Luật BHYT với một bước phát triển đặc biệt về quy định BHYT toàn dân là quyền và nghĩa vụ công dân với hình thức tham gia bắt buộc và đưa ra lộ trình thực hiện BHYTT toàn dân cho từng n
Trang 1LỜI MỞ ĐÀU
Bảo hiểm y tế là một trong các nội dung thuộc an sinh xã hội, đặc biệt có
ý nghĩa đối với cuộc sống con người Việt Nam đã thực hiện BHYT gần 20 năm
và đạt được thành tựu đáng kể Thực hiện BHYT sẽ tạo mọi điều kiện để mọi
người dân được chăm sóc sức khỏe Đây là quan điểm nhất quán của Nhà nước
ta hướng tới “hực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn đán” [T]
BHYT toàn dân là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia khi thực
hiện chính sách BHYT Thực hiện được BHYT toàn dân tức là đưa công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân lên đỉnh cao hiệu quả Trong một thời gian dài thực
hiện BHYT, đã đến lúc chúng ta phải xác định lộ trình cụ thể cho việc thực hiện
BHYT toàn dân Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI ngày 14
tháng 11 năm 2008 đã thông qua Luật BHYT số 25/2008/QH12
Luật BHYT với một bước phát triển đặc biệt về quy định BHYT toàn dân
là quyền và nghĩa vụ công dân với hình thức tham gia bắt buộc và đưa ra lộ trình
thực hiện BHYTT toàn dân cho từng nhóm đối tượng lay Đề thực hiện lộ trình
này cần phải có những nghiên cứu và những giải pháp cụ thé Đây là vẫn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành và thực sự có ý nghĩa cấp thiết
trong điều kiện hiện nay Vi vay “mot số kiến nghị thực hiện BHYT toàn dân ở
Việt Nam theo luật BHYT năm 2008” là thực sự cần thiết Với phạm vi yêu cầu
từ góc độ pháp luật băng việc chú trọng tới tổ chức thực hiện, đề tài nghiên cứu được thiết kế bao gồm 3 chương:
+ Chương I: BHYT và thực hiện BHYT toàn dân
+ Chương 2: Thực trạng về BHYT toàn dân ở Việt Nam
+ Chương 3: Một số kiến nghị thực hiện lộ trình BHYT toàn dân ở Việt
Nam
Với nhận thức và kỹ năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không
tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của
thây cô và tât cả các bạn
Trang 2CHUONG 1:
BAO HIEM Y TE VA THUC HIEN BAO HIEM Y TE TOAN DAN 1.1 Khái quát về bảo hiểm y tế
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm y tế
Trong đời sống xã hội,con người luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố
từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế Vì vậy, ngoài những tác động tích cực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thì sự tác động này cũng đem đến cho con người
những biến cố khôn lường như động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, chiến tranh, dịch bệnh, tai nạn, mất việc làm, Những rủi ro lớn nhất là con nguoi vol van
đề sức khỏe và sự tôn tại và phát triển Một trong những biện pháp hiệu quả nhất
mà con người tìm ra để bảo vệ mình trước những rủi ro đó là thực hiện bảo
hiểm
Bảo hiểm chính là việc con người bỏ ra một số tiền nhất định trong kết
quả lao động của mình trong một quỹ dự trữ đề đề phòng, khắc phục các thiệt hại xảy ra trong tương lai Qua đó sẽ phần nào nhanh chóng khôi phục sức khoẻ,
đời song, ồn định các hoạt động Bên cạnh những loại hình bảo hiểm mang tính
thương mại thì bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận được hình
thành và cũng có lịch sử hàng trăm năm Từ cuối thế ký XIX, các hội tương tế
đã được thành lập, ban đầu mới chỉ thành lập trong từng phường hội, xóm làng
sau đó được lan rộng hơn, rồi tiến tới toàn xã hội Hệ thống bảo hiểm xã hội lần đầu tiên được thành lập tại Đức, dưới thời thủ tướng Bismack (1850) và sau đó
hoàn thiện các chế độ như bảo hiểm y tế (1883), bảo hiểm tai nạn (1884), bảo hiểm hưu trí (1889), bảo hiểm thất nghiệp (1927) Đến nay, cùng với bảo hiểm
xã hội, mô hình bảo hiểm y té mang tính xã hội với mục đích bảo vệ sức khỏe
con người đã xuất hiện và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (khoảng
180 nước) từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Phi và chau A Co thé noi rang, bao hiểm y tế thể hiện bản chất nhân đạo, trình độ văn minh của nhân loại với mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cho dân chúng, thực hiện công
băng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
Trang 3Khái niệm về BHYT được trình bày trong cuốn "Từ điển Bach khoa Việt
Nam I xuất bản năm 1995"- Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151:
"BHYT: loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh
và chữa bệnh cho nhân dân" Cũng như hầu hết các quốc gia, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) với cách tiếp cận BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại
hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chỉ phí y tế cho người tham gia khi
gap rủi ro, 6m đau, bệnh tật
Từ những góc độ chuyên sâu, khái niệm BHYT cũng được tiếp cận với những nét riêng biệt:
- Dưới góc độ kinh té, BHYT duoc hiểu là sự hợp nhất tài chính của số
lượng lớn những người tham gia nhằm đối phó với một loại rủi ro là bệnh tật
Nguồn tài chính do nhiều người đóng góp nên sẽ đảm bảo chỉ trả chỉ phí y tế cho những người không may gặp rủi ro bởi nó tạo ra một quỹ thống nhất Những
người tham gia bảo hiểm y tế sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trong đó khám
chữa bệnh không chỉ bao gồm vấn đề kỹ thuật y tế mà còn cả bao gồm cả yếu tố kinh tế liên quan đến chi phí khám chữa bệnh như chi phí cho nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật của bác sỹ, chi phí cho trang thiết bị vật tư y tế phục vụ khám chữa
bệnh, chi phí thuốc men, dược liệu, Quá trình thực hiện BHYT cũng chính là
quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung Vì vậy, phải làm thế nào
để sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đóng góp của người tham gia BHYT nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
- Dưới góc độ xã hội, BHYT là một hình thức tương trợ cộng đồng nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng Các thành viên trong xã hội cùng nhau đóng góp một phần thu nhập để tạo ra quỹ chung với mục đích chăm sóc y tế cho chính mình và các thành viên khác không vì mục tiêu lợi nhuận Người
tham gia BHYT khi ốm dau hay bệnh tật sẽ nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của cả
cộng đồng do chi phí y tế của họ sẽ được quỹ chung chi trả toàn bộ hoặc phần
lớn
Trang 4Tính xã hội của BHYT cũng được thể hiện rõ trong việc không phân biệt hay giới hạn đối tượng tham gia Mọi thành viên trong xã hội không phân biệt tuôi tác, giới tính, tôn giáo, trình độ, thu nhập đều có quyền tham gia BHYT
Tính xã hội của BHYT còn thê hiện ở sự giúp đỡ của Nhà nước về chăm
sóc y tế Nhà nước luôn dành một phần trong ngân sách của mình để hỗ trợ cho các hoạt động y tế và trợ giúp cho những thành viên yếu thế trong xã hội được
tham gia BHYT Nhà nước với tư cách là người quản lý xã hội, điều tiết kinh tế,
ồn định đời sống nhân dân thì việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động y tế sẽ góp
phần thực hiện vai trò trên Dù ở chế độ chính trị và điều kiện kinh tế xã hội nào
nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi BHYT là chính sách xã hội lớn
mà ở đó Nhà nước giữ vai trò là người tô chức, quản lý và bảo trợ
- Dưới góc độ pháp lý, BHYT được coi là quyền quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cả cộng đồng Bởi
lẽ một trong những quyền thiêng liêng của con người được các tuyên ngôn nhân quyén khang định và được pháp luật của các quốc gia thừa nhận đó là quyền được chăm sóc y tế Đa số các nước đều ghi nhận trong hiến pháp và cụ thê hoá quyên nay bang việc xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống BHYT với mục đích chăm sóc sức khoẻ cho toàn xã hội Theo Điều 39 Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001): “ Nhà
nước đâu tư, phát triển và thống nhất quản lý quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ
của nhân dân, .thực hiện bảo hiểm y té, tao diéu kién cho moi người dán được
chăm sóc sức khoẻ” Và Điều 61 Hiến pháp quy định: công dân có quyền được
hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ”
Nhìn từ các góc độ như trên, ta có thể thấy BHYT có những đặc điểm sau: Một là, BHYT có phạm vi đối tượng rất rộng, bao gồm toàn thể thành
viên trong xã hội không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế-xã hội, tuôi tác, tình trạng sức khoẻ Bởi lẽ, rủi ro về sức khoẻ có thể xảy đến với tất cả mọi
người ở mọi lứa tuổi, giới tính, ở mọi điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sông,
tại bất kỳ thời điểm nào Chăm sóc sức khỏe là nhu cầu tất yếu của mỗi con
người Mặt khác, BHYT được coi là quyền quan trọng của con người nên tất cả
mọi người, ai cũng có quyền tham gia BHYT Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội
Trang 5cụ thể mà pháp luật mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về đối tượng
tham gia và hình thức tham gia Đặc trưng về phạm vi đối tượng là điểm cơ bản
phân biệt BHYT với các chế độ khác trong hệ thống an sinh xã hội Có thể thấy, trong chế độ BHXH, trợ giúp xã hội hay ưu đãi xã hội thì phạm vi đối tượng
được giới hạn bởi những tiêu chí, điều kiện nhất định Đối tượng của BHXH là
người lao động và thành viên gia đình của họ (trong một số trường hợp) khi gặp
biến cố rủi ro làm giảm thu nhập; còn trợ giúp xã hội có đối tượng bảo vệ là toàn
bộ các thành viên trong xã hội khi lâm vào tình trạng thực sự khó khăn túng
quẫn cần có sự giúp đỡ về vật chất mới có thể vượt qua; ưu đãi xã hội thì có đối tượng bảo vệ là những người có công trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc Như vậy, BHYT có mạng lưới bao trùm mọi đối tượng trong xã hội mà
không một chế độ nào trong hệ thống an sinh xã hội rộng bằng
Hai là, đỗi tượng bảo vệ của BHYT là sức khoẻ của con người khi bị ốm đau, bệnh tật Đặt trong mục tiêu chung của an sinh xã hội là hướng tới sự bảo
vệ toàn điện đối với mọi thành viên trong xã hội, BHYT thực hiện mục đích bảo
vệ sức khoẻ cho mọi người dân Người tham gia BHYT đóng góp bằng tiền mặt
nhưng khi ốm đau, bệnh tật sẽ được BHYT đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, bao gồm các dịch vụ y tế như chân đoán, chữa trị bệnh tật, thuốc men và chăm sóc tại bệnh viện Chi phí cho dịch vụ khám chữa bệnh sẽ do cơ quan BHYT
đảm bảo và người bệnh không phải chỉ trả hoặc chi trả một phần với tỷ lệ thấp
Nếu với người lao động, BHXH giải quyết được vấn đề bù đắp hay thay thế thu nhập thông qua khoản trợ cấp (bằng tiền) cụ thể khi họ gặp biến có, rủi
ro như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, tuổi già, mất việc làm thì
BHYT đảm nhận trách nhiệm khám chữa bệnh cho họ Quyên lợi của người
hưởng BHYT không phải là khoản trợ cấp bằng tiền với các mức cụ thể như
trong BHXH, trợ giúp xã hội hay ưu đãi xã hội mà là các dịch vụ y tế phụ thuộc vào từng loại bệnh tật
Ba là, BHYT là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không phụ thuộc
vào thời gian đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và phụ thuộc vào nhiều
khả năng cung ứng dịch vụ y tế của cơ sở khám chữa bệnh Về nguyên tắc, người tham gia BHYT sẽ đóng một mức phí được xác định trước nhưng nếu họ
Trang 6bi dau 6m hay bệnh tật sẽ được khám chữa bệnh cho đến khi khoẻ mạnh trở lại
Sự đa dạng về các loại bệnh tật, nhu cầu cụ thể của mỗi bệnh nhân và khả năng
cung cấp dịch vụ y tế của cơ sở y tế (trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế, thuốc men ) chính là nguyên nhân làm cho các chỉ phí
y tế rất khó xác định trước cho người tham gia BHYT Phụ thuộc vào các điều
kiện kinh tế xã hội của mình mà các nước giới hạn và phạm vi thanh toán của
BHYT Ở các nước phát triển thường quy định hưởng chế độ chi phí y tế 100%
và phạm vi đáp ứng nhu cầu cao, kế cả các yêu cầu về thắm my, di tat bam sinh,
các bệnh xã hội, Ở các quốc gia co diéu kién kinh té kém phat triển hơn hoặc
trong thời kỳ đầu triển khai thực hiện BHYT thường quy định có thêm sự hỗ trợ của người bệnh với tỷ lệ nhỏ và giới hạn nhiều hơn về phạm vi dân cư
Bốn là, quan hệ BHYT là mối quan hệ diễn ra giữa ba bên gồm bên thực hiện BHYT, bên tham gia BHYT và cơ sở khám chữa bệnh Trong đó cơ quan BHXH là chủ thê thực hiện BHYT cho người tham gia Người tham gia BHYT
vừa có nghĩa vụ đóng phí BHYT, vừa là đối tượng trực tiếp thụ hưởng các dịch
vụ khám chữa bệnh khi sự kiện BHYT xảy ra theo quy định của pháp luật Cơ
sở khám chữa bệnh là tổ chức thực hiện khám chữa bệnh và cung cấp các dịch
vụ y tế cho người bệnh BHYT Khi người tham gia BHYT sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh, họ sẽ đến các cơ sở y tế và các chỉ phí liên quan sẽ được cơ
quan thực hiện BHYT chi trả toàn bộ hoặc một phần theo quy định Như vậy, quan hệ BHYT vừa là loại hình dịch vụ bảo hiểm, vừa là loại hình dịch vụ y té
Hệ thống thực hiện BHYT ở các nước được tổ chức theo các mô hình khác
nhau về điều kiện kinh tế xã hội, chế độ chính sách, Tuy nhiên, dù tổ chức
thực hiện với hình thức nào đi nữa cũng không thé phủ nhận được mối quan hệ
ba bên của BHYT với vai trò quan trọng của cơ sở khám chữa bệnh
1.1.2 Ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm y tế
BHYT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đời sông của con người Vai trò của BHYT thể hiện ở những điểm sau:
Một là, BHYT thực hiện chính sách an sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và công băng xã hội chăm sóc sức khoẻ
Trang 7BHYT có vai trò nhất định cho phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân Với những đặc thù của mình, BHYT đã bảo đảm cho mọi người, nhất là
những đối tượng “yếu thế” trong xã hội, ai cũng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng tốt; bảo vệ nhân dân khỏi gánh nặng quá sức
về tài chính do chi phí của các dịch vụ y tế mà họ cần sử dụng gây nên Khi tham gia BHYT, những người có điều kiện kinh tế khó khăn, hay họ mắc bệnh hiểm nghèo thì họ sẽ được BHYT gánh bớt khó khăn về chi phí khám chữa bệnh Đồng thời, BHYT cũng đảm bảo cho những người bệnh có cùng nhu cầu
được tiếp cận như nhau đến các dịch vụ y tế hiện có; người bệnh có nhu cầu
nhiều hơn được chăm sóc nhiều hơn Trong cuộc sống, con người có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân của mình Có thể nói khi có BHYT thì mỗi con người có điều kiện chăm sóc sức khỏe trung bình trong xã
hội bất kế là họ giàu nghèo hay ở bất kỳ vị trí nào BHYT cùng với sự phát triển
của con người cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp
Từ khi ra đời, BHYT huy động và sử dụng nhiều nguồn lực để chia sẻ rủi
ro; góp phần đắc lực giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong; nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông
Hai là, BHYT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và thúc
đầy tiến bộ xã hội
Ngoài tính xã hội của mình BHYT còn thể hiện tính kinh tế của mình
BHYT góp phần quan trọng trong việc phát trên kinh tế, thúc đầy tiến bộ xã hội
Một xã hội dù phát triển đến đâu thì cũng chỉ được coi là một xã hội tiến bộ khi
có mạng lưới y tế tốt và mọi người dân khoẻ mạnh Sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người Khi bị ốm đau hay mắc bệnh, con người không chỉ bị suy giảm sức khoẻ, giảm khả năng lao động mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của họ và những người thân Tham gia BHYT, người lao động và thành viên gia đình họ,
ai cũng được chăm sóc sức khoẻ, giảm ốm đau khỏi bệnh tật Khi có BHYT,
người tham gia được chăm sóc sức khỏe Với thê chất và tinh thần khoẻ mạnh,
người lao động mới có thể đạt được kết quả cao nhất trong công việc, năng suất
lao động tăng, thu lợi về cho bản thân, gia đình, cho tổ chức và cho cả nền kinh
Trang 8tế quốc dân Mặt khác, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nhờ có BHYT mà nhà nước giảm tải được gánh nặng đối với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ toàn dân, ngân sách quốc gia được tập trung hơn cho phát triển kinh tế Ngoài ra, với tư cách là một quỹ tiền tệ, quỹ BHYT được pháp luật nhiều nước (trong đó có Việt Nam) cho phép sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, tăng thêm nguồn thu của quỹ, từ đó quay lại phục vụ cho các hoạt động của BHYT Qua quá trình tồn tại và phát triển, BHYT ngày càng có nhiều đóng
