- Trong quá trình dạy học , vấn đề tích hợp các nội dung của môn Địa lí hay sử dụng các kiến thức , kĩ năng của các môn học khác vào việc dạy học là vấn đề cần quan tâm hiện nay - Tích h
Trang 1O VĂNG THỊ THU THỦY (Trường THCS Hùng Vương)
Giải C
A - ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, Môi trường
có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ…
- Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại , khi con người đang ngày càng phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế
- Sản xuất vẫn không ngừng phát triển và tăng trưởng nhanh trong khi phải chú ý đến việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó cho thế hệ sau , bảo đảm một lợi ích cần thiết và phát triển lâu dài của mọi thế hệ Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi người trên thế giới
- Khó có thể làm được điều đó khi mà vấn đề giáo dục môi trường trong xã hội, mỗi học sinh chưa nhận thức được vấn đề này trong quá trình tích hợp kiến thức từng môn học Vấn đề giáo dục môi trường được áp dụng cụ thể cho học sinh trong tất cả các bậc học
- Trong quá trình dạy học , vấn đề tích hợp các nội dung của môn Địa lí hay sử dụng các kiến thức , kĩ năng của các môn học khác vào việc dạy học là vấn đề cần quan tâm hiện nay
- Tích hợp trong dạy học Địa lí là vận dung tổng hợp các kiến thức , kĩ năng các phân môn của Địa lí vào việc nghiên cứu tổng hợp về địa lí một châu lục Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức , kĩ năng của các môn học khác có liên quan đến Địa lí
- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật , tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản , hiện đại, sát thực tế, là cơ sở để tạo cho các thế hệ trẻ làm hành trang bước vào thế hệ mới Việc giáo dục môi trường trong bài dạy địa lí
1
Trang 2nhằm trang bị những hiểu biết và rèn luyện kĩ năng cho học sinh để học sinh có thể phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào thực tế địa phương Từ đó các em có thể có
ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả tốt hơn trong môn Địa lí
- Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường THCS Hùng Vương bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh , hình thành các phương pháp học tập tích cực tự giác học tập chủ động, khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học Trước yêu cầu đổi mới của GD
- ĐT, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi hiểu ra phải làm thế nào
để môi trường chúng ta luôn trong sạch
Với lí do trên tôi chọn đề tài:
-“ Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí lớp 7 ở trường THCS”
B - NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
I Nội dung
1/ Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường:
a - Môi trường:
- Hiểu một cách khái quát thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí , hoá học, sinh học bao quanh , có ảnh hưởng đến sự sống của cá nhân và cộng đồng
- Khái niệm môi trường rất rộng , bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống , sản xuất, sự tồn tại , phát triển của con người và sinh vật
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhuên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất , nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Theo nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích, nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi , giải trí , chất lượng bữa ăn
b – Giáo dục môi trường:
- Có nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường Tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn địa lí ở nhà trường có thể hiểu : Giáo dục môi trường theo định nghĩa là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức , rèn luyện kĩ năng , hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp
cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai
Trang 3c- Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THCS
* Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trẻ
em được trang bị các kiến thức cơ bản về môi trường để các em nhận thấy được ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong môn Địa lí:
- Giáo dục môi trường nhằm giúp các em:
+ Có một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái
Đất
+ Một khả năng cảm thụ , đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường
+ Một nhân cách đươc khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường
- Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học , GDMT mang lại cho các em cơ hội khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành , sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em Tất cả điều này cho chúng ta niềm hi vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp
* Các mục tiêu giáo dục BVMT trong chương trình giáo dục phổ thông:
+ Nhận thức: giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhận thức về môi trường , có tính năng nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan
+ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng
- Nguồn tài nguyên khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững
- Dân số - môi trường
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Các biện pháp bảo vệ môi trường
* Thái độ - tình cảm:
- Có tình cảm yêu quí, trân trọng thiên nhiên
- Có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hóa
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề
môi trường nảy sinh
* Có ý thức:
- Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình cộng đồng
Trang 4- Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước không khí
- Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động
- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường
* Kĩ năng – hành vi:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh
- Có hành động cụ thể BVMT
- Tuyên truyền vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng
d – Giáo dục môi trường ở Việt Nam:
+ Năm 1962, Bác Hồ khai sinh “ Tết trồng cây” cho đến nay, phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ
+ Từ năm 1986 trở đi , cùng với các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, các tài liệu về môi trường đã xuất hiện:
+ Thông qua việc thay sách giáo khoa ( 1986 – 1992 ) các tài liệu chuyên ban
và thí điểm đã chú trong đến việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào sách, đặc biệt
là các môn Sinh , Địa, Hoá , Kĩ thuật
+ Trong “Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000” giáo dục môi trường được ghi nhận như một bộ phận cấu thành
+ Từ năm 1995, dự án giáo dục môi trường trong nhà trường của Bộ GD - ĐT nhằm vào các mục tiêu cơ bản:
- Hỗ trợ xây dựng chính sách và chiến lược thực hiện về giáo dục môi trường tại Việt Nam
- Xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường cụ thể để thực hiện từ các cấp tiểu học đến trung học
- Các mục tiêu trên được thể hiện ở mức độ chi tiết và cụ thể hơn thông qua dự
án VIE 98 / 018
2/ Thực tiễn vấn đề giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí ở bậc THCS:
- Qua quá trình dạy bộ môn Địa lí tại trường đã có những thuận lợi như sau: + Trường có 28 lớp với 4 giáo viên chuyên trách dạy , có phương tiện kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học đảm bảo theo yêu cầu
Trang 5- Khó khăn :
+ Song việc giảng dạy bộ môn Địa lí trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn như : các tranh ảnh minh họa cho nội dung bài học còn ít như tranh lớp 6 , 7
+ Một thực tế hiện nay, trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THCS vấn đề phát triển kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ cho các em trong việc giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường vào các bài học Địa lí chưa đạt hiệu quả cao
+ Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường , các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó mà các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa, còn phần mở rộng thì hạn chế rất nhiều Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy môn Địa lí nói riêng và các bộ môn có liên quan đến môi trường nói chung Vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng cao
* Kết quả đạt được bước đầu :
* Qua quá trình giảng dạy tại trường THCS Hùng Vương tôi tiến hành khảo sát năm học 2007 – 2008 với kết quả đánh giá học sinh lơp 7 trong môn học Địa lí với vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong các bài:
+ Bài 10: “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng”
* Hoạt động tích hợp : Điền vào sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng tới tài nguyên ,môi trường
* Vị trí tích hợp: Phần II “ Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường”
+ Mục tiêu tích hợp : Giúp học sinh hiểu đươc dân số tăng quá nhanh sẽ làm cho tài nguyên bị khai thác kiệt quệ và môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng
+ Chuẩn bị:
- GV sẽ treo một số tranh ảnh minh hoạ có liên quan đến môi trường và tài nguyên do dân số tăng nhanh làm tài nguỵên bị cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại
Trang 6+ Phương pháp tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho học sinh có khung sơ đồ đã kẻ sẵn sau:
- GV yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các ảnh minh họa trên bảng
để trao đổi và điền vào sơ đồ đã kẻ sẵn Sau khi điền xong các em vạch các mũi tên vào
sơ đồ cho thích hơp (thời gian thảo luận là 3 phút)
- GV thu lại các phiêu học tập của các em và chọn một số phiếu học tập đã hoàn thành dán lên bảng, cả lớp đóng góp ý kiến GV chuẩn xác kiến thức theo sơ đồ sau:
O Qua quá trình khảo sát nội dung tích hợp đạt kết quả như sau :
+ Bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà”
Vị trí tích hợp: I/ Ô nhiễm không khí II / Ô nhiễm nước.
+ Ý 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí , hậu quả
+ Ý 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, tác hại
+ Ý 3: Biện pháp khắc phục:
* Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh hoạ về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước — > HS quan sát ảnh và nhận xét theo yêu cầu của GV
* Tranh ảnh về ô nhiễm không khí:
Trang 7* Tranh ảnh về ô nhiễm nguồn nước:
* Hình thức hoạt động : Thảo luận theo nhóm / cặp Hai học sinh ngồi cạnh
nhau cùng trao đổi và điền vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu
* GV chia lớp làm 4 tổ học tập
- GV phát phiếu học tập cho học sinh đã kẻ sẵn như sau : (Thời gian thảo luận là
7 phút)
* Tổ 1, 3: Nêu nguyên nhân hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí
Trang 8- GV chọn một số phiếu học tập đã hoàn thành dán lên bảng cho cả lớp theo dõi
và xác định đúng sai để bổ sung ý kiến ( nếu có ) Các phiếu học tập còn lại GV thu lại để kiểm tra kết quả bài làm của các em
- Sau đó GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
* Nguyên nhân , hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí
* Nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nguồn nước
Trang 9Qua quá trình khảo sát nội dung tích hợp đạt kết quả như sau:
+ Năm học 2008 – 2009 tích hợp giáo dục môi trường qua bài 16 : “Đô thị
hóa đới ôn hoà”
+ Vị trí tích hợp : Các vấn đề của đô thị.
