Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại NHTM công thương chi nhánh Đà nẵng (2)
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHO VAY MUA NHÀ; XÂY DỰNG SỬA CHỮ NHÀ Ở TẠI NHTM
I N GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại
2 Chức năng của NHTM
3 Đặc điểm của NHTM
4 Nghiệp vụ của NHTM
4.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ )
4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (Tài sản Có)
4.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng
II TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
3 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng
III N GHIỆP VỤ CHO VAY MUA NHÀ CỦA N GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Khái niệm
2 Mục đích cho vay mua nhà; xây dựng & sửa chữanhà ở của NHTM
3 Đặc điểm của cho vay; xây dựng & sửa chữa của NHTM
4 Đối tượng, phương thức và điều kiện cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM
4.1 Đối tượng cho vay
4.2 Phương thức cho vay
4.3 Điều kiện cho vay
5 Các nguyên tắc trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM
IV Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM
1 Phân tích theo mục đích sử dụng
2 Phân tích theo thời hạn vay
3 Phân tích theo hình thức đảm bảo
4 Phân tích theo đối tượng cho vay
V Những chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM
1 Chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
2 Chỉ tiêu về nợ xấu
3 Tỷ lệ nợ xấu
VI Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà của NHTM
1 Sự tăng trưởng về dân số
2 Thu nhập của dân cư
Trang 23 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
4 Dự kiến quy hoạch
5 Thị trường
6 Thiên tai
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY MUA NHÀ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
2 MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG 2 NĂM 2009 – 2010
2.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH TRONG 2 NĂM 2009 – 2010
2.2 TÌNH HÌNH CHO VAY CHUNG CỦA CHI NHÁNH TRONG 2 NĂM 2009 – 2010
2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG 2 NĂM 2009 – 2010
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI N GÂN HÀNG C ÔNG T HƯƠNG CHI NHÁNH Đ À N ẴNG QUA HAI NĂM 2009-2010
1 Tình hình chung về cho vay mua nhà; sửa chữa nhà ở tại chi nhánh
2 Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại chi nhánh
2.1 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo mục đích sử dụng vốn
2.2 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo thời hạn vay
2.4 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo hình thức bảo đảm
2.5 Phân tích tình hình cho vay mua nhà theo đối tượng
III Đ ÁNH GIÁ VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI NHCT - C HI NHÁNH Đ À N ẴNG
1 Kết quả đạt được
1.1 Đối với xã hội
1.2 Đối với chi nhánh ngân hàng
2 Hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY MUA NHÀ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
1 Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY MUA NHÀ ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI N GÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI
1 Hoạt động huy động vốn
2 Hoạt động cho vay
2 N HỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG CHO VAY MUA NHÀ ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI N GÂN HÀNG C ÔNG T HƯƠNG V IỆT N AM - CHI NHÁNH Đ À N ẴNG
1 Đánh giá chung
2 Những thuận lợi
3 Những khó khăn
Trang 33 M ỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ ; SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI N GÂN HÀNG C ÔNG T HƯƠNG V IỆT N AM - CHI
NHÁNH Đ À N ẴNG
3.1 Biện pháp tăng cường huy động vốn
3.2 Biện pháp mở rộng cho vay mua nhà
3.3 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng
4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
4.1 Một số kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan Nhà Nước và bộ ngành
4.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
4.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam
KẾT LUẬN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách:Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; những thiên tai nặng
-nề liên tiếp xảy ra Vượt lên trên mọi khó khăn thử thách đó, Việt Nam ta vẫn hoàn thànhcông cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, vững bướcđưa Việt Nam trở thành con rồng Châu Á
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam là tiến hànhCNH - HĐH, đẩy mạnh sự phát triển đất nước và tăng cường hòa nhập với kinh tế khuvực và thế giới Với vai trò là “trái tim” của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng đang trởmình trong công cuộc đổi mới và đa dạng hoá các nghiệp vụ Ngân hàng Tuy nhiên,trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các Ngân hàng phải “gồng mình”
để hoàn thiện và phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho cácdoanh nghiệp qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống củangười dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu cũng tăng cao Mặt khác sự giatăng dân số đã tạo ra sức ép về vấn đề giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân Trong chủtrương xây dựng và phát triển đất nước, nhiều kế hoạch giải tỏa mặt bằng, giải tỏa cáckhu dân cư để làm đường, xây dựng các công trình cơ bản, các khu đô thị mới đã tácđộng đến nhu cầu nhà ở của tầng lớp dân cư Nhận thấy nhu cầu cấp thiết đó, NHTMCPCông thương đã áp dụng hình thức cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở nhằmđáp ứng tốt nhất nhu cầu nhà ở cho người dân
Đây là hoạt động cho vay mới và là hoạt động cho vay có nhiều triển vọng củaNgân hàng, mặc dù đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng tính rủi ro cao Để nghiêncứu kỹ và có giải pháp nâng cao hơn nữa hoạt động cho vay này em quyết định chọn đề
tài: “Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại NHTM công thương chi nhánh Đà nẵng”.
Đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại chi
nhánh Đà nẵng
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua nhà;
xây dựng và sửa chữa nhà tại chi nhánh Đà nẵng
Để có thể hoàn thành chuyên đề này, em xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô bộmôn đã cung cấp những kiến thức nền tảng Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn ĐứcHậu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn chỉnh khóa luận Đồng thời em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các anh chị ở các phòng, ban của VPBank - BìnhĐịnh đã chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian thực tập để em có thể
Trang 5tiếp cận thực tế một cách tốt nhất.
Mặc dù trong quá trình hoàn thành đề tài em đã rất cố gắng nhưng do còn nhiềuhạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếusót Vì vậy, rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý cơ quan và các thầy cô để em có thểhoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trang 6CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHO VAY MUA NHÀ; SỮA CHỬA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I Ngân hàng thương mại
1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12năm 1997, định nghĩa:
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan Luật này còn định nghĩa: Tổ chứctín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật này và theo cácqui định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng vớinội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanhtoán
Ngoài ra, Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có nêu: “NHTM
là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà
nước” Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán
2 Chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian :
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính khi ngân hàng đứng
ra tập trung, huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụngnguồn vốn này để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành kinh tế và vốn tiêudùng trong xã hội Trong chức năng này ngân hàng thương mại vừa là người đi vay vừa
là người cho vay
Ngân hàng thương mại vừa là thủ quỹ vừa là trung gian thanh toán của khách hàng :
Trong quan hệ kinh doanh thương mại, nếu khối lượng giao dịch lớn thì việc thanhtoán sẽ gặp khó khăn và cần có một tổ chức đứng ra đảm nhiệm công việc này Ngânhàng tiến hành nhập tiền hay chi trả tiền theo lệnh của khách hàng, với chức năng nàyngân hàng thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ từ đólàm tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền:
Chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chuchuyển và phát triển nền kinh tế
Trang 7Chức năng trung gian tài chính và chức năng tạo tiền là hai chức năng cơ bản củangân hàng thương mại
3 Đặc điểm của NHTM
- Đối tượng kinh doanh là tiền
- Hoạt động của NH có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau và các khách hànghoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau
- Các NH hoạt động mang tính thống nhất
- Rủi ro trong kinh doanh lớn
- Hoạt động của NHTM chịu sự thống chế của NHNN về giá cả và lãi suất
4 Nghiệp vụ của NHTM
4.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ)
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân Ngânhàng cũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng nhữngcông cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhànrỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế
Các quỹ dự trữ của Ngân hàng: Đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trìnhtồn tại và hoạt động của NH, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ quy định trên số lợinhuận ròng của NH bao gồm: Quỹ dự trữ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ phát triển kỹ thuậtnghiệp vụ, quỹ khen thưởng phúc lợi
Vốn tự có của NH là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất, nó vừa cho thấy quy môcủa NH vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của NH đối với khách hàng
4.1.2Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các sở hữuchủ mà NH tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủkhi khách hàng yêu cầu Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất, bao gồm:
Trang 8 Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
Các khoản tiền gửi khác
Đối với tiền gửi của cá nhân và đơn vị, ngoài lãi suất, thì nhu cầu giao dịch với nhữngtiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn tiền này
Đối với tiền gửi tiết kiệm, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì lãi suất là yếu tốquyết định và người gửi tiết kiệm hay mua kỳ phiếu đều nhằm mục đích kiếm lời
4.1.3Vốn đi vay
Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NTHM Thuộc loạinày bao gồm:
- Vốn vay trong nước
+ Vay NHTW: NHTW sẽ tiếp vốn cho NHTM thông qua biện pháp chiết khấu, táichiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng.Làm như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với NHTM+ Vay các NHTM khác thông qua thị trường liên Ngân hàng (Interbank Market)
- Vốn vay Ngân hàng nước ngoài
4.1.4 Vốn tiếp nhận
Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính NH, từ ngân sách Nhà nước… để tàitrợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồnvốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định
4.1.5 Vốn khác
Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của NH (đại lý, chuyển tiền,các dịch vụ Ngân hàng…)
4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn - Tài sản Có (cấp tín dụng và đầu tư)
Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết địnhđến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phậnchủ yếu và quan trọng của tài sản Có của Ngân hàng Thành phần tài sản Có của Ngânhàng bao gồm:
Trang 9khách hàng Muốn vậy các NH phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng nó đểsẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán Phần vốn để dành này gọi là dự trữ NHTW đượcphép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiềngửi dự trữ bắt buộc do Chính phủ quy định Dự trữ bao gồm:
Dự trữ sơ cấp
Dự trữ thứ cấp
4.2.2 Cấp tín dụng
Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các NHTM
NHTM có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:
Cho vay: Là tín dụng nghiệp vụ của NHTM Trong đó NHTM sẽ cho người đi vayvay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng Khi đến hạn người đi vayphải hoàn trả vốn và tiền lãi Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát đượcquá trình sử dụng vốn Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâmđến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay Trong cho vay thì mức độ rủi
ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn… do chủquan hoặc khách quan Do đó khi cho vay các Ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảođảm vốn vay: thế chấp, cầm cố…
Chiết khấu: Đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp mà NH sẽ cung ứng vốn tín dụngcho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho NH Các đối tượng trongnghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác
Cho thuê tài chính: Là loại hình tín dụng trung, dài hạn Trong đó, các công ty chothuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bịtheo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định.Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ Khi kết thúchợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trảlại thiết bị cho bên cho thuê
Bảo lãnh Ngân hàng: Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được NH cấp bảolãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở NH khác hoặc thực hiện hợpđồng kinh tế đã ký kết
Các hình thức khác
4.2.3 Đầu tư
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lạikhoản thu nhập lớn và đáng kể của NHTM Trong nghiệp vụ này, NH sẽ dùng nguồn vốn
ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:
Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ
được phép thực hiện bằng vốn của NH
Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…
Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặtkhác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động NH sẽ được phân tán, mặt khácđầu tư vào trái phiếu Chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp
Trang 104.2.4 Tài sản Có khác
Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động nhằmxây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị máy móc,phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ… Ngoài ra còn có các khoản phảithu, các khoản khác…
4.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng
Những dịch vụ NH ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp
vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho NH bằngcác khoản tiền hoa hồng, lệ phí … có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện naycủa NHTM Các hoạt động này gồm:
Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch
vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…)
Nhận bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của côngchúng
Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng
Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quí
Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu
II Tổng quan về tín dụng ngân hàng
1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãiđược thực hiện dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hàng hóa
Đối với NHTM: “Tín dụng ngân hàng là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa hai
chủ thể trong đó một bên là người cho vay (ngân hàng) chuyển giao một lượng giá trị (tiền hoặc hàng hóa) cho người đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác) sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận đồng thời bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn gốc kèm theo một khoản lợi tức khi đến hạn thanh toán” Tóm lại, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế, và các tầng lớp dân cư được thực hiện thông qua việc sửdụng tiền tệ lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và tiền lãi vay
2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Sự tin tưởng: đây là nghiệp vụ được thực hiện dựa trên sự tin tưởng về khả năng trả
nợ của ngân hàng thương mại đối với khách hàng cũng như sự tin tưởng vào tiềm lực tàichính cũng như những ưu điểm vào ngân hàng của khách hàng
- Tài sản: biểu hiện cho vốn dưới các hình thức chính: tiền, tài sản tài chính, hàng hóa,thiết bị
- Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị ban đầu: gốc và lãi
- Cam kết hoàn trả đúng hạn: quy mô, kỳ hạn
- Thu nhập từ các khoản cho vay là tiền lãi mà người đi vay trả cho ngân hàng Chỉ cótiền lãi thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinhdoanh, chi phí quản lý, các khoản phí và chi phí rủi ro đầu tư
Trang 11- Khoản mục cho vay chiếm quá nữa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 tổngthu của NHTM nên cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận Rủi rotrong khoản mục cho vay rất lớn, rủi ro này có thể gây nên những hậu quả rất lớn, kể cảnguy cơ phá sản
- Kinh tế càng phát triển thì lượng cho vay của ngân hàng càng tăng nhanh và loạihình càng đa dạng Cho vay là lĩnh vực phức tạp và thường xuyên thay đổi theo biếnđộng của nền kinh tế Do đó quản trị rủi ro tín dụng là rất quan trọng
- Vấn đề mà NHTM cần quan tâm khi cấp tín dụng là: sẽ cho ai vay; sẽ đầu tư vàolĩnh vực nào; lợi tức có cao không; có an toàn không
3 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngânhàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định Muốn vậy, hoạt động cho vay của ngân hàngphải lành mạnh và có hiệu quả Cụ thể, các tổ chức tín dụng phải thực hiện tốt việc kiểmtra khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi cho vay, đảm bảo tính độc lập trongquá trình kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ quy trình cho vay, cho vay chỉ tiến hành trên cơ sởđảm bảo theo đúng quy định
Xuất phát từ bản chất của tín dụng là phải hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi Hoạt độngtín dụng phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả: để đảmbảo nguyên tắc hoàn trả và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, thì khi cho vay,cần phải biết người vay sử dụng vào mục đích gì, có khả năng thu hồi nợ hay không, lợinhuận tạo ra có đủ trang trải nợ gốc và lãi vay không, mức độ mạo hiểm như thế nào.Mục đích của tín dụng thể hiện ở chỗ lựa chọn đối tượng cho vay, bao gồm cả hai mặt:cho ai vay và cho vay cái gì Cho vay có mục đích không chỉ giới hạn trong việc cho vayphải nhằm đúng các đối tượng cụ thể, mà phải hướng việc cho vay vào những khâu mấuchốt nhằm tạo hiệu quả Khi việc cho vay được thực hiện một cách có mục đích thì khảnăng mang lại hiệu quả là điều gần như chắc chắn
- Vay vốn phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi: nguyên tắc này thể hiện đầy
đủ của tín dụng là sự hoàn trả trọn vẹn, đầy đủ về mặt giá trị và có thêm lợi tức theo côngthức vận động của quỹ cho vay Nó cũng đảm bảo tôn trọng quy luật lưu thông tiền tíndụng: tiền tín dụng thường xuyên quay trở lại nơi phát hành ra nó Để thực hiện nguyêntắc này đòi hỏi phải sử dụng công cụ kỳ hạn nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng kịpthời,… điều đó vừa đảm bảo cho hoạt động tín dụng được tiến hành thường xuyên liêntục, vừa thúc đẩy các tổ chức đi vay quan tâm hoàn thành đúng thời hạn kế hoạch và hợpđồng kinh tế
- Vốn vay phải có bảo đảm: thực chất của nguyên tắc này là sự đảm bảo khả năng thuhồi nợ cho tổ chức tín dụng Có nhiều hình thức đảm bảo khác nhau: thế chấp, tín chấp,bảo lãnh, cầm cố Hiện nay vấn đề cho vay có bảo đảm ở nước ta được xem xét ở nhiềugóc độ Trong một chừng mực nào đó sự bảo đảm tốt nhất cho một khoản vay chính làkhả năng tài chính của người vay và tính khả thi của phương án vay vốn Vì thế việcthẩm định khả năng tài chính và phương án cho vay có tầm quan trọng hàng đầu
III Nghiệp vụ cho vay mua nhà của ngân hàng thương mại
1 Khái niệm
Trang 12Cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở là một hình thức cho vay được thựchiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó khách hàng sửdụng tiền vay để mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở, và có trách nhiệm phải hoàn trảđầy đủ vốn gốc và lãi theo quy định trong hợp đồng tín dụng.
2 Mục đích cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của ngân hàng
- Cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở là một hình thức cho vay củangân hàng nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của ngân hàng
- Sản phẩm tín dụng ra đời ngày càng nhiều và càng đa dạng đáp ứng cho nhu cầucủa khách hàng ngày càng mở rộng Tạo điều kiện cho khách hàng cải thiện tình trạngnhà ở và đáp ứng một cách kịp thời cho người dân
- Thông qua hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở nhằm đápứng nhu cầu cho những khách hàng có nhu cầu thấp, hoặc chưa có đủ vốn để mua, xâydựng một căn nhà mới
3 Đặc điểm cho vay mua nhà mại
Hạn mức vay: Mức cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp
Tài sản đảm bảo của khoản vay:
- Tài sản cầm cố hoặc thế chấp thuộc sở hữu khách hàng vay vốn (nhà, quyền sử dụngđất, sổ tiết kiệm )
- Tài sản đảm bảo chính là căn nhà định xây mua sửa chữa hoặc diện tích đất đượcchuyển nhượng
Loại tiền vay: VND
Lãi suất cho vay: qui định trong từng thời kỳ
Thời hạn vay:
- Vay trả góp mua nhà: Tối đa 10 năm
- Vay trả góp mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn
hộ, hoặc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà tối đa 5 năm
Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn)hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn)
4 Các nguyên tắc trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của Ngân hàng Thương mại
4.1 Nguyên tắc cho vay
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích: Khách hàng vay vốn phải sử dụng đúngmục đích như đã cam kết trong hợp đồng vay vốn và phải chịu trách nhiệm trước phápluật về những hành vi sai trái trong quá trình sử dụng vốn
- Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết: Nguyên tắcnày định ra nhằm đảm bảo cho các NHTM hoạt động một cách bình thường Mặt khácnguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động nên Ngân hàng phải quản lý là sửdụng sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại lợi cho Ngân hàng Ngân hàng hoạtđộng chủ yếu trên nguồn vốn của người khác, đó là khoản tiền ngân hàng tạm thời quản
lý và sử dụng, khi khách hàng cần rút Ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng ngay Nếu khoảntín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả cũng như
Trang 134.2 Đối tượng cho vay
Mỗi cá nhân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không bị mất trí, không bị truycứu trách nhiệm hình sự Có nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo hoặc nâng cấp nhà ở có
hộ khẩu thường trú trên địa bàn NH đóng trụ sở đều có thể tham gia vay vốn của Ngânhàng để đáp ứng nhu cầu của mình
4.3 Phương thức cho vay
Nếu là mua nhà thì NH cho vay theo thể thức tay ba Tức là cho vay bằng cách trảthẳng cho người bán căn cứ trên giá cả thực tế do hai bên mua, bán thỏa thuận trong hợpđồng mua, bán có chứng nhận của phòng công chứng
Nếu là xây dựng mới thì NH cho vay theo tiến độ xây dựng phù hợp với những điềutrong hợp đồng mà người vay và người xây dựng đã ký (nếu có)
Nếu là cải tạo và sửa chữa nhà có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần tùy theo yêucầu của khách hàng
4.4 Điều kiện cho vay
- Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn cần vay
Có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 theo quy định của NHTM và NHNN
- Khách hàng phải có thu nhập ổn định đủ để đảm bảo trả nợ
- Gía trị cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp
- Khách hàng phải mở tài khoản giao dịch tại NH cần vay vốn
- Có hộ khẩu thường trú tại địa bàn mà NH đó đang hoạt động
- Ngôi nhà mua; xây dựng hoặc sửa chữa phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp,hoặc những vị trí thuận tiện, dễ bán và dễ chuyển đổi
- Khách hàng phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng và các quyđịnh của pháp luật
4.5 Cách trả nợ vay
- Thời hạn trả nợ và kỳ hạn trả nợ do Tổng Giám Đốc (Giám Đốc) của NHTM quyđịnh cụ thể
- Ngân hàng bắt đầu thu nợ sau 3 tháng kể từ khi phát món vay cuối cùng
- Số tiền trả nợ cụ thể hàng ky cho Ngân hàng và người đi vay thỏa thuận
- Người đi vay có thể trả nợ vay trước thời hạn vay ghi trên khế ước
- Người vay trả xong nợ trước hạn được Ngân hàng giảm lãi suất cho vay nhưng tối
đa không quá 1%/năm Lãi được tính trên số dư còn lại và được thu cùng lúc với việc trả
nợ gốc
Trang 14IV Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng & sửa chữa nhà ở của Ngân hàng Thương mại.
1 Phân tích theo mục đích sử dụng
Dựa vào mục đích sử dụng của khách hàng, có thể phân tích theo các chỉ tiêu: cho vay
để mua nhà, xây dựng hay sửa chữa nhà ở Mục đích của việc phân chia này là để nắm rõtừng nhu cầu trong từng lĩnh vực của khách hàng Qua đó có thể biết được với mục đíchvay nào của khách hàng chiếm tỷ trọng cao và mục đích sử định nào vẫn chưa phát triển
Từ đó Ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch và phương hướng hoạt động cụ thể hơn đạtđược kết quả kinh doanh tốt nhất
2 Phân tích theo thời hạn vay
Ta phân tích tình hình cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở của ngân hàng theo thờihạn vay nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý theo dõi tình hình chovay của Ngân hàng về các khoản nợ một cách hiệu quả hơn Thông thường các ngân hàngthường chia thành các thời hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Việc xác định đúngthời gian sẽ giúp cho ngân hàng thu được nợ đúng hạn, theo dõi kỹ các thời kỳ trả nợ gốc,lãi của khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro
3 Phân tích theo hình thức bảo đảm.
Một trong những vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng quan tâm khi cho khách hàngvay vốn đó là sự an toàn của vốn Trong hoạt động cho vay của ngân hàng thì vấn đềđược quan tâm nhất đó chính là rủi ro và lợi nhuận Hai vấn đề này luôn có mối quan hệvới nhau, nếu lợi nhuận cao sẽ dẫn đến rủi ro cao và ngược lại nếu rủi ro thấp thì lợinhuận đạt được sẽ thấp Vì vậy, muốn cho vay cán bộ tín dụng phải thẩm định rất kỹ vàcân nhắc một cách thân trọng Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi cho vay, kháchhàng cần có tài sản để đảm bảo cho khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng Hoạtđộng cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở là hình thức mang lại lợi nhuận cao, đồng thờirủi ro cũng rất lớn, vì tình hình nhà đất và giá nguyên liệu vật liệu xây dựng luôn biếnđộng Ngân hàng đã đưa ra các hình thức nhằm đảm bảo sự an toàn về vốn khi cho vay
4 Phân tích theo đối tượng cho vay.
Việc phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở theo đối tượngvay giúp cho ngân hàng theo dõi được các khoản vay một cách chặt chẽ hơn Ngân hàng
có thể xác định được các khách hàng của ngân hàng thuộc vào nhóm đối tượng nào cóđảm bảo được khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn hay không Từ đó ngân hàng có thểđưa ra các kế hoạch cho vay phù hợp và đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng,khi cho vay cán bộ tín dụng giãi quyết và đưa ra các phương án vay hợp lý, đem lại hiệuquả cao cho cả ngân hàng và khách hàng
V Những chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở
Trang 151 Chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ:
Doanh số cho vay trong một thời kỳ (thường tính theo quý/năm) phản ánh lượng vốn
mà ngân hàng đã giãi ngân cho khách hàng là bao nhiêu Con số và tốc độ của doanh sốcho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng là mở rộnghay thu hẹp
Doanh số thu nợ cho biết lượng vốn mà ngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ
nhất định (quý, năm), phản ánh tình hình thu nợ của khách, so sánh con số này với doanh
số cho vay để xem hoạt động thu nợ của ngân hàng có hiệu quả hay không, từ đó chothấy chất lượng của khoản vay giúp ta quan sát được diễn biến hoạt động của ngân hàng
Dư nợ phản ánh lượng vốn mà khách hàng sử dụng của ngân hàng tại một thời điểm
cụ thể, là con số này mà tăng trưởng để và ổn định qua các năm chứng tỏ quy mô hoạtđộng cho vay tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay được nâng cao, tìnhhình hoạt đồn của ngân hàng tiến triển tốt
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên, bên cạnh đó là những khoản nợ
cơ cấu có thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
3 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
Tổng dư nợĐây là một tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ
lệ này càng thấp thì chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại
VI Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà của Ngân hàng Thương mại
1 Sự tăng trưởng về dân số
Tăng trưởng dân số là làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó nhu cầu về nhà ởtăng lên Lượng cầu về nhà ở là một đại lượng tỷ lệ thuận với yếu tố dân số, đặc biệt khidân số càng tăng cao sẽ gây ra những đột biến về cầu nhà ở của người dân Như vậy, sựtăng trưởng dân số là yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay mua nhà; xây dựng vàsửa chữa nhà của NHTM
2 Thu nhập của dân cư
Nhu cầu về nhà ở là nhu cầu cơ bản thiết yếu không thể thiếu với mỗi người dân Do
Trang 16vậy, cầu về nhà ở tối thiểu sẽ tăng lên tương ứng với tốc độ tăng của thu nhập Khi mứcthu nhập tăng lên qua giới hạn đói nghèo, cầu về nhà ở thiết yếu bắt đầu tăng nhanh Tuynhiên, khi thu nhập tiếp tục tăng thêm, nhu cầu nhà thiết yếu có xu hướng giảm dần vàcầu về nhà ở cao cấp tăng lên Như vậy, dù mức thu nhập tăng quá nhanh hay giảm mạnhđều ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà của NHTM.
