Dự phịng giảm giá nguyên vật liệu là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm nay phần giá trị cĩ khả năng bị giảm xuống thấp hơn so với giá gốc của nguyên vật liệu. Mục đích của việc lập dự phịng giảm giá nguyên vật liệu là thể hiện giá trị thuần của nguyên vật liệu trên báo cáo tài chính, đồng thời cũng là nhằm bảo tồn vốn kinh doanh.
Theo VAS-02 “Hàng tồn kho”, cuối kỳ kế tốn năm, khi giá trị thuần cĩ thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phịng phải được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng. Việc ước tính giá trị thuần cĩ thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện cĩ ở thời điểm ước tính.
Đối với nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm thì khơng được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng gĩp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn tổng chi phí sản xuất của sản phẩm. Khi cĩ sự giảm giá của nguyên vật liệu mà tổng chi phí sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần cĩ thể thực hiện được thì nguyên vật liệu tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng giá trị thuần cĩ thể thực hiện được của chúng.
Bản chất của khoản dự phịng giảm giá là khoản lỗ nhận thấy trước, do đĩ khi lập dự phịng, kế tốn ghi tăng chi phí. Cuối năm kế tốn tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần cĩ thể thực hiện được của hàng tồn kho, nếu khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phịng đã lập ở cuối kỳ kế tốn năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hồn nhập và ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong năm. Nếu khoản dự phịng phải lập cao hơn khoản dự phịng đã lập ở cuối năm trước thì phải trích lập thêm cho đủ số cần phải cĩ.
1.5.1. Tài khoản sử dụng
Kế tốn sử dụng tài khoản 159 “Dự phịng giảm giá hàng tồn kho”: phản ánh các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho được trích lập và hồn nhập của doanh nghiệp.
Bên Nợ: giá trị khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho được hồn nhập.
Bên Cĩ: giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Số dư bên Cĩ: giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho.
Và TK 632 “Giá vốn hàng bán” được chi tiết cho khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho.
1.5.2. Phương pháp hạch tốn
- Trường hợp khoản trích lập dự phịng cuối niên độ trước nhỏ hơn khoản cần trích tại thời điểm cuối niên độ này, thì phải trích lập thêm, ghi:
Nợ TK 632 - Mức trích lập thêm Cĩ TK 159
- Ngược lại, nếu số cần trích lập lớn hơn số đã trích lập, kế tốn chỉ phải hồn nhập phần chênh lệch để ghi giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 159 - Phần chênh lệch Cĩ TK 632
Kế tốn dùng tài khoản 159 “Dự phịng giảm giá hàng tồn kho” để phản ánh số điều chỉnh giảm cho hàng tồn kho. Số dư cĩ của tài khoản này sẽ đem lên bảng cân đối kế tốn, trừ vào mục hàng tồn kho, nhằm thể hiện hàng tồn kho theo giá trị thuần tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CƠNG TY TNHH PHÂN BĨN SƠNG LAM