Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu của chi nhánh Hà Nội, thuộc công ty CTCP XNK v XD công trình Trannimexco
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Danh mục bảng và hình 5
Chương I: Khái quát chung về Công ty CP XNK & XD công trình TRANIMEXCO và chi nhánh công ty tại Hà Nội 6
I Giới thiệu chung về công ty CP XNK & XD công trình TRANIMEXCO & chi nhánh công ty tại Hà Nội 6
1 Giới thiệu 6
2 Quá trình hình thành và phát triển 7
3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 9
4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội 10
II Đặc điểm kinh doanh của Công ty TRANIMEXCO 13
1 Đặc điểm về vốn 13
2 Đặc điểm về mặt hàng xuất khẩu 14
3 Đặc điểm về thị trường xuất khẩu 15
4 Đặc điểm về phương thức kinh doanh xuất khẩu 15
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở chi nhánh công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội 16
I Cách thức tiến hành hoạt động xuất khẩu 16
1 Công tác tạo nguồn hàng và thu gom hàng xuất khẩu 16
2 Công tác giao hàng 17
3 Hoạt động thanh toán 18
II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại chi nhánh 19
1 Kết quả kinh doanh nói chung 19
2 Xuất khẩu 20
2.1 Kim ngạch xuất khẩu 20
2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 21
Trang 22.3 Thị trường xuất khẩu 22
3 Đánh giá chung 24
3.1 Những ưu điểm 24
3.2 Những nhược điểm 26
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở chi nhánh Công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội 28
I Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu của chi nhánh Công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội 28
1 Phương hướng phát triển 28
2 Mục tiêu phát triển 28
II Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK của chi nhánh Công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội 29
1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường, thu gom tạo nguồn hàng xuất khẩu 29
2 Hoàn thiện công tác chào hàng và quảng cáo giới thiệu sản phẩm 33
3 Nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ công nhân viên 35
4 Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh 36
5 Một số biện pháp giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu 37
III Một số kiến nghị về phía Nhà nước 39
1 Hoạt động trợ giúp vốn 39
2 Thuế suất 39
Kết luận 41
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như
những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể Việc nước ta trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để
nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới Hoạt
động thương mại quốc tế diễn ra trong thập kỷ 21 này được so sánh là có
những khác biệt rất lớn so 2 thập kỷ về trước Các Doanh nghiệp hiện nay
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau và chịu sức ép của cạnh tranh
Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành
quyết liệt khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, nền kinh tế tiếp tục phát
triển
Chính vì vậy, thành công của các doanh nghiệp ngày nay đều phải dựa
vào sự hiểu biết sâu sắc của bối cảnh kinh doanh hiện tại, biết cách làm thế
nào để thiết lập những mạng lưới kinh doanh phù hợp và làm thế nào để sử
dụng hệ thống đó nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình Các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những khả năng và sẵn sàng
tận dụng các lợi thế trong kinh doanh do quá trình toàn cầu hoá mang lại
Công ty TRANIMEXCO cũng như vậy Qua thời gian tồn tại và phát triển
công ty đã gặt hái được thành công đáng kể, khẳng định đây là một doanh
nghiệp có thế mạnh trên thị trường thế giới Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh đối
với một doanh nghiệp lớn là không thể tránh khỏi Đó là một quy luật tất yếu
của nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp TRANIMEXCO nếu muốn thành
công hơn nữa trong tương lai nhất thiết cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc:
tìm hiểu môi trường thương mại, kinh doanh quốc tế hiện nay; đánh giá sản
phẩm và sự sẵn sàng của tổ chức trong việc phát triển hoạt động thương mại
quốc tế; phát triển các chiến lược kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp của
mình; không ngừng sáng tạo và sử dụng những kỹ thuật Marketing quốc tế
hiệu quả
Trang 4Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài:
“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CHI
NHÁNH HÀ NỘI, THUỘC CT CP XNK & XD CÔNG TRÌNH
TRANIMEXCO”
phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu của chi nhánh hà nội,
thuộc ct cp xnk & xd công trình tranimexco (42 trang)
Trên cơ sở chính là phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của chi
nhánh công ty TRANIMEXCO từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính vĩ
mô cũng như vi mô góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty
Bố cục của bài báo cáo được chia làm 3 chương
Chương I - Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây
dựng công trình TRANIMEXCO và chi nhánh công ty tại hà nội
Chương II - Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
chi nhánh công ty Tranimexco tại Hà nội
Chương III – Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuất khẩu ở chi nhánh công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội
Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn: Cô Đặng Thị Lan,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình tiến hành làm
báo cáo thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn phòng Kinh doanh XNK của chi nhánh
công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội đã cung cấp cho em những số liệu kinh
doanh và nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em trong quá trình em thực tập tại
công ty
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm thực tế và phương
pháp nghiên cứu nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô, các cô chú và các bạn để em có thể học
tập thêm những kiến thức nhằm nâng cao chất lượng của chuyên đề
Hà Nội, ngày 01/04/2008
Sinh viên Trần Quang Khánh
Trang 5DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1.Hình 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty Tranimexco 10
2.Hình 2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh công ty tại Hà Nội 11
3.Hình 3 - Đồ thị biểu diễn thị trường xuất khẩu 22
4.Bảng 1 – Kết quả kinh doanh của chi nhánh 19
5.Bảng 2 – Kim ngạnh xuất khẩu của chi nhánh công ty tại Hà Nội 20
6.Bảng 3 – Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng 21
7.Bảng 4 – Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường 22
Trang 6CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRANIMEXCO
VÀ CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI HÀ NỘI
I Giới thiệu chung về công ty TRANIMEXCO & chi nhánh công ty
tạ Hà nội
1 Giới thiệu
* Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công trình
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công
trình (Tranimexco transportation import – export and construction joint
– stock company)
Tên viết tắt : TRANIMEXCO J.S.C
Tên giao dịch : TRANIMEXCO
Trụ sở chính : Lầu 2, 127 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình
Thạnh, Tp HCM
Điện thoại : (084.8)5102353/56/57 Fax : (084.8)510355
Website : www.tranimexco.com
Công ty có 10 đơn vị trực thuộc:
• Cty TNHH Eo Biển Xanh TRANIMEXCO
• Cty TNHH Thi công hầm TRANIMEXCO
