minh các báo cáo tài chính

1.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 mặt: kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định

Theo chế độ kinh tế hiện hành, thời điểm lập Bảng cân đối kế toán là vào cuối ngày của ngày cuối quí và cuối ngày của ngày cuối năm Ngoài các thời điểm đó doanh nghiệp còn có thể lập Bảng cân đối kế toán ở các thời điểm khác nhau, phục vụ yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp như vào thời

Trang 7

điểm doanh nghiệp sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản.

1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán theo từng nội dung và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, tình hình về VAT được khấu trừ, được hoàn lại, hay được miễn giảm

1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ này sẽ được công bố chung với những bản khác của báo cáo tài chính

1.3.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính

Thuyết minh bổ sung báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác

Cơ sở:

Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là:

- Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo

- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo

- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước

1.4 Nội dung phân tích :

Trang 8

Để đạt được mục tiêu của việc đánh giá mức sinh lợi và rủi ro của một công ty, ta sẽ lần lượt xác định các chỉ tiêu tỉ suất sinh lời và các hệ số phản ánh khả năng thanh toán, sau đó so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu tương ứng của :

- Kỳ Kế hoạch

- Kỳ trước của công ty

- Của một công ty khác trong cùng ngành

- Bình quân của các công ty trong cùng ngành

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi gồm :

- Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

- Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

- Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro ngắn hạn gồm :

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Curent Ratio)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid – Test Ratio)

- Tỉ suất vòng quay vốn lưu động, các chỉ tiêu liên quan: Số ngày luân chuyển hàng tồn kho; Số ngày tồn đọng các khoản phi thu; Số ngày tồn đọng các khoản phải trả

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản dài hạn :

- Tỉ lệ nợ trên vốn (Debt-equity ratio)

- Tỉ lệ ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ

- Tỉ lệ bảo đảm lãi vay (Interest coverage ratio)

1.5 Phân tích khả năng sinh lời

1.5.1 Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

* Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Asset – ROA) đo lường hoạt

động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu

Trang 9

Lợi nhuận ròng + Chi phí lãi vay đã khấu trừ thuế thu nhập

ROA=

Tổng tài sản

EBIT*( 1- t) Hay : ROA=

Tổng tài sản

Ý nghĩa của chỉ tiêu :

- Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty

- Là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không

- Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và

Tổng tài sản Tổng tài sản bình quân

ROA = Tỉ suất lợi nhuận nhuận biên x Hệ số vòng quay tổng tài sản

(trước khi trả lãi vay và sau khi nộp thuế)

* Tỉ suất lợi nhuận biên:

Cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, tỉ suất lợi nhuận biên cao có nghĩa là công ty có tỉ lệ tăng chi phí thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu hoặc tỉ lệ giảm chi phí lớn hơn tỉ lệ giảm doanh thu Tuy nhiên khi phân tích tỉ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỉ suất lợi nhuận biên có thể mang lại từ những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc giảm tỉ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai

Trang 10

* Hệ số vòng quay tài sản: cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản

Hệ số vòng quay tài sản cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng vốn đầu tư Hệ số vòng quay tài sản chịu tác động trực tiếp bởi hệ số quay vòng của các tài sản chủ yếu :

Doanh thu không bằng tiền mặt

- Vòng quay các khoản phải thu=

Bình quân khoản phải thu Giá vốn hàng bán

- Vòng quay hàng tồn kho =

Tồn kho bình quân Doanh thu

Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm thông thường là do hàng hoá bị ứ đọng không tiêu thụ được hay do công ty mở rộng kinh doanh, tăng tồn kho

Vòng quay tài sản cố định cũng có thể tăng do nguyên nhân là công ty không quan tâm đến việc gia tăng đầu tư vào Tài sản cố định (giá trị còn lại của tài sản cố định giảm)

1.5.2 Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

1.5.2.1 Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) cho ta thấy kết quả của việc sự dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu

ROE có liên quan đến chi phí trả lãi vay, vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn cân nợ

