1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

giáo trình hoá tinh dầu

48 754 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Lịch sử phát triển hóa học tinh dầu Công việc khai thác và sử dụng tinh dầu đã được biết cách đây khoảng bốn nghìn năm. Tuy nhiên, nghiên cứu về tinh dầu, nghiên cứu cấu tạo và tính chất các cấu tử của tinh dầu chỉ mới tiến hành cách đây khoảng một trăm năm. Lịch sử phát triển hóa học hữu cơ và tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Từ năm 1847, Butêrốp đã nghiên cứu thành phần tinh dầu long não, đã tách được cam pho ra khỏi tinh dầu long não đồng thời ông cũng đã nghiên cứu tính chất và cấu tạo của nó. Luận án tiến sĩ của ông cũng làm đề tài về hóa học tinh dầu. Năm 1874, Timan và Khaclan lần đầu tiên đã tổng hợp được Vanilin là chất thơm được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Năm 1880, Vanlac là người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển hóa học tinh dầu. Ông đã đề xướng ra phương pháp phân loại các cấu tử tinh dầu. Về sau này, Vatne đã chú ý nghiên cứu cấu tạo của những hyđrocacbon- tên và rượu tên đặc biệt là nghiên cứu cơ chế phản ứng đồng phân hóa của campten và Isocamphen và gọi đó là phản ứng chuyển vị Vatne. Trong vài chục năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hóa học nói chung và hóa học hữu cơ nói riêng, hóa học tinh dầu cũng phát triển mạnh với những thành tựu tuyệt vời với sự đóng góp của nhiều nhà bác học trên thế giới. Ngày nay người ta đã tổng hợp được nhiều chất thơm thay thế cho tinh dầu cũng như phát hiện và nghiên cứu được nhiều tinh dầu mới có giá trị. 1.2. Đối tượng của hóa học tinh dầu Hóa học tinh dầu là một môn khoa học thực nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu: - Hóa học các hợp chất chứa trong tinh dầu. - Các cấu tử chứa trong tinh dầu, cơ chế sự tích lũy và biến đổi của nó dưới tác dụng của các tác nhân khác nhau. - Các phương pháp tách các cấu tử ra khỏi tinh dầu và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách. - Các phương pháp phân tích - định tính và định lượng tinh dầuvà các cấu tử của nó. Nghiên cứu những vấn đề trên nhằm rút ngắn quá trình kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để nâng cao hiệu suất và chất lượng tinh dầu đồng thời tìm cách tổng hợp các chất thơm mới sử dụng chúng vào công nghiệp và đời sống. 1.3. Đặc tính chung và ứng dụng của tinh dầu Tinh dầu là hỗn hợp của những hợp chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Ở nhiệt độ thường hầu hết ở thể lỏng, có tỷ trọng nhỏ hơn một - trừ một vài loại như tinh dầu quế, tinh dầu định hương v.v… không hòa tan hoặc hòa tan ít trong nước nhưng hòa tan trong chất béo, dầu thực vật; tinh dầu bay hơi với hơi nước, vị cay hoặc ngọt, nóng bỏng và có tính chất sát trùng mạnh. Về thành phần hóa học, tinh dầu chứa tecpen và những dẫn xuất có chứa oxi của tecpen như rượu, anđehyt, ete, este, lacton Mặc dù tinh dầu có chứa nhiều cấu tử như vậy nhưng thường chỉ có một vài cấu tử chính có giá trị về mùi đặc trưng cho tinh dầu đó. Tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như trong hương phẩm, trong thực phẩm dùng là chất gia mùi cho kẹo bánh, thuốc lá, rượu mùi, nước giải khát v v ; trong dược phẩm để sản xuất thuốc nhuộm chữa bệnh và thuốc sát trùng. Ngoài ra tinh dầu còn là nguyên liệu để tách hoặc chuyển hóa hoặc tổng hợp nhiều chất thơm quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. 1.4. Sự liên hệ giữa các cấu tử hữu cơ trong tinh dầu Tinh dầu là hỗn hợp những hợp chất hữu cơ tan lẫn vào nhau. Các cấu tử này có mối liên hệ hữu cơ rất chặt chẽ với nhau. Trong tinh dầu thường gặp đồng thời với những hợp chất no còn có những hợp chất không no có cùng số nguyên tử cacbon. Sở dĩ như vậy là vì giữa chúng có sự liên hệ hữu cơ với nhau. Từ hợp chất này có thể dễ dàng chuyển thành hợp chất kia bằng các phản ứng hóa học như đồng phân hóa, oxi hóa, hydrat hóa v.v Ví dụ 1: Trong tinh dầu mùi, cấu tử chính là linalol (I) nhưng do sự đồng phân hóa, linalol chuyển thành geraniol (II). Linalol và geranilol khi tác dụng với axetat (III) và geranilol axetat (IV). (H 3 C) 2 C CH CH 2 CH 2 C(CH 3 )OH CH CH 2 (H 3 C) 2 C CH CH 2 CH 2 C CH CH 2 (OH) CH 3 OH OH Linalol Geraniol (I) (II) OCOCH 3 OCOCH 3 Linalyl axetat Geranil axetat (IV) (III) Mặt khác lianlol mất nước - dehydrat hóa - tạo thành - micxen (V) và - oximen (VI). Từ - oximen (VI) khi đồng phân hóa thành -oximen (VII); nhưng nếu vòng hóa sẽ thành limonen (VIII). (H 3 C) 2 C CH CH 2 CH 2 C CH CH 2 (H 3 C) 2 C CH CH 2 CH 2 C CH CH 2 CH 3 CH 2 OH -HOH -HOH Linalol (I)(IV) (VI) (VII) (VIII) Limonen Như vậy trong tinh dầu mùi cùng với linalol còn có geraniol, linalyl axetat, limonen, micxen và oximen. Ví dụ 2: Trong tinh dầu hương diệp (Granium roserum) cấu tử chính là geranilol (I) khi bị khử geranilol (I) sẽ chuyển thành xitronenlol (II) chất này bị oxi hóa tạo thành xitronenol (III). OH Linalol Ðph OH [H 2 ] OH [O] C H O (I) Geraniol (II) Xitronenlol (III) Xitronenlal Như vậy tinh dầu hương diệp ngoài geranilol còn có xitronenlol, xitronenlal. Ví dụ 3: Trong tinh thể dầu hồi cấu tử chính là anetol (I) chất này bị oxi hóa tạo thành anđêhyt anic (II), tiếp tục oxi hóa sẽ được axit anic (III). Mặt khác anetol khi đồng phân hóa thì tạo thành metyl savicol (IV). HC CH CH 3 OCH 3 [O] CHO OCH 3 [O] COOH OCH 3 (I) (II) (III) Anethol Andehyt anic Axit anic H 2 C CH CH 2 OCH 3 (III) Metyl savicol Trong tinh dầu hồi ngoài anetol còn có andehyt anic, axit anic và metyl savicol. 1.5. Ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau đến thành phần và tính chất của tinh dầu Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần không cố định mà luôn luôn thay đổi theo hướng phát triển của cây cũng như ảnh hưởng của những yếu tố khác. 1.5.1. Nguyên liệu chế biến và bộ phận dùng để chế biến Mỗi một loại cây tinh dầu, ở mỗi bộ phận chứa tinh dầu, có thành phần nhất định trong những điều kiện nhất định. Cùng một giống nhưng khác loại, thành phần tinh dầu cũng khác nhau. Ví dụ : Trong Lavende vera cấu tử chính là linalyl axetat (30 - 60%), còn trong Laven de spica cấu tử chính lại là ximeol ( 46%) Trong cùng một cây nhưng tinh dầu khai thác ở các bộ phận khác, hàm lượng và thành phần cũng giống nhau. Ví dụ: Quả hồi khô có hàm lượng tinh dầu là 13% và anetol chiếm 70 - 80% nhưng lá hồi hàm lượng tinh dầu chỉ 1- 2% và hàm lượng anetol khoảng 40 - 50%. 1.5.2. Phương pháp chế biến Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà hàm lượng và thành phần tinh dầu cũng khác nhau. Tinh dầu nhận được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước nghèo cấu tử so với tinh dầu trích ly bằng dung môi bay hơi vì khi chưng cất ở nhiệt độ cao, một số cấu tử bị phân hủy hoặc biến đổi, mặt khác một số cấu tử không bay hơi với hơi nước (sáp, nhựa thơm, chất béo) bị giữ lại. Ngoài ra còn một số cấu tử hòa tan vào nước chưng. Ví dụ : Tinh dầu hoa hồng nhận được bằng phương pháp chưng cất 1% rượu phenyl etylic còn tinh dầu hoa hồng trích ly chứa 45% phenyl etylic. Tinh dầu hoa nhài trích ly hiệu suất tách thấp hơn 8 lần so với tách bằng phương pháp hấp thụ. Trong tinh dầu hấp thụ còn có indol và metyl antranylat mà tinh dầu trích ly không có. 1.5.3. Hướng phát triển của cây Trong thời gian cây sinh trưởng thành phần tinh dầu chịu hàng loạt những biến đổi và chuyển hóa này có thể xác định một cách đúng đắn thời kỳ mà cây tích tụ được nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất để thu hoạch và chế biến. Quan sát và theo dõi sự phát triển của cây thấy rằng sự biến đổi và chu kỳ chuyển hóa hóa học của tinh dầu xảy ra trong những hướng phát triển của cây đều tuân theo những quy luật nhất định. Tinh dầu tạo thành trong cây không phải có một lượng cố định mà biến đổi liên tục theo hướng phát triển của cây. Sự biến đổi này có xu hướng là càng ngày càng tích tụ nhiều những hợp chất có chứa oxi. Trong các bộ phận khác nhau của cây, tinh dầu tạo thành và tích lũy không giống nhau mà luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ : Sự xuất hiện và biến đổi liên tục các cấu tử của tinh dầu mùi theo hướng phát triển của cây được ghi trong bảng như sau: HOA QUẢ Bắt đầu nở Nở 50% Nở hoàn toàn Chín sữa Chín sắ p Chín hoàn toàn CH 3 (CH 2 ) 8 C H O CH 3 (CH 2 ) 6 CH CH C H O CH (CH 2 ) 6 CH CH CHO H 3 C CH 3 OH Anđêhyt đêxilic Anđehyt đêxilenic Andehyt isođexilenic Mirxen Linalol Limonen Tinh dầu trong hoa chiếm 90% andehyt, khi kết quả andehyt chuyển thành linalol. Khi quả chín hoàn toàn linalol sẽ chuyển thành tecpen 1 vòng là dipenten. Trong tinh dầu mùi cấu tử có giá trị là linalol. Vì vậy để có được tinh dầu có chất lượng cao nên thu hoạch vào lúc quả chín sáp là tốt nhất. Lúc này hàm lượng tinh dầu trong quả mùi là 1% và hàm lượnng linalol trong tinh dầu là 70 - 80% còn hàm lượng andehyt chỉ 1 -2 %. 1.6. Những phương pháp nghiên cứu tính chất và thành phần của tinh dầu 1.6.1. Phân tích sơ bộ Phân tích sơ bộ là đánh giá chất lượng của tinh dầu bằng cảm quan. nghĩa là nghiên cứu những dấu hiệu bên ngoài như mùi, vị, màu sắc, độ trong suốt Qua nghiên cứu những dấu hiệu bên ngoài này có thể phán đoán và đánh giá sơ bộ về chất lượng của tinh dầu và mục đích sử dụng của chúng. 1.6.1.1. Màu sắc và độ trong suốt Xác định màu sắc và độ trong suốt của tinh dầu bằng cách cho tinh dầu vào một ống thủy tinh trong suốt không có màu có dung tích 20 ml, thỉnh thoảng lắc và quan sát rồi ghi nhận xét về tính chất, cường độ của màu và độ trong suốt (ví dụ: vàng nhạt, nâu sẫm ) Nếu tinh dầu còn vẩn đục và không trong suốt chứng tỏ còn tạp chất và nước. 1.6.1.2. Mùi Mùi là một trong những biểu hiện bên ngoài quan trọng của tinh dầu. Mỗi một loại tinh dầu có một mùi đặc trưng. Dựa vào mùi có thể biết được chất lượng và mục đích sử dụng của nó. Để xác định mùi, nhỏ một giọt tinh dầu lên tờ giấy lọc hoặc bôi một ít vào mu bàn tay rồi ngửi cách chỗ có tinh dầu 20 - 30 mm ; cứ 15 phút ngửi 1 lần trong một giờ. Ghi nhận xét về bản chất và cường độ mùi (thơm dịu, hăng, xốc ). 1.6.1.3. Vị Vị cũng là một biểu hiện bên ngoài quan trọng của tinh dầu. Mỗi một loại tinh dầu có mùi vị riêng. Để xác định vị, dùng phương pháp nếm, nếm xong ghi nhận xét bản chất (ngọt, đắng…) và cường độ của vị (dịu, thoảng…) 1.6.2. Xác định tính chất vật lý 1.6.2.1. Xác định nước trong tinh dầu Định tính: Lấy một giột tinh dầu cho vào ống nghiệm có chứa 5 giọt CS 2 rồi lắc mạnh. Nếu dung dịch trong suốt là khan nước. Nếu dung dịch đục là tinh dầu còn chứa nước. Định lượng: Lấy 10 gam tinh dầu cho vào thiết bị Dinaska - Rót vào 50 ml tolyen hoặc xilen và chưng cất. Nước có trong tinh dầu tách ra. Tiến hành cất đến khi không còn nước tách ra nữa. Đọc lượng nước tách ra và tính % nước theo công thức. % nước = V nước x 10 V nước - là thể tích nước cất ra được (tính bằng ml) 1.6.2.2. Xác định tỉ trọng Tỷ trọng của tinh dầu là tỉ số trọng lượng của tinh dầu và nước ở cùng một thể tích và đo ở nhiệt độ 20 0 hoặc 25 0 C và ký hiệu hoặc . Thường thường xác định tỷ trọng bằng bình tỷ trọng và tính bằng công thức. = Trong đó: a: Trọng lượng của bình(g) b: Trọng lượng của bình và nước ở 20 0 C (g) c: Trọng lượng của bình và tinh dầu ở 20 0 C (g) Tỷ trọng của tinh dầu dao động trong khoảng 0,7 đến 1. Biết được tỷ trọng của tinh dầu có thể phán đoán được thành phần hóa học của nó. Nếu d < 0,9 tinh dầu chứa chủ yếu là hydrocacbon tên và những hợp chất mạch thẳng. Nếu d > 1 tinh dầu chứa những hợp chất có chứa oxi chủ yếu là phenol. Nếu d = 0,9 - 1 tinh dầu chứa những hợp chất thuộc dãy rượu, andehyt, xeton. 1.6.2.3. Xác định chỉ số chiết quang Chỉ số chiết quang là tỷ số giữa sin của góc tối và sin của góc khúc xạ hoặc tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong môi trường tinh dầu và ký hiệu là n. = Đối với tinh dầu chỉ số chiết quang dao động trong khoảng 1,43 +1,61. Thường thường đo chỉ số chiết quang ở nhiệt độ 20 0 C ký hiệu n 20 . Nếu tiến hành đo ở nhiệt độ thường thì sẽ tính bằng công thức : = + (t - 20) 0,004 Trong đó: : Chỉ số chiết quang ở nhiệt độ lúc đo. t : Nhiệt độ lúc đó. 0.004 : Hệ số điều chỉnh khi nhiệt độ tăng hoặc giảm 1 0 C. thay đổi tùy thuộc vào thành phần hóa học của tinh dầu. Nó cũng lớn khi hàm lượng hợp chất có chứa oxi và hợp chất có nối đôi nhiều. Khi pha loãng tinh dầu ngoài chỉ số khúc xạ ra, còn xác định chỉ số khúc xạ phân tử ký hiệu [R] M và tính theo công thức: [R] M = Trong đó: n D : Chỉ số khúc xạ. M : Trọng lượng phân tử của cấu tử chính. d : Tỉ trọng của tinh dầu (hoặc cấu tử chính) Ứng với mỗi một cấu tử có [R] M nhất định. Vì vậy, từ chỉ số này có thể xác định được công thức cấu tử đó trong tinh dầu. Ví dụ tinh dầu bạc hà có: = 0,8954, = 1,4505. Cấu tử chính là menton