gop quan trong vao su ồn định và tiễn bộ xã hội
Ba là, BHYT mang tính nhán văn, xã hội sáu sắc
Rủi ro về sức khoẻ thường đến bất ngờ và không loại trừ ai Đối với đa số
các thành viên trong xã hội, chi phi y tế thực sự là một gánh nặng mà nhiều khi
họ không thể trả nồi Vì vậy đã có không ít các trường hợp do hoàn cảnh kinh tế
mà phải “sống chung với bệnh tật” trong khi y học hoàn toàn có khả năng chữa
trị được BHYT ra đời không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và xuất
phát từ nhu cầu khách quan của cuộc sống con người Nhờ tham gia BHYT, người nghèo không phải đơn phương chống đỡ với những khó khăn gây ra bởi
rủi ro sức khoẻ Bởi lẽ, khi đó họ nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng
đồng - của người có thu nhập cao đối với người có thu nhập thấp, của người không ốm hoặc chưa ốm với người đang ốm, của người bệnh nhẹ với người
bệnh nặng Như vậy, khi tham gia BHYT, mọi người thể hiện trách nhiệm của mình trước hết là đối với bản thân, sau đó là trách nhiệm với xã hội BHYT đã
góp phan phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” giữa các thành viên trong xã hội Đó là những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa
Ngoài ý nghĩa trên, BHYT còn góp phần trong việc điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội, là một trong những nguồn cung cấp tài chính
ồn định cho các cơ sở y tế
1.2 BHYT toàn dân và kinh nghiệm ở một số quốc gia
1.2.1 Quan điểm về BHVT toàn dân
Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với thuật ngữ BHYT toàn dân Từ nguyên tắc cơ bản của BHYT cho thấy BHYT toàn dân là một nguyên tắc quan
Trang 9trọng cua BHYT Theo tir dién tiéng viét thi tir “toan” co nghia là tất cả Vậy
“toàn dân” có nghĩa là tất cả người dân, mọi người dân.Theo đó, BHYT toàn dân là mọi người dân đều được quyên tham gia và được bảo vệ bởi hệ thống
BHYT Từ góc độ mục tiêu, mục đích tổ chức thực hiện của BHYT cho thấy
BHYT toàn dân chính là mục tiêu hướng tới của hầu hết các quốc gia trên thế
giới Về cơ bản, BHYT toàn dân được hiểu là toàn bộ mọi người dân của một
quốc gia đều được tham gia vào hệ thống BHYT của quốc gia đó
Toàn bộ mọi người dân của một quốc gia có thể hiểu bao gồm cả công dân nước sở tại và thậm trí cả người nước ngoài cư trú trên lãnh thô quốc gia đó đều được tham gia vào hệ thống BHYT Nói cách khác mọi thành viên trong xã
hội đều được tham gia BHYT mà không có sự phụ thuộc vào giới tính, dia vi xa
hội, thành phần xã hội, tôn giáo Hệ thống BHYT toàn đân do Nhà nước đứng
ra tô chức thực hiện và được đảm bảo băng hệ thống pháp luật Mọi người lao
động có việc làm, có thu nhập đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính vào hệ thống BHYT Những thành viên khác trong xã hội cũng được tham gia BHYT tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng mà nhận được
sự hỗ trợ nhất định khi tham gia vào hệ thống BHYT này
Theo quan điểm của một số nước từ việc quy định các đối tượng tham gia
có thê thấy, BHYT toàn đân mà các nước hướng tới chính là việc độ bao phủ
BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân Điển hình như một số nước: Đức, Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan Ở Hàn Quốc, tháng 12 năm 1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu thực thi tại Hàn Quốc Đến tháng 12 năm 1976 Luật BHYT đã được sửa đổi gần như hoàn toàn Sau khi Luật BHYT được sửa
đối và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng nhanh
chóng Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công ty, hãng lớn có từ 500
công nhân trở lên, đến năm 198§ đã mở rộng đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do, sau đó Hàn Quốc không ngừng mở
rộng thêm các đồi tượng Đến năm 1989 Hàn Quốc đã đạt độ bao phủ toàn dân
với gần 100% người Hàn Quốc có BHYT [15,19] Ở Thái Lan,Từ năm 1975 đến
năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện BHYT cho nhóm người nghèo và
nhóm người bị thiệt thòi Đến năm 1981, Chính phủ triển khai chương trình cấp
Trang 10thẻ cho người có thu nhập thấp (LIC) đến những người có thu nhập hang thang dưới 1.000 baht/tháng Năm 1983, chương trình LIC mở rộng đến những người già trên 60 tuổi Vào năm 1993, LIC được mở rộng đến trẻ em dưới 12 tuổi và
các lãnh đạo tôn giáo [15] Với việc ngày càng mở rộng đối tượng đến tháng 4
năm 2002 Thái Lan đã thực hiện thành công BHYT toàn dân Như vậy, ta có thể thấy BHYT toàn đân là việc tham gia rộng rãi của mọi đối tượng trong xã hội
hay chính là 100% người dân có BHYT
Theo quan điểm của chúng ta, BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật BHYT đều tham gia BHYT Đối tượng tham gia BHYT ngày
càng được mở rộng sau 3 lần thay đổi Nghị định, đặc biệt là các đối tượng:
người nghèo; người có công với cách mạng; cán bộ xã phường thị trần; đại biểu
hội đồng nhân dân; thân nhân của sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và của
sỹ quan Công an nhân dân; cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ; người cao tuổi từ §5 tuổi trở lên; người lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước không phân biệt số lượng lao động đều tham gia BHYT bắt buộc
Qua 3 lần thay đổi Nghị định, đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện Nghị
định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005 của Chính phủ, đối tượng và phạm vi bao phủ BHYT tăng nhanh BHYT tự nguyện được mở rộng đến các đối tượng: nông dân, hội viên các hội đoàn thể quần chúng (phụ nữ, thanh niên, cựu chiến
binh ), người ăn theo Từ khi Luật BHYT năm 2008 ra đời đã mở rộng các đối
tượng tham gia lên 25 đối tượng bao trùm hầu hết các tầng lớp nhân dân Như vậy, cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam coi BHYT toàn dân chính là việc tham gia của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội bằng cách quy định ngày càng mở rộng đối tượng tham gia Trong quá trình thực hiện BHYT toàn dân các
nước cũng có quan niệm và mục tiêu khác nhau do điều kiện kinh tế xã hội ở
mỗi nước là khác nhau Mặc du ở các quốc gia khác nhau có quan niệm cũng như mục tiêu khác nhau về BHYT toàn dân song nhìn chung tiêu chí xác định BHYT toàn dân bao gồm:
Thứ nhát, độ bao phủ của hệ thông BHYT đối với cộng đồng dân chúng phải đạt 100% Điều đó có nghĩa là mọi người dân đều được tham gia BHYT
Đây được coi là yêu cầu quan trọng nhất của BHYT toàn dân
Trang 11Thứ hai, hệ thống BHYT toàn dân là hệ thống thống nhất, bình dang cho mọi thành viên tham gia Mỗi quốc gia chỉ có một BHYT duy nhất và được tập trung thống nhất quản lý bởi cơ quan nhà nước có thâm quyên Trong đó mọi người dân đều có quyền tham gia vào hệ thống BHYT mà không phân biệt tuôi tác, giới tính, thành phần xã hội, mức thu nhập hay bất kỳ tiêu chí nào khi
tham gia BHYT, mọi người dân đều nhận được bảo vệ của hệ thống BHYT
1.2.2 Kinh nghiệm về thực hiện BHYT toàn dân ở một số quốc gia
Trên thế giới, BHYT toàn dân luôn là mục tiêu chung mà mọi quốc gia đều
hướng tới khi thực hiện chính sách BHYT Hiện nay, các nước trên thế gi01 dang tich cuc chuan bi cho viéc thuc hién BHYT toan dan Tuy nhién, do diéu kiện kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý của mỗi nước khác nhau cho nên việc xác định lộ trình, thời gian và phương thức thực hiện là khác nhau Bởi lẽ, việc thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội,
pháp lý riêng của từng quốc gia Thực tiễn, đã có quốc gia thực hiện thành công
mục tiêu BHYT toàn dân theo lộ trình đã định nhưng cũng có một số nước còn
gặp nhiều vấn đề trở ngại mà không thê thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra, hoặc
một số nước thực hiện thành công và chỉ duy trì được trong một khoảng thời
gian ngắn Trong quá trình thực hiện các quốc gia gặp nhiều thách thức phải từng bước khắc phục, thay đổi chính sách cho phù hợp Hướng tới BHYT toàn
dân các quốc gia phải từng bước thực hiện, vạch ra kế hoạch chỉ tiết, cụ thể và phải xác định một lộ trình thích hợp, nếu vội vã sẽ không thể tránh khỏi sự thất
bại Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm ở một số quốc gia tiêu biểu để có
cái nhìn rõ hơn về thực hiện BHYT toàn dân:
- Cộng hòa liên bang Đức:
Cộng hòa liên bang Đức là quốc gia có hơn 80 triệu đân với mức thu nhập bình quân (GDP) theo đầu người là 34.400USD năm 2007 Cộng hòa liên bang
Đức là nước đầu tiên ban hành đạo Luật BHYT vào năm 1883 Theo đó, hệ
thống BHYT ra đời với sự tham gia bắt buộc của người làm công ăn lương và
giới chủ, nhằm bảo vệ người lao động, đồng thời giảm thiểu chi phí bồi thường
của giới chủ Nhà nước giữ vai trò quản lý, giám sát, định hướng hoạt động
BHYT theo luật định
Trang 12Do có hệ thống pháp luật khá hoàn thiện, BHYT ở Đức phát triển nhanh chóng Nếu như những năm đầu tiên nhà nước ban hành Luật BHYT mới chỉ có
5% dân số tham gia BHYT, thì đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã có 90% dân số
tham gia BHYT Theo quy định của pháp luật, hai loại hình BHYT công va BHYT tư nhân đang tồn tại và phát triển
Với hai hệ thống BHYT công và BHYT tư nhân thì BHYT Đức đã bao trọn được hầu hết dân số tham gia Những đối tượng có thu nhập thấp và thân nhân gia đình họ, một số đối tượng yếu thế, được đảm bảo tham gia vào hệ thống BHYT công BHYT tư nhân hay chính là BHYT tự nguyện tổn tại song song với BHYT công và nhắm đến những đối tượng không tham gia BHYT công đặc biệt
là những đối tượng có thu nhập cao, vượt qua ngưỡng nhất dinh [8]
Nhìn chung BHYT Đức có bề dày kinh nghiệm (đã thực hiện BHYT trên
120 năm) nhưng mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân vẫn được xác định là một quá trình lâu dài với hai hình thức tham gia là bắt buộc và tự nguyện Thực tế
cho thấy BHYT bắt buộc hay còn gọi là BHYT công ở Đức đã bao quát được gần hết dân số (đối tượng chủ yếu của BHYT công là người làm công ăn lương
và thân nhân của họ; người về hưu cũng là đối tượng thực hiện BHYT cong theo luật định), chỉ một số ít tham gia BHYT tư nhân (đói tượng tham gia là tat ca
những đối tượng khác không tham gia vào BHYT công thì tham gia BHYT tự nguyện) Đức là một quốc gia tiêu biểu trong việc xây dựng hệ thống an sinh theo trường phái xã hội, chú trọng đến yếu tô bao quát dân chúng do vậy BHYT
ở Đức cũng được đánh giá là một trong các quốc gia có độ bao quát dân chúng
tốt, ồn định và chắc chắn
- Mỹ:
Mỹ có hơn 300 triệu dân với mức thu nhập theo đầu người đạt 46.000 USD năm 2007, 47.000USD năm 2009 Công tác chăm sóc sức khỏe ở Mỹ được đánh giá là có chất lượng cao nhưng người ta phê bình Mỹ thiếu chế độ BHYT thống nhất, chỉ phí cho BHYT quá cao và không bao quát được hết mọi người dân Theo nghiên cứu của đại học Maine chỉ ra rằng chi phí y tế ở Mỹ đắt đỏ nhất thế giới (chi phí y tế trên đầu người ở Mỹ là 4178 USD, trong khi đó ở Thụy Sỹ là
2794 USD vào năm 1998) Phòng thống kê trung tâm các dịch vụ Medicare và
Trang 13Medicaid công bố số liệu về chi phí y tế của Mỹ năm 2007 là 7439 USD/người
và ngân sách chi phí y tế năm 2007 lên tới 2,26 nghìn tỷ (khoảng 15%GDP) trong khi đó Canada chỉ khoảng 10% GDP và bình quân chi phí y tế là 3678 USD/ người mà chất lượng dịch vụ y tế ở Mỹ chỉ ngang với Canada Trong vòng
9 năm, phí đóng BHYT ở Mỹ tăng vọt và tăng nhanh hơn mức lương 4 lần khiến
cho ngày càng nhiều người Mỹ không đủ khả năng trả tiền BHYT Năm 2008,
chỉ phí y tế bình quân đầu người trên 7000USD/năm và 46,3 triệu (khoảng 16% dân số) người dân ở Mỹ, trong đó có khoảng 31 triệu công dân Mỹ không có bảo hiểm y tế [11] Hệ thống BHYT ở Mỹ có một đặc điểm là cùng tồn tại song song BHYT Nhà nước và BHYT tư nhân Công ty BHYT tư nhân lớn nhất của Mỹ là ETNA, cứ 6 người dân thì có I người tham gia quỹ BHYT này Trong đó BHYT
tư nhân giữ vai trò chủ đạo, BHYT Nhà nước chỉ giữ vai trò bố sung Với hệ thống chính là Medicare cho người già trên 65 tuổi, quỹ Medicaid cho người hưởng trợ cấp xã hội, người mù, người tàn tật, phụ nữ có thu nhập thấp và trẻ
em
Cũng chính vì kết cấu của BHYT Mỹ như vậy nên cũng có những người không tham gia bất kỳ một chế độ BHYT nào Đây là những người có thu nhập
thấp và cũng không đủ điều kiện hưởng BHYT Nhà nước Hiện nay, ở Mỹ đang
có một cải cách như: đơn giản hóa các thủ tục, tăng tiêu chuẩn tài trợ của chủ
thuê mướn và chính quyền Đề khống chế và quản lý chi phí y tế, Mỹ áp dụng phương thức chỉ trả theo nhóm chẩn đoán, mang lại hiệu quả cao
Có thể thấy, mặc dù là một nước có nền kinh tế phát triển lớn mạnh vào
hàng đầu thế giới, người dân có thu nhập cao nhưng BHYT Mỹ vẫn không bao quát hết toàn bộ dân chúng tham gia BHYT Bởi lẽ, việc Mỹ lựa chọn và áp dụng mô hình BHYT tư nhân là hoàn toàn không phù hợp để xây dựng BHYT toàn dân
- Hàn Quốc:
Hệ thống BHYT Hàn Quốc tương đối mới và trẻ trên thế giới Quỹ BHYT
của Hàn Quốc ra đời năm 1963 Tuy nhiên, Hàn Quốc chỉ mắt có 26 năm để thực hiện được mục tiêu BHYT toàn dân Vào năm 1977, Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyên sang BHYT bắt buộc toàn dân theo Luật Sau 13 năm thực
Trang 14hiện BHYT tự nguyện không hiệu quả (số người tham gia thấp và không có kha
năng cân đối quỹ) Sau 12 năm, tức là 1989, thì đạt được độ bao phủ toàn dân
với gần 100% người Hàn Quốc có BHYT Tại thời điểm bắt đầu triển khai
BHYT toàn dân, mức thu nhập bình quân đạt 1500USD/người/năm (năm 2007
là 24600USD/người/năm, dân số là 49 triệu người) Mặc dù thực hiện cơ chế
cùng chỉ trả nhưng quỹ BHYT Hàn Quốc vẫn lâm vào tình trạng bội chỉ trong
những năm giữa thập kỷ 90 Do vậy, năm 1997, Hàn Quốc buộc phải nghiên cứu chuyên đổi phương thức thanh toán theo chi phí dịch vụ sang phương thức thanh toán theo chân đoán [17,22]
Có thể nói, BHYT Hàn Quốc mặc dù ra đời khá muộn nhưng lại rất thành
công khi thực hiện BHYT toàn dân một cách nhanh chóng trong 26 năm Thực
tế thực hiện BHYT toàn dân ở Hàn Quốc cho thấy, dé đạt mục tiêu BHYT toàn dân ngoài sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống BHYT thì việc nhanh chóng chuyền đổi cơ chế từ thực hiện BHYT tự nguyện sang thực hiện một hình thức duy nhất là BHYT bắt buộc đã
giúp cho BHYT Hàn Quốc nhanh chóng bao phủ được 100% dân số tham gia BHYT Đây chính là giải pháp đúng đắn của BHYT Hàn Quốc cho lộ trình thực hiện BHYT toàn dan sau 13 năm không thành công với loại hình BHYT tự nguyện
- Thái Lan:
Thái Lan bắt đầu thực hiện BHYT vào đầu thập kỷ 80, theo cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện với GDP theo đầu người vào thời điểm này là
khoảng 600USD BHYT toàn dân được triển khai năm 1996 và đến năm 2001
chương trình BHYT toàn dân được thực hiện thành công Hệ thống BHYT Thái
Lan là một trong những hệ thống BHYT phức tạp trong khu vực Đông Nam Á
Để quản lý BHYT có sự tham gia của bốn Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động và
Phúc lợi xã hội, Bộ Y tế, Bộ Thương mại Tuy vậy, chế độ BHYT ở Thái Lan
vẫn được quy định khá rõ ràng, cụ thể Năm 1997, Thái Lan công bố chiến lược
BHYT toàn dân khi thu nhập bình quân đạt qua con số 2000USD/người/năm (năm 2007 là §000USD) Cũng tại thời điểm 1997, số lao động trong nông nghiệp còn 50% chiếm trong tổng số 36,7 triệu người trong độ tuối lao động
Trang 15Đối tượng là công chức nhà nước và nhân thân của họ thực chất vẫn hưởng chế
độ bao cấp khám chữa bệnh, được nhà nước thanh toán toàn bộ chi phí khám
chữa bệnh Ở khu vực này người ta áp dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ Đối tượng tham gia BHYT là người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp từ I0 lao động trở lên ( khoảng 7 triệu người) Còn 40 triệu dân hưởng chế độ BHYT toàn dân [8,17] Theo chế độ này mỗi người được cấp một thê BHYT và mỗi lần đi khám bệnh hoặc phải vào nằm viện đều phải nộp 30baht hay còn gọi là “chương trình 30 baht” Với “chương trình 30 baht”, Thái
