Những khó khăn và thuận lợi trong cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại NHTM công thương chi nhánh Đà nẵng (2).doc (Trang 35 - 40)

Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

1 Đánh giá chung

Nhìn chung trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đã không ngừng mở rộng quy mô, chú trọng hơn đến tầng lớn dân cư cùng với các thành phần cá thể kinh doanh. Tuy không mạnh về lĩnh vực cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở như một số ngân hàng có chuyên môn như MBH Bank, HDBank, HABUBANK… nhưng NHCT VN - Đà Nẵng cũng đã có những kết quả đáng mừng. Trước xu thế hội nhập, cạnh tranh sẽ là không tránh khỏi và quan trọng hơn, nó có thể tạo ra áp lực cần thiết để các ngân hàng nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ, cũng như các gói sản phẩm. Vì vậy mà NHCT VN – Đà Nẵng đã không ngừng đổi mới phương pháp và cách thức làm việc, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đã xác định cho mình những phương hướng mở rộng hoạt động, quy mô, đa dạng hóa các loại hình cho vay và huy động vốn.

2 Những thuận lợi

Ngày nay hệ thống ngân hàng đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh tạo đà cho sự phát triển bền vững cũng như giãi quyết các vấn đề công ăn việc làm. Mạng lưới ngân hàng được mở rộng và nâng cao chất lượng về mọi mặt. Trên đà phát triển chung đó Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đã có những thuận lợi:

- Nhu cầu về nhà ở tại địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng lên nhanh chóng và đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhà ở

Thành phố Đà Nẵng hiện nay không những phát triển mạnh về du lịch mà còn phát triển mạnh về cơ cấu hạ tầng. Vì vậy mà nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Với nghiệp vụ cho vay mua nhà; ây dựng và sửa chữa nhà ở của ngân hàng đã góp phần giãi quyết một phần nào đó nhu cầu nhà ở của người dân. Thu nhập hiện nay của đại đa số cán bộ công nhân ở mức chưa cao, nhưng nhu cầu về nhà ở lại rất được quan tâm. Việc đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở đã giúp họ ổn định cuộc sống, an tâm làm việc. Nhà ở không chỉ liên quan đến các mặt sinh hoạt, đời sống cá nhân mà còn liên quan đến tình hình kinh tế, an ninh trật tự, ổn định xã hội và đậy cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền.

Trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và hệ thông các ngân hàng trên địa bàn thành phố nói chung đã cùng nhau chung tay góp sức một phần nào đó để giải quyết các vấn đề nhà ở cho người dân. Kết quả đó có được cũng nhờ sự cố gắng nổ lực của các cấp chính quyền thành phố, các ngân hàng hàng. Nghiệp vụ cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở là một nghiệp vụ có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, vì vậy mà các ngân hàng cần phải chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, mang lại lợi ích cho kinh tế xã hội, và hơn nữa là mang lại lợi ích cho chính bản thân ngân hàng.

- Những quy định và thủ tục cho vay đơn giản

Ngân hàng Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đưa ra các quy định thông thoáng, quy trình cho vay đơn giản và điều kiện cho vay thuận lợi, tài sản đảm bảo linh hoạt trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, rút ngắn thời gian đi vay để kịp tiến độ mua nhà; xây dưng và sửa chữa nhà ở của người dân. Nhờ vậy mà khách hàng tìm đến ngân hàng cũng tăng lên khá nhiều qua mỗi năm, và ngày càng nhiều người biết đến lĩnh vực này của ngân hàng hơn, đây là một lĩnh vực mới được ngân hàng khai thác trong vài năm trở lại đây.

- Quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng, làm tăng thêm được uy tín của ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng trên địa bàn để đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp

Đầu năm 2009 vẫn chưa phải là thời điểm tan băng trên thị trường bất động sản vốn đã kéo dài hơn 1 năm qua tại Đà Nẵng – thành phố lớn nhất miền Trung. Tình hình giao dịch nhà đấ ở đây vẫn tiếp tục rơi vào tình thế ảm đạm chưa từng có điểm dừng với cán cân cung vượt quá xa cầu.

