Trước đây, quá trình refroming xúc tác được thực hiện trong thiết bị với lớp xúc tác cố định. Công nghệ này cho năng suất thiết bị rất thấp, khi xúc tác bị mất hoạt tính ( do cốc tạo thành tích tụ trên bề mặt xúc tác) thì phải dừng phản ứng lại để tái sinh. Điều này đòi hỏi khi chế tạo xúc tác phải chú trọng đến nhiều thông số như: hoạt tính, thời gian làm việc, và như vậy sẽ không chọn được một xúc tác có hoạt tính cực đại.
Ngày này, quá trình refroming không ngừng được cải tiến, phát triển cả về xúc tác và công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng xăng.
Về xúc tác, xu hướng phát triển xúc tác đa kim loại, thêm các nguyên tố đất hiếm như Re vào để tăng độ phân tán của Pt, dẫn đến tăng trị số octan của xăng reforming.
Về công nghệ, chuyển sang công nghệ refroming với lớp xúc tác chuyển động có tái sinh lien tục xúc tác, điển hình là công nghệ của UOP. Với cách này, năng suất thiết bị đạt tối đa, xúc tác luôn được tái sinh nên đảm bảo hoạt tính trong suố quá trình phản ứng, xăng thu được có trị số octan rất cao. Mặt khác, với công nghệ và xúc tác ngày càng cải tiến của UOP, có thể thực hiện phản ứng reforming ở điều kiện áp suất
thấp 3,5-4 at mà vẫn tránh được tạo cốc. Áp suất thấp thì sự tạo hydrocacbon thơm sẽ nhiều hơn dẫn đến xăng có trị số octan sẽ cao hơn.
Từ năm 1990 rở lại đây người ta còn phát triển thêm công nghệ New Reforming với xúc tác zeolite, nhằm chuyển hóa các parafin và olefin nhẹ thành hydrocacbon thơm, là các cấu tử cao octan và nguyên liệu cho tổng hợp hóa dầu. Tất cả các tiến bộ trên đã tạo cơ sở thúc đẩy nền công nghiệp dầu khí phát triển ngày càng mạnh mẽ.