Lợi nhuận ròng

Trang 11

ROE=

Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng TS bình quân ROE= * *

Doanh thu ròng Tổng TS bình quân Vốn CSH bình quân

ROE = Tỉ suất lợi nhuận biên ròng * Vòng quay tài sản * Hệ số đòn bẩy TC

Đối với những công ty có huy động cổ phiếu ưu đãi, vì cổ phiếu ưu đãi

đã được hưởng lãi suất cố định (cổ tức ưu đãi) nên hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường sẽ thường phản ánh qua tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường

1.5.2.2 Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (Retunr On Common Equity - ROCE)

Chỉ tiêu này đo lường kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông thường Nó chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, đồng thời chịu tác động của cơ cấu nguồn vốn mà công ty huy động bao gồm nợ và cổ phiếu ưu đãi (đòn bẩy tài chính)

Lợi nhuận ròng – cổ tức ưu đãi

ROCE =

Vốn cổ phần thường bình quân

1.5.2.3 Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính)

Đòn cân nợ hay đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản Đòn cân nợ được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi phân tích cần phải hiểu rõ chỉ tiêu đòn cân nợ

mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào

Trang 12

Tổng vốn

- Hệ số đòn bẩy tài chính =

Vốn cổ phiếu thường

Tác dụng của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc ROCE

Phần lợi nhuận dành cho các cổ đông thường là phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh của công ty sau khi đã trang trãi các chi phí huy động vốn như chí phí sử dụng nợ (lãi vay sau khi trừ lá chắn thuế) và lợi tức trả cho cổ đông ưu đãi Nếu suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty lớn hơn chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì số chênh lệch còn lại các cổ đông thường sẽ được hưởng, kết quả là ROCE (hay ROE)

> ROA Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí

sự dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì cổ đông thường phải chịu giảm phần thu nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hoặc ROE) < ROA

Như vậy đòn cân nợ có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn

cổ phần thường khi hiệu quả sử dụng tài sản cao Nhưng ngược lại nó cũng

sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường bị sụt giảm nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thâm chí không còn tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn cổ phần thường

1.5.2.4 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (Earning per share – EPS)

Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi

EPS =

Số cổ phiếu thường TB lưu hành trong kỳ

Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ phiếu thường của công ty, khi những người này thực hiện quyền

Trang 13

chuyển đổi thành cổ phiếu thường sẽ làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty bị sụt giảm (do số lượng cổ phiếu thường tăng), người ta gọi đây là

sự suy vi (dilution) Trong trường hợp này, công ty phải tính cả 2 chỉ tiêu là thu nhập trên mỗi cổ phiếu và thu nhập suy vi của cổ phiếu

EPS chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố :

- Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

- Đòn bẩy tài chính

- Qui mô của lợi nhuận giữ lại tích lũy

- Số lượng cổ phiếu thường lưu hành

1.5.2.5 Tỉ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu (Price- earnings ratio-P/E)

Giá thị trường mỗi cổ phiếu

P/ E =

EPS

Chỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi nhuận của công ty, các cổ đông thường phải đầu tư bao nhiêu Thí dụ P/E của một công ty : 10, điều này có nghĩa là cổ phiếu của công ty được bán với giá gấp 10 lần so với lợi nhuận

Chỉ số P/E của ngành thường được dùng để định giá cổ phiếu

Một công ty có chỉ số P/E thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phiếu của công ty cao hoặc giá thị trường của cổ phiếu thấp

1.6 Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của một công ty được xem xét ở khía cạnh : khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn

1.6.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Trang 14

Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản lưu động để thanh toán cho các trách nhiệm nợ ngắn hạn của công ty

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản lưu động

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1 Những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản

nợ ngắn hạn Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức Bởi vì một khi tài sản của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm, chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu tồn đọng không thu được tiền Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài sản lưu động ta cần phải phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản lưu động của công ty qua các chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu, hệ số vòng quay tồn kho và hệ số vòng quay khoản phải trả

1.6.1.1 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tiền mặt+ đầu tư ngắn hạn+khoản pthu

