1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở việt nam

17 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 453,5 KB

Nội dung

Theo báo cáo “Tổng điều tra dân số và nhà ở việt Nam năm 2009” đã được công bố vào tháng 7/2010, một số chủ đề quan trọng như sinh, chết, di cư và đô thị hóa, cấu trúc tuổi-giới tính của

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẤU……… 3

CHƯƠNG I: Một số khái niệm cơ bản……….……… 5

CHƯƠNG II: Quy mô ,cơ cấu dân số và phân bố dân cư 5

1 Quy mô dân số……….…5

2 Cơ cấu dân số ……… …7

3 Phân bố dân cư………,… 8

CHƯƠNG III: Tác nhân ảnh hưởng đến phân bố dân cư-chất lượng dân số 11

1 Điều kiện tự nhiên………11

2 Lịch sử hình thành ……… …… 12

3 Điều kiện kinh tế xã hội……… 12

CHƯƠNG IV :Ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở Việt Nam……… … 13

1 Ảnh hướng đến kinh tế xã hội ……….14

2 Ảnh hưởng đến môi trường……… 15

CHƯƠNG V : Một số biện pháp thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí ………… 16

KẾT LUẬN………18

2

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện chuyên đề tìm hiểu về thực trạng dân số của Việt Nam hiện nay ,đồng thời cùng phát biểu những biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực ,phát huy những mặt tích cực Sau thời gian 1 tháng cùng làm việc nhóm ,tìm hiểu thông tin sách báo ,thời sự ,internet ….chúng tôi đã tổng hợp thông tin cùng số liệu cụ thể

Theo báo cáo “Tổng điều tra dân số và nhà ở việt Nam năm 2009” đã được công

bố vào tháng 7/2010, một số chủ đề quan trọng như sinh, chết, di cư và đô thị hóa, cấu trúc tuổi-giới tính của dân số, tình hình giáo dục, tiếp tục được khai thác phân tích sâu nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về thực trạng và những khuyến nghị về chính sách phù hợp về những chủ đề đó

Cũng theo kết quả phân tích sâu về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước

vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” có nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ

tuổi 15-64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo thì sẽ kết thúc vào năm 2041 Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ.Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số,cần có những ứng phó với già hoá dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn

3

Trang 3

CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một

đơn vị hành chính.

2 Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn

vị hành chính tại thời điểm nhất định.

3 Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn,

nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

4 Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao

5 Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị

hành chính.

6 Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân

số.

7 Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính

này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.

8 Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động,

tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

9 Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người,

được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.

10 Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên

truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

QUY MÔ ,CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Mục 1 : Quy mô dân số

I/Số liệu chung :

 Quy mô dân số là 85.789.573 người bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%)., mật độ dân số lên tới 258 người/ km2

 Được phân bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước

+Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người)

+Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (18.835.485 người)

Trang 4

+Đồng bằng sông Cửu Long (17.178.871 người)

5

+ Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437 người

II/ Đánh giá :

Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và

Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới

 Trên thế giới, chỉ có 4 nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đet, Phi-lip-pin là

có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta Trung Quốc, mặc dù

6

có 1,3 tỷ dân nhưng mật độ dân số chỉ có 136 người/km2…

 Cũng cần nói thêm rằng, mật độ dân số nước ta đã cao gần gấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật độ dân số của các nước đã phát triển

Việt Nam là nước khan hiếm về đất đai Hiện nay, mỗi năm dân số nước ta vẫn đang tăng thêm khoảng 1,1 triệu người

 , nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình

Trang 5

Mục 2 : Cơ cấu dân số

I/ Tình hình

-Theo báo cáo của Tổng cục Dân số, từ năm 2006, mỗi năm nước ta bổ sung thêm khoảng 1,5 triệu người vào lực lượng lao động, hiện tại số dân đang trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,7%

-Theo đó, Việt Nam đã bước vào giai đoạn có “cơ cấu dân số vàng” có nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15-64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo thì sẽ kết thúc vào năm

2041

-Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia

-Mật độ dân số rất cao (260 người trên 1km2, gần gấp đôi Trung Quốc) Tỉ lệ sinh

đẻ ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị, dẫn đến nguy cơ tỷ lệ sinh cao có thể tăng trở lại

-Một vấn đề lớn ở Việt Nam là chênh lệch giới tính khi sinh rất cao Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng lên 112 trẻ trai/100 trẻ gái

7

-Sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh sẽ tác động lên cơ cấu giới tính dân số trong tương lai và chắc chắn dẫn tới hiện tượng thừa nam giới

II/ Cơ hội :

 Đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ

Trang 6

.

 Đây thực sự là cơ hội có một không hai để phát triển kinh tế-xã hội đất nước III/ Thách thức :

 Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số

 Cần những ứng phó với già hoá dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn

 Chất lượng sống cũng như cơ hội việc làm, nguồn thu nhập ở một bộ phận không nhỏ người trong tuổi lao động còn khá thấp

 Nước ta vẫn chưa tận dụng được những thế mạnh mà cơ cấu Dân số Vàng có thể mang lại.Bên cạnh đó tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, số lao động được đào tạo chỉ chiếm 30%

=>Chính vì thế, lực lượng trong độ tuổi lao động của Việt Nam chưa tạo nên sức bật về kinh tế, xã hội cho đất nước và Việt Nam chưa tận dụng những thế mạnh của cơ cấu dân số vàng

Mục 3 :Phân bố dân cư

I/Tình hình chung :

1.Dân cư phân bố không đồng đều

Giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước

-Dân cư tập trung ở các đô thị lớn :

+ Đông nhất là ở TP Hồ Chí Minh (3414 người/km2)

8

+Hà Nội (1935 người/km2), thứ ba là Bắc Ninh (1248 người/km2)

-Tỷ trọng dân số của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng, của bốn vùng còn lại giảm

=> Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư lớn hơn

-Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất (5,1 triệu dân với mật độ dân số 93 người/km2), nhưng do vùng này có tỷ lệ nhập cư rất cao, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,3%/năm trong thời kỳ

1999 - 2009

Trang 7

=> Dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng và với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả nước

Bảng 1 : Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng và các tỉnh trong cả nước năm 2009 :

Tỉnh/ thành phố Diện tích

(km2)

Dân số (nghìn người)

Mật độ dân số (Người/km2)

Trung du miền

Bắc trung bộ &

Đồng bằng sông

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), Niên giám thống kê 2009.

♦ Giữa thành thị và nông thôn

- 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,5% vào năm 1999

+Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất và tốc độ đô thị hoá khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57,1%

9

Trang 8

Bảng 2 : Tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2000-2010 :

Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK), Niêm giám thống kê 2009, NGTT 2010.

=> Những năm gần đây đang có xu hướng di dân mạnh từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên sự di dân tự phát này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về nhà ở, vệ sinh và môi trường

♦ Giữa đồng bằng và miền núi

10

Trang 9

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp (chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ

-Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tài nguyên phong phú, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Nguyên 95 người/km2, trung du và miền núi phía Bắc 117 người/km2

II/ Đánh giá chung :

-Dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến nhiều khó khăn và thách thức về :

+ Tài nguyên và môi trường

+ An ninh trật tự ,các tệ nạn xã hội

+ Những tiềm năng về tài nguyên không có điều kiện phát huy (Miền núi )

- Nhà nước cần có nhiều biện pháp điều chỉnh sự phân bố đồng đều hơn về dân số

CHƯƠNG III TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN BỐ DÂN SỐ - CHẤT LƯỢNG DÂN

SỐ Mục 1 : Tác nhân ảnh hưởng

I/ Điều kiện tự nhiên

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân

bố dân cư Việt Nam

Điều kiện tự nhiên

Lịch sử khai thác lãnh thổ

Điều kiện Kinh tế - Xã hội

Trang 10

-Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng,…thì dân cư tập trung đông đúc

VD: So sánh giữa khu vực Đồng bằng sông Hồng và Khu vực Miền núi Tây bắc Khu vực Đồng bằng s.Hồng Khu vực Miền núi Tây Bắc

Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ

màu mỡ, Diện tích đất nông

nghiệp 70% là đất phù sa màu mỡ,

- Địa hình: tương đối bằng phẳng

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió

mùa

- Tài nguyên thiên nhiên: khá đa

dạng

• Đất: đất phù sa sông Hồng

→thuận lợi để sản xuất lương thực,

thực phẩm

• Nước: dồi dào

Vùng Tây Bắc là vùng núi phía Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc

Địa hình: Núi cao hiểm trở Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nhưng thời tiết lại khắc nghiệt, mưa nắng thất thường

Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, tuy nhiên chưa khai thác đúng cách và triệt để

Gặp nhiều thiên tai, mưa lũ, lốc xoáy…

II/ Lịch sử khai thác

-Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông

+Đồng bằng sông hồng ở nước ta đươc hình thành sớm và lâu đời trong lịch sử nên mật đô dân cư đông nhất so với các khu vực khác trên cả nước

III/Điều kiện kinh tế- xã hội:

-Những vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh thì thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các đô thị lớn, phát triển lớn mạnh về kinh tế xã hội thì mật độ dân cư rất cao

+Dân số tập trung đông nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội (1935 người/ 1km2), Tp.HCM (3419 người/1km2), …

*Nguyên nhân :

 Trải qua nghìn năm tuổi, là trung tâm văn hóa của cả nước

 Nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước

 Nền kinh tế phát triển, cở sở vật chất hiện đại

12

Trang 11

 Tập trung nhiều khu công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cao cho người lao động

Mục 2 : Chất lượng dân số

-Chất lượng dân số Việt Nam vẫn chưa cao

-Những yếu tố xã hội, đặc biệt là mức sống dân cư cũng tác động mạnh mẽ đến chất lượng dân số

-Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nước ta có

+Khoảng trên 5 triệu người tàn tật, chiếm 6,3% dân số

+Tỷ lệ dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiếm khoảng 1,5%

+Trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức 25,2%

+ Hộ đói nghèo khoảng 15%; gần 15,8% nhà ở tạm, đơn sơ; 18% số hộ chưa được dùng điện, 12,7% số hộ chưa được dùng nước máy

+ Ở nông thôn chỉ có khoảng 20% số hộ có phương tiện sản xuất

-Ngoài ra, sự bền vững của gia đình bị tác động mạnh bởi tỷ lệ ly hôn, sống độc thân

có xu hướng tăng; trẻ em thiếu cha mẹ, sống lang thang và các tệ nạn xã hội, có chiều hướng tăng lên do sự biến đổi của gia đình và xã hội

-Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã phá vỡ sự cân bằng tỷ lệ giới tính, mức sống dân

cư đói nghèo còn khá cao…

=>Đây là những thực trạng đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, kịp thời Chính phủ

đã giao cho Bộ Y tế chủ trì, xây dựng kế hoạch tổng thể về nâng cao chất lượng dân

số Việt Nam, trong đó duy trì xu thế giảm sinh vững chắc, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, góp phần đảm bảo hài hòa với tăng trưởng kinh tế-xã hội

CHƯƠNG IV ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ TỚI SỰ PHÁT

TRIỂN Ở VIỆT NAM

Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng Mục tiêu của sự phát triển cuối cùng vẫn là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người

Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển

13

Trang 12

Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống không ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển

Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước

=>Thực trạng dân cư Việt Nam cho thấy có sự phân bố chưa hợp lý, giữa đồng bằng với miền núi, nông thôn và thành thị Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và môi trường sống của con người

Mục 1 :Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội:

I/ Tác động tích cực:

-Nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rông lớn, thu hút sự đầu tư của nước ngoài

-Việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị.đã tạo nguồn lao động dồi dào,phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn Ví dụ Tại Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích là 2.095, số dân là 7.162.864, mật độ dân số 3.419 người/km², như vậy thành phố Hồ Chí Minh la nơi tập trung đông dân cư, là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực

-Thúc đẩy trình độ dân trí phát triển

- Thúc đẩy các dịch vụ công cộng phát triển, khả năng con người tiếp cận với các nguồn lực cao hơn

-So sánh giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi sẽ nhận thấy sự chênh lệch về mặt tri thức rõ rệt Ở nông thôn 82% dân số vẫn chưa qua đào tạo sơ cấp,đại

đa số cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo sơ cấp

II/Tác động tiêu cực:

-Việc tập trung dân cư quá đông ở đô thị gây sức ép đối với việc giải quyết việc làm cho 1 lượng lao động dồi dào

-Việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, kể cả sức khỏe sinh sản, điện, nước, vệ sinh … gặp nhiều khó khăn Các khu nhà ổ chuột ngày càng xuất hiện nhiều, ví dụ như ở các khu vực gầm cầu Long Biên

-Các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, trộm cắp,… ngày càng gia tăng Do dân cư tập trung đông dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, con người sa vào các tệ nạn xã hội

-Phân bố dân cư không hợp lý gây ùn tắc giao thông

-Tại các vùng nông thôn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai rộng… dân cư 14

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 : Tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2000- - ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở việt nam
Bảng 2 Tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2000- (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w