có công thức là C 10 H 18 O có M = 154. Tính [R] M [R] M = 46,3 Ứng với [R] M = 46,3 là xeton vòng. Chỉ số khúc xạ của một phân tử của một hợp chất còn có thể tính bằng tổng các chỉ số khúc xạ nguyên tử của các nguyên tố ứng với các hệ số. Giá trị chỉ số khúc xạ của các nguyên tử các nguyên tố trong các hợp chất khác nhau như sau: C = 2,418; H = 1,100; O (Hydroxyl) = 1,525; O (ete) = 2,211; O (este) = 1,643; nối etylen = 1,733; nối axeton = 2,398. Ví dụ: Tính [R] M của menton (C 10 H 18 O) [R] M = 10 x 2,418 + 18 x 1,100 + 2,211 = 46,2 1.6.2.4. Xác định góc quay cực Hầu hết các tinh dầu đều hoạt động quang học do có chứa những cấu tử mà trong phân tử có cacbon bất đối. Từ hằng số này có thể phán đoán được phần trăm cấu tử chính trong tinh dầu và mức độ tinh khiết của nó. Góc quay cực của tinh dầu đo bằng phân cực kế và ký hiệu  D . Nó là tổng đại số các góc quay cực của các cấu tử. Tùy thuộc vào tỉ lệ của các cấu tử trong tinh dầu mà có giá trị khác nhau. Giá trị góc quay cực của một số tinh dầu như sau: Tinh dầu mùi: Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu hoa hồng: Đối với chất rắn cần xác định góc quay cực riêng [α] D và được tính theo công thức: [α] D = α D /d ; trong đó: d là trọng lượng riêng của chất rắn. 1.6.2.5. Xác định độ hòa tan trong etanol Tinh dầu hòa tan tốt trong các dung môi hữu cơ như ete etylic, ete petron, toluen Độ hòa tan của tinh dầu trong etanol ở các nồng độ khác nhau được đặc trưng cho tính tan của nó. Etanol thường dùng với các nồng độ 70, 80, 90. Nhờ hằng số này có thể biết được tính xác thực và độ tinh khiết của tinh dầu. Tinh dầu càng chứa nhiều hợp chất tecpen, độ hòa tan của nó vào etanol càng kém. Nồng độ etanol càng thấp độ hòa tan của tinh dầu càng kém. Độ hòa tan của tinh dầu trong etanol được biểu diễn bằng thể tích etanol ở một nồng độ nhất định hòa tan hoàn toàn 1 ml tinh dầu (ở một nhiệt độ nhất định). 1.6.2.6. Xác định nhiệt độ đông đặc Nhiệt độ đông đặc là nhiệt độ mà ở đó tinh dầu chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Nhiệt độ đông đặc là một hằng số vật lý đặc trưng cho một chất lỏng tinh khiết. Biết được nhiệt độ đông đặc của tinh dầu, có thể biết được hàm lượng cấu tử chính của nó. Để xác định nhiệt độ đông đặc dùng thiết bị Du-cốp. 1.6.3. Xác định những hằng số hóa học của tinh dầu 1.6.3.1. Xác định chỉ số axit Chỉ số axít biểu diễn bằng lượng miligam KOH cần thiết dùng để trung hòa axit tự do trong tinh dầu. Biết được chỉ số xít có thể xác định được lượng axit tự do trong tinh dầu. Chỉ số axit phụ thuộc vào phương pháp khai thác và mức độ tươi của tinh dầu. Khi bảo quản lâu chỉ số axit của tinh dầu sẽ tăng lên do bị oxi hóa và este trong tinh dầu bị phân giải. Xác định chỉ số axit dựa vào phản ứng trung hòa RCOOH + KOH → RCOOK + H 2 O Từ lượng kiềm chi phí để trung hòa axit tự do, tính được chỉ số axit. Để xác định cân chính xác một lượng tinh dầu khoảng 2 gam, hòa tan bằng etanol trung tính, cho vài giọt phenol tolein rồi chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng ổn định trong 2-3 giây. Chỉ số axit được tính bằng công thức: Cs A = 5,61 × Trong đó: 5,61 là lượng miligam KOH chứa trong 1 ml KOH 0,1N a: thể tích ml KOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm s: lượng tinh dầu dùng thí nghiệm (g) Từ chỉ số axit tính phần trăm axit tự do theo công thức: % Axit = . 100 Trong đó: M: Trọng lượng phân tử của axit b: Số gốc axit 1.6.3.2. Xác định chỉ số este Chỉ số este biểu điển bằng lượng miligam KOH dùng để xà phòng hóa este chứa trong 1 gam tinh dầu. Este rất phổ biến trong tinh dầu và xác định nó dựa vào phản ứng xà phòng hóa. RCOOR ’ + KOH → RCOOK + R ’ OH Từ lượng kiềm dùng để xà phòng hóa, tính được chỉ số este. Để tìm được chỉ số este trước tiên cần xác định được chỉ số axit như trên, rồi lấy mẫu này dùng KOH 0,5N xà phòng hóa và chuẩn độ kiềm dư bằng dung dịch HCl hoặc H 2 SO 4 0,5N đến khi mất màu hồng. Đồng thời tiến hành làm một mẫu kiểm chứng song song không có tinh dầu. Chỉ số este tính bằng công thức: Cs E = 28,05 × Trong đó: 28,05 : số miligam KOH chứa trong 1ml KOH 0,5N a : thể tích HCl hoặc H 2 SO 4 (ml) dùng chuẩn độ mẫu kiểm chứng b : thể tích HCl hoặc H 2 SO 4 (ml) dùng chuẩn độ lượng kiềm dư s : lượng tinh dầu dùng thí nghiệm (g) Từ chỉ số este tính được phần trăm este và phần trăm rượu kết hợp theo công thức sau: % Este = % Rượu kết hợp = Trong đó: M 1 và M 2 : trọng lượng phân tử của este và rượu b : số gốc axit (thường đối với tinh dầu b = 1) Muốn xác định chỉ số este được chính xác cần chú ý: - Phải dùng KOH mới pha và không lẫn cacbonat. - Một số este thời giần phòng hóa dài nên cần phải đun lâu hơn như xalixilat, tecpinaxetat: 2 giờ, izovalerat: 6 giờ. - Những tinh dầu có chứa phenol, khi tác dụng với kiềm tạo thành phenolat nên làm tăng chỉ số este. - Đối với những tinh dầu giàu este thì lượng KOH dùng để xà phòng hóa phải nhiều hơn. 1.6.3.3. Xác định chỉ số este sau khi axetyl hóa Chỉ số este sau khi axetil hóa biểu diễn bằng lượng miligam KOH dùng để xà phòng hóa este chứa trong 1 gam tinh dầu đã axetyl hóa. Nó đặc trưng cho tổng lượng rượu tự do và kết hợp có trong tinh dầu và xác định dựa vào phản ứng este hóa và sau đó là xà phòng hóa. RCH 2 OH + H 3 C C O O C O H 3 C RCH 2 OCOCH 3 + CH 3 COOH RCH 2 OCOCH 3 + KOH CH 3 CH 2 COOK + ROH Biết được lượng KOH dùng để xà phòng hóa este tạo thành khi axetyl hóa sẽ tính được chỉ số este sau khi axetyl hóa. Để xác định, đầu tiên cần khoảng 10 gam tinh dầu và axetyl hóa nó bằng anhydric axetic và axetat natri. Lấy tinh dầu đã axetyl hóa đem xác định chỉ số este như trên. Chỉ số este sau khi axetyl hóa được tính bằng công thức: Cs E = 28,05 × [...]... 1,478; chỉ số axít . độ tinh khiết của tinh dầu. Tinh dầu càng chứa nhiều hợp chất tecpen, độ hòa tan của nó vào etanol càng kém. Nồng độ etanol càng thấp độ hòa tan của tinh dầu càng kém. Độ hòa tan của tinh dầu. nhiều tinh dầu mới có giá trị. 1.2. Đối tượng của hóa học tinh dầu Hóa học tinh dầu là một môn khoa học thực nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu: - Hóa học các hợp chất chứa trong tinh dầu. . và tinh dầu ở 20 0 C (g) Tỷ trọng của tinh dầu dao động trong khoảng 0,7 đến 1. Biết được tỷ trọng của tinh dầu có thể phán đoán được thành phần hóa học của nó. Nếu d < 0,9 tinh dầu

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w