3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đang từng
bước hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế, thực hiện chính sách tăng trưởng trong mọi ngành,
mọi lĩnh vực… Đất nước ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng đượcnâng cao, nhu cầu về một ngôi nhà khang trang cũng là điều tất yếu Vì vậy, hoạt độngcho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà nói riêng và hoạt động tín dụng nói chungcủa NH sẽ thuận lợi
4 Dự kiến quy hoạch
Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp và tăng mức độ thu hút đầu tư bên ngoài
vào các đô thị sẽ làm tăng mức cầu về mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở Việc thực
hiện các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng tại các đô thị hiện hữu hoặc tại các khu đô thị mới cóthể tác động nhanh chóng làm tăng mức cầu về mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở củangười dân
Ngoài ra, việc tăng nhanh tốc độ đô thị hoá là một yếu tố vừa tác động đến cả yếu tốcung cũng như cầu về mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở làm ảnh hưởng đến hoạtđộng cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở của NHTM
5 Thị trường
Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM, yếu tố thịtrường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng hóa, trong sản xuất kinhdoanh Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho ngươi sảnxuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng vì người sản xuất vay vốncủa Ngân hàng
6 Thiên tai
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn của Ngân
hàng gặp phải những rủi ro như: nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh…,không được thu hoạch nên không có vốn trả nợ vốn vay gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quảcho vay của Ngân hàng thương mại
Ngoài ra, còn phải kể đến một số yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô vàtính chất của cầu về nhà ở đó là trình độ phát triển sản xuất, sự chuyển đổi cơ cấu nềnkinh tế, tác động của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế v.v
Trang 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
I Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Tên đầy đủ (Tiếng Anh): VietNam Bank for Industry and Trade
Tên giao dịch quốc tế: VietinBank
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.9427933 Fax: 04.9427937
Web Site: http://www.vietinbank.vn
Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN) được thành lập năm 1988, trên cơ sở
Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàngđầu ở Việt Nam Đến nay, mạng lưới hoạt động của Vietinbank đã hoạt động rộng khắp56/64 tỉnh thành phố trong cả nước với 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 phònggiao dịch, quỹ tiết kiệm
NHCT Việt Nam hiện là chủ sở hữu của các công ty hạch toán độc lập: Công ty Chothuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản,Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin vàTrung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA
Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đượccấp chứng chỉ ISO 9001:2000
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á,Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành vàThanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện
tử tại Việt Nam
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sảnphẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng
Sứ mệnh
Là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấpsản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị cuộc sống
Trang 18 Mục tiêu
Trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước vàquốc tế
Giá trị cốt lõi
- Mọi hoạt động đề hướng tới khách hàng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình - được quyềnhưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp - được quyềntôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi
Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội
- Sự thịnh vượng của khách hàng là thành công của ViettinBank
Sologan: Nâng giá trị cuộc sống
Đến với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, quý khách sẽ hài lòng về chấtlượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương
châm: “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại”
1.2 Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
- Tên tiếng Anh: VietNam Bank for Industry and Trade – Danang Branch
- Tên viết tắt : Vietinbank
- Thay đổi logo thương hiệu từ Incombank sang Vietinbank từ 15/4/2008
Hiện nay ngân hàng công thương Đà Nẵng có hai chi nhánh trực thuộc đóng tại quậnLiên Chiểu và quận ngũ Hành Sơn
Các nghiệp vụ kinh doanh: Huy động nguồn vốn các tổ chức, cá nhân bằng VNĐ vàngoại tệ, Dịch vụ mở tài khoản, nhận tiền gửi thanh toán, chuyển tiền qua NH, dịch vụNgân hàng quốc tế, dịch vụ thẻ, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, kiều hối, ngoại hối, tư vấnđầu tư…
Trang 191.2.2 Chức năng nhiệm vụ:
