hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh phân bón sông lam

74 306 1
hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh phân bón sông lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG ****** CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN SÔNG LAM Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hữu quy Sinh viên : Nguyễn Thị Lĩnh Lớp : KTKT2 Mã số sinh viên : 11C4010053 Nha Trang, THÁNG 11/2013 LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian hơn một năm học hoàn chỉnh hệ đại học tại trường Đại học Thái Bình Dương, tuy thời gian không dài nhưng đã giúp cho em hoàn thiện hơn những kiến thức chuyên môn rất cần thiết cho công việc trong tương lai. Chính vì thế em sẽ luôn cố gắng, nỗ lực bản than để hoàn thành tốt công việc như Thầy Cô đã hằng mong ở chúng em. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy Cô đang công tác tại khoa Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Thái Bình Dương đã truyền đạt những kiến thức, cũng như kinh nghiệm quý báu cần thiết và bổ ích cho em trong suốt thời gian theo học tại trường. Bên cạnh đó với long nhiệt huyết và tận tâm giảng dạy đã giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến ThS. Nguyễn Hữu Quy, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn em về đề tài này. Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn rất chi tiết, đóng góp ý kiến và sẵn sang giải đáp mọi thắc mắc giúp cho bài chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thành. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ công nhân viên của phòng kế toán Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam tại nơi em làm việc. Mặc dù luôn bận rộn với công việc nhưng các Anh Chị đã dành thời gian quý báu để hướng dẫn tận tình và cung cấp cho em những thông tin, kinh nghiệm giúp em bổ sung thêm kiến thức của mình ngày một hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn đến tất cả Quý Thầy Cô trường Đại học Thái Bình Dương và Ban lãnh đạo cùng các Anh Chị phòng kế toán của Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của bài chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin gửi đến Quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo cùng các Anh Chị phòng kế toán của Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam lời chúc sức khỏe, luôn gặp được nhiều may mắn và thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn. Nha Trang, ngày 01 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lĩnh NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập) TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2014 Nhận xét của người hướng dẫn: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại Học Thái Bình Dương Độc lập_Tự do_Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Quy Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Lĩnh 1.Thái độ học tập:………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… 2.Hình thức:…………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 3.Nội dung:…………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 4.Điểm tổng cộng:………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… Nha Trang, ngày… tháng ….năm 2014 Người hướng dẫn Nguyễn Hữu Quy MỤC LỤC Trang Bìa Phụ bìa Lời cám ơn Nhận xét của cơ quan thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1 1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Đặc điểm 1 1.1.3 Phân loại 1 1.2 Đánh giá nguyên vật liệu 2 1.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu 2 1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu 3 1.2.2.1 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho 3 1.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho 4 1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 5 1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 5 1.3.1.1 Chứng từ 5 1.3.1.2 Sổ kế toán sử dụng 6 1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 6 1.3.2.1 Phương pháp thẻ song song 6 1.3.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 7 1.3.2.3 Phương pháp sổ số dư 8 1.4 Kế toán tổng hợp nhập xuất kho nguyên vật liệu 9 1.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên 9 1.4.1.1 Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên 9 1.4.1.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng 9 1.4.1.3 Phương pháp hạch toán theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT 12 1.4.1.4 Phương pháp hạch toán tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 15 1.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 16 1.4.2.1 Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ 16 1.4.2.2 Tài khoản sử dụng 17 1.4.2.3 Phương pháp hạch toán 17 1.5 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 19 1.5.1 Tài khoản sử dụng 19 1.5.2 Phương pháp hạch toán 20 Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam 21 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam 21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 21 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 21 2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 23 2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty 25 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 25 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 25 2.1.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 29 2.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán tại Công ty 29 2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam 30 2.2.1 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty 30 2.2.1.1 Phân loại 30 2.2.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty 31 2.2.2 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 34 2.2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 34 2.2.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 40 Kết luận Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Tài liệu tham khảo BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT: 1. NVL :Ngun vật liệu 2. NKC :Nhật ký chung 3.QLSX :Quản lý sản xuất 4. SX :Sản xuất 5. N-X-T :Nhập xuất tồn 8. TK :Tài khoản 9. HĐ :Hóa đơn 10.GTGT :Giá trị gia tăng 11.T.tiền :Thành tiền 12.CĐKT :Cân đối kế tốn 13.PNK :Phiếu nhập kho 14.VT :Vật tư DANH MỤC CÁC BẢNG/ SƠ ĐỒ/ HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG/ SƠ ĐỒ/HÌNH (nếu có) Ghi chú: - Chữ số đầu tiên chỉ tên chương. - Chữ số thứ hai chỉ thứ tự bảng trong chương. Lưu ý: Các Bảng biểu, sơ đồ, hình đều có ghi chú, ví dụ: Bảng 1.1: Bảng cân đối tài khoản (Đặt trên Bảng) Nguồn: Trích Báo cáo tài chính 2010 Cty ABC (Đặt cuối Bảng) LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với trình độ ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội. Để có thể hoạt động quản lý kinh doanh thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức cơ quan, đơn vị nào. Đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra các quyết định kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn và thương trường là chiến trường, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh… đã làm cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải luôn chú trọng tới yếu tố giảm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất, khoản mục chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Do đó, quản lý khoản mục chi phí nguyên vật liệu góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận luôn được các doanh nghiêp quan tâm. Một trong những biện pháp tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm là giảm tối đa chi phí về nguyên vật liệu. Để vừa giảm chi phí về nguyên vật liệu vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty luôn phải thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến khâu bảo quản và sử dụng. Công cụ đắc lực nhất phục vụ cho quá trình trên là công tác tổ chức hạch toán khoa học, hợp lý sẽ đưa ra được những thông tin kinh tế kịp thời, chính xác giúp cho bộ phận quản lý có những quyết định đúng đắn, nhanh chóng phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ vấn đề lý luận và yêu cầu thực tiễn đặt ra cùng với sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích vận dụng lý luận để tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu trong đơn vị sản xuất, tìm ra những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu, để từ đó rút ra kinh nghiệm học tập và đề xuất một số ý kiến với mong muốn hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam. Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm ba chương: Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam. Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam. Vì thời gian tìm hiểu còn hạn chế và kiến thức trình độ chuyên môn chưa sâu nên việc nghiên cứu và xây dựng đề tài này sẽ không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của Quý Thầy Cô để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1. 1. Khái niệm – đặc điểm – phân loại nguyên vật liệu 1.1.1 Khái niệm Nguyên vật liệu là những tài sản thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất. 1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm của nguyên vật liệu: tham gia vào một chu kỳ sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra. 1.1.3 Phân loại - Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu được chia làm các loại như sau: + Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. + Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại tư liệu lao động, phục vụ cho công việc lao động của công nhân. + Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất (nấu luyện, sấy ủi, hấp…) + Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn. [...]... kế toán, trừ vào mục hàng tồn kho, nhằm thể hiện hàng tồn kho theo giá trị thuần tại thời điểm lập báo cáo tài chính 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN SÔNG LAM 2 1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty * Sơ lược về CÔNG TY TNHH PHÂN... các chất điều hòa sinh trưởng thực vật Kích thích rễ, kích thích tăng trưởng chồi, hoa - NAA (Naphtalen acetic acid) - Nitrophenol Đóng bao Kiểm tra chất lượng Xuất xưởng 27 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty a Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế toán toán toán toán toán toán toán tổng tiền côn mua bán kho thuế... thành lập Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam Ngày 02 tháng 08 năm 2005 Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam chính thức được sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM – Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh số 4102032168 do Ông Phan Xuân Thanh làm Giám đốc đại diện Vì thế có thể nói Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam được thành lập dưới sự thừa kế Trung tâm triển khai các công nghệ thích hợp (CATED) - Công ty Xuất Nhập... Phân Bón Sông Lam 333 (Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) - Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam - Chi nhánh Cam Ranh (Thôn Vĩnh Đông, Xã Cam An Nam, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa) - Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam - Chi nhánh Đắk Lắk (Thôn 1, Xã EaPil, Huyện M’Đrắk, Tỉnh Đắk Lắk) * Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ sinh học tại. .. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Bảng phân bổ vật liệu sử dụng -… 1.3.1.2 Sổ kế toán sử dụng - Thẻ kho - Sổ chi tiết nguyên vật liệu Ngoài các sổ chi tiết dùng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu như các loại sổ đã kể trên thì trong phần thực hành kế toán nguyên vật liệu còn liên quan đến một số sổ chi tiết khác cho dù doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kế toán nào... liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) b Kế toán các trường hợp giảm nguyên vật liệu - Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ các TK 623, 627, 641, 642, Có TK 152 - Nguyên vật liệu - Đối với nguyên vật liệu đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: + Khi xuất nguyên. .. định là nguyên vật liệu được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá của lô nguyên vật liệu 5 nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị nguyên vật liệu tồn kho được tính theo giá của nguyên vật liệu nhập... ký kết TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: theo dõi giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất Trị giá nguyên vật liệu không dùng hết nhập lại kho, trị giá phế liệu thu hồi Và một số tài khoản có liên quan khác như: 111, 112, 141, 627, 642, 133 1.4.1.3 Phương pháp hạch toán theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT a Kế toán các trường hợp tăng nguyên vật liệu - Khi mua nguyên vật liệu. .. loại vật liệu khác: gồm các vật liệu không thuộc những loại vật liệu đã nêu trên như bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất và thanh lý tài sản - Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu thì được chia thành các loại sau: + Nguyên vật liệu mua ngoài + Nguyên vật liệu tự sản xuất + Nguyên vật liệu có từ nguồn khác (được cấp, biếu tặng, nhận góp vốn…) 1 2 Đánh giá nguyên. .. nhóm, thứ nguyên vật liệu TK 152 Nguyên vật liệu TK 1521 – Nguyên vật liệu chính TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ TK 1523 – Nhiên liệu TK 1524 – Phụ tùng thay thế TK 1525 – Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản 13 TK 1526 – Vật liệu khác Ngoài ra còn có các tài khoản khác: TK 331 “Phải trả người bán”: phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp về khoản nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch . trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam. Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty. Bón Sông Lam 30 2.2.1 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty 30 2.2.1.1 Phân loại 30 2.2.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty 31 2.2.2 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Công. “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam làm chuyên đề tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích vận dụng lý luận để tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vật

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

  • HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

  • KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

  • TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN SÔNG LAM

    • LỜI CẢM ƠN

      • CHƯƠNG 1

      • CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN

      • NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

      • 1. 2. Đánh giá nguyên vật liệu

        • 2. 1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Phân Bón Sông Lam

        • 2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán tại Công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan