Quá trình thực hiện chuyển mạch

Một phần của tài liệu tìm hiểu về chuyển mạch mềm softswitch (Trang 31)

- Quá trình thực hiện của chuyển mạch kênh

Trước hết, quá trình thực hiện một cuộc gọi sẽ được tìm hiểu. Quá trình này gồm những giai đoạn sau:

(l) Thuê bao gọi (caller-CR): nhấc máy.

(2) Tổng đài gọi (calling switch, gọi là CRX): gởi diên toác cho CR để mời quay số.

(3) CR: nhấn số.

(4) CRX: nhận số và xác định tuyến để chuyển cuộc gọi đến đích.Bản tin SS7 được chuyển đến tổng đài đích để rung chuôngthuê bao bị gọi.

(5) Tổng đài bị gọi (callee switch, gọi là CEX): nhận biết bản tin rung chuông, quan sát tình trạng của thuê bao (bận hay rỗi) và cấp tín hiệu chuông nếu CE rỗi. Đồng thời cũng thông báo cho CRX trạng thái của CE.

(6) Thuê bao bị gọi (callee-CE): nhấc máy.

(7) CRX và CEX: bắt đầu tính cước và truyền thông tin thoại qua kênh 64kbps. (8) CR và CE: đàm thoại.

(9) CR hoặc CE đáp máy: cuộc gọi kết thúc.

(10) CRX và CEX: ngừng tính cước, bản tin cuộc gọi kết thúc được trao đổi. Để tiện so sánh ở đây, cuộc gọi trong mạng chuyển mạch kênh sử dụng báo hiệu số 7. Đối với chuyển mạch mềm, cuộc gọi được thực hiện giữa 2 thuê bao điện thoại (vẫn sử dụng báo hiệu số 7) trong mạng PSTN với nhau thông qua mạng lõi của mạng thế hệ sau NGN.

Cả 2 cách thực hiện cuộc gọi, bằng chuyển mạch mềm hay chuyển mạch kênh, đều phải thiết lập kết nối trước khi thực hiện đàm thoại.

Trong chuyển mạch kênh, kênh báo hiệu và kênh thoại là 2 kênh khác nhau nhưng cùng truyền đến 1 điểm xử lý trên cùng đường dây, hay nói cách khác là trên cùng kết nối vật lý. (Kênh báo hiệu được thiết lập trước, sau đó kênh thoại mới được thiết lập ).

Trong khi đó đối với chuyển mạch mềm thì 2 kênh này không chỉ là 2 kênh riêng biệt mà chúng còn được truyền trên 2 kết nối khác nhau. Và thông tin báo hiệu được truyền qua SG, thông tin thoại được truyền qua MG.

Hình 2.14: Quá trình thực hiện một cuộc gọi khi sử dụng chuyển mạch kênh - Quá trình thực hiện của chuyển mạch mềm Softswitch

Ở đây chỉ xét trường hợp thuê bao gọi đi là một thuê bao thuộc mạng cung cấp dịch vụ thoại truyền thống PSTN. Các trường hợp khác thì hoạt động của chuyển mạch mềm Softswitch cũng sẽ tương tự. Hoạt động của phần mềm này bao gồm các bước sau:

(l) Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái off-hook của thuê bao. Và Signaling Gateway (SG) nối với tổng đài này thông qua mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái

(2) SG sẽ báo cho Media Gateway Controller (MGC) trực tiếp quản lý mình thông qua CA-F đồng thời cung cấp tín hiệu dial-tone cho thuê bao. Ta gọi MGC này là caller- MGC.

(3) Caller-MGC gởi yêu cầu tạo kết nối đến Media Gateway (MG) nối với tổng đài nội hạt ban đầu nhờ MGC-F.

(4) Các số do thuê bao nhấn sẽ được SG thu thập và chuyển tới caller-MGC.

(5) Caller-MGC sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ thực hiện. Các số này sẽ được chuyển tới chức năng R-F và R-F sử dụng thông tin lưu trữ của các server để có thể định tuyến cuộc gọi. Trường hợp đầu cuối đích cùng loại với đầu

cuối gọi đi (nghĩa là cũng là một thuê bao của mạng PSTN): nếu thuê bao bị gọi cũng thuộc sự quản lý của caller-MGC thì thực hiện bước (7). Nếu thuê bao này thuộc sự quản lý của một MGC khác thì thực hiện bước (6). Còn nếu thuê bao này là một đầu cuối khác loại thì MGC sẽ đồng thời kích hoạt chức năng IW-F để khởi động bộ điều khiển tương ứng và chuyển cuộc gọi đi. Lúc này thông tin báo hiệu sẽ được một loại Gateway khác xử lý. Và quá trình truyền thông tin sẽ diễn ra tương tự như kết nối giữa 2 thuê bao thoại thông thường.

(6) Caller-MGC sẽ gởi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác.Nếu chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là callee-MGC) thì MGC này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến khi đến đúng callee-MGC. Trong quá trình này, các MGC trung gian luôn phản hồi lại MGC đã gởi yêu cầu đến nó.

Các công việc này được thực hiện bởi CA-F.

(7) Callee-MGC gởi yêu cầu tạo kết nối với MG nối với tổng đài nội hạt của thuê bao bị gọi (callee-MG).

(8) Đồng thời callee-MGC gởi thông tin đến callee-SG, thông qua mạng SS7 sẽ làm rung chuông thuê bao bị gọi.

(9) Khi callee-SG nhận được bản tin báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử là rỗi) thì nó sẽ gởi ngược thông tin này trở về callee-MGC.

(10) Và callee-MGC sẽ phản hồi về caller-MGC để báo mình đang liên lạc với người được gọi.

(11) Callee-MGC gởi thông tin để cung cấp tín hiệu ung bách toác cho caller- MGC, qua caller-SG đến người gọi.

(12) Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự các bước trên xảy ra: qua nút báo hiệu số 7, thông tin nhấc máy qua callee-SG đến callee-MGC, rồi đến caller-MGC, qua caller-SG rồi đến thuê bao thực hiện cuộc gọi.

(13) Kết nối giữa thuê bao gọi đi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qua caller-MG và callee-MG.

Hình 2.15: Quá trình thực hiện một cuộc gọi khi sử dụng chuyển mạch mềm

IAM: Initial Address Message ACM: Address Complete Message CPG: Call Progress Message ANM: Answer Message CRCX: Create Connection MDCG: Modify Connection

Kết luận chương 2

Như ta đã biết, thành phần cốt lõi trong mạng NGN, thành phần có khả năng liên kết các loại thông tin trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng duy nhất, đó chính là MGC (Media Gatway Controller ).MGC có thể thực hiện được điều này nhờ sử dụng phần mềm điều khiển “ thế hệ mới ”- chuyển mạch mềm mà trong chương này em đã trình bày.

Trong chương này em trình bày về sự ra đời của chuyển mạch mềm, với những ưu điểm nổi bật, vị trí của chuyển mạch mềm trong mô hình mạng NGN, các thành phần chính, và các giao thức sử dụng trong chuyển mạch mềm và so sánh giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm cho thấy sự tối ưu hơn hẳn của chuyển mạch mềm.

CHƯƠNG 3

HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH MỀM HiE9200 3.1.Tình hình triển khai mạng NGN của VNPT

3.1.1.. Hiện trạng mạng NGN của VNPT

Sau gần 3 năm định hướng và lựa chọn, đến tháng 12/2003, VNPT (Công ty Viễn thông Liên tỉnh VTN) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng NGN, sử dụng giải pháp SURPASS của Siemens, đã đi vào vận hành thành công. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện ở API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cáp thiết bị và khai thác mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là dịch vụ đa dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thông rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.

Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lưới, VNPT quyết định đầu tư xây dựng tiếp pha 2, và đến ngày 15/08/2004 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Mạng có 4 lớp là: lớp truy nhập, lớp truyền tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng. - Lớp truy nhập: được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng PSTN phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL, SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng Mega VNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước.

- Lớp truyền tải: gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và 11 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục và vùng là (STM-1) 155Mb/s dựa trên truyền dẫn SDH. Hiện tại băng thông tuyến trục đã nâng cấp lên STM-16 (2.5 Gb/s) dựa trên Ring 20Gb/s/WDM mới triển khai. Ba Router lõi M160 Juniper đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gb/s.

- Lớp điều khiển: gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hệ thống Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao diện mở để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức

điều khiển khác nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP, ... Hệ thống các Server ứng dụng (tuỳ theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cước tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.

- Lớp dịch vụ/ứng dụng: VNPT cung cấp một loạt các dịch vụ như: dịch vụ thẻ trả trớc 1719, dịch vụ 1800, 1900, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về chuyển mạch mềm softswitch (Trang 31)