Lan mắt 25 năm, sau khi các nhóm đối tượng thuộc phần dân số còn lại được Chính phủ hỗ trợ tài chính để thực hiện BHYT Mặc dù, Thái Lan là quốc gia
thực hiện BHYT nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á nhưng hệ thống BHYT Thái Lan đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng của
sự bất ôn về hệ thống chính trị cũng như trong công tác quản lý và thực hiện BHYT như tình trạng lạm dụng BHYT, chi phí gia tăng, hệ thống quản lý bị phân tán
Qua việc tìm hiểu quá trình thực hiện BHYT toàn dân ở các quốc gia trên chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, về chính sách pháp luật, hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho
mình một kế hoạch thực hiện BHYT toàn dân chỉ tiết cụ thể Khi xác định lộ
trình, các nước chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, cơ sở pháp lý tương ứng
đảm bảo cho việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân Do các nước có điều kiện,
cơ sở kinh tế xã hội không giống nhau mà có thể xác định kế hoạch lộ trình thực hiện là khác nhau Lộ trình thực hiện có thẻ là trong thời gian ngắn hoặc trong
thời gian dài Đức là nước đầu tiên ban hành Luật BHYT, hệ thống pháp luật
khá hoàn thiện nhưng mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân vẫn được xác định là một quá trình lâu đài với hai hình thức bắt buộc và tự nguyện Hàn Quốc là nước mắt có 26 năm dé hoàn thành BHYT toàn dân do có điều kiện kinh tế phát triển,
nhanh chóng áp dụng BHYT bắt buộc Thái Lan là nước thực hiện thành công BHYT toàn dân trong khoảng thời gian ngắn (năm 1996 áp dụng năm 2001hoàn thành) Tại thời điểm công bố thực hiện BHYT toàn dân thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đạt trên 2000USD, chỉ còn 50% số lao động nông nghiệp,
Trang 16phan lớn cán bộ công chức và thân nhân của họ được nhà nước bao cấp KCB chi con 40 triéu nguoi dan huong BHYT toan dan Nhu vay, do co diéu kién kinh té
xã hội khác nhau mà lộ trình thực hiện BHYT toàn dân ở các nước là khác nhau Thứ hai, các nước thực hiện thành công BHYT toàn dân với việc áp dụng hình thức BHYT bắt buộc là chủ đạo, còn nếu áp dụng BHYT tự nguyện thì BHYT toàn dân là khó thực hiện nếu có chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian nhất định BHYT tự nguyện chỉ được coi như một bước đệm tiến tới thực
hiện một hình thức duy nhất là BHYT bắt buộc Các quốc gia Hàn Quốc, Thái Lan thực hiện được mục tiêu BHYT toàn dân trong khoảng thời gian ngắn như
vậy là do áp dụng hình thức BHYT bắt buộc Sau 13 năm thực hiện BHYT tự
nguyện không có hiệu quả (số người tham gia ít, mất cân đối quỹ), Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyển sang BHYT bắt buộc toàn dân và sau 12 nam đã
thực hiện được BHYT toàn dân Mặt khác, Mỹ là nước có điều kiện kinh tế phát
triên hàng đầu thế giới áp dụng mô hình BHYT tư nhân nên hiện nay vẫn có số lượng lớn người dân (16%) không có BHYT Vậy muốn thực hiện thành công
BHYT toàn dân phải lấy BHYT bắt buộc làm chủ đạo
Thứ ba, về kinh tê - xã hội, ta có thể thấy các nước Đức, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc khi bắt đầu tuyên bó triển khai BHYT toàn dân thì thu nhập bình quân đầu người là từ 1500USD/người/năm.Với thu nhập ổn định tương đối thì
người dân có điều kiện tham gia BHYT một cách tự nguyện như một nhu cầu
cần thiết, Nhà nước sẽ không phải bỏ ra nhiều kinh phi dé tài trợ cho BHYT vì
chính lúc thu nhập của người dân không đáp ứng đủ chi tiêu thì ngân sách nhà nước cũng không dồi dào để tài trợ cho số lượng lớn người dân Có thể nói ngân sách nhà nước sẽ giàu lên khi thu nhập của người dân cao hơn Hơn nữa, với
nguôn tài chính lớn mạnh thì việc đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ khám chữa
bệnh sẽ phát triển thông qua đó cái nhìn của người dân về BHYT ngày càng tích
cực Từ đó, họ sẽ tham gia BHYT một cách chủ động Vì vậy cần phải xác định thời điểm hợp lý đề tiến hành tô chức toàn dân
Thứ tr, về vẫn đề nhận thức của người dân cũng là một yếu tố quan trọng
trong quá trình thực hiện BHYT toàn đân Đối với một quốc gia mà ý thức của
người dân về BHYT là tích cực thì BHYT toàn dân sẽ dễ thực hiện Bởi khi
Trang 17người dân nhận thấy những điểm tích cực của BHYT thì họ sẽ đễ dàng chap
nhận tham gia BHYT còn khi có cái nhìn tiêu cực thì họ sẽ khó chấp nhận tham
gia vào quan hệ BHYT Như vậy, một quốc gia muốn thực hiện thành công
BHYT toàn dân thì sự ủng hộ của người dân là rất cần thiết Vì vậy, việc tuyên
truyền vai trò, ý nghĩa của BHYT là bước cần thiết trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân
Như vậy, đề thực hiện thành công BHYT toàn dân mỗi nước phải biết kết
hợp hài hòa các yếu tố cơ bản trên Mỗi nước có điều kiện kinh tế xã hội khác
nhau nên tại thời điểm công bố thực hiện BHYT toàn dân thì các yếu tố trên cũng khác nhau Do vậy, trong quá trình thực hiện phải xác định lộ trình cụ thé,
lấy BHYT bắt buộc làm chủ đạo, song song với việc phát triển kinh tế và nâng cao nhận thức của người dân
Tom lại BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội, là loại hình bảo
hiểm do Nhà nước tổ chức nhăm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Nó có ý nghĩa to lớn trong đời sông kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới
Vì vậy, BHYT toàn dân chính là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia Và trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện thành công BHYT toàn dân như Đức,
Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản Sau thành công của một SỐ quốc gia, Viét Nam đã rút ra được kinh nghiệm cho mục tiêu tiến tới thực hiện BHYT toàn dân của mình khi ban hành Luật BHYT và xây dựng lộ trình toàn dân vào năm 2014
Trang 18CHƯƠNG 2:
THUC TRANG VE BHYT TOAN DAN O VIET NAM
2.1 Quy định về BHYT toàn dân ở Việt Nam
2.1.1 Định hướng BHYT toàn dân ở Việt Nam
Sự phát triển của BHYT gắn liền với những định hướng, quan điểm của Đảng qua các Nghị quyết, Văn kiện quan trọng, mà khởi đầu là Đại hội VI năm
1986 Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết Đại hội VI
đề ra phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Đây là một chủ trương mới, xóa bỏ bao cấp trong khám chữa bệnh, huy động nguồn lực trong cộng
đồng, cùng với Nhà nước chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân Thực hiện chủ
trương này, việc thu viện phí bắt đầu được thực hiện theo Quyết định 45/HĐBT
ngày 24/4/1989 Khi đó, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14 ngày
15/6/1989 hướng dẫn thực hiện bước đầu đặt vẫn đề thử nghiệm triển khai một
cơ chế quản lý mới: “ở những nơi có điêu kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo
hiểm sức khỏe” Kết quả thực hiện thí điểm BHYT được nhân dân đồng tình ủng
hộ Việc thí điểm BHYT đã tạo ra một tư duy mới trong quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế Trước những vấn đề cấp bách đặt ra đối với sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân thời kỳ đổi mới, xóa bỏ bao cấp, Ban Chấp hành
Trung ương (Khoá VII) ra Nghị quyết số 04/NQ-HNTW ngày 14/1/1993 nêu nên một định hướng mới: “Tạo nguồn kinh phí đề phát triển sự nghiệp y tế, thực
hiện thu một phần viện phí, phát triển BHYT” Trên tinh thần đó, Nghị quyết SỐ
37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về Định hướng Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996 - 2000 nêu quan điểm: "Tiép tục thực hiện tốt việc thu một phân viện phí và phát triển BHYT đề tăng thêm
nguồn tài chính phục vụ khảm chữa bệnh cho nhân dân " Đến Đại hội VIII của
Đảng, chủ trương phát triển BHYT lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết với định hướng: “Tăng đâu tr của Nhà nước, kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí
khác cho y tế như phát triển bảo hiểm” Tuy nhiên, phải đến trước thềm Đại hội
IX, sau gần 10 năm tổ chức thực hiện, chính sách BHYT đã đạt được những kết quả nhất định, quan điểm phát triển BHYT được hình thành rõ nét trong tư duy
Trang 19của những nhà hoạch định chính sách Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chap
hành Trung ương khoá VIII trình Đại hội IX đã đưa nội dung phát triển BHYT toàn dân vào trong văn kiện Dự thảo nêu rõ: “7c hiện công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khỏe; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ
cấp và BHYT cho người nghèo, từng bước tiến tới BHYT toàn dân” Cụm từ
“BHYT toàn dân” chính thức được đề cập trong Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 Chiến lược nêu 1rd: “Mo rộng
BHYT tự nguyện, củng cô quỹ BHYT bắt buộc, tiến tới BHYT bắt buộc toàn dán”
Đại hội IX của Đảng thành công tốt đẹp, định hướng, quan điểm phát triên BHYT toàn dân được Nghị quyết Đại hội nâng lên một tầm cao mới: “Thuc hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân”, điểm mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của BHYT toàn dân.Trước những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, ngày 23/2/2005, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá IX ra
Nghị quyết số 46/NQ-TW với nhận định: “BHYT được hình thành và bước dau
phát huy tác dụng” Bộ Chính trị nêu rõ định hướng chỉ đạo: "Pháứ triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người Ôm, người giầu với người nghèo, người trong
độ tuổi lao động với trẻ em, người già" Thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, ngày 05/10/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 243/2005/QĐ-TTg kèm theo Chương trình hành động thực hiện công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Mục tiêu của
Chương trình hành động là cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các
nội dung của Nghị quyết số 46/NQ-TW, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sông, tạo bước chuyền biến rõ rệt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Chính phủ chỉ rõ nhiệm vụ đối mới cơ chế chính sách y tế theo hướng:
“Chuyển dân chỉ thường xuyên ngân sách Nhà nước từ hình thức cấp cho các cơ
Trang 20sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ Nghiên cứu
xây dựng dự thảo Luật BHYT Xây dựng và triển khai tốt lộ trình tiễn tới BHYT
toàn dán vào năm 2010”
Ngày 18/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về
day mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y té, van hoa va thé duc thé thao,
tiếp tục thể hiện nhất quán tư tưởng, quan điểm phát triển BHYT: “Đầy nhanh
tiễn độ phát triển BHYT, thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2010” Đến Đại hội
X của Đảng (từ 18 - 25/4/2006), chủ trương phát triển BHYT toàn dân được Nghị quyết tiếp tục chỉ rõ: "Xáy dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát
triển mạnh hệ thông BHXH, BHYT, tiễn tới BHYT toàn dân" Điểm lại quá trình
hình thành chủ trương đường lối phát triển BHYT của Đảng và Chính phủ cho thấy, đó là một quá trình vận động không ngừng, gắn liền sự thể nghiệm, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng cơ sở lý luận BHYT phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước
Như vậy có thể khắng định “tiến tới BHYT toàn dân” vừa là mục tiêu,
vừa là biện pháp của việc chăm sóc sức khỏe toàn dân Đạt được mục tiêu này
có nghĩa là mọi người dân sống trên đất nước Việt Nam không phân biệt nghề
nghiệp, tudi tác, giới tính, giàu nghèo đều được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
thông qua chế độ BHYT Mọi người dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ bình đắng
như nhau trong việc chăm sóc sức khóe khi ốm đau, bệnh tật Đạt được mục tiêu
này cũng chính là đạt được mục tiêu công băng, bình đăng xã hội đối với mọi người dân trong việc khám chữa bệnh
Trong suốt thời gian qua và cả giai đoạn sắp tới những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mục tiêu BHYT toàn dân là hoàn toàn nhất quán và liên tục, nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công băng, hiệu quả
và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp vơi sự phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước Tiến tới BHYT toàn dân là bước đi đúng đắn và khoa học của hệ thống BHYT của Việt Nam Mặc dù, đã có định hướng về BHYT
toàn dân và đặt ra mục tiêu hoàn thành vào năm 2010 nhưng Việt Nam đã không
thực hiện được vì chúng ta chưa có đáp ứng được điêu kiện về kinh tê xã hội và
Trang 21cơ sở pháp lý vững chắc định hướng cho triển khai thực hiện Sự ra đời Luật
BHYT năm 2008 đánh dấu bước phát triển, trong đó quy định lộ trình thực hiện một cách cụ thể cho từng đối tượng nhăm mục tiêu BHYT toàn dân vào năm
2014
2.1.2 BHYT toàn dân theo quy định hiện hành của Việt Nam
Trong gần 17 năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHYT, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chính sách BHYT, góp phần tích cực tạo nguồn tài chính cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 4, vào ngày 14-11-2008,
Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật BHYT và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-
2009 Nội dung của Luật BHYT đã cơ bản khắc phục được những vướng mắc,
tồn tại trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế đề từng bước tiễn tới mục
tiêu xây dựng nên y tế Việt Nam theo định hướng công băng, hiệu quả và phát
triển Luật BHYT năm 2008 quy định thực hiện lộ trình BHYT toàn dân với những nội dung cơ bản về xác định đối tượng, hình thức tham gia và thời điểm
cụ thể cho sự tham gia của từng nhóm đối tượng
Thứ nhất, về phạm vi đối tượng
Nhăm bao quát toàn bộ dân chúng và phù hợp với tình hình cụ thể Luật
xác định 24 nhóm đối tượng quy định tại Điều 12 Một điểm mới đặc biệt trong Luật BHYT là quy định về đối tượng tham gia BHYT Điều 12 Luật BHYT đã
mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHYT bắt buộc lên 24 nhóm đối tượng
Qua đó mở rộng phạm vi điều tiết của xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ, tạo nên sức mạnh tài chính cho cả cộng đồng chống lại rủi ro, bệnh tật, ốm đau Căn cứ
vào nhu cầu và khả năng tham gia mà luật BHYT đã đưa ra các nhóm đối tượng trên Với mục tiêu hướng tới BHYT toàn dân, dựa vào nhu cầu và khả năng
tham gia cúa từng nhóm đối tượng Luật hướng tới lộ trình thực hiện mục tiêu
đó Những đối tượng nào cần và có khả năng tham gia BHYT trước thì lộ trình
thực hiện sẽ sớm hơn những nhóm đối tượng chưa có nhu cầu và chưa có khả
năng tham gia Nhóm đối tượng là những người có thu nhập tương đối ồn định
nghèo, người được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ thì lộ trình thực hiện
sơm hơn những đối tượng có thu nhập thấp, không ôn định và không được nhà
Trang 22nước hỗ trợ Việc phân chia các nhóm đối tượng theo nhu cầu và khả năng tham gia chính là đề đưa ra lộ trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân
Thứ hai, về hình thức tham gia
Với mục tiêu BHYTT toàn dân, Luật BHYT hướng tới một hình thức duy nhất là BHYT bắt buộc toàn dân Sau một thời gian đài thực hiện song song hai hình thức tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện, số đối tượng tham gia BHYT
ở Việt Nam đã tăng lên nhiều, chiếm tới hơn 50% dân số Xem xét số liệu tham gia BHYT bắt buộc từ năm 2003 nếu năm 2003 tổng cộng đối tượng tham gia bắ buộc là 11.371.968 thì cho đến 6 tháng đầu năm 2007 con số đã lên đến
26.442.016 [16] Đáng chú ý là đối tượng tham gia bắt buộc thuộc nhóm người
nghèo, người có công, đối tượng trợ giúp xã hội, hưu trí lại chiếm tỷ lỆ cao so với nhóm đối tượng đang trong độ tuổi lao động, có thu nhập ồn định chỉ riệng
đối tượng người nghèo chiếm gần 15 triệu người, người có công chiếm I1.4 triệu người, hưu trí chiếm 2 triệu người Đa phần đây là nhóm đối tượng có mức đóng thấp, nguy cơ sử dụng dịch vụ cao do vậy nếu không có những thay đổi về cơ cấu người tham gia bắt buộc theo hướng tăng cường sự đóng góp của các thành
viên có thu nhập ồn định, trong độ tuôi lao động thì khó có thể đảm bảo tính bên
vững của hệ thống của BHYT Ở nhóm đối tượng tham gia tự nguyện trước đây, việc không giới hạn phạm vi tham gia theo văn bản hướng dẫn Nghị định 63/2005/NĐ-CP khiến BHYT tự nguyện có khả năng bao quát đến mọi tầng lớp dân cư và có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình tiến tới thực hiện BHYT toàn dân
Số lượng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tăng dần tương ứng với những quy định mở rộng phạm vi đối tượng tham gia, nếu như năm 2002 chúng ta có4.246 nghìn người tham gia thì cho đến năm 2005 đã tăng gấp đôi và năm
2006 số đối tượng tăng đột biến sau khi Điều lệ BHYT ban hành kèm theo nghị
định 63/2005/NĐ-CP có hiệu lực Theo báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2007
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số đối tượng tham gia là 10.448 nghìn người
trong đó học sinh, sinh viên chiếm tới 8.096 nghìn người, nhân dân chiếm 2.352 nghìn người
Với những con số tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện như trên cho
thấy cơ sở quy định BHYT toàn dân đã đến thời điểm chín muồi, Luật BHYT đã
Trang 23hoàn thiện một bước về đối tượng tham gia bằng việc xác định một hình thức
tham gia BHYT duy nhất là bắt buộc
Thứ ba, về lộ trình cụ thể cho từng nhóm đối tượng
Khi xây dựng Luật BHYT có nhiều quan điểm khác nhau về lộ trình thực hiện BHYT toàn dân Có quan điểm cho rằng nên quy định bắt buộc toàn dân ngay, có quan điểm cho rằng nên thực hiện theo lộ trình tư 3-5 năm đảm bảo bao
phủ toàn dân Luật BHY”T đã lựa chọn thực hiện lộ trình theo quan điểm thứ hai
vì các lí do sau:
Một là, theo các công ước của ILO mà WHO thì BHYT được thực hiện
theo 3 nguyên tắc cơ bản: tham gia trên cơ sở bắt buộc, đóng góp theo thu nhập, quyên lợi hưởng theo bệnh tật, ba nguyên tắc này được coi là kim chỉ nam cho
các nước hoạch định chính sách về BHYT
Hai là, thực tiễn kinh nghiệm quốc tế cho thấy không một nước nào thực hiện thành công BHYT toàn dân nếu dựa trên sự tham gia tự nguyện Theo tổng kết của WHO trong số hơn 60 nước thực hiện cơ chế tài chính qua BHYT mới
chỉ có 27 nước thực hiện BHYT toàn dân đạt mục tiêu Như Canada, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái lan và các nước Tây Âu và các nước này đều theo hình thức
BHYT bắt buộc còn BHYT tự nguyện chỉ là hình thức trong thời kì quá độ hoặc
hình thức BHYT bồ sung đề hưởng các quyên lợi cao hơn
Ba là, chỉ có BHYT bắt buộc toàn dân mới đảm bảo được sự điều tiết,
chia sẻ rủi ro bệnh tật theo cả chiều ngang (thời điểm) và chiều dọc (thời kỳ)- người tham gia BHYT sẽ phải đóng góp ngay từ khi còn trẻ khỏe để bản thân họ nhận được những khoản chỉ phí rất cao khi ốm đau lúc tuổi già Đồng thời ngăn
cản hiện tượng lựa chọn ngược trong BHYT Từ đó, đảm bảo cho sự tồn tại của
quỹ BHYT
Bốn là, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay chưa thể thực hiện
ngay BHYT bắt buộc toàn dân Theo kinh nghiệm của một số quốc gia để thực
hiện BHYT toàn dân một cách thực sự thì GDP bình quân đầu người thường
phải đạt từ 1500 USD/người/năm; trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 là 1000USD/người/năm, năm 2009 khoảng 1100USD Quốc hội
khoá XII, kỳ họp thứ sáu đã thông qua Nghị quyết về các chỉ tiêu kinh tế năm
Trang 242010 trong đó thu nhập bình quân đầu người là 1200USD/người/năm Như vậy
về mặt tài chính, chỉ số GDP như hiện nay thì sự đóng góp từ thu nhập của người dân cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cũng chưa đủ để thực hiện
BHYT toàn dân ở Việt Nam Mặt khác, khả năng tổ chức thực hiện của Nhà
nước và khám chữa bệnh của hệ thống y tế chưa thể đáp ứng ngay được khối lượng tăng đột biến nếu toàn dân tham gia BHYT, bởi vì, cơ sở hạ tầng cũng
như đội ngũ cán bộ của ta còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng Bên
cạnh đó, nhận thức về BHYT của người dân chưa đây đủ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao Thực trạng kinh tế xã hội nêu trên, không dễ giải quyết một sớm một chiều mà cần có thời gian và kinh phí Nếu quy định ngay việc tham gia
BHYT bắt buộc toàn dân thì sẽ không đảm bảo được tính khả thi của Luật
Năm là, các nhóm đối tượng có đặc thù riêng nên tham gia BHYT của mỗi nhóm là không giống nhau Vì vậy, không thể bổ sung cùng một lúc tất cả các nhóm đối tượng còn thiếu mà phải có lộ trình Căn cứ vào tình hình kinh tế
xã hội, nhóm đối tượng nào có khả năng tham gia BHYT trước thì áp dụng lộ
trình sớm hơn Có như vậy, mục tiêu BHYT toàn dân mới nhanh chóng đạt được
Từ những luận cứ lý luận và thực tiễn đó, việc thực hiện BHYT toàn dân
đã được thể chế trong Luật BHYT bằng lộ trình với từng nhóm đối tượng Theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT hiện hành phạm vi đối tượng tham gia bao gồm 24 nhóm đối tượng nhằm bao trọn toàn bộ dân chúng Bên cạnh những đối
tượng có tính “truyền thống” (những đối tượng thuộc diện tham gia bắt buộc như người lao động theo hợp đồng, công chức viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, đối tượng chính sách ) Luật bố sung các nhóm đối tượng với lộ trình bắt
buộc vào các thời điểm khác nhau:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của
người có công với cách mạng: trẻ em dưới 6 tuổi; người đã hiến bộ phận cơ thé
người theo quy định của pháp luật về hiến, lẫy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
Trang 25và hiến, lẫy xác Những nhóm đối tượng trên sẽ thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc
từ ngày luật bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành là ngày 01/07/2009
- Học sinh, sinh viên Đây là đối tượng “tiềm năng” thực hiện bảo hiểm y
tế bắt buộc cho đối tượng này đã giúp cho khoảng 1/3 dân số có bảo hiểm y tế
Lộ trình thực hiện của đối tượng này là thời điểm 01/01/2010
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp Hiện nay nông dân chiếm khoảng 56% dân số cả nước, trong đó có khoảng gần 60% đã được nhà nước mua BHYT dưới nhiều hình thức như: người
nghèo, người có công, đối tượng trợ giúp xã hội Thực tiễn nhiều năm thực
hiện BHYT cho thấy khó khăn nhất vẫn là BHYT cho nông dân Theo Luật
BHYT nông dân sẽ là đối tượng bắt buộc từ ngày 01/01/2012
- Thân nhân của người lao động quy định tại Khoản I Điều 12 Luật BHYT mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình; xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể Những đối tượng này sẽ thực
hiện BHYT bắt buộc từ ngày 01/01/2014
Đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và quyền
lợi của đối tượng tham gia, khoản 3 điều 50 luật BHYT những đối tượng nêu trên khi chưa thực hiện BHYT bắt buộc theo lộ trình thì có quyền tự nguyện
tham gia theo quy định của Chính phủ Còn những đối tượng mà trước đây quy
định áp dụng bắt buộc thì nay vẫn tiếp tục thực hiện Ngoài ra, theo khoản 3
Điều 50 của Luật, đối tượng tham gia BHYT còn bao gồm “các đổi trợng khác theo quy định của Chính phử” Đây là một quy định mở sẽ kịp thời bố sung đối tượng tham gia BHYT trong trường hợp Luật BHYT chưa quy định đầy đủ lộ trình thực hiện BHYT của những đối tượng này sẽ do Chính phủ quy định
Nhung chậm nhất là ngày 01/01/2014 theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 5l
Luật BHYT
Cùng với việc xác định lộ trình, Luật BHYT cũng đảm bảo tính khả thì bằng việc xác định sự an toàn tài chính, đảm bảo cân đối thu chỉ, nâng cao chất
lượng KCB Vì vậy cũng quy định mức đóng góp của người dân với giới hạn tối
đa là 6% tiền lương, tiền công tháng, tiền lương hưu, trợ cap BHXH hoặc mức
lương tối thiểu chung Trong điều kiện cụ thể xác định mức đóng sao cho phù
Trang 26hợp Cụ thể hóa quy định của Luật BHYT năm 2008, Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 đã quy định mức đóng cụ thê của các đối tượng từ 01/01/2010
là 4,5% tiền lương, tiền công (Điều 3) trong đó người lao động đóng 1,5% tiền lương và người sử dụng lao động là 3% tiền lương, các đối tượng khác không có sự chia sẻ trách nhiệm đóng góp thì được xác định đóng toàn bộ 4,5% trên cơ sớ căn tính mức đóng góp Riêng với nhóm học sinh, sinh viên pháp luật
hiện hành quy định mức đóng bằng 3% tiền lương tối thiểu, đây là mức thấp
nhất trong các mức của các đối tượng do đặc thù riêng của nhóm đối tượng chủ yếu sống phụ thuộc này Xoay quanh quy định này cũng có quan điểm cho rằng
cần xác định mức hỗ trợ cụ thể của nhà nước đảm bảo công bằng cho các nhóm
đối tượng trên phạm vi toàn quốc, song cũng có quan điểm cho rằng việc quy
định cụ thể phụ thuộc vào điều kiện thực tế với điều kiện kinh tế - xã hội và tính
khả thi của lộ trình BHYT toàn dân Quan điểm này tỏ ra phù hợp trong tương quan chung quy định về mức đóng tối đa và sự linh hoạt của việc thực thi Luật BHYT
Trong tương quan đảm bảo tính khả thị của lộ trình BHYT toàn dân, mức đóng cũng là yếu tô quyết định Mức đóng quá cao thì người dân sẽ không tham gia BHYT Mức đóng quá thấp thì không đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân Một thời gian dài trước đây chúng ta duy trì mức đóng bằng 3% tiền lương là bất cập so với thực tế Xét về tương quan đóng và hưởng cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng, mức đóng quá thấp song mức hưởng lại cao,
đặc biệt theo quy định Nghị định 63/2005/NĐ-CP Trong khi chế độ hưởng
không ngừng mở rộng và nâng cao thì mức đóng không tăng, vẫn theo mức quy định từ khi ban hành chế độ Đây chính là nguyên nhân gây nên sự mắt cân bằng trong cân đối thu chi Hiện nay theo quy định mức đóng tối đa là 6% tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, hưu trí, tiền lương tối thiểu, Quy định này tỏ ra phù hợp và có tính khả thi, đảm bảo sự linh hoạt, chủ động trong việc điều hành chính sách BHYT trong từng giai đoạn, thời kỳ với những điều kiện kinh tế - xã
hội, đồng thời đảm bảo tính ồn định của Luật sau khi ban hành trong điều kiện
các chính sách có liên quan như tiên lương, viện phí có những thay đôi
Trang 27Bên cạnh quy định về phạm vi đối tượng, hình thức tham gia, lộ trình thực
hiện BHYTT tàn dân Luật BHYT còn quy định cu thể hơn trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức cá nhân; các quy định về chế tài xử phạt vi phạm; mức hưởng cũng có nhiều thay đổi không dựa trên một mức hưởng cụ thể như trước mà phụ
thuộc vào tình trạng bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; quy định
liên quan đến thẻ BHYT cũng có những thay đối đáng kể; phạm vi hưởng BHYT của các đối tượng khác nhau là không giống nhau, thực hiện chế độ cùng
chi trả; việc tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT cũng có
nhiều bước phát triển Tất cả các quy định như trên nhằm đảm bảo cho việc
thực hiện lộ trình BHYT toàn dân
2.2 Thực hiện lộ trình BHYTT toàn dân ớ Việt Nam thời gian qua 2.2.1 Những thành tựu đạt được
Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 nhưng từ ngày 01/01/2010 Luật mới được chính thức triển khai trên cả nước Sau một thời gian ngắn triển
khai Luật BHYT nhằm thực hiện thành công BHYTT toàn dân chúng ta đã đạt
được kết quả đáng ghi nhận như sau:
Thứ nhất, về ban hành các văn bản hướng dẫn thì hành Luật và triển khai
thực hiện
- Trong công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện: Sau khi Luật
BHYT ra đời nhiều văn bản hướng dẫn chỉ tiết cũng được ban hành đảm bảo cho
việc thực hiện tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân Các văn bản đó như: Nghị định
số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật BHYT; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-
TC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHYT và Nghị định SỐ
62/2009/NĐ-CP; Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14 tháng § năm 2009 về
đăng kí KCB ban đầu và chuyền tuyến KCB BHYT Nghị định số 62/2009 có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 đã đảm bảo hiệu lực của Luật trên thực tế Văn bản này quy định chi tiết “các đối tượng khác” tại khoản 25 Điều 12 Luật BHYT như: công nhân cao su, thanh niên xung phong, người hoạt động không chuyên
trách ở xã ; lộ trình thực hiện cho các đối tượng này Đặc biệt, Nghị định đã
quy định cụ thê mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT của các đối tượng cho từng
Trang 28giai doan Điều này đã làm cho Luật BHYT chính thức có hiệu lực trên thực tế
Mặc dù Luật BHYT năm 2008 có quy định mức đóng nhưng chỉ quy định trong giới hạn tối đa mà không quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng nên sau khi
có hiệu lực theo quy định mà vẫn không có hiệu lực trên thực tế Bởi vì người
tham gia chưa biết phải đóng bao nhiêu, các cơ quan, tổ chức không biết thu và
hỗ trợ như thế nào Trong Nghị định này một loạt các vấn đề liên quan như mức
hưởng, phạm vi hưởng, phương thức đóng của các nhóm đối tượng cũng được
làm rõ đảm bảo cho việc thực hiện lộ trình toàn dân
Cùng với sự ra đời của Nghị định, các Bộ có liên quan cũng xây dựng,
phối hợp ban hành các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định chi tiết Luật và
Nghị định như Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC, Thông tư SỐ
10/2009/TT-BYT Cac văn bản này đều hướng tới cụ thê hóa, chi tiết hóa các
vẫn đề đã được luật quy định Đó là các vấn đề về đối tượng, lộ trình thực hiện,
mức hưởng hay đăng kí KCB ban đầu, chuyển tuyến với mục tiêu tạo cơ sở
cho việc thực hiện BHYT toàn dân
Ngoài ra, để hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định đề thực hiện Luật BHYT
Ban bí thư TW Đảng đã có chỉ thị số 37CT/TW yêu cầu các cấp, chính quyên,
đoàn thể, nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò, ý nghĩa của BHYT Từ đó, các cơ quan có trách nhiệm cũng ban hành nhiều
văn bản đề tổ chức thực hiện, triển khai đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn
dân Các cơ quan liên quan như Bộ y tế ban hành danh mục thuốc thuộc phạm vi BHYT thanh toán; Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy định về các mức phí;
BHXH Việt Nam có các văn bản hướng dẫn thực hiện trả chi phí khám chữa
bệnh, quản lý và sử dụng quỹ BHYTT Ngay sau khi Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phó
ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành phối hợp triển khai thực hiện Luật BHYT; các sở, ban, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Trang 29sở, Liên đoàn lao động: BHXH tỉnh; các hội, đoàn thể và một số cơ sở KCB So
y tế chủ trì hội nghị triển khai tới bệnh viện đa khoa các huyện; trung tâm y tế
BHXH tỉnh cũng tổ chức hội nghị triển khai tới các cán bộ công chức BHXH;
chủ yếu tập trung từ tháng 9, 10, 11/2009 Mục đích tổ chức hội nghị triển khai
là đưa các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn tới tổ chức, người dân; giúp họ biết và hiểu được các quy định nhất là các quy định mới liên quan tới
việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân Qua đây họ có thể biết được quyền lợi
và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHYT, các nhóm đối tượng có thể biết được
thời điểm mình thuộc diện bắt buộc tham gia từ đó họ có những chuẩn bị cần thiết cho việc thực hiện tránh trường hợp vi phạm luật
Như vậy, sau khi Luật BHYT ra đời với mục tiêu hướng tới BHYT toàn
dân các cơ quan, ban ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai,
phô biến thực hiện Luật BHYT để BHYT có thể đến với mọi người tạo điều
kiện tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014
Thứ hai, thực hiện lộ trình thành công với nhóm học sinh, sinh viên theo
quy định từ 01/01/2010
Thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, ngày 01/01/2010 nhóm đối tượng học
sinh sinh viên chính thức tham gia theo loại hình bắt buộc Đây là nhóm đối
tượng có tiềm năng lớn được ưu tiên xác định đầu tiên trong lộ trình bởi những điều kiện thuận lợi so với những nhóm đối tượng khác Theo tống kết của BHYT tự nguyện trước đây, tỷ lệ tham gia của nhóm đối tượng này chiếm tới hơn 90%, có những tỉnh con số tham gia tới 100% học sinh Vì vậy việc chuyển
biến từ loại hình tự nguyện sang bắt buộc không gặp nhiều khó khăn bởi nhận thức và việc chuẩn bị tâm lý cho họ đã chín mudi Với mức đóng thấp và có sự
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, việc triển khai thực hiện bắt buộc với nhóm đối
tượng này tỏ ra thuận lợi với những kết quả tốt