+ Cách tiến hành : GV treo một số tranh ảnh minh họa có liên quan đến các
vấn đề của đô thị cho học sinh quan sát và nhận xét
+ Hình thức tổ chức: GV cho học sinh thảo luận theo nhóm chia lớp làm 4
nhóm thảo luận, 2 nhóm cùng trao đổi 1 nội dung (thời gian 4 phút)
— Nhóm 1,3: Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị sẽ nảy sinh những vấn
đề gì đối với môi trường ?
— Nhóm 2 ,4: Để giải quyết những vấn đề xã hội trong các đô thị , cần có những giải pháp gì để giảm áp lực dân số ở các siêu đô thị ?
+ GV treo lên bảng câu hỏi đã ghi sẵn vào bảng phụ
+ Học sinh ghi câu trả lời vào bảng phụ Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung (nếu có)
Trang 10+ GV chuẩn xác kiến thức như sau:
* Thực trạng:
- Việc dân cư ngày càng tập trung đông vào sống trong các đô thị lớn đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải :
+ Ô nhiễm môi trường
+ Ùn tắc giao thông
+ Diện tích canh tác bị thu hẹp nhanh
* Một số giải pháp tiến hành giải quyết:
+ Nhiều nước tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng “ Phi tập trung” + Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh:
+ Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới
+ Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn :
* Qua khảo sát, kết quả đạt được như sau:
- Qua 3 kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy rằng cần phải tìm ra những biện pháp tốt hơn cho việc tích hợp giáo dục môi trường trong các bài dạy Địa lí ở trường THCS nhằm để đạt hiệu quả cao hơn
- Trong thực tiễn sư phạm, mỗi đơn vị trường đều có một môi trường giáo dục cụ thể, nhưng điều quan trọng là biết lựa chọn những nội dung đúng và phương pháp giáo dục phù hợp
- Việc xác định và lựa chọn đúng những vấn đề về môi trường có liên quan trực tiếp đến học sinh sẽ giúp các em tham gia một cách tích cực vào việc bảo vệ môi
trường
- Trong các tiết dạy của bộ môn Địa lí có liên quan đến việc tích hợp giáo dục
và bảo vệ môi trường , GV cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu sở dĩ phải cần thiết
Trang 11đưa nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường học vì những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người Chính vì vậy , bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia
- Về thái độ và hành vi : nhằm giúp học sinh hiểu đước giá trị của môi trường để các
em biết được là mình cần phải làm gì trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường cho hôm nay và ngày mai Việc thay đổi thái độ của học sinh trước những vấn đề về môi trường là một dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các chương trình giáo dục môi trường
- Trong việc giáo dục và bảo vệ môi trường cần xuất phát từ các tình huống thực
tế để học sinh có thể nhận thức một cách trực tiếp các vấn đề về môi trường , từ đó các em
sẽ có ý thức tốt hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường
3/ Nguyên nhân cơ bản:
a- Đối với giáo viên :
- Giáo viên phải hiểu được rằng là làm thế nào để giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động trong việc khai thác kiến thức và lĩnh hội được kiến thức mới thì sẽ đáp ứng được nhu cầu giảng dạy theo phương pháp tích cực
- Giáo viên cần phải kết hơp nhiều phương pháp trong giảng dạy bộ môn , phải biết tích hợp giáo dục môi trường đúng vào nội dung của từng bài dạy thì hiệu quả sẽ đạt rất cao
- Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dục BVMT cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương
- Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên , sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp , vệ sinh đều phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của thầy, cô
b- Đối với học sinh:
- Học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của vấn đề môi trường
và tích hợp môi trường trong các môn học có liên quan, nên hiệu quả chưa cao
- Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20 % dân số trẻ
- chủ nhân tương lai của đất nước Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường
- Với những thực trạng nêu trên, để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn mà mình trực tiếp giảng dạy về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa
lí, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau: