1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về chuyển mạch mềm softswitch

64 780 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin đòi hỏi các phương tiện truyền thông liên lạc luôn luôn phải đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội. Điều đó đặt trên vai của những người làm truyền thông liên lạc những áp lực nặng nề phải sáng tạo những sản phẩm của mình để đáp ứng càng nhiều dịch vụ mới cho con người. Mạng điện thoại công cộng hiện nay (PSTN) vẫn đang phục vụ tốt nhu cầu con người về thông tin liên lạc. Thế nhưng nó ngày càng không đáp ứng được những nhu cầu, những dịch vụ mới hơn, đa dạng hơn, khắt khe hơn. Trong bối cảnh đó, ý tưởng chuyển mạch mềm ra đời từ đó. Tuy vẫn còn dựa vào nền tảng cơ bản là kiểu chuyển mạch truyền thống, nhưng đây thật sự là bước ngoặt của ngành viễn thông nói riêng và toàn thể xã hội nói chung. Vì vậy, trong đồ án này,em sẽ tìm hiểu về Chuyển mạch mềm Softswitch – trái tim của mạng thế hệ sau NGN.Đồ án được chia làm ba chương Chương 1: Giới thiệu chung về NGN. Chương 2: Chuyển mạch mềm. Chương 3: Hệ thống chuyển mạch mềm HiE9200. Trong quá trình tìm hiểu và trình bày sẽ có ít nhiều sai sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện. Em xin chân thành cám ơn. Hà Nội, ngày 25, tháng 02, năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuỷ 1 Đồ án tốt nghiệp THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường thuê bao số không đối xứng AG Access Gateway Cổng truy nhập AS Application Server Máy chủ ứng dụng AS-F AS-Function Chức năng máy chủ ứng dụng AT Access Tandem Tổng đài truy nhập ATM Asynchronous Transfer Mode Phương thức truyền không đồng bộ CDMA Code Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo mã CDR Call Detail Record Ghi âm chi tiết cuộc gọi CSF Call Feature Server Xử lý điều khiển cuộc gọi DSLAM DSL Access Multiplexer Truy nhập đường dây thuê bao số đa thành phần DSP Digital Signal Processors Xử lý tín hiệu số FS Feature Server Máy chủ đặc tính IAD Intergrated Access Device Thiết bị đa truy nhập ICN Internal Communcation Network Mạng thông tin nội bộ IETF Internet Engineering Task Force Nhóm kỹ thuật Internet IN Intelligent Network Mạng thông minh IP Internet Protocol Giao thức Internet ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ internet ITU International Telecommunications Union Hiệp hội viễn thông quốc tế IVR Interactive Voice Response Trả lời thoại tương tác LAN Local Area Network Mạng cục bộ LEO Low Earth Orbit Vệ tinh quỹ đạo thấp M2UA MTP level 2 User Adaptaion Tương thích với người dùng mức 2 MEO Medium Earth Orbit Vệ tinh quỹ đạo trung bình MG Media Gateway Cổng phương tiện MGC Media Gateway Controller Thiết bị điều khiển cổng phương tiện MGC-F MGC- Function Chức năng MGC MGCP Media Gateway Controller Protocol Giao thức điều khiển cổng phương tiện MG-F MG-Function Chức năng MG MPLS Multi Protocol Lable Switch Chuyển mạch nhãn đa giao thức Nguyễn Thị Thuỷ 2 Đồ án tốt nghiệp MS Media Server Máy chủ phương tiện NGN Next Generation Network Mạng thế hệ sau PM Packet Manager Đơn vị quản lý gói PSTN Public Switched Telephone Network Mạng thoại chuyển mạch công cộng QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến R-F Routing- Function Chức năng định tuyến RLC Release Complete Hoàn thành giải phóng cuộc gọi RTCP Real Time Transport Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải thời gian thực RTP Real Time Transport Protocol Giao thức truyền tải thời gian thực SCF Service Control Function Chức năng điều khiển dịch vụ SCTP Stream Control Transport Protocol Giao thức truyền tải điều khiển dòng SDH Synchronous Digital Herachea Phân cấp số đồng bộ SDP Session Discription Protocol Giao thức mô tả phiên SG Signaling Gaterway Cổng tín hiệu SGCP Simple Gateway Control Protocol Giao thức điều khiển cổng đơn giản SGW Signalling Gateway Gateway báo hiệu SIP Session Intiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên SIP-T Session Intiation Protocol for Telephony Phần mở rộng giao thức SIP dành cho thoại SS7 Signalling System number 7 Hệ thống báo hiệu số 7 SSF Service Switching Function Chức năng chuyển mạch dịch vụ STP Signalling Transfer Point Điểm chuyển tiếp báo hiệu TCP Transfer Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải TDM Time Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo thời gian VoIP Voice Over IP Thoại qua giao thức internet WDM Wave Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo bước sóng Nguyễn Thị Thuỷ 3 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGN 1.1. Xu hướng phát triển các công nghệ mạng Yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, chất lượng và độ phức tạp của các dịch vụ đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ điện tử- viễn thông. Các dịch vụ thông tin được chia thành hai xu hướng: -Hoạt động hướng kết nối ( Connection Oriented Operation): Các cuộc gọi trong PSTN là các hoạt động hướng kết nối. Với chất lượng mạng tốt, các hoạt động hướng kết nối luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đồng thời, sự ra đời và phát triển của mạng ATM cho phép phát triển các dịch vụ băng thông rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. - Hoạt động không kết nối ( Connectionless Operation ): Các hoạt động dựa trên phương thức IP như truy nhập internet không yêu cầu xác lập kết nối trước.Vì thế chất lượng dịch vụ không được đảm bảo.Tuy nhiên do tính đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp, các dịch vụ theo phương thức hoạt động không kết nối phát triển mạnh theo xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và tiến tới cạnh tranh với các dịch vụ theo phương thức hướng kết nối. 1.1.1. Công nghệ truyền dẫn - Cáp quang: Hiện nay mạng quang chiếm hơn 60% lưu lượng thông tin trên toàn thế giới. Sợi quang với rất nhiều ưu điểm: băng thông rất rộng, có tính chống xuyên nhiễu, suy hao ít….sẽ là phương tiện truyền dẫn tối ưu cho tương lai. Công nghệ truyền dẫn quang SDH cho phép tạo nên các đường truyền dẫn tốc độ cao (155Mbit/s, 622Mbit/s, 2.5Gbit/s…) Kĩ thuật ghép kênh theo bước sóng WDM cho phép sử dụng băng tần lớn của sợi quang bằng cách kết hợp một số tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau và ta có thể sử dụng các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng. Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ truyền dẫn lên 5Gbit/s, 10Gbit/s và 20Gbit/s. - Vô tuyến: + Vi ba: công nghệ truyền dẫn SDH cũng phát triển trong lĩnh vực vi ba, tuy nhiên do chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường truyền nên chất lượng và tốc độ thấp hơn so với công nghệ truyền dẫn quang. Nguyễn Thị Thuỷ 4 Đồ án tốt nghiệp + Vệ tinh: có hai loại là vệ tinh quỹ đạo thấp LEO ( Low Earth Orbit ) và vệ tinh quỹ đạo trung bình MEO ( Medium Earth Orbit ). Hiện nay thị trường thông tin vệ tinh trong khu vực đang phát triển mạnh, gồm các loại hình dịch vụ như: truyền hình tương tác, truy nhập internet, các dịch vụ băng rộng, … Ngoài ra, thông tin vệ tinh còn có xu hướng phát triển trong lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá nhân….do có sự kết hợp sử dụng các ưu điểm của công nghệ CDMA. 1.1.2. Công nghệ chuyển mạch - Công nghệ chuyển mạch ATM Công nghệ chuyển mạch ATM dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, cho phép hoạt động ở nhiều tốc độ, dịch vụ khác nhau, đảm bảo QoS theo yêu cầu.Vì thế công nghệ chuyển mạch này có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ trong tương lai. Tuy nhiên, các hệ thống chuyển mạch ATM sẽ được thiết kế có khả năng làm việc với các mạng hiện tại ( PSTN, ISDN, mạng truyền hình cáp… ) để vẫn đảm bảo đầu tư cho các nhà cung cấp mạng. - Công nghệ chuyển mạch cáp quang: Các kết quả nghiên cứu ở mức thử nghiệm đang hướng tới việc chế tạo các chuyển mạch quang. Trong tương lai sẽ có các chuyển mạch quang phân loại theo nguyên lý sau: chuyển mạch quang phân chia theo không gian, chuyển mạch quang phân chia theo thời gian, chuyển mạch quang phân chia theo chiều dài bước sóng. - Công nghệ mạng truy nhập Trong xu hướng phát triển NGN vẫn duy trì nhiều loại hình mạng truy nhập vào một môi trường truyền dẫn chung gồm: + Mạng truy nhập quang + Mạng truy nhập vô tuyến. + Các phương thức truy nhập cáp đồng. + Xu hướng phát triển mạng băng thông rộng. Nguyễn Thị Thuỷ 5 Đồ án tốt nghiệp 1.2. Xu hướng phát triển của các dịch vụ viễn thông Hình 1.1: Xu hướng phát triển các dịch vụ Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, các dịch vụ viễn thông ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài dịch vụ thoại truyền thống của PSTN, thì sự ra đời của mạng viễn thông số liên kết đa dịch vụ ISDN cung cấp một số lượng lớn các loại hình dịch vụ khác nhau. Ngoài hỗ trợ các ứng dụng thoại và truyền số liệu có sẵn, ISDN còn có khả năng cung cấp thêm nhiều loại hình dịch vụ mới. Một số dịch vụ của mạng đa dịch vụ băng hẹp N- ISDN: - Dịch vụ fax là loại hình dịch vụ thực hiện quá trình truyền dẫn, tái tạo hình ảnh đồ hoạ, chữ viết và các ấn phẩm khác. Trước đây loại hình dịch vụ này có khá nhiều nhược điểm lớn do chưa có các chuẩn cụ thể và sự hạn chế của thiết bị tương tự. Hiện nay, các tiêu chuẩn về fax đã được hoàn thiện và thời gian truyền một file văn bản tốc độ 64 Kbit/s chỉ mất 5 giây. Nguyễn Thị Thuỷ 6 Đồ án tốt nghiệp - Dịch vụ teletext là dịch vụ cho phép các đầu cuối trao đổi thư từ với nhau.Tốc độ truyền dẫn cho phép truyền một trang chỉ trong 2 giây với tốc độ 9,6 Kbit/s. - Dịch vụ videotext là dịch vụ khôi phục thông tin tương tác. Một trang số liệu có thể được truyền đi trong 1 giây với tốc độ 64 Kbit/s. Các dịch vụ cụ thể này nằm trong một nhóm các dịch vụ sau: Dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền văn bản, truyền hình ảnh, các dịch vụ này được thực hiện ở tốc độ 64 Kbit/s hoặc nhỏ hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của kĩ thuật, nhu cầu về dịch vụ của khách hàng cũng không ngừng tăng lên cả về chất lượng cũng như thể loại. Công nghệ truyền dẫn, công nghệ chuyển mạch có những tiến bộ mới. Công nghệ xử lý ảnh, xử lý tín hiệu không ngừmg phát triển. Thêm vào đó là các ứng dụng phần mềm xử lý ngày càng phong phú và sự kết hợp công nghệ viễn thông và tin học ngày càng cao. Nhu cầu đối với các dịch vụ băng rộng cũng tăng lên không ngừng. ITU_T phân các dịch vụ băng rộng ra làm hai loại: - Dịch vụ tương tác: là các dịch vụ cho phép truyền thông tin theo hai chiều ngược giữa các thuê bao với nhau hoặc giữa các nhà cung cấp dịch vụ với thuê bao. - Các dịch vụ phân bố: là các dịch vụ mà thông tin chỉ truyền theo một chiều từ nhà cung cấp dịch vụ tới thuê bao. Các loại dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có một mạng thống nhất đáp ứng một cách mềm dẻo sự thay đổi cũng như sự tăng lên không ngừng của các dịch vụ cả về số lượng cũng như chất lượng. 1.3. Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại Hiện nay nhiều mạng khác nhau cùng song song tồn tại. Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo dưỡng khác nhau. Như vậy mạng viễn thông hiện tại có rất nhiều nhược điểm mà quan trọng nhất là: - Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng. - Thiếu mềm dẻo: sự ra đời các công nghệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ truyền tín hiệu.Ngoài ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ truyền thông trong tương lai, mỗi loại dịch vụ sẽ có tốc độ truyền dẫn khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại sẽ rất khó thích nghi với những đòi hỏi này. - Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như sử dụng tài nguyên. Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẻ cho mạng khác cùng sử dụng. Nguyễn Thị Thuỷ 7 Đồ án tốt nghiệp - Kiến trúc tổng đài độc quyền làm cho các nhà khai thác gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp tổng đài. Điều này không những làm giảm sức cạnh tranh cho các nhà khai thác, đặc biệt là những nhà khai thác nhỏ, mà còn tốn nhiều thời gian và tiền bạc khi muốn nâng cấp và ứng dụng các phần mềm mới. - Các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc hậu đối với nhu cầu của khách hàng. - Sự bùng nổ lưu lượng thông tin đã khám phá sự kém hiệu quả của chuyển mạch kênh TDM. Chuyển mạch kênh truyền thống chỉ dùng để truyền các lưu lượng thoại có thể dự đoán trước, và nó không hỗ trợ lưu lượng dữ liệu tăng đột biến một cách hiệu quả. Khi dữ liệu tăng đột biến lưu lượng thoại, đặc biệt đối với dịch vụ truy nhập internet quay số trực tiếp, thường xảy ra nghẽn mạch do nguồn tài nguyên hẹp.Trong khi đó, chuyển mạch kênh làm lãng phí băng thông khi các mạch đều rỗi trong một khoảng thời gian mà không có tín hiệu nào được truyền đi. Đứng trước tình hình phá triển của mạng viễn thông hiện nay, các nhà khai thác nhận thấy rằng: sự hội tụ giữa mạng PSTN và mạng PSDN là chắc chắn xảy ra. Họ cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ ( tương tự- số, băng hẹp- băng rộng, cơ bản- đa phương tiện,….) để việc quản lý tập trung, giảm chi phí bảo dưỡng và vận hành, đồng thờ hỗ trợ các dịch vụ của mạng hiện nay. 1.4.Lý do xuất hiện mạng thế hệ mới - Cải thiện chi phí đầu tư: Công nghệ cơ bản liên quan tới chuyển mạch kênh truyền thống, được cải tiến chậm trễ và chậm triển khai kết hợp với nền công nghiệp máy tính. Các chuyển mạch kênh này hiện đang chiếm phần lớn trong cơ sở hạ tầng PSTN. Tuy nhiên, chúng chưa thật sự tối ưu cho mạng truyền số liệu. Kết quả là ngày càng có nhiều dòng lưu lượng trên mạng PSTN đến mạng internet và sẽ xuất hiện một giải pháp với định hướng số liệu làm trọng tâm để thiết kế mạng chuyển mạch tương lai, nền tảng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói cho cả thoại và dữ liệu. - Các giao diện mở tại từng lớp mạng cho phép các nhà khai thác lựa chọn nhà cung cấp có hiệu quả nhất cho từng lớp mạng của họ. Truyền tải dựa trên gói cho phép phân bổ băng tần linh hoạt, loại bỏ nhu cầu nhóm trung kế kích thước cố định cho thoại, nhờ đó giúp các nhà khai thác quản lý mạng dễ dàng hơn, nâng cấp một cách hiệu quả phần mềm trong các nút điều khiển mạng, giảm chi phí khai thác hệ thống. Nguyễn Thị Thuỷ 8 Đồ án tốt nghiệp - Xu thế đổi mới viễn thông: Khác với khía cạnh kỹ thuật, quá trình giải thể đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức hoạt động của các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới. Xuyên suốt quá trình được gọi là: “ mạch vòng nội hạt không trọn gói ”. - Các nguồn doanh thu mới: Dự báo hiện nay cho thấy mức suy giảm trầm trọng của doanh thu thoại và xuất hiện mức tăng doanh thu đột biến do các dịch vụ gia tăng mang lại. Kết quả là phần lớn các nhà khai thác truyền thống sẽ phải tái định mức mô hình kinh doanh của họ dưới ánh sáng của các dự báo này. Cùng lúc đó các nhà khai thác mới sẽ tìm kiếm mô hình kinh doanh mới cho phép họ nắm lấy thị phần, mang lại lợi nhuận cao hơn trên thị trường viễn thông. Các cơ hội kinh doanh mới bao gồm các ứng dụng đa dạng tích hợp với các dịch vụ của mạng viễn thông hiện tại, số liệu internet, các ứng dụng video. 1.5. Định nghĩa mạng thế hệ mới Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược phát triển NGN. Song vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào chính xác cho NGN. Do đó, định nghĩa NGN nêu ra ở đây không thể bao hàm hết ý nghĩa của mạng thế hệ mới nhưng là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN. Mạng viễn thông thế hệ mới có nhiều cách gọi khác nhau như: Mạng đa dịch vụ, mạng hội tụ, mạng phân phối hay mạng nhiều lớp. Do vậy ta chỉ có thể tạm định nghĩa NGN như sau: “ NGN là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu, giữa cố định và di động.” Như vậy, có thể xem NGN là sự tích hợp mạng PSTN dựa trên kỹ thuật TDM và mạng chuyển mạch gói dựa trên kỹ thuật IP/ATM. Nó có thể truyền tải tất cả các dịch vụ vốn có của PSTN, đồng thời có thể cung cấp cho mạng IP lưu lượng dữ liệu lớn, nhờ đó giảm tải cho mạng PSTN. Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà còn là sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố định và di động. Vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao có thể tận dụng hết lợi thế đem đến từ quá trình hội tụ này. Một vấn đề quan trọng khác là sự bùng nổ nhu cầu của người sử dụng cho một khối lượng lớn dịch vụ và ứng dụng phức tạp bao gồm cả đa phương tiện, phần lớn trong số đó không được dự tính khi xây dựng các hệ thống mạng truyền thống. Nguyễn Thị Thuỷ 9 Đồ án tốt nghiệp 1.6.Đặc điểm mạng NGN Mạng NGN có bốn đặc điểm chính: - Nền tảng là hệ thống mở - Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với mạng lưới. - Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất. - Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng ngày càng tăng, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu. Trước hết, do áp dụng cơ cấu mở mà: Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tử mạng độc lập, các phần tử được phân theo chức năng tương ứng và phát triển một cách độc lập. Giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng. Việc phân tách chức năng làm cho mạng viễn thông truyền thống dần dần đi theo hướng mới, nhà kinh doanh có thể căn cứ vào nhu cầu dịch vụ để tự tổ hợp các phần tử khi tổ chức mạng lưới. Việc tiêu chuẩn hóa giao thức giữa các phần tử có thể thực hiện liên kết giữa các mạng có cấu hình khác nhau. Tiếp đến, việc tách dịch vụ độc lập với mạng nhằm thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ. Thuê bao có thể tự bố trí và xác định đặc trưng dịch vụ của mình, không quan tâm đến mạng truyền tải dịch vụ và loại hình đầu cuối. Điều đó làm cho việc cung cấp dịch vụ và ứng dụng có tính linh hoạt cao hơn. Thứ ba, NGN dựa trên cơ sở mạng chuyển mạch gói và các giao thức thống nhất. Mạng thông tin hiện nay, dù là mạng viễn thông, mạng máy tính hay mạng truyền hình cáp, đều không thể lấy một trong các mạng đó làm nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Nhưng mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ IP, người ta mới nhận thấy rõ ràng là mạng viễn thông, mạng máy tính và mạng truyền hình cáp cuối cùng rồi cũng tích hợp trong một mạng IP thống nhất, đó là xu thế lớn mà người ta thường gọi là “dung hợp ba mạng”. Giao thức IP làm cho các dịch vụ lấy IP làm cơ sở đều có thể thực hiện liên kết các mạng khác nhau; con người lần đầu tiên có được giao thức thống nhất mà ba mạng lớn đều có thể chấp nhận được, đặt cơ sở vững chắc về mặt kỹ thuật cho hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. Giao thức IP thực tế đã trở thành giao thức ứng dụng vạn năng và bắt đầu được sử dụng làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều khuyết điểm về Nguyễn Thị Thuỷ 10 [...]... 28 Đồ án tốt nghiệp 2.6 So sánh hoạt động chuyển mạch mềm và chuyển mạch kênh Sau khi tìm hiểu các thành phần cùng với chức năng của chúng, các giao thức hoạt động trong chuyển mạch mềm, trong phần này sẽ so sánh chuyển mạch mềm với phần mềm điều khiển xử lý cuộc gọi của chuyển mạch kênh (nói ngắn gọn là chuyển mạch kênh) để hiểu rõ hơn về chuyển mạch mềm Softswitch và các ưu điểm của nó Việc so sánh... dụng phần mềm điều khiển “ thế hệ mới ”- chuyển mạch mềm mà trong chương này em đã trình bày Trong chương này em trình bày về sự ra đời của chuyển mạch mềm, với những ưu điểm nổi bật, vị trí của chuyển mạch mềm trong mô hình mạng NGN, các thành phần chính, và các giao thức sử dụng trong chuyển mạch mềm và so sánh giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm cho thấy sự tối ưu hơn hẳn của chuyển mạch mềm Nguyễn... chuyển mạch Cấu trúc chuyển mạch mềm được thể hiện trong hình sau: Hình 2.12: Cấu trúc chuyển mạch mềm Cấu trúc chuyển mạch kênh được mô tả trong hình sau: Hình 2.13: Cấu trúc chuyển mạch kênh Nhận xét: cả 2 dạng chuyển mạch đều sử dụng phương pháp ghép kênh trước khi thực sự chuyển mạch Như trên hình vẽ ta cũng thấy rõ trong chuyển mạch mềm các thành phần cơ bản của hệ thống chuyển mạch là các module... có thể chuyển mạch thoại ở cả dạng kênh và gói với sự tích hợp của phần mềm xử lý cuộc gọi Điều này được thực hiện bằng cách tách riêng chức năng xử lý cuộc gọi khỏi chức năng chuyển mạch vật lý Thiết bị đó chính là MGC sử dụng chuyển mạch mềm Softswitch. Hay chuyển mạch mềm Softswitch chính là thiết bị thực hiện việc xử lý cuộc gọi trong mạng NGN 2.2 Chuyển mạch mềm 2.2.1 Khái niệm chuyển mạch mềm Hiện... điểm của nó Việc so sánh sẽ dựa vào các tiêu chí sau: đặc tính của chuyển mạch (về phần cứng và phần mềm) , cấu trúc chuyển mạch (các thành phần cơ bản và sự liên hệ giữa chúng) và cách thực hiện cuộc gọi 2.6.1.Các đặc tính của chuyển mạch Đặc tính Chuyển mạch mềm Phương thức chuyển mạch Dựa trên phần mềm cơ bản Sự phụ thuộc giữa phần mềm Không và phần cứng Có tính module, dựa trên Cấu trúc các chuẩn... của mạng chuyển mạch thoại TDM truyền thống .Chuyển mạch mềm có thể tích hợp thông tin thoại, số liệu và video và nó có thể phiên dịch giao thức giữa các mạng khác nhau Theo Coppercom, Softswitch là tên gọi của một phương pháp mới trong chuyển mạch thoại có thể giúp giải quyết được các thiếu sót của các chuyển mạch trong các tổng đài nội hạt truyền thống Thực chất của khái niệm chuyển mạch mềm chính... đây, cuộc gọi trong mạng chuyển mạch kênh sử dụng báo hiệu số 7 Đối với chuyển mạch mềm, cuộc gọi được thực hiện giữa 2 thuê bao điện thoại (vẫn sử dụng báo hiệu số 7) trong mạng PSTN với nhau thông qua mạng lõi của mạng thế hệ sau NGN Cả 2 cách thực hiện cuộc gọi, bằng chuyển mạch mềm hay chuyển mạch kênh, đều phải thiết lập kết nối trước khi thực hiện đàm thoại Trong chuyển mạch kênh, kênh báo hiệu... gọi và báo hiệu (Call Control and Signaling Layer) Và các thực thể chức năng của Softswitch là MGC-F, CA-F, IW-F, R-F và A-F Nguyễn Thị Thuỷ 16 Đồ án tốt nghiệp Hình 2.2: Vị trí chuyển mạch mềm Softswitch trong mô hình phân lớp chức năng của NGN 2.4 Thành phần chính của chuyển mạch mềm : Thành phần chính của chuyển mạch mềm Softswitch là bộ điều khiển cổng thiết bị Media Gateway Controller (MGC) Bên cạnh... mạch mềm 2.2.1 Khái niệm chuyển mạch mềm Hiện nay có nhiều khái niệm về chuyển mạch mềm, tùy thuộc vào từng hãng viễn thông khác nhau Theo hãng Mobile IN, Softswitch là ý tưởng về việc tách phần cứng mạng ra khỏi phần mềm mạng Theo hãng Nortel, Softswitch chính là thành phần quan trọng nhất của mạng thế hệ tiếp sau Softswitch là một phần mềm theo mô hình mở, có thể thực hiện được những chức năng thông... ưu điểm của chuyển mạch gói, cấu hình mạng NGN bao gồm chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói được thể hiện như trong hình sau: Hình 2.1: Cấu trúc mạng thế hệ sau NGN Theo hình trên, tổng đài lớp 5 hay tổng đài nội hạt dùng chuyển mạch kênh (circuit-switched local-exchange) (thể hiện qua phần mạng PSTN) vẫn được sử dụng Như đã biết, phần phức tạp nhất trong những tổng đài này chính là phần mềm dùng để . Softswitch. Hay chuyển mạch mềm Softswitch chính là thiết bị thực hiện việc xử lý cuộc gọi trong mạng NGN. 2.2. Chuyển mạch mềm 2.2.1. Khái niệm chuyển mạch mềm Hiện nay có nhiều khái niệm về chuyển mạch mềm, . nghiệp Hình 2.2: Vị trí chuyển mạch mềm Softswitch trong mô hình phân lớp chức năng của NGN 2.4. Thành phần chính của chuyển mạch mềm : Thành phần chính của chuyển mạch mềm Softswitch là bộ điều. chuyển mạch gói có dung lượng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nguyễn Thị Thuỷ 11 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2 CHUYỂN MẠCH MỀM 2.1. Sự ra đời của chuyển mạch mềm (Softswitch) Trong

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w