1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp tìm hiểu về công nghệ reforming

52 692 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng cao về kinh tế và nhu cầu xã hội, nguyên liệu cho công nghệ lọc dầu cũng thay đổi về chất lượng, đồng thời sản phẩm lọc dầu cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về an toàn, sức khoẻ và môi trường. Các sản phẩm từ công nghệ lọc dầu cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau cũng như đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là nhiên liệu góp phần duy trì an ninh năng lượng quốc gia. Điều đó khiến ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí không ngừng phát triển.Xăng dầu là một loại hàng hóa chiến lược cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gialà nhiên liệu cho nền kinh tế cho nên Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến công nghệ lọc dầu rất sớm ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ tsau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.Từ sau năm 1900, ô tô ra đời đã thúc đẩy việc sản xuất xăng từ nhà máy lọc dầu. Lúc đó xăng chủ yếu chỉ lấy ra từ chưng cất trực tiếp. Đến năm 1912 thì chưng cất xăng trực tiếp không còn thỏa mãn với chung cầu về xăng ngày một tăng cao. Mặt khác xăng loại này chứa một lượng đáng kể khí “ướt” C1C4 làm cho độ bay hơi của xăng tăng và khả năng chống kích nổ không cao (thể hiện qua chỉ số Octan chỉ xấp xỉ 60). Từ đó các nhà lọc dầu nghiên cứu và phát triển một loạt quá trình chế biến dầu nhằm sản xuất ra xăng có chất lượngcao hơn. Về cơ bản xăng thương phẩm ngày nay được pha trộn từ các sản phẩm của quá trình sau: xăng chưng cất trực tiếp từ dầu thô, xăng từ cracking nhiệt và cracking xúc tác, xăng reforming, xăng isome hóa, xăng alkyl hóa, Hydrocracking và polime hóa . Ngày nay việc sử dụng các động cơ có hệ số nén cao đòi hỏi chất lượng nhiên liệu đặc biệt là chỉ số Octan cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, người ta pha trộn vào xăng các phụ gia hoặc tăng cường các hợp phần hydrocacbon cho chỉ số octan cao. Tuy nhiên do việc sử dụng phụ gia để tăng chỉ số Octan đang có nhiều vấn đề kèm theo như ảnh hưởng của phụ gia đó tới môi trường, con người...vì vậy hiện nay,d dể tăng chỉ số octan thì xăng reforming đang chiếm cao hơn cả.Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công nghệ reforming, em đã thực hiện đề tài tìm hiểu về công nghệ reforming của nhà máy lọc dầu.Em xin cảm ơn các thầy Công Ngọc Thắng đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên với sự hạn chế về kiến thức, không tránh khỏi thiếu sót, em xin các thầy cô và các bạn giúp em hoàn thiện hơn về đồ án này.

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất, các thầy cô giáo trong khoa Dầu Khí nói chung, và các thầy cô trong bộ môn Lọc - Hóa Dầu nói riêng, đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện trong ngôi trường ĐH Mỏ Địa Chất thân yêu. Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - ……………………. đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè đã bên cạnh động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án cũng như trong quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 9 năm 2014 Sinh viên thực hiện 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng cao về kinh tế và nhu cầu xã hội, nguyên liệu cho công nghệ lọc dầu cũng thay đổi về chất lượng, đồng thời sản phẩm lọc dầu cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về an toàn, sức khoẻ và môi trường. Các sản phẩm từ công nghệ lọc dầu cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau cũng như đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là nhiên liệu góp phần duy trì an ninh năng lượng quốc gia. Điều đó khiến ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí không ngừng phát triển. Xăng dầu là một loại hàng hóa chiến lược cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gia là nhiên liệu cho nền kinh tế cho nên Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến công nghệ lọc dầu rất sớm ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ tsau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Từ sau năm 1900, ô tô ra đời đã thúc đẩy việc sản xuất xăng từ nhà máy lọc dầu. Lúc đó xăng chủ yếu chỉ lấy ra từ chưng cất trực tiếp. Đến năm 1912 thì chưng cất xăng trực tiếp không còn thỏa mãn với chung cầu về xăng ngày một tăng cao. Mặt khác xăng loại này chứa một lượng đáng kể khí “ướt” C 1 -C 4 làm cho độ bay hơi của xăng tăng và khả năng chống kích nổ không cao (thể hiện qua chỉ số Octan chỉ xấp xỉ 60). Từ đó các nhà lọc dầu nghiên cứu và phát triển một loạt quá trình chế biến dầu nhằm sản xuất ra xăng có chất lượng cao hơn. Về cơ bản xăng thương phẩm ngày nay được pha trộn từ các sản phẩm của quá trình sau: xăng chưng cất trực tiếp từ dầu thô, xăng từ cracking nhiệt và cracking xúc tác, xăng reforming, xăng isome hóa, xăng alkyl hóa, Hydrocracking và polime hóa . Ngày nay việc sử dụng các động cơ có hệ số nén cao đòi hỏi chất lượng nhiên liệu đặc biệt là chỉ số Octan cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, người ta pha trộn vào xăng các phụ gia hoặc tăng cường các hợp phần hydrocacbon cho chỉ số octan cao. Tuy nhiên do việc sử dụng phụ gia để tăng chỉ số Octan đang có nhiều vấn đề kèm theo như ảnh hưởng của phụ gia đó tới môi trường, con người vì vậy hiện nay,d dể tăng chỉ số octan thì xăng reforming đang chiếm cao hơn cả. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công nghệ reforming, em đã thực hiện đề tài tìm hiểu về công nghệ reforming của nhà máy lọc dầu. Em xin cảm ơn các thầy Công Ngọc Thắng đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên với sự hạn chế về kiến thức, không tránh khỏi thiếu sót, em xin các thầy cô và các bạn giúp em hoàn thiện hơn về đồ án này. 2 B) NỘI DUNG: 1. Tình hình xăng reforming Hiện nay, người ta có xu hướng lựa chọn phương án tăng các hợp phần pha chế từ các quá trình chế biến sâu như cracking, reforming, đồng phân hóa các hợp phần này cho chỉ số octan cao hơn nhiều so với xăng từ chưng cất trực tiếp mà lại ít gây ô nhiễm môi trường. Xăng pha trộn nhằm mục đích đạt được những chỉ tiêu quan trọng sau: - Chỉ số Octan: là một đơn vị đo quy ước đùng để đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu, được đo bằng phần trăm thẻ tích của izo-octan (2,2,2- trimetylpentan C 8 H 18 ) trong hỡn hợp chuẩn với n-heptan (n-C 7 H 16 ) tương đương với khả năng chống kích nổ của nhiên liệu ở điều kiện tiêu chuẩn. sử dụng thang chia từ 0-100, trong đó n-heptan có trị số octan bằng không và iso-octan được quy ước bằng 100, có khả năng chống kích nổ tốt. - Áp suất hơi bão hòa (RVP-Reid Vapor Pressure): đo áp suất hơi của các hydrocacbon, cần thiết cho sự khỏi động của động cơ. - Độ độc hại: đo các hợp phần độc hại có trong xăng. Các nhà máy lọc dầu thường chú ý đến hàm lượng benzen, olefin, lưu huỳnh. Chỉ số Octan là đại lượng được quan tâm hơn cả và thường được lựa chọn để đánh giá và điều chỉnh chất lượng xăng. Tùy vào chỉ số octan mà người ta có thể chia xăng thành xăng thường(regular) hoặc xăng chất lượng cao (premium). Ở nhiều nước, các phương tiện vận tải lựa chọn mức chất lượng xăng theo chì. Trong một nhà máy lọc dầu, xăng reformat thông thường chiếm lượng lớn. Đòng thời nó còn có chỉ số Octan cao (đạt tới 98-102), ngoài ra còn thu được khí hydro phục vụ cho các phân xưởng khác. Thành phần xăng thông dụng hiện nay trên thế giới thường chứa: - Xăng cracking xúc tác 35%. - Xăng reforming : 30% - Xăng alkyl hóa: 20% - Xăng isomer hóa: 5% Từ trên cho ta thấy xăng refroming đứng thứ 2 trong xăng thương phẩm, chỉ sau xăng cracking. Thậm chí ở một số khu vực như Mỹ, Tây Au,xăng reforming có phần vượt trội. 3 Hình 1: Phân bố thành phần xăng thương mại Mỹ [1] Hình 2: Phân bố thành phần xăng thương mại ở Châu Âu [1] Do đó vị trí của phân xưởng reforming là rất quan trọng trong nhà máy lọc đầu, nó còn được gọi là xương sống của nhà máy lọc dầu. 2. Lịch sử phát triển của quá trình reforming: 4 Quy luật lịch sử cho thấy rằng mỗi khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì nó cần có thời gian để thích nghi và phát triển và không phải bao giờ cũng có được kết quả tốt nhất. Quá trình reforming cũng không nằm ngoài quy luật đó. Một trong những vấn đề có tính then chốt trong reforming đó là chất xúc tác. Có thể nói rằng chính sự phát triển của xúc tác hay nói đúng hơn là việc chế tạo ra chất xúc tác mới tốt hơn đã thúc đẩy sự phát triển của quá trình reforming xúc tác. Bên cạnh đó không thể kể tới sự cải tiến về mặt công nghệ của quá trình, năm 1939 ở Mỹ người ta đã giới thiệu một công nghệ reforming xúc tác để sản xuất xăng có trị số octan cao và sản xuất toluen cho công nghiệp thuốc nổ (từ toluen người ta sản xuất ra TNT). Chất xúc tác khi đó được sử dụng là Molydena/Alumina (Mo/Al 2 O 3 ). Lớp xúc tác ở dạng cố định, áp suất của hydro khá cao. Công nghệ đó nhanh chóng cải tiến thành lớp xúc tác chuyển động và giả sối. Tuy nhiên chất xúc tác dễ dàng bị cốc hóa một cách nhanh chóng và đòi hỏi cần phải tái sinh thường xuyên. Ngoài ra công nghệ này không cho phép người ta đạt được kết quả mong muốn cho tới khi chế tạo được xúc tác lưỡng chức năng trên cơ sở Platin (pt/Al 2 O 3 ) vào 1949. Từ năm 1953-1967 người ta dùng xúc tác Pt/Al 2 O 3 đã được axit hóa nhẹ bằng clo hoặc flo. Năm 1957 xuất hiện hợp chất xúc tác mới là Pt-Re/Al 2 O 3 , một chất xúc tác đa kim loại đã đánh dấu một bước phát triển mới cho quá trình reforming xúc tác. Vì cả kim loại và oxyt đều đóng vai trò tâm hoạt tính. Song song với việc cải tiến chất xúc tác thì việc cải tiến công nghệ cũng được xúc tiến. Từ chế độ bán tái sinh tới tái sinh liên tục và tái sinh tuần hoàn. Sau đây là trình tự cải tiến của xúc tác và công nghệ: Bảng 1: Trình tự cải tiến xúc tác và công nghệ [1] Năm Trình tự cải tiến xúc tác và công nghệ 1939 Quá trình reforming xúc tác với xúc tác Molypden, lớp xúc tác cố định 1949 Phát triển chất xúc tác trên cơ sở Platin 1950 Nhiều quá trình reforming xúc tác trên cơ sở phát triển xúc tác. 1960 Phát triển xúc tác đa kim loại 1970 Quá trình reforming xúc tác, tái sinh xúc tác liên tục ra đời 1980 Xuất hiện quá trình reforming xúc tác sản xuất hydrocacbon thơm 1990 Xuất hiện quá trình reforming xúc tác mới (new reforming) Bảng 2: Các hãng đi đầu trong công nghệ reforming [1] 5 3. Mục đích của quá trình reforming Reforming là một trong những quá trình quan trọng trong nhà máy chế biến dầu mỏ, nó nhằm: - Sản xuất xăng có trị số octan cao (không cần pha chì) - Sản xuất hydrocacbon thơm (benzen, toluen) - Thu khí H 2 (là nguồn thu H 2 nhiều và rẻ hơn 10 đến 15 lần so với phương pháp khác). Vì H 2 được ứng dụng trong nhiều quá trình làm sạch sản phẩm dầu mỏ, chế biến dầu, trong các quá trình khác của công nghiệp hóa học. Trong các mục đích trên thfi việc tăng trị số octan để tăng xawngc ó chất lượng tốt là vô cùng quan trọng. Có thể minhhoaj bằng ví dụ, khi tăng trị số octan của xăng từ 66 lên 88 thì chi phí xăng cho một năm giảm đi 22%. 4. Cơ sở hóa học của quá trình: 4.1 các nhóm phản ứng  Nhóm phản ứng dehydro hóa 1.Phản ứng dehydro hóa xycloankan tạo hydrocacbon thơm: 6 Đây là phản ứng chính của quá trình reforming. Ở 500 o C, năng lượng để tạo benzen là 51,6kcal/mol, còn để tạo xyclohexan là 72,1kcal/mol. Vì vậy ở 500 o C chỉ tạo benzen. Nếu tăng nhiệt độ, giảm áp suất, hàm lượng hydrocacbon thơm sẽ tăng lên. 2.Dehydro hóa dẫn xuất vòng 5 cạnh (xyclopentan) thành hydrocacbon thơn: 3.dehydro hóa parafin tạp olefin: 4.Dehydro hóa đóng vòng parafin hoặc olefin tạo hydrocacbon thơm:  Nhóm phản ứng isome hóa: Nhóm phản ứng biến đổi hydrocacbon mạch thẳng thành mạch nhánh bao gồm: -Isome hóa n-parafin thành iso-parafin: - Hydro isome hóa: 7 - Iso me hóa alkyl xyclopentan thành xyclohexan  Nhóm phản ứng hydrocracking Đây là nhóm phản ứng không mong muốn của quá trình reforming, các hydrocacbon có trong phân đoạn bị gãy mạch và tạo thành các hydrocacbon no, có số cacbon nhỏ hơn: ở các điều kiện nhất định có thể xảy ra quá trình cracking.  Nhóm phản ứng tách các nguyên tố dị thể Nếu trong nguyên liệu có các chất chứa S, N, O sẽ xảy ra phản ứng tách các nguyên tố dị thể đó ra khỏi phân đoạn. - Hydrodenitơ hóa: - Hydrodesunfua hóa (tách lưu huỳnh): - Tách oxy: 4.2 Nhiệt động học của phản ứng và điều kiện phản ứng: 8 Xét thông số nhiệt động học của một số phản ứng quan trọng trong qúa trình reforming xúc tác qua các phản ứng của hydrocacbon C 6. Bảng 3: các thông số nhiệt động học các phản ứng hydrocacbon C 6 Phản ứng Kp [500 o C] ∆H [Kcal/mol] Cyclohexan → C 6 H 6 + 3H 2 Metyl cyclo pentan → Cyclohexan n - hexan → C 6 H 6 + 4H 2 n - hexan → Hexen - 1 + H 2 n - hexan → 2 - metyl pentan 6.10 5 0,086 0,78.10 5 1,1 0,037 52,8 - 3,8 63,8 - 1,4 31,0 Các số liệu nhiệt động học cho thấy tại cân bằng cyclo hexan chuyển hóa thành aromatic ở áp suất của hydro và chỉ một lượng nhỏ olefin tồn tại với parafin. Những phản ứng chính của reforming là thu nhiệt. Phản ứng isomehoá là trung hòa nhiệt trong khi phản ứng hydro cracking toả nhiệt , các số liệu cũng cho thấy hiệu ứng nhiệt của phản ứng phụ thuộc chính vào nồng độ xyclonapatran trong nguyên liệu vì nó hấp thụ nhiệt mạnh nhất, vì nhiệt của phản ứng được lấy từ hỗn hợp nguyên liệu và khi nén nhiệt độ của hỗn hợp này giảm. Phản ứng dehydro tạo vòng của parafin và phản ứng dehydro hóa của naphtan là những phản ứng chính làm tăng trị số octan. Cân bằng nhiệt động của những phản ứng này dịch chuyển về phía sản phẩm phản ứng khi áp suất riêng phần của hydro thấp và nhiệt độ phản ứng cao (500 o C).Tuy nhiên điều kiện này thích hợp để tạo thành cốc và sự tạo cốc chỉ có thể ngăn chặn bằng cách thực hiện phản ứng trong môi trường hydro, nếu áp suất hydro càng cao, sự lắng đọng cốc trên bề mặt xúc tác càng ít. Việc tăng áp suất hydro cũng không làm chậm phản ứng hydro hóa tạo ra aromatic. Vậy quá trình reforming xúc tác phải được thực hiện dưới áp suất cao và hydro sản phẩm được hoàn lại vùng phản ứng . Phản ứng hydrocracking thích hợp ở nhiệt độ và áp suất riêng phần của hydro cao, phản ứng này thường không mong muốn trong quá trình reforming vì chúng tiêu thụ hydro và tạo ra hydrocacbon pha lỏng. (Hình 3) minh họa sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng vào áp suất phản ứng tại những trị số octan khác nhau. 60 70 80 90 100 9 0 1 2 3 4 5 Áp suất thiết bị → Hiệu suất phản ứng ->100% RON85 RON95 RON102 RON104 Hình 3: Hiệu suất phản ứng và áp suất tại những trị số octan khác nhau. Tại áp suất cao cho trước, trị số octan có thể được tăng khi tăng nhiệt độ mặc dù điều này gây ra sự mất mát hiệu suất do phản ứng hydrocracking tăng lên. Như vậy quá trình thường được thực hiện ở áp suất thấp để đạt được hiệu suất pha lỏng tăng lên. Tuy nhiên, áp suất riêng phần của hydro phải đủ cao để tránh sự tạo thành những hợp chất không no có khả năng bị polime hóa tạo thành cốc. Trong thực tế, quá trình có thể được tiến hành trong khoảng nhiệt độ 455 ÷ 510 o C và áp suất 6,5 ÷ 50 atm. Điều kiện chỉ chuyển hóa một phần aromatic còn nếu thực hiện ở nhiệt độ cao hơn và áp suất khoảng 10 atm thì có thể chuyển hóa gần như hoàn toàn naphten thành aromatic tại cân bằng với những quá trình làm việc ở áp suất cao từ 34 ÷ 50 atm thì vận tốc phản ứng hydrocracking cao, mức độ chuyển hóa thành hợp chất thơm giảm (bảng 4), vận tốc phản ứng khử hoạt tính xúc tác và hiệu suất hydro thấp. Ngược lại, ở áp suất thấp (8,5 ÷ 20,5 atm) độ chuyển hoá các hợp chất thơm cao, 10 [...]... sản xuất công nghiệp Việc thay thế nhôm oxit bằng aluminosilicat vô định hình hoặc tinh thể zeolit cho đến nay, mặc dầu có những kết quả rất lý thú, vẫn chưa đem lại những thay đổi đáng kể về hiệu quả tổng thể của quá trình reforming trong công nghiệp lọc dầu Như sẽ thấy dưới đây, các xúc tác Pt mang trên zeolit L cũng được nghiên cứu nhiều trong các phòng thí nghiệm nhưng chưa có ứng dụng công nghiệp. .. liên kết C-C Theo các mục tiêu của quá trình reforming mà xét thì platin là nguyên tố có hoạt độ thơm hóa cao nhất và hoạt độ hidro phân thấp nhất trong số các kim loại chuyển tiếp Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà platin được xem là xúc tác thích hợp nhất cho quá trình reforming 5.3 Các yêu cầu đối với các xúc tác reforming Để có một xúc tác reforming tốt thì xúc tác đó cần có hoạt tính cao đối với... trước khi đưa vào reforming xúc tác đều phải được qua công đoạn xử lý bằng hydro hoá làm sạch để loại bỏ các hợp chất phi hydrocacbon , các hợp chất olefin ,diolefin và cả kim loại do nhiễm bẩn vào trong nguyên liệu reforming trong quá trình chế biến Các hợp chất phi hydrocacbon sẽ được loại ra ở dạng khí như NH 3, H2S Và H2O nhờ quá trình hydro hoá làm sạch Tuỳ thuộc vào chế độ công nghệ và nhất là... nguyên liệu: Cơ sở lý thuyết của quá trình hydro hóa làm sạch: Tất cả quá trình reforming xúc tác thường áp dụng một trong hai loại sơ đồ công nghệ, đó là tái sinh xúc tác gián đoạn và tái sinh xúc tác liên tục Nhưng dù áp dụng sơ đồ nào, nguyên liệu trước khi đưa vào quá trình reforming xúc tác cũng cần phải được qua công đoạn làm sạch hay xử lý bằng hydro (nhất là quá trình sử dụng xúc tác đa kim... với chì làm khử hoạt tính của xúc tác Hàm lượng asen trong nguyên liệu phải thấp hơn 30 phần tử 5 Xúc tác của quá trình reforming 5.1 Giới thiệu về chất xúc tác Phản ứng reforming Naphten là phản ứng loại hydro ở vòng no dễ xảy ra trên chất xúc tác kim loại Pt, Rh , còn phản ứng reforming parafin phải xảy ra theo 2 hoặc 3 giai đoạn kế tiếp nhau: loại hydro ở parafin, đóng vòng hydrocacbon đói thu được... ứng reforming Có thể tóm tắt các phản ứng chính của quá trình reforming như sau: 21 Naphten  aren + H2 n- C7  aren + H2 n- C7  i=0-C7 n- C6 benzene + H2 Năng lượng hoạt hóa của các phản ứng có các giá trị trong khoảng 20 đến 45 kcal/mol: EA=20kkcal/mol EA=25 kcal/mol EA= 45kcal/mol EA= 30kcal/mol 22 Hình 8: Sơ đồ cơ chế phản ứng reforming [2] Theo sơ đồ này ta thấy, từ n-hexan, sau quá trình reforming. .. mercaptan: 30 Hàm lượng của các tạp chất cần tách sẽ được khống chế bằng điều kiện công nghệ của quá trình 7.2 Sản phẩm thu Sản phẩm thu của quá trình reforming bao gồm xăng có trị số octan cao, các hydrocacbon thơm và khí H2, trong đó xăng có trị số octan cao là sản phẩm quan trọng nhất 7.2.1 Xăng có trị số octan cao Xăng reforming xúc tác là loại xăng quan trọng nhất vì nó có hàm lượng các hợp chất thơm... ra benzen còn là nguồn nguyên liệu để sản xúât rất nhiều hợp chất hóa học và là dung môi cho nhiều sản phẩm công nghiệp • Toluen: Thường thu được đồng thời với benzen trong quá trình hydro reforming và platforming Tuy nhiên sự dehydro hóa của naphten dễ dàng hơn benzen, lượng toluen thu được nhờ reforming rất lớn được ứng dụng chủ yếu là phần của xăng, của dung môi cho nhiều quá trình • Xylen: Thu được... parafin càng khó reforming nhưng cũng có thể đạt hiệu suất cao nếu tiến hành ở điều kiện thích hợp Nguyên liệu là xăng của quá trình cracking không tốt bằng xăng chưng cất trực tiếp vì hàm lượng olefin cao Tuy nhiên gần đây, do sự phát triển của quá trình làm sạch của sản phẩm dầu mỏ bằng hydro, các hợp chất olefin, các hợp chất chứa S, N, O trong nguyên liệu,vì vậy 24 các hệ thống reforming xúc tác... thế kỷ của xúc tác reforming, những cải tiến trong chức năng axit hầu như còn rất ít, trong khi chức năng của pha kim loại đã chứng kiến nhiều tiến bộ vượt bậc đem lại những thay đổi đáng kể trong công nghệ reforming xúc tác Nhom oxit mà chủ yếu là γ-Al2O3, được xúc tiến bởi các ion Cl-,cho đến nay vẫn giữ vị trí hàng đầu với tư cách là chất mang xúc tác Vai trò của chất mang không chỉ hạn chế bởi sự . chân thành cảm ơn thầy giáo - ……………………. đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè đã bên cạnh động viên và. ngành công nghiệp khác nhau cũng như đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là nhiên liệu góp phần duy trì an ninh năng lượng quốc gia. Điều đó khiến ngành công nghiệp khai. chế biến dầu, trong các quá trình khác của công nghiệp hóa học. Trong các mục đích trên thfi việc tăng trị số octan để tăng xawngc ó chất lượng tốt là vô cùng quan trọng. Có thể minhhoaj bằng

Ngày đăng: 19/12/2014, 15:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w