• Cty TNHH Xây dựng & Sản xuất TRANIMEXCO
• Cty TNHH Đầu tư và XD cơ sở hạ tầng TRANIMEXCO
• Cty TNHH Chế biến & Cung ứng hàng XK TRANIMEXCO
• Cty TNHH Tranimexco Hà Nội
• Cty TNHH và xây dựng công trình TRANIMEXCO
• Đội xây dựng công trình (3 đội)
• Ban quản lý dự án(2 ban)
• Trung tâm Đào tạo và Xuất khẩu lao động
Trang 7Do tác giả lấy tên dề tài là : “ Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu
của chi nhánh Hà Nội, thuộc Cty CP XNK & XD công trình
TRANIMEXCO”, vì vậy mà tác giả sẽ giới thiệu cả về chi nhánh công ty tại
Hà Nội
* Công ty TNHH TRANIMEXCO Hà Nội
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công
trình tại Hà Nội
Địa chỉ : 99 Lê Duẩn - Cửa Nam - Hòan Kiếm - Hà Nội
Điện thoại : (04)9488468 Fax : (04)9423019
2 Quá trình hình thành và phát triển
• Năm 1998 Công ty XNK và xây dựng công trình chỉ là một công ty
nhỏ trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 và công ty
được thành lập ưới quyết định số 808/QD/TCCB-CD ngày 9/3/1998 và quyết
định số 2117/1999/QDBGTVT ngày 8/8/1999 của Lãnh đạo Bộ Giao thông
vận tải với tên đăng kí là Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 103442 ngày 12/10/1998 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố HCM cấp
• Năm 2004 Công ty từ doanh nghiệp nhà nước đã đổi tên thành Công
ty Cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng công trình Tranimexco dựa trên:
- Quyết định số 2682/QĐ - BGTVT ngày 09/09/2004 và quyết đinh số
3021/ QĐ - BGTVT ngày 11/10/2004 của Bộ Giao thông Vận tải đã phê
duyệt
- Công ty có giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh số 4103002858 do
sở kế hoạch dầu tư Tp HCM cấp ngày 15/11/2004
• Năm 2005, Công ty thành lập chi nhánh công ty xuất nhập khẩu và
xây dựng công trình tại Hà Nội do nhu cầu kinh doanh thiết yếu của công ty
và cũng dựa trên :
Trang 8- Yêu cầu của Lãnh đạo thành phố trực thuộc và yêu cầu thành lập của
giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng và Tổng công ty Xây
dựng Công trình Giao thông 6
- Công ty có giấy phép kinh doanh số 0113008973 do Sở ké hoạch và
đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 14/12/2005
Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng công trình là một doanh nghiệp
Nhà nước và là thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6
với đầy đủ quan hệ pháp lí Sự thành lập của công ty là rất cần thiết và phù
hợp với xu hướng mới Nó tổ chức dưới cơ chế thị trường và có quy luật riêng
của nó nhưng vẫn phải trực thuộc nhà nước
Từ những ngày thành lập đầu tiên cùng với vài viên chức và người lao
động, số vốn đầu tư lại nhỏ, công ty Tranimexco đã không ngừng phát triển
và lớn mạnh Và cho tới nay công ty có được những viên chức và nhân viên
có kĩ năng rất chuyên nghiệp, tất cả đều có trình độ đại học
• Các lĩnh vực kinh doanh chính :
Công ty đảm nhận trách nhiệm xuất nhập khẩu các loại nguyên vật liệu
xây dựng, các nguyên vật liệu thay thế, có nghĩa là các loại vỏ máy, đồ thủ
công, gỗ, vật liệu xây dựng… Công ty có thể đáp ứng rất nhiều hợp đồng một
cách nhanh chóng và đúng hạn Là một doanh nghiệp nhà nước, Tranimexco
luôn hoàn thành vượt mức các kế hoạch đề ra và chấp hành đầy đủ trách
nhiệm đóng góp cho ngân sách nhà nước Hiện tại, công ty đang tiến hành rất
nhiều các dự án ODA và sẵn sàng để tham gia các dự án mới
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùngng phương tiện
vận tải, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí,
điện máy, hóa chất, phân bón, nguyên liệu gỗ
- Đại lý kinh doanh xăng dầu
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cơ sở hạ
tầng, thủy lợi, điện, các công trình hầm
Trang 9- Sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng
- Gia công chế biến gỗ
- Lắp ráp, sửa chữa phương tiện vận tải, thiết bị ngành giao thông vận
tải
- Khai thác đất cát sỏi đá
- Sản xuất chế biến nông, lâm, hải sản
- Gia công cơ khí , hàng may mặc tại trụ sở
- Phá dỡ phương tiện, thiết bị vận tải
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô, đường thủy
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống (không kinh doanh phòng
hát Karaoke, quán bar, vũ trường)
- Kinh doanh du lịch quốc tế , nội địa
- Cho thuê văn phòng
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Kinh doanh nhà
• Quy mô :
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công trình có
vốn điều lệ khoảng gần 17 tỷ đồng, là công ty có quy mô nhỏ và trung bình,
có tổng cộng 243 thành viên hầu hết đều ở trình độ đại học, cao đẳng và đã
qua đào tạo,có kỹ năng làm việc tốt Công ty đã phát hành cổ phiếu trên thị
trường OTC
Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công
trình tại Hà Nội có vốn điều lệ gần 4 tỷ trong đó nhà nước góp vốn 0,579 tỷ,
hiện nay công ty có 15 thành viên với mức lương trung bình chưa kể thưởng
là 2.570.864 VND Hầu hết tất cả mọi người đều đã được cấp bằng đại học
như : Đại học Kinh Tế, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương và Học
viện tài chính Mọi người trong công ty không những có kỹ năng tốt mà còn
Trang 103 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Kể từ khi thành lập Công ty có những chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Kinh doanh hợp pháp, có kết quả bảo toàn vốn Công ty chỉ được
phép thực hiện các chức năng như đã ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh,
phải am hiểu và tuân thủ luật pháp
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước : nộp ngân sách nhà
nước về khoản thuế, lệ phí, và các khoản phải nộp khác
- Xây dựng bộ máy và thực hiện phương pháp cải tiến chất lượng, hiệu
quả dòng xuất khẩu và kỹ năng ngoại thương, mở rộng thị trường quốc tế
ghóp phần không chỉ phát triển XNK trong nước mà còn cả ở nước ngoài nữa
- Đề ra và xây dựng các kế hoạch XNK khẩu phừ hợp với nhu cầu thị
trường và đảm bảo chất lượng
- Thực hiện đầy đủ các mục tiêu XNK của công ty, mở rộng thị trường
và sản xuất các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao
- Hàng hóa công ty phải đảm bảo chất lượng theo quy định Tránh xuất
khẩu kinh doanh các hàng hóa kém phẩm chất làm ảnh hưởng đến lợi ích
người tiêu dùng
- Thượng lượng, đàm phán nhằm ký kết các hợp đồng hợp pháp, phù
hợp với chính sách của nhà nước và luật thương mại quốc tế
- Tham gia các hội trợ triển lãm, mời các đối tác nước ngoài hoặc cử
đại diện, nhân viên ra nước ngoài nhằm đàm phán, thương lượng ký kết hợp
đồng, nghiên cứu thị trường và trao đổi kỹ năng buôn bán với nước ngoài
- Thành lập các chi nhánh, các văn phòng đại diện tròng và ngoài nước
Việt Nam
- Tập hợp và đưa ra những thông tin về kinh tế cho thị trường trong và
ngoài nướcViệt Nam
4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội
Trang 11- Chi nhánh công ty TRANIMEXCO tại Hà Nội là một trong những
đơn vị do phó tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành, do vậy ta thấy được
tầm quan trọng của chi nhánh công ty tại Hà Nội: (Xem hình 1)
Hình 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty Tranimexco
Bản thân chi nhánh công ty tại Hà Nội có mô hình cơ cấu tổ chức khá
gọn nhẹ đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả : (Xem
hình 2)
Hình 2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh công ty tại
Hà Nội
Trang 12Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao
nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty và điều hành công việc hoạt
động hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty, chịu
trách nhiệm trước về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Phó giám đốc kinh doanh : Là người sau quyền giám đốc, điều hành
công việc về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng ngày của công ty, và là người
đại diện pháp lý cho bọ phận kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao
Phó giám đốc quản lý nhân sự: Là người sau quyền giám đốc,điều
hành công việc quản lý nhân sự hàng ngày của công ty, và là người đại diện
pháp lý cho bộ phận quản lý nhân sự của công ty, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao
Nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu :
Xuất khẩu :
- Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường nước ngoài về
mặt hàng, số lượng, giá cả, các nhân tố ảnh hưởng
PHÒNG
KẾ TOÁN, TÀI VỤ
KHO GIÁM ĐỐC
Trang 13- Tổ chức xây dựng kế hoạch xuất khẩu, mở rộng thị trường truyền
thống, xâm nhập thị trường mới
- Phối hợp với nhập khâu tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh
của công ty, thức hiện các nghiệp vụ xuất khẩu mà công ty đã lên phương án
Nhập khẩu :
- Nghiên cứu năm bắt tình hình thông tin thị trường trong nước và nhu
cầu mặt hàng, về nguồn hàng, tình hình sản xuất, giá cả biến động
- Quản lý sử dụng vốn, hàng hóa cơ sở vật chất theo quy định của nhà
nước và theo sự hướng dẫn thực hiện của công ty
Phòng kế toán tài vụ :
- Tổ chức hoạch toán kinh doanh các hoạt động của công ty, cụ thể là
nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chỉ tiêu của công ty và thực hiện cân
đối đến cuối kỳ, lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh
- Nắm giữ và quản lý vốn của công ty Có trách nhiệm giao vốn và
hoạch toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của phòng kinh doanh
- Định kỳ báo cáo tình hình kinh doanh, đề xuất các kiến nghị nhằm
cân đối các ngân quỹ, các biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh
doanh cuả công ty
- Tổ chức, sáp xếp cán bộ, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng,
tiền trợ cấp theo đúng quy định của Pháp luật và điều lệ của công ty
Phòng quản trị nhân sự :
- Phòng quản trị nhân sự có nhiệm vự tổ chức phối hợp các các hoạt
động hành chính, quản lý tài chính và nhân sự Phối hợp với những phòng ban
chức năng khác để quản lý và điều hành hoạt động công ty theo đúng định
hướng và kế hoạch đã đề ra
Trang 14Do giám đốc của công ty đồng thời là một trong bốn phó tổng giám
đốc trực thuộc tổng công ty điều hành chi nhánh công ty tại Hà Nội vì vậy mà
chúng ta thấy được tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng của chi nhánh
công ty đến tổng công ty
II Đặc điểm kinh doanh
1 Đặc điểm về vốn
Vốn kinh tế của công ty bao gồm vốn cố định, vốn lưu động
Vốn kinh doanh của công ty được hình thành như sau:
- Vốn cố định bao gồm vốn ngân sách cấp, phát hành cổ phiếu mới và
Ngoài ra, công ty còn hình thành quỹ phát triển sản xuất, nguồn vốn để
hình thành quỹ này chủ yếu là từ lợi nhuận cuối cùng thu được sau một chu
kỳ kinh doanh
Hệ thống sổ sách, công tác hạch toán kế toán, phân phối lợi nhuận của
công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và theo pháp luật kế toán
Việc phân tích hoạt động kinh tế tài chính của công ty được thực hiện theo
quy chế hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên
ngành
2 Đặc điểm về mặt hàng xuất khẩu
Công ty TRANIMEXCO là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
tổng hợp bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị đáp ứng nhu cầu
khác nhau của sản xuất và đời sống Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện các
dịch vụ khác như cung cấp trang thiệt bị cho văn phòng, du lịch giải trí
Trong kinh doanh xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm:
Trang 15Công ty trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng sau:
• Nhựa đường
• Xe máy và phụ tùng xe máy
• Vật tư khác
Từ mặt hàng kinh doanh của công ty đã biết được chiến lược kinh
doanh của công ty là kinh doanh tổng hợp Tuy nhiên, những mặt hàng mà
công ty chú trọng nhất trong xuất khẩu vẫn là phụ tùng xe máy Đây là mặt
hàng có nguồn cung ứng khá phong phú và dồi dào ở trong nước, phù hợp với
điều kiện sản xuất của nước ta
Nhìn chung, những mặt hàng kinh doanh xuất khẩu của công ty đều
thuộc diện khuyến khích và ưu đãi của nhà nước Đây cũng là những mặt
hàng kinh doanh chủ lực của phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh XNK
trực tiếp Đối với công ty, vấn đề đặt ra là phải tìm được nguồn hàng có chất
lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
3 Đặc điểm về thị trường xuất khẩu
Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu của nước ta,
công ty đã đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ làm ăn với nhiều
công ty có nhiều nước trên thế giới Đến nay, công ty đã tiến hành kinh doanh
với rất nhiều công ty nước ngoài, trong đó bạn hàng truyền thống tập trung
chủ yếu ở khu vực Châu á, bao gồm các nước như Indonexia, Ấn Độ và Nam
Triều Tiên Đây là những thị trường mà các mặt hàng của công ty đã có vị thế
cạnh tranh khá thuận lợi, đồng thời, đây cũng là những thị trường tạo nguồn
thu kim ngạch chủ yếu của công ty
Bên cạnh những thị trường truyền thống công ty cũng đã tiếp cận
những thị trường mới như Xinh-ga-po, Malayxia, Hàn Quốc Mức kim
ngạch trên những thị trường này còn nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu,
nhưng theo đánh giá thì đây là những thị trường rất có triển vọng trong tương
Trang 16lai Tuy nhiên, những thị trường mới này đòi hỏi công ty phải tuân thủ các
điều kiện hết sức nghiêm ngặt như chất lượng của sản phẩm
4 Đặc điểm về phương thức kinh doanh xuất khẩu
Phương thức kinh doanh xuất khẩu được sử dụng chủ yếu ở công ty ở
Hà Nội là phương thức xuất khẩu trực tiếp
Với phương thức này, từ khi giao dịch ký kết hợp đồng đến khi thanh
toán đều được thực hiện giữa công ty với khách hàng mà không phải thông
qua bất kỳ một trung gian nào
CHƯƠNG II - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XUẤT KHẨU Ở CHI NHÁNH CÔNG TY TRANIMEXCO
TẠI HÀ NỘI
I Cách thức tiến hành hoạt động xuất khẩu
1 Công tác tạo nguồn hàng và thu gom hàng xuất khẩu
Nhiệm vụ của nghiệp vụ này là lựa chọn nguồn hàng, thị trường và nhà
cung cấp, giao dịch, ký kết hợp đồng, tiến hành vận chuyển và bảo quản hàng
hoá
Trong những năm gần đây, công ty đã sử dụng các hình thức tạo nguồn
sau:
- Mua đứt bán đoạn: đây là hình thức thu mua chủ yếu của công ty,
chiếm gần 80% giá trị hàng hoá thu mua Sau khi công ty và người bán đã đạt
được những thoả thuận về mặt số lượng, chất lượng, mẫu mã, phương thức
thanh toán, điều kiện và cơ sở giao hàng thì hai bên mới tiến hành ký kết
hợp đồng kinh tế Hợp đồng này là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên
Trang 17trong qúa trình thực hiện hợp đồng Thông thường người ký kết hợp đồng là
Tổng Giám đốc công ty hoặc cần trưởng phòng XNK được uỷ quyền
- Phương thức đầu tư, liên doanh liên kết hàng xuất khẩu Theo phương
thức này, công ty sẽ bỏ vốn ra đầu tư vào các đơn vị sản xuất chế biến hàng
xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó công ty chịu trách nhiệm tiêu
thụ các sản phẩm được sản xuất ra Thông thường công ty chỉ ứng vốn trước
cho các cơ sở chứ không tham gia trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất
Hình thức này được áp dụng khi công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với nước
ngoài mà nguồn hàng trong nước chưa có sẵn
Công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty được thực hiện theo quy
trình sau:
- Xác định nhu cầu: Căn cứ vào các đơn đặt hàng của nước ngoài và
các hợp đồng đã ký kết
- Lựa chọn khu vực thị trường: Căn cứ vào tính chất và yêu cầu hàng
hoá xuất khẩu theo từng hợp đồng Thông thường, thị trường khai thác hàng
của công ty là các tỉnh phía Nam vì nơi đây tập trung các mặt hàng l là những
mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của công ty
- Tìm kiếm và lựa chọn người cung cấp: Căn cứ vào khu vực thị trường
đã lựa chọn, công ty tiến hành tìm kiếm người cung cấp Bước đầu là tập hợp
các nhà cung cấp có thể có, sau đó tiến hành phân loại các nhà cung cấp theo
các chỉ tiêu ưu tiên và dùng phương pháp loại trừ dần để chọn nhà cung cấp
có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng
- Tiếp cận và bàn với nhà cung cấp: trên cơ sở đã xác định được nhà
cung cấp, công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, ký kết
hợp đồng thu mua nếu đạt được các thoả thuận với nhà cung cấp
- Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán Trong khâu này, vận chuyển là
khâu quan trọng nhất Công ty sử dụng các hình thức tiếp nhận, vận chuyển
Trang 18• Giao hàng tại cảng xuất khẩu
• Giao hàng tại kho của công ty
• Giao hàng lên phương tiện vận chuyển của công ty tại kho người bán
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà công ty lựa chọn các điều kiện cơ
sở giao hàng phù hợp
2 Công tác giao hàng
Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau:
- Chuẩn bị hàng: sau khi công ty đã đưa hàng về kho thì tiến hành các
khâu chuẩn bị như: đóng gói hàng hoá, ký mã hiệu, để hoàn thiện hàng theo
đơn hàng của nước nhập khẩu
- Thuê tàu và ký kết hợp đồng vận chuyển Thông thường, công ty sử
dụng điều kiện giao hàng theo điều kiện FOB với nước ngoài, do vậy ở khâu
này, công ty chỉ việc ký hợp đồng vận chuyển với các tổ chức vận tải, thuê
các tổ chức này đưa phương tiện đến tận kho hàng của công ty để chuyển
hàng hóa ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để hải
quan kiểm định hàng hoá
- Hoàn thiện thủ tục giấy tờ Khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu công
ty thường phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
• Hợp đồng thương mại (bản chính và bản sao)
• Bản dịch hợp đồng
• Giấy chứng nhận xuất xứ
• Giấy kiểm định hàng hoá
• Các giấy tờ hải quan
- Tổ chức khai báo và giám định hải quan Khâu này công ty có trách
nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, mở hàng hoá để hải quan kiểm tra
- Giao hàng lên tàu và nhập vận đơn thông thường công ty uỷ thác toàn
phần cho hãng vận tải Sau khi giao hàng lên tàu thì đại diện của công ty và
Trang 19cơ quan bảo hiểm xác nhận hàng vào biên bản để công ty tiến hành mua bảo
hiểm [2]
3 Hoạt động thanh toán
Đối với thanh toán đầu vào, các phòng hoặc đơn vị thực hiện nhiệm vụ
trực tiếp thì được công ty uỷ quyền giao vốn để thanh toán Sau khi nhận
được tiền hàng bên nhập khẩu thanh toán, đơn vị sẽ giao lại cho công ty toàn
bộ doanh thu và các chi phí hợp lý Hình thức thanh toán nguồn hàng chủ yếu
bằng tiền mặt Nguồn vốn để thanh toán đầu vào của công ty một phần là vốn
tự có, nhưng do điều kiện còn rất thiếu vốn nên công ty thường chủ động vay
ngắn hạn ngân hàng
Việc thanh toán của đơn vị nhập khẩu là khâu ấn định kết quả cuối
cùng cả quá trình xuất khẩu hàng hoá Số tiền thanh toán căn cứ vào trị giá
hàng hoá và thời hạn thanh toán đã được quy định trong hợp đồng Phương
thức thanh toán trong xuất khẩu của công ty có rất nhiều, chẳng hạn, thanh
toán bằng thư tín dụng (L/C), thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh
toán hàng đổi hàng, thanh toán trao tay tiền mặt Ngoại trừ phương pháp mở
L/C còn các phương pháp khác rủi ro là khá lớn, vì vậy, công ty chủ trương
tạo điều kiện để bên đối tác mở L/C.[2]
II Thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại chi nhánh
1 Kết quả kinh doanh nói chung
Công ty tại Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu,
trong thời gian qua nhờ phát huy lợi thế các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam trên thị trường thế giới, do đó hoạt động xuất khẩu của công ty đã có
hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu đã không ngừng tăng qua các năm (Xem bảng
1)
Bảng 1 - Kết quả kinh doanh của chi nhánh 2005 – 2007
Trang 20Chỉ
tiêu
Năm
Doanh thu Lợi nhuận nói chung Lợi nhuận từ xuất
khẩu nói riêng Tốc
độ tăng (%)
Tốc
độ tăng (%)
Tốc
độ tăng (%)
2005 59.035.129.792 100 204.973.384 100 143.481.368 100
2006 64.749.672.232 109 205.426.273 100,2 154.069.704 107
2007 66.600.745.962 113 339.375.933 165 264.713.227 184
Qua bảng trên cho ta thấy doanh thu hằng năm của công ty tăng lên rất
nhanh, nhìn vào tốc độc tăng của doanh thu năm 2006 và năm 2007 so với
2005 là rất cao , năm 2006 tăng 9%, năm 2007 tăng 13%
Không những thế lợi nhuận cuả công ty cũng vậy, tuy nhên năm 2006
hầu như lợi nhuận của công ty không tăng dựa vào tốc đọ tăng lợi nhuận năm
2006 là 100,22% so với năm 2005 là 100% Nhưng năm 2007 thì khác, công
ty đã có mức lợi nhuận gấp rưỡi năm 2005, tăng 65% so với năm 2005, đánh
dấu sự phát triển vượt bậc của công ty, điều này chứng tỏ công ty kinh doanh
rất tốt và hiệu quả kinh doanh rất cao
2 Xuất khẩu
21 Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngach xuất khẩu của công ty chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong kết quả
kinh doanh của chi nhánh công ty(hơn 65%) (Xem bảng 2)
Bảng 2 – Kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh công ty tại Hà Nội
Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu
Tỷ trọng lợi nhuận từ xuất khẩu so với tổng lợi nhuận
Trang 212006 45.263.941.701 115% 70% 75%
Số liệu bảng 2 cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng rất
nhanh, phát triển rất tốt, cứ mỗi năm kinh ngach xuất khẩu của công ty lại
tăng thêm rất nhiều, điều đó được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng của năm
2006 là 15%, năm 2007 là 25% so với năm 2005
Hơn thế nữa tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu là rất lớn(hơn 65%),
nên ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
công ty nhìn và bảng 2 ta thấy tỷ trọng zuất khẩu so với doanh thu năm 2005
là 67 %, năm 2006 là 70 %, năm 2007 là 74%, không chỉ dừng lại ở tỷ trọng
xuất khẩu doanh thu, qua bảng trên chúng ta còn thấy tỷ trọng lợi nhuận từ
xuất khẩu so với tổng lợi nhuận, hầu như năm nào tỷ trọng lợi nhuận từ xuất
khẩu với tổng lợi nhuận đều cao hơn tỷ trọng xuất khẩu với doanh thu Điều
này chứng tỏ hoạt động chính của công ty là chủ đạo về hoạt động kinh doanh
xuất khẩu và hiệu quả hoạt dộng kinh doanh xuất khẩu của công ty là rất cao
2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Về mặt hàng xuất khẩu của công ty, ta thấy công ty xuất khẩu thành 3
nhóm chính Đó là nhựa đường, phụ tùng xe máy và các vật tư thiết bị khác
như mặt hàng máy móc thiết bị, lâm sản …(Xem bảng 3)
Bảng 3 – Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng
Đơn vị – VND
Mặt hàng
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
1 Nhựa đường 17.155.102.727 37,9 18.870.612.960 38