Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xâysửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng qua 02 năm 2009 – 2010
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM 8
1.1 Lí luận chung về hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại: 8
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng: 8
1.1.2 Khái niệm cho vay: 8
1.1.3 Nguyên tắc cho vay: 8
1.1.4 Phân loại cho vay: 9
1.1.4.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay: 9
1.1.4.2 Căn cứ theo tính chất của đảm bảo vốn vay: 9
1.1.4.3 Mục đích sử dụng vốn vay: 9
1.1.4.4 Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay: 10
1.1.4.5 Theo phương thức vay: 10
1.2 Lí luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng: 11
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng: 11
1.2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng: 11
1.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng: 11
1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng: 11
1.2.2.1 Căn cứ vào mục đích vay: 11
1.2.2.2 Căn cứ vào hình thức vay: 12
1.2.2.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: 12
1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng: 14
1.2.3.1 Đối với Ngân hàng: 14
1.2.3.2 Đối với người tiêu dùng: 14
1.2.3.3 Đối với nền kinh tế: 14
1.2.4 Rủi ro trong cho vay tiêu dùng: 14 1.2.5 Một số quy định chung về hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 15
Trang 21.3 Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích
xây/sửa nhà: 16
1.3.1 Nội dung phân tích: 16
1.3.1.1 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà theo thời hạn vay: 16
1.3.1.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà theo hình thức đảm bảo: 17
1.3.2 Chỉ tiêu phân tích: 17
1.3.2.1 Doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 17
1.3.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ của cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠI 20
NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN ĐÀ NẴNG 20
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng: 20
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: 20
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tại Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: 21 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng: 22
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: 23
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức: 23
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010: 25
2.1.5.1 Các nguồn lực của ngân hàng: 25
2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2010: 25
2.1.6 Những quy định chung về hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà/đất, sửa chữa, nâng cấp nhà tại ngân hàng An Bình: 31
2.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng qua 2 năm 2009 – 2010: 33
2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010 33
Trang 32.2.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại Ngân
hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010: 35
2.2.2.1 Thị trường bất động sản tại Đà Nẵng năm 2009 – 2010: 35
2.2.2.2 Nhu cầu xây/sửa nhà tại thành phố Đà Nẵng năm 2009 – 2010: 36
2.2.2.3 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Binh – CN Đà Nẵng qua 2 năm 2009 – 2010: 37
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH MUA NHÀ/ĐẤT, XÂY/SỬA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN ĐÀ NẴNG 41
3.1 Một số thuận lợi và khó khăn của ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng trong hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà giai đoạn 2009 – 2010 và trong thời gian đến: 41
3.1.1 Thuận lợi của ngân hàng: 41
3.1.2 Khó khăn của ngân hàng: 41
3.2 Định hướng phát triển của ngân hàng An Bình trong năm 2011: 42
3.3 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ mục đích mua nhà/đất tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: 42
3.3.1 Nhóm biện pháp chính: 42
3.3.2 Nhóm biện pháp hỗ trợ: 44
LỜI KẾT 47
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH
BẢNG 2: HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH
BẢNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG AN BÌNH.BẢNG 4: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH.BẢNG 5: HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠINGÂN HÀNG AN BÌNH
BẢNG 6: HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠINGÂN HÀNG AN BÌNH THEO THỜI GIAN
BẢNG 7: HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠINGÂN HÀNG AN BÌNH THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan đối với các quốc gia hiện nay Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục qua các năm, tình hình chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào nước ta Từ đó, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống Khi thu nhập tăng cao kéo theo nhu cầu cải thiện đời sống, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, và một nhu cầu nữa không thể thiếu đó là nhu cầu về nhà ở
An cư lạc nghiệp, đây là mong muốn bình dị của người dân Việt Nam từ bao đời nay về một căn nhà để ổn định cuộc sống Tuy nhiên mong muốn đó thật khó thực hiện khi mà phần đông dân số là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, trong khi giá cả thị trường nhà đất lại rất cao, thì vấn đề tích góp đủ tiền mua nhà trở nên quá khó khăn đối với các gia đình trẻ
Với tốc độ tăng dân số hiện này, Việt Nam đang đứng trước áp lức gia tăng dân
số gia tăng tại đô thị điều đó sẽ tạo sức ép lớn về nhà ở.
Nắm bắt được nhu cầu cấp bách trên, các NHTM đã đưa ra gói sản phẩm cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà, là giải pháp tối ưu nhất giúp người dân có thể xây/sửa nhà cho bản thân và gia đình mình Hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/ sửa nhà tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển lớn, là hoạt động mang lại mức lợi nhuận cao cho các NHTM nhưng cũng tiềm
ẩn nhiều rủi ro, xuất phát từ nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam và cũng từ chính nhu cầu phát triển của mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập nghiên cứu tại phòng khách
hàng cá nhân tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng, em xin chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng qua 02 năm 2009 – 2010” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung của đề tài gồm 03 chương:
Trang 7Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng qua 02 năm 2009 – 2010.
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng.
Để hoàn thiện đề tài này, em đãn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu từ
cô giáo Th.s LÊ PHÚC MINH CHUYÊN Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ anh chị tại NHTMCP An Bình – CN Đà Nẵng.
Em xin cảm ơn và hi vọng tiếp tục nhận được sự chỉ bảo từ thầy cô và các anh chị phía ngân hàng.
2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp sosánh, phương pháp logic học và đặc biệt là phương pháp thống kê
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà
Trang 8CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM1.1 Lí luận chung về hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại:
1.1.1Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữangười đang tạm thời nhàn rỗi sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại
1.1.2Khái niệm cho vay:
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 thì “Cho vay là một mặt của hình thức cấp tín dụng, theo đó
tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.”
1.1.3 Nguyên tắc cho vay:
- Vay vốn phải có mục đích và đảm bảo sử dụng hợp pháp, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả:
Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả và đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộitrong từng giai đoạn thì khi cho vay cần phải biết người vay sử dụng tiền vay vào mụcđích gì, có khả năng thu hồi hay không, lợi nhuận tạo ra có đủ khả năng trả nợ gốc vàlãi vay không, mức độ mạo hiểm như thế nào
Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng cần yêu cầu khách hàng sử dụng tiền vayđúng mục đích đã ghi trong đơn vay vốn bởi mục đích này đã được thẩm định Nếuphát hiện khách hàng vi phạm, ngân hàng sẽ thu hồi lại vốn trước thời hạn, nếu không
có tiền sẽ chuyển qua nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp thu hồi khác
- Vay vốn phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc lẫn lãi theo cam kết:
Nguyên tắc này thể hiện đầy đủ bản chất của cho vay là sự hoàn trả trọn vẹn, đầy
đủ về giá trị và có thêm lợi tức theo công thức vận động của quỹ cho vay (T-T’)
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải sử dụng công cụ kỳ hạn nợ Xác định
kỳ hạn nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng, kịp thời… Điều đó vừa đảm bảo cho
Trang 9hoạt động của ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục, vừa thúc đẩy bên vayquan tâm hoàn thành đúng kỳ hạn kế hoạch và hợp đồng kinh tế.
- Vay vốn phải có đảm bảo:
Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro trong quá trình kinhdoanh, vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng luôn đòi hỏi điều kiện bảo đảm chokhoản vay Có nhiều hình thức đảm bảo khác nhau: cầm cố, thế chấp, tín chấp, bảolãnh Trong một chừng mực nào đó, sự đảm bảo tốt nhất cho một khoảng vay chính lànăng lực tài chính của người vay và tính khả thi của phương án vay vốn
1.1.4Phân loại cho vay:
1.1.4.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn cho vay đến 12 tháng và được
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chitiêu ngắn hạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm Chovay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổimới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy
mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Bên cạn đó, cho vay trung hạn còn được dùng
để đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệpmới thành lập
- Cho vay dài hạn: Loại cho vay này có thời hạn trên 5 năm Cho vay dài hạnđược sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới,các công trình cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn
1.1.4.2 Căn cứ theo tính chất của đảm bảo vốn vay:
- Cho vay đảm bảo không bằng tài sản: Là cho vay không có tài sản cầm cố, thếchấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào phương án vay vốnkhả thi, uy tín của bản thân khách hàng hoặc của người bảo lãnh
- Cho vay đảm bảo bằng tài sản: Là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảolãnh của ngươi thứ ba Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm mộtnguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn
1.1.4.3 Mục đích sử dụng vốn vay:
Trang 10Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thì cho vay ngân hàng được chia làm hailoại:
- Cho vay đầu tư kinh doanh: Được dùng để cấp vốn phát vốn cho nhà doanhnghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho các cá nhân vay vốn để đáp ứng nhu cầutiêu dùng như: Mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc như máy giặc, tủ lạnhcác nhu cầu bình thương hàng ngày Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời khá lớn
1.1.4.4 Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thờingười đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian Ngânhàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội cựuchiến binh, Hội phụ nữ… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo mộtmục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗ thành viên
1.1.4.5 Theo phương thức vay:
- Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến củangân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điềukiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tíndụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệtmới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhấtđịnh của chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp chokhách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ
Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạchsản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong kỳ kháchhàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng.Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ Dư nợ trong kỳ có thểlớn hơn hạn mức Tuy nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ saocho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức
Trang 11- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định vàtrong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
1.2 Lí luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng:
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
1.2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu cho vay nhằm tài trợnhu cầu chi tiêu của người tieu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là mộtnguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng giađình và Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thểđược tài trợ bởi cho vay tiêu dùng
1.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
- Quy mô của từng hợp đồng vay nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vìvậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vaytrong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
- Lãi suất cho vay tiêu dùng cao vì có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trongdanh mục cho vay của ngân hàng do co vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì
Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mọi người dân cảm thấy lạc quan
về tương lai Ngược lại, việc vay mượn từ ngân hàng sẽ hạn chế khi nền kinh tế rơivào suy thoái
- Khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất Người tiêudùng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất họ phải chịu
- Mức thu nhập và trình độ dân trí có tác động lớn đến việc sử dụng khoản tiềnvay của người tiêu dùng
- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyếtđịng sự hoàn trả của khoản vay
1.2.2Phân loại cho vay tiêu dùng:
1.2.2.1 Căn cứ vào mục đích vay:
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu muasắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình
Trang 12- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải
các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch…
1.2.2.2 Căn cứ vào hình thức vay:
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp bao gồm các phương thức:
+ Cho vay trả theo định kỳ: Đây là phương thức cho vay mà trong đó khách hàngvay và trả ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được quy định khi cho vay.Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản vay và ghi có tàikhoản cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách
+ Thấu chi: Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai củamình vượt số dư có, tới một hạn mức đã thỏa thuận Nghiệp vụ này chỉ đòi hỏi kháchhàng chỉ phải trả lãi số tiền mình đã sử dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận
+ Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ chonhững người có tài khoản ở ngân hàng có đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giớihạn tín dụng tối đa mà người có thể được phép sử dụng Mỗi thẻ có một mức tín dụngnhất định và mức này có thể thay đổi từ nhu cầu của khách và mức độ tín nhiệm củangân hàng tăng lên hoặc giảm xuống
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Được hiểu là các hoạt động cho vay tiêu dùng quaviệc Ngân hàng mua các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hóa và do vậy nóchính là hình thức tài trợ bán trả góp của các NHTM
1.2.2.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
- Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vaytrả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định
có giá trị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanhtoán hết một lần số nợ vay Đối với loại cho vay tiêu dùng này, ngân hàng thường chú
ý tới một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc sau:
+ Loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho những khoảnvay mua sắm các đồ dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, với những tài sản nhưvậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.+ Số tiền phải trả trước: Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phảithanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại ngân hàng sẽ cho
Trang 13vay Điều này một phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người đi vay
có trách nhiệm hơn với tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần sốtiền của mình vào trong đó Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trườnghợp ngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sửdụng đều bị giảm giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúpngân hàng hạn chế rủi ro
Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc:
+ Loại tài sản: Đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trảtrước nhiều và ngược lại, đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiềntrả trước ít hơn
+ Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: yếu tố này rất quan trọng Nếu đó làtài sản thuộc loại dễ bán thì số tiền trả trước sẽ ít hơn loại tài sản khó bán sau khi sửdụng
+ Môi trường kinh tế
+ Năng lực tài chính của người đi vay
Chi phí tài trợ: Là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng trong việc sửdụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác Chi phí tàitrợ phải trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro và mang lại mộtphần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng
Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu của kháchhàng
Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi
Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng nhưng không nênquá dài vì nếu quá dài, giá trị của tài sản tài trợ sẽ bị giảm mạnh và việc thu hồi nợ cóthể gặp rắc rối
- Cho vay tiêu dùng từng lần: Theo phương thức này, tiền vay được khách hàngthanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trịnhỏ, thời hạn ngắn
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại sec được phép
Trang 14thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏathuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàngđược Ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạnmức tín dụng.
1.2.3Vai trò của cho vay tiêu dùng:
1.2.3.1 Đối với Ngân hàng:
- Tác động tích cực: Giúp mở rộng quan hệ khách hàng, từ đó làm tăng khả nănghuy động tiền gửi cho Ngân hàng; tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động kinhdoanh, góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho Ngân hàng
- Tác động tiêu cực: Cho vay tiêu dùng chi phí và rủi ro cao nên cần có biệnpháp để khắc phục
1.2.3.2 Đối với người tiêu dùng:
- Tác động tích cực: Thông qua vay tiêu dùng, người tiêu dùng được hưởng cáctiện ích trước khi tích lũy đủ tiền đặc biệt trong trường hợp chi tiêu có tính chất cấpbách như chi cho giáo dục và y tế; khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm chitiêu để trả nợ vay
- Tác động tiêu cực: Nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể dẫn đếnviệc người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chitiêu trong tương lai; nếu người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng chitrả thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
1.2.3.3Đối với nền kinh tế:
- Tác động tích cực: Cho vay tiêu dùng nếu được dùng để tài trợ cho các chi tiêu
về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điềukiện cho sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tác động tiêu cực: Cho vay tiêu dùng nếu như không được sử dụng đúng mụcđích trên, chẳng những không có tác dụng kích cầu mà còn làm giảm khả năng tiếtkiệm trong nước
1.2.4Rủi ro trong cho vay tiêu dùng:
Trang 15- Việc đánh giá tư cách người vay là rất khó do các thông tin cá nhân đáng rangười vay phải trình bày thường được dễ dàng giữ kín (chẳng hạn triển vọng về côngviệc hay sức khỏe).
- Các nguyên nhân dẫn đến việc không trả được nợ thì có nhiều, cả chủ quan vàkhách quan nhưng phổ biến là việc làm và lợi tức thu được của người vay bị ảnhhưởng hay mất đi Điều này thường xảy ra khi người vay bị thất nghiệp, ngoài ra còn
có các nguyên nhân khác như bệnh tật, tai nạn, nghĩa vụ quân sự hoặc các sợ cố giađình
- Các nguyên nhân khác: Sự cố ý lừa đảo của người đi vay, ảnh hưởng của môitrường hay dự đoán vào tương lai của người vay
1.2.5 Một số quy định chung về hoạt động cho vay phục vụ mục đích
xây/sửa nhà:
Cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà là một trong các loại hình cho vay tiêudùng nên nó mang các đặc trưng của cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, chính những đặcđiểm riêng của đối tượng được tài trợ mà cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà cónhững đặc điểm khác biệt so với những loại hình khác
Quy mô khoản vay: Quy mô của các khoản cho vay phục vụ mục đích xây/sửa
nhà thường lớn hơn nhiều so với quy mô trung bình của các khoản vay tiêu dùngthông thường Do vậy, cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà góp phần đáng kể vào
tỷ trọng tín dụng nói chung do số lượng món vay nhiều và giá trị khoản vay lớn
Thời gian cho vay: Cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà là loại hình cho vay
tiêu dùng có kỳ hạn dài nhất, giao động từ 10 cho đến 30 năm
Tài sản đảm bảo: Khi vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà, khách hàng thường thế
chấp bằng BĐS của mình hoặc bên thứ ba hoặc đảm bảo bằng ngôi nhà được hìnhthành trong tương lai
Rủi ro: Cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà chứa đựng rủi ro tiềm ẩn rất cao
mà chủ yếu là rủi ro mà khách hàng không trả được nợ gốc, lãi, hoặc cả gốc và lãiđúng hạn gây tổn thất cho ngân hàng Do nguồn trả nợ của khách hàng lấy từ thu nhậpthường xuyên, nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi chu kỳ kinh tế thay đổi theo chiềuhướng bất lợi, hay khi khách hàng bị mất việc, tai nạn lao động… Mặt khác, thời gian
Trang 16cho vay kéo dài, mọi biến cố đều có thể xảy ra nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rấtcao mà ngân hàng không thể dự đoán trước Thị trường BĐS mang tính chu kỳ, mỗigiai đoạn khủng hhoảng sẽ kéo dài nhiều năm dẫn đến giá cả nhà ở có thể có biếnđộng giảm, trong khi đó tài sản đảm bảo vay thường là chính ngôi nhà mà khách hàngvay mua nên trong trường hợp ngân hàng muốn xử lý tài sản đảm bảo sẽ rất khó khăn
Lãi suất khoản vay: Thường là rất cao và thả nổi theo từng năm do rủi ro lớn và
chi phí hoạt động cao, bao gồm chi phí huy động vốn trong dài hạn, chi phí thẩm định,chi phí định giá tài sản đảm bảo và điều chỉnh kịp thời theo những biến động thịtrường, chi phí bù đắp rủi ro…
Phương thức hoàn trả: Cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhàđược thực hiện
theo phương thức cho vay trả góp, gốc và lãi trả hàng tháng hoặc lãi trả hàng tháng;gốc trả theo định kì Trong cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà ngân hàng thườngyêu cầu người đi vay trả trước một phần giá trị ngôi nhà Phần còn lại ngân hàng sẽcho vay Việc làm này của ngân hàng có 2 mục đích
Thứ nhất: Khi để khách hàng tham gia một phần vốn vào tài sản, họ sẽ ý thứcđược đó là tài sản của chính họ và có ý thức giữ gìn hơn
Thứ 2: Trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng thu hồi và phát mại tàisản Lúc đó, tài sản hình thành từ vốn vay đã qua sử dụng nên giá trị đã bị giảm sút đimột phần Do vậy, số tiền trả trước của khách hàng sẽ một phần nào giúp ngân hànghạn chế được thiệt hại trong trường hợp này
1.3 Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà:
1.3.1Nội dung phân tích:
1.3.1.1 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà theo thời
Trang 17- Trung, dài hạn: Loại cho vay này có thời hạn từ 05 năm trở lên Thời hạn nàyđược áp dụng cho hầu hết các khách hàng có nhu cầu vốn phục vụ mục đíchxây/mua nhà.
1.3.1.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà theo hình
thức đảm bảo:
Để đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của mình, ngân hàng yêu cầu khách hàngphải đảm bảo cho khoản vay đó Có nhiều hình thức đảm bảo khác nhau như:
Thế chấp: Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc
sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ đối với bên cho vay
Bất động sản là tài sản không thể di dời được: nhà ở các cơ sở kinh doanh nhưnhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các tài sản khác gắn liền với đất
Giá trị quyền sử dụng đất: Đó là giá trị của quyền được sử dụng ổn định lâu dàicác loại đất do nhà nước giao cho trường hợp người đi vay không có quyền sở hữu đốivới đất đai
Cầm cố: Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao là tài sản là động sản thuộc sởhữu của chính mình cho bên vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc thứ ba cam kết với tổ chức tín dụngcho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tả
nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ
Tín chấp: Cho vay tín chấp đó là việc khách hàng dùng uy tín của mình hoặcđược người khác dùng uy tín để bảo lãnh đảm bảo cho khoản vay đối với ngânhàng
Tuy nhiên, hoạt động cho vay phục cụ mục đích xây/sửa nhà là hoạt động chứađựng nhiều rủi ro trong đó, vì vậy các NHTM thường áp dụng các biện pháp đảm bảonhư: thế chấp BĐS, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay hay đảm bảo bằng tàisản của bên thứ ba được các ngân hàng chấp nhận
1.3.2 Chỉ tiêu phân tích:
1.3.2.1 Doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà:
Trang 18Doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: Là tổng số tiền mà ngân hàngcho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà trong kỳ, nó phản ảnh một cách khái quát vềhoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng trong một thời kỳ nhấtđịnh, thường tính theo năm tài chính.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
DS tuyệt đối =
Tổng DSCV phục vụ mục đích xây/sửa nhà năm (n) -
Tổng DSCV mua nhà năm (n-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhàtrong năm (n) so với năm (n-1) về gía trị tuyệt đối là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tănglên, tức là số tiền ngân hàng cung cấp cho khách hàng cũng tăng lên, thỏa mãn tốt hơnnhu cầu của khách hàng Chỉ tiêu này cũng thể hiện hoạt động cho vay phục vụ mụcđích xây/sửa nhà của ngân hàng được mở rộng
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tương đối:
Giá trị tăng trưởng
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:
Tỷ trọng =
Tổng DSCV phục vụ mục đích xây/sửa nhà *
100%
Tổng doanh số cho vay
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của cho vay phục vụ mục đích xây/sửanhà chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay Khi tỷ trọng này tăng lênchứng tỏ hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà đươc mở rộng
1.3.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ của cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà:
Dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: Là số tiền mà khách hàng nợ ngân hàng tại một thời điểm Chỉ tiêu này thường được kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà để phản ánh hoạt động mở rộng cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng.
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối =
Tổng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà năm
(n)
- Tổng dư nợ cho vay mua nhà năm (n-1)
Trang 19Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (n) tăng so với năm (n-1) về số tuyệt
đối là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà được mở rộng
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:
Giá trị tăng trưởng dư nợ
cho vay phục vụ mục đích
xây/sửa nhà tương đối
= Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100% Tổng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa
nhà năm (n-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ mục
đích xây/sửa nhà năm (n) so với năm (t-1)
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng:
Tỉ trọng = Tổng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà x100% Tổng dư nợ về hoạt động cho vay
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động cho vay phục vụ mục đích
xây/sửa nhà chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vaycủa ngân hàng
Trang 20CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠI
NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN ĐÀ NẴNG
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng:
2.1.1Giới thiệu sơ lược về ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng:
Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng được thành lập theo quyết số NHNN ngày 27/07/2006 của thống đốc NHNN, mở chi nhánh NHTMCP An Bình tạithành phố Đà Nẵng và quyết định số 63/QĐ-HĐQT ngày 03/08/2006 của hội đồngquản trị ngân hàng An Bình mở chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng
1491/QĐ Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình hay ABBANK.
- Tên giao dịch: AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.
- Trụ sở: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
- CN Đà Nẵng: 179 Nguyễn Chí Thanh, P Hải Châu, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng
- Tôn chỉ hoạt động:
Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt;
Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông;
Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng;
Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài
Trang 212.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tại Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng:
Hiện nay Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng có địa điểm giao dịch tại 179Nguyễn Chí Thanh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng, với 08 điểm giao dịch tại Đà Nẵng, 01phòng giao dịch ở Tam Kỳ và 01 CN ở Huế
Khi mới thành lập năm 2006, tổng cán bộ của Chi nhánh có 30 người nhưng đếnnay con số đó là 110 người (tính đến năm 2009)
Năm 2006: Thành lập chi nhánh Ngân hàng An Bình tại Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tê trọng điểm tại khi vực miền Trung, nằmtrong hành lang kinh tế Đông – Tây có hệ thống hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh,
hệ thống sân bay, cảng biển, khu công nghiệp và cơ chế chính sách thu hút đầu tư… đãtrở thành điểm đến tiềm năng của các tổ chức tài chính Ngân hàng Chính vì vậy, chinhánh Ngân hàng An Bình Đà Nẵng được khai trương hoạt động vào tháng 10/2006,đặt mục tiêu trong những năm hoạt động đầu tiên phải nhanh chóng thành lập mạnglưới phục vụ khác hàng tại các tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên Sau 01năm hoạt động, đến 31/2/2007 tổng tài sản cảu chi nhánh đạt 430 tỷ đồng, vốn huyđộng đạt 415 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 350 tỷ đồng Ngân hàng An Bình – CN ĐàNẵng là chi nhánh đầu tiên trên địa bàn hoạt động có hiệu quả ngay năm đầu tiên
Năm 2007: Thành lập thêm 03 phòng giao dịch:
Cùng với sự phát triển của NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triểncảu đất nước, việc tăng vốn điều lệ lên 2.300 tỷ đồng ABBANK trở thành 1 trong 5NHTMCP lớn nhất Việt Nam Trong bối cảnh đó, ABBANK Đà Nẵng thành lập thêm
3 phòng giao dịch: 01 PGD tại Trưng Nữ Vương (Đà Nẵng), 01 PGD tại Tam Kỳ và
Trang 22ABBANK trên toàn quốc nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng.ABBANK Nguyến Chí Thanh sẽ hoạt động tập trung vào 03 nội dung chính: Triểnkhai mạnh mẽ cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các doanh nghiệpngành điện, CBCNV Điện Lực và nhân dân trên địa bàn; cung ứng các sản phẩm dịch
vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, các nhà thầu, đối tác của Tập đoàn Điện Lực ViệtNam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn; nhanh chóng đưa thương hiệuABBANK thực sự gân gũi với khách hàng, được khách hàng yêu mến trên nền tảngsản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại, tận lòng – tận tâm vì khách hàng
Năm 2009: Khai trương 2 địa điển giao dịch tại quận Hải Châu:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, tình hình kinh tế năm
2009 có dấu hiệu khởi sắc Với tình hình đó, ABBANK tiếp tục thực hiện kế hoạchphát triển mạng lưới giao dịch của mình để triển khai mạnh mẽ cung ứng các sán phẩmdịch vụ ngân hàng đến các doanh nghiệp ngành điện, CBCNV Điện Lực, các nhà thầu,đối tác của EVN (tập đoàn điện lực VN), các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn…nhanh chóng đưa thương hiệu ABBANK đến gần hơn với khách hàng
Ngày 27/05/2009 ABBANK chi nhánh Đà Nẵng khai trương 01 điểm tại PhanChu Trinh (193 Phan Chu Trinh, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng)
Ngày 29/12/2009 ABBANK chi nhánh Đà Nẵng tổ chức lễ khai trương tại QuangTrung (194 – 196 Quang Trung – Tp.Đà Nẵng)
ABBANK Đà Nẵng với việc thành lập thêm điểm giao dịch ABBANK Phan ChuTrinh và ABBANK Quang Trung sẽ góp phần tích cực hơn nữa và sự phát triển chungcủa hệ thống dịch vụ ngân hàng – tài chính của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miềnTrung - Tây Nguyên nói chung
Để quy mô phát triển ngày càng lớn mạnh, bên cạnh việc mở rộng các điểm giaodịch trên toàn quốc, ABBANK đã hoàn thiện mạng lưới giao dịch hiện tại bằng cáchđầu tư nâng cấp các PGD lên cấp chi nhánh Ngày 25/12/2009 PGD tại Tp.Huế đượcNHNN Việt Nam ch phép nâng cấp thành Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng:
Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VND vớicác hình thức đa dạng:
Trang 23- Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn.
- Đáp ứng mọi nhu cầu tài khoản của khách hàng
- Huy động vốn thông qua việc phát hành các loại thẻ thanh toán
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND, ngoại tệ đối với tất cácthành phần kinh tế
- Đồng tài trợ cho các dự án có vốn đầu tư của Nhà nước và nước ngoài
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay tín chấp hiện đang được áp dụng
- Cho vay cầm cố các loại chứng từ có giá
- Dịch vụ ngân hàng: thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh quamạng vi tính, chuyển tiền điện tử
2.1.4Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban:
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
PGD Trưng Nữ Vương
PGD Phan Châu Trinh
Giám đốc
Phó Giám đốc (Phụ trách tài chính)
PGD Hải Châu
Bộ phận Marketing
QTK Núi Thành
P.Hành chính nhân sự
P.Kế toán
Trang 242.1.4.2Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ đề ra mục tiêu,
kế hoạch và chỉ đạo hoạt động của chi nhánh Trong đó, giám đốc là người đứng đầu
và chịu trách nhiệm trước hội sở về hoạt động của chi nhánh, còn các phó giám đốc trợgiúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo công việc tác nghiệp hằng ngày và chịu trách nhiệmtrước giám đốc
Phòng QHKH cá nhân và Doanh nghiệp: có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác,tiếp nhận hồ sơ khách hàng, kiểm tra các điều kiện rút vốn, triển khai các chính sáchkhách hàng, triển khai các sản phẩm thẻ, sản phảm tín dụng, thanh toán quốc tế
Phòng quản lý rủi ro tín dụng: Với chức năng nghiên cứu phân tích quản lý rủi
ro nhằm đảm bảo phát triển tín dụng an toàn Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tíndụng, quản lý danh mục đầu tư, thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng, chovay thu hồi nợ
Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiêu mộ đảmbảo nguồn lực cho chi nhánh, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hằng năm trình hội
sở duyệt và theo dõi thực hiện các kế hoạch đó, thực hiện chế độ chính sách đối vớicán bộ công nhân viên về tiền lương, thưởng… tham mưu cho ban giám đốc trong việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…
Phòng kế toán giao dịch và ngân quỹ: gồm 2 bộ phận:
Bộ phận kế toán giao dịch: tiếp xúc khách hàng, huy động vốn,…Ngân quỹ có
trách nhiệm tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đốivới các giao dịch viên và với khách hàng (đối với các giao dịch tiền mặt vượt hạn mứccủa giao dịch viên)
Bộ phận kế toán nội bộ: thực hiện công việc kế toán hằng ngày thu thập báo cáo
hằng ngày, tháng, quý, năm cho lãnh đạo cơ quan thanh tra
Hệ thống các phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như chinhánh nhưng trong giới hạn của phòng giao dịch
Bộ phận Marketing phát triển mạng lưới: Tìm hiểu, thu thập, đánh giá các thôngtin liên quan trong nội bộ và bên ngoài như: thị trường, đối thủ cạnh tranh…nhằm
Trang 25tham mưu, đề xuất kế hoạch phát triển và quản lý mạng lướiPhòng khách hàng cánhân: Thực hiện các hoạt động cho vay và huy động vốn từ khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động cho vay và huy độngvốn từ khách hàng doanh nghiệp
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình qua 2 năm
2009 – 2010:
2.1.5.1Các nguồn lực của ngân hàng:
Cơ sở vật chất:
Địa điểm giao dịch: Chi nhánh Đà Nẵng được thành lập vào cuối năm 2006 đến
nay đã có 08 điểm giao dịch trên địa bàn Đà Nẵng:
- ABBANK Đà Nẵng – 179 Nguyễn Chí Thanh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
- ABBANK Hùng Vương – 195 Hùng Vương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
- ABBANK Nguyễn Văn Linh – 174 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP.ĐàNẵng
- ABBANK Phan Chu Trinh – 193 Phan Chu Trinh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
- ABBANK Trưng Nữ Vương – 391 Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
- ABBANK Hải Châu – 194-196 Quang Trung, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng
- ABBANK Liên Chiểu – 183 Tôn Đức Thắng, Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Hệ thống máy ATM: Hiện nay ngân hàng An Bình có 08 máy ATM trên địa bàn