Trong bối cảnh cả nước tiến hành thực hiện tiến trình đổi mới, phát triển nền kinh tế,Thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương , thành đô thị loại I, thìNHCT Đà Nẵng là một trong nhứng ngân hàng chuyên doanh có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của Thành Phố
NHCT Đà Nẵng hoạt động kinh doanh theo luật của các tổ chức tín dụng Cũng nhưcác ngân hàng khác, nó có chức năng kinh doanh và quản lý trực tiếp đồng Việt Nam vàngoại tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế Với chức năng
đó thì NHCT Đà Nẵng thực hiện các chức năng sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách nhà nước, các quy định trong luật NHNN
tế xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi
+ Mở tài khoản bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và nhiều hình thức tiết kiệm phong phúnhư: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang
- Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín phiếu
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, về mậu dịch vàphi mậu dịch
- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối
- Chuyển tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua hệ thống viễnthông, nhanh, an toàn và chính xác
- Cho vay
+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ
+ Cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn dài
+ Cho vay trả góp
+ Cho vay tiêu dùng
+ Chiết khấu chứng từ, giấy tờ có giá
- Đầu tư
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh
- Dịch vụ thẻ
+ Phát hành, thanh toán ATM
+ Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card
- Dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
Trang 20- Dịch vụ khác: đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, thẩm định dự
án, thu chi hộ ngân quỹ, giữ hộ tài sản quý
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh NHCT ĐN không ngừng hoàn thiện công tác
tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển ngày càngcao Hiện nay chi nhánh có các phòng ban được bố trí theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lýnhư sau:
Riêng phòng khách hàng cá nhân có 8 phòng giao dịch cấp 2 gồm:
Trang 21P Khách hàng cá nhân
Các P Giao dịch cấp 1
P Tổ chức hành chính
P Tổng hợp
P Quản lý rủi
ro và nợ có vấn đề
P Kiểm soát nội bộ
P Thông tin điện toán Các P Giao
dịch cấp 2
Trang 221.2.4 Nhiệm vụ quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban:
Nhiệm vụ của ban giám đốc
- Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHTMCPCT
Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh Trực tiếp chỉ đạo cácphòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộ phòng Khách hàngdoanh nghiệp, phòng tổ chức hành chính
- Phó giám đốc chi nhánh: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều hành mặt kinh doanh,
các hoạt động của phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, điều hành các phòng giao dịch,quản lý tiền gửi dân cư, kế toán hành chính, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động củachi nhánh khi giám đốc ủy quyền
Nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt, thực hiện các
nghiệp vụ về kho quỹ ngân hàng thu – chi tiền của khách hàng
- Phòng kế toán: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý các
nghiệp vụ liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh…
- Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối
với khách hàng cá nhân
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp
- Phòng giao dịch: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, mở và quản lý
các tài khoản cho khách hàng
- Phòng quản lý rủi ro nợ có vấn đề: Thực hiện chức nang quản lý các rủi ro tín
dụng cho ngân hàng, kiểm tra giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn…
- Phòng tổng hợp: Tổng hợp các số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh,
xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ ngânhàng
- Phòng thông tin điện toán: Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi nhánh,
khai thác các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của chi nhánh như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, họp tiếp khách,quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của ngân hàng
2 Một số kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010
Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn rơi vào cuộckhủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong vài năm trở lại đây Hoạt động của tất cả cácdoanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn, trong đó ngân hàng không phải là ngoại
lệ Trong tình hình khó khăn chung đó Ngân hàng TMCP Công thương Chi Nhánh ĐàNẵng dù có gặp phải những khó khăn thử thách, sự giảm sút của một số khoản mụcnhưng cũng đã hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ do Ngân hàng Công thương Việt Nam
đề ra và có những kết quả đáng khen ngợi Sau đây là một số kết quả đạt được:
2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010