Đến năm 2010, bất động sản Đà Nẵng đã sôi động trở lại, một phần là do nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, hơn nữa do nhu cầu thực sự về nhà ở của người dân tăng cao. Ngoài ra, Đà nẵng cũng chứng kiến làn sóng đầu tư của giới kinh doanh nhà đất đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đổ về… khiến cho thị trường bất động sản Đà Nẵng như được tiếp thêm “lữa” và trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trước diễn biến của thị trường bất động sản nói chung, cũng như tâm lý của người tiêu dùng nói riêng, hàng loạt các dự án, khu đô thị đã và đang được khởi công tại Đà Nẵng cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Giá đất lên cao khiến cho người dân có thu nhập ổn định nhưng không cao khó có khả năng chi trả một khoản tiền lớn cho việc mua nhà cũng như xây dựng và sửa chữa nhà ở.

Chính từ lý do đó, mà hệ thông ngân hàng nói chung và NHCT – Đà Nẵng đã biết tận dụng và khai thác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Lợi ích của khách hàng được đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng.

- Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng có lợi thế về quy mô hoạt động

Ngân hàng từ khi hoạt động trên thành phố Đà Nẵng có 4 chi nhánh chính và gần 20 phòng giao dịch. Điều đó đã làm tăng hiệu quả hoạt động cho vay cũng như huy động vốn của ngân hàng, nó có tác động rất lớn trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.

3 Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cũng như có những khó khăn, thách thức mà ngân hàng cần khắc phục và hạn chế.

Chưa kiểm soát được các rủi ro khách quan xảy ra.

Các cá nhân vay vốn của ngân hàng để mua sắm trang trải cho các hoạt động hàng ngày của mình, nhưng không phải cá nhân nào cũng đảm bảo nhu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng. Đây là rủi ro mà ngân hàng khó lòng có thể kiểm soát được. Ví dụ như khách hàng là công nhân, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể trả lương cho công nhân và khi họ trở thành người thất nghiệp, khi đó nguồn thu nợ của ngân hàng bị mất, và rủi ro sẽ xảy ra với ngân hàng. Rủi ro này xảy ra và thường là ngân hàng không thể kiểm soát được vì thế mà CBTD khi thẩm định món vay vần kiểm tra thật kỹ lưỡng và xác minh những thông tin về khách hàng để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, nhiệm vụ của các CBTD là vô cùng quan trọng. Cho vay bao giờ cũng đi kèm rủi ro nhưng không phải vì thế mà ngân hàng hạn chế cho vay.

Tình hình bất động sản không ngừng biến động mà Đà Nẵng lại rất nhộn nhịp về vấn đề này. Cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở cũng liên quan rất lớn đến tình hình bất động sản, vì thế nó sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các CBTD khi họ thẩm định món vay. Bênh cạnh đó là giá cả nguyên vật liệu, lên xuống không ngừng, nó cũng là một trong những yếu tố tác động đến các khoản vay của khách hàng. Vì vậy mà CBTD phải là người am hiều về thị trường nhà đất, giá cả nguyên vật liệu để có thể thẩm định và giải ngân đúng.

Một hạn chế nữa trong cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở là các món vay có sự bảo đảm bằng tài sản thế chập hoặc người bảo lãnh. Tài sản thế chấp này thường chủ yếu là nhà hoặc các mảnh đất trên địa bàn. Thủ tục pháp lý phức tạp vì nó phải không bị tranh chấp, không nằm trong diện giải tỏa quy hoạch, người vay phải có chứng nhận quyền sở hữu….

Ngân hàng cũng gặp khó khăn đối với các khách hàng có thái độ trì hoản, chậm trả nợ gốc lãi mặc dù vẫn có khả năng trả.

Hoạt động cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở của Ngân hàng Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với cá ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đặc biệt là môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh có quy mô hoạt động lớn. Các ngân hàng đó có sản phẩm vô cùng đa dạng, phong phú, môi trường làm việc năng động, đội ngũ nhân viên trẻ đẹp, linh hoạt trong công việc.

III. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chửa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

Những năm qua, Ngân hàng Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đã góp phần không nhỏ trong việc giúp các cá nhân vay vốn để xây dựng và sửa chữa nhà ở để yên tâm lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sông ngày càng văn minh, hiện đại. Thế nhưng, để có thể tiếp tục phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng phong phú, phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, “buộc” chi nhánh phải áp dụng cho vay mua nhà; xây dựng, và sửa chữa nhà ở là vô cùng cần thiết.

1. Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

- Ngân hàng cần phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, nhất là các chủ trương có liên quan đến việc cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà ở.

- Thủ tục giấy tờ cần đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng.

- Thái độ giao tiếp của nhân viên với khách hàng phải luôn vui vẻ, ân cần, lịch sự nhằm tạo cho khách hàng thấy được sự tôn trọng đối với họ.

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể, rõ ràng về phương thức cũng như điều kiện vay vốn làm nhà. Nếu NH đồng ý cho vay thì thời gian xử lý nghiệp vụ cần nhanh chóng, đầy đủ, chính xác tạo cho khách hàng sự thoải mái, thuận tiện khi đến vay.

- Cần chú ý đến công tác quảng cáo, tiếp thị để khách hàng thấy được mặt tích cực của việc vay vốn xây dựng phát triển nhà ở, ngoài cho vay làm nhà, Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng còn cho vay đối tượng khác như: Cho vay tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình...

Thường xuyên tổ chức các cuộc họp hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được những nhu cầu vốn, những định hướng trong tương lai để chi nhánh có kế hoach kịp thời hoặc có những sản phẩm, dịch vụ đón đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế hiện nay.

- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác tín dụng.

- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.

- Không tập trung vốn vào một ngành kinh tế hay vào một số khách hàng mà phải phân tán cho nhiều đối tượng khách hàng.

- Ngân hàng cần chú trụng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ trong từng đơn vị cơ sở trực thuộc để phát hiện kịp thời các tồn tại, thiếu sót, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng.

- Giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ trong việc thẩm định, quyết định cho vay, kiểm soát món vay. Trong đó yếu tố đạo đức của CBTD, cán bộ thẩm định phải được đặc biệt chú trọng để tránh rủi ro tín dụng.

- CBTD phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cung cấp sai lệch thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của họ đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ Ngân hàng; giá trị tài sản thế chấp, cầm cố vay nợ bị giảm không còn đủ để đảm bảo nợ vay mà bên vay không có các biện pháp đảm bảo tiền vay khác để thay thế thì phải lập tức đình chỉ giải ngân và thu hồi nợ vay trước hạn.

- Chỉ đạo tổ xử lý thu hồi nợ quá hạn, tiến hành đánh giá, phân loại tình trạng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn có vấn đề hay khó thu hồi và tiến hành họp tổ xử lý thu hồi nợ để kiểm điểm trách nhiệm đã để xảy ra nợ quá hạn có vấn đề, nợ quá hạn khó thu hồi. Khi cần thiết cần tạm ngưng nghiệp vụ đối với CBTD trực tiếp gây ra nợ quá hạn quá lớn để tập trung thu hồi nợ vay.

2. Giãi pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

Để hoạt động cho vay tốt đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, nhưng vấn đề ở đây là nguồn vốn Ngân hàng lấy từ đâu? Vốn tự có, vốn huy động hay vay từ các tổ chức tín dụng khác? Nếu vốn tự có thì chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của các thành phần kinh tế, còn nếu vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác thì lãi suất sẽ cao và không như mong muốn, do vậy chỉ có vốn huy động là yếu tố rất cần thiết đối với các Ngân hàng. Nếu Ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn không những mở rộng được công tác cho vay, tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng ngày càng nhiều lợi nhuận. Riêng đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng thì sẽ mở rộng được hoạt động cho vay và tiết kiệm được chi phí vốn điều hoà từ Hội sở. Để tăng trưởng nguồn vốn huy động cần thực hiện một số biện pháp:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Phát triển các dịch vụ mới như: phát hành thẻ thanh toán, trang bị thêm máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machiner)…

- Áp dụng chế độ lãi suất linh hoạt và phù hợp cho từng thời kỳ, nghiên cứu và nắm bắt kịp thời tính hiệu quả của thị trường.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đề đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay mua nhà; xây dựng và sửa chữa nhà tại NHTM công thương chi nhánh Đà nẵng (2).doc (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w