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản lưu động có

Trang 15

khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã

và sẽ đến hạn ngay thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh, những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay

1.6.1.2 Hệ số vòng quay khoản phải thu

Công thức xác định hệ số vòng quay các khoản phải thu đã nêu ở phần trên Từ hệ số vòng quay các khoản phải thu ta có thể xác định số ngày luân chuyển các khoản phải thu hay còn gọi là số ngày tồn đọng các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân

Các khoản phải thu bình quân

Số ngày tồn đọng các khoản phải thu=

Dthu không bằng tiền mặt bq 1 ngày

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn hay số ngày tồn đọng các khoản phải thu càng nhỏ chứng tỏ khả năng chuyển hóa thành tiền của các khoản phải thu nhằm đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán sẽ tốt hơn

Số ngày tồn đọng các khoản phải thu phụ thuộc vào một số yếu tố như sau :

- Tăng thời gian bán chịu và doanh số bán chịu để gia tăng doanh thu

- Chất lượng của công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty

- Phương pháp đánh giá và lựa chọn khách hàng bán trả chậm của công ty

1.6.1.3 Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho đã được xác định ở phần trên Từ hệ số vòng quay hàng tồn kho, có thể tính được một chỉ tiêu tương đương là thời gian luân chuyển tồn kho hay còn gọi là số ngày tồn đọng hàng tồn kho

Trang 16

Trị giá hàng mua chịu Thời gian luân chuyển hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện công ty hoạt đông tốt, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng giá vốn hàng bán đồng thời làm giảm tồn kho Lượng hàng hóa tồn kho được giải phóng nhanh

sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của công ty

1.6.1.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả

Trị giá hàng mua chịu

Hệ số vòng quay khoản phải thu =

Bình quân các khoản phải thu

Các khoản phải trả sẽ làm giảm nhu cầu vốn lưu động cho công ty Vì vậy việc gia tăng các khoản phải trả cũng như kéo dài thời gian tồn động các khoản phải trả sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng vốn, làm tăng khả năng tạo tiền

từ hoạt động kinh doanh của công ty, khả năng thanh toán của công ty sẽ tốt hơn

Số ngày tồn đọng các khoản phải trả

Số ngày tồn đọng hàng tồn kho Số ngày tồn đọng khoản phải thu

Số ngày luân chuyển vốn lưu động

1.6.2 Khả năng thanh toán dài hạn

Một công ty có tỉ lệ nợ cao sẽ có rủi ro cao về khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán một khoản chi phí lãi vay cố định và thường xuyên cũng

Trang 17

như nhu cầu thanh toán nợ gốc khi đến hạn sẽ khiến cho công ty phải đảm bảo có một số tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng cho các nhu cầu này Một dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh cao và ổn định sẽ giúp công ty có thể thanh toán các khoản nợ này một cách dễ dàng Ngược lại công ty sẽ gặp rủi ro mất khả năng thanh toán khi ngân lưu từ hoạt động kinh doanh thấp và không ổn định Một dòng ngân lưu dài hạn ổn định sẽ tương ứng với một suất sinh lời trên tài sản cao đồng thời với việc duy trì một mức vốn lưu động ổn định.

1.6.2.1 Tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh đối với tổng nợ

1.6.2.2 Tỉ lệ đảm bảo lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay( EBIT)

Tỉ lệ đảm bảo lãi vay=

Lãi vay

Do khoản chi phí trả lãi vay được lấy từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho các chủ sở hữu Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn

Tóm lại

Việc phân tích khả năng sinh lời và rủi ro của công ty dựa trên mối liên hệ của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính công ty sẽ cho ta những nhận định về xu hướng trong quá khứ để trên cơ sở đó có những dự báo trong tương lai Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính sẽ được kết

Trang 18

hợp với một số thông tin khác như thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cổ phiếu, triển vọng phát triển sản phẩm và thị trường của công ty để ra quyết định đầu tư, lựa chọn hình thức tài trợ vốn cho thích hợp.

Trang 19

CHƯƠNG II

ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN

HÀNG NGOẠI THƯỢNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò

là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm

đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ

Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm

2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND

Trang 20

(4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế

2.2 Áp dụng lý thuyết phân tích vào phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2.2.1 Các báo cáo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

* Bảng cân đ ối tài sản

Bảng cân đối tài sản là bảng tóm tắt tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nào đó, thường là cuối năm hoặc cuối quý Ở đây chúng ta xem xét bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

3 Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (*)

1 Chứng khoán kinh doanh (1) 1.364.624.143.683 42.711.782.278

2 Dự phòng giảm giá chứng khoán

kinh doanh (*)

V

Các công cụ tài chính phái

sinh và các tài sản tài chính

1 Cho vay khách hàng 88.219.356.689.680 66.206.368.228.518

2 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (*) V.07 (1.486.899.171.990) (1.524.639.727.112)

VII Chứng khoán đầu tư V.08 44.114.577.129.715 29.710.242.375.128

Trang 21

2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 7.487.325.727.345 8.965.915.778.476

3 Dự phòng giảm giá chứng khoán

đầu tư (*)

VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn V.09 2.251.802.551.559 1.240.194.236.559

1 Đầu tư vào công ty con 329.285.487.335 329.285.487.335

3 Đầu tư vào công ty liên kết

4 Đầu tư dài hạn khác 1.420.377.520.152 489.329.205.152

5 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)

1 Các khoản phải thu V.14.2 1.603.241.446.742 2.329.466.323.072

2 Các khoản lãi, phí phải thu 847.041.628.096 935.225.430.658

3 Tài sản thuế TNDN hoãn lại V22.1

4 Tài sản Có khác V.14 570.728.262.976 2.653.151.761.768 5

Các khoản dự phòng

rủi ro cho các tài sản Có nội

bảng khác (*) V.14.3

Trang 22

Bỏo cỏo kết quả kinh doanh

Là bỏo cỏo tổng kết về doanh thu, chi phớ và lợi nhuận của cụng ty qua một thời kỳ nhất định thường là quý hoặc năm Ở đõy chỳng ta sử

dụng bỏo cỏo kết quả kinh doanh của Ngõn hàng Ngoại Thương Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý

II Chi phớ hoạt động VI.32 (356.256.925.406) (250.249.340.706) (942.901.603.916) (691.097.984.868)

IX Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh

trước chi phớ dự

phũng rủi ro tớn dụng

661.536.768.267 1.115.512.326.298 2.068.901.274.272 3.328.913.166.222

Trang 23

STT Chỉ tiêu TM Quý III

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý

X Lợi nhuận sau

thuế 529.031.768.267 785.888.161.343 1.546.396.274.272 2.107.780.645.980

X Lợi ớch của cổ đụng

-X

-Từ bỏo cỏo kết quả kinh doanh chỳng ta cú những thụng tin cú thể sử dụng trong cụng việc phõn tớch bỏo cỏo tài chớnh bao gồm:

- Doanh thu rũng

- Giỏ vốn hàng bỏn

- Chi phớ lói vay

- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Cỏc thụng tin này sẽ được sử dụng để tớnh toỏn cỏc tỷ số tài chớnh làm cơ sở

cho việc phõn tớch tỡnh hỡnh tài chớnh doanh nghiệp

Khuụn khổ phõn tớch

Ngày đăng: 20/12/2014, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách " Phân tích báo cáo tài chính " - Nguyễn Minh Kiều 2. Sách " Phân tích hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp &#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính " - Nguyễn Minh Kiều2. Sách
3. Sách " Tài chính doanh nghiệp " - TS Lưu Thị Hương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
5. Sách “ Tài chính công ty ” - Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 6. Tạp chí Kế toán - Kiểm toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính công ty
4. Sách " Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp &#34 Khác
7. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp 8. Tạp chí Tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khác (*) V.14.3 - luận văn phân tích báo cáo tài chính ngân hàng & áp dụng vào ngân hàng ngoại thương việt nam
Bảng kh ác (*) V.14.3 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w