1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo bộ luật lao động Việt Nam hiện hành

17 671 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Tranh chấp lao động tập thể về quyên là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ưóc lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước

Trang 1

DE BAI:

1 Néu y kiến cá nhân về các quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết các tranh chấp lao động tập thê ?

(4 điểm)

2 Trần Kiên được nhận vào làm việc tại Cong ty TNHH X co tru so tai quan

T, thành phố H từ ngày 01/07/2010 làm nhân viên Phòng hành chính - Nhân sự của công ty theo Hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng Tháng 9/2010 Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố H tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phó, trong đó

có Công ty X Đoàn thanh tra kết luận việc ký hợp đồng lao động của công ty đối với Trần Kiên như vậy là không đúng với quy định của pháp luật và có yêu cầu công ty phải khắc phục sai sót này

a Bạn hãy bình luận về kết luận và yêu cầu của thanh tra lao động thành phố

H đối với công ty X (1.5 điểm)

b Nếu công ty không khắc phục sai sót theo yêu cầu của Thanh tra lao động thì Công ty X sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào ? (1.5 điểm)

Tình tiết bố sung: Giả sử hợp đồng lao động giữa công ty và Trần Kiên

được thực hiện một cách bình thường cho đến khi hết hạn Công ty làm thủ tục

chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản Ï điều 36 Bộ luật lao động Trần Kiên cho răng việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với mình là trái pháp luật và

đã làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đề được trở lại làm việc và được công ty

bồi thường thiệt hại

c Nêu bạn là Trân Kiên, bạn hãy đưa ra cơ sở cho yêu câu của mình Yêu câu của Trân Kiên sẽ được giải quyêt như thê nào ? (3 điêm)

Trang 2

A LY THUYET

Tranh chấp lao động và đình công là những hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, duy trì, chấm đứt mối quan hệ pháp luật lao động Khi nước ta chuyên đối nên kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường lao động, các tranh chấp lao động và đình công có chiều hướng gia tăng, phức tạp

Trong quá trình điều chỉnh quan hệ lao động, trong đó có vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định

về TPLĐ như: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Quyết định số 10/HĐBT ngày

14/1/1985, Pháp lệnh hợp đồng lao động ngày 30/8/1990, Bộ luật lao động ngày

23/6/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996

v.v Theo các quy định đó, các cơ quan TPLĐ đã tiến hành giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp lao động góp phần ổn định mối quan hệ pháp luật lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.Nhưng nhìn chung việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công thông qua các hoạt động TPLĐ chưa được

sử dụng một cách rộng rãi và chưa đạt được hiệu quả cao Vai trò của các cơ quan TPLĐ còn mờ nhạt, chưa thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đối với các bên trong quan

hệ lao động và trong xã hội Chính vì thế, Nhà nước ta đã tiến hành nghiên cứu rà soát

lại các quy định về tranh chấp lao động tập thể và hướng giải quyết nó một cách công

bằng chính xác và kết quả là sự ra đời của Luật sửa đổi bố sung một số điều của Bộ

luật lao động năm 2006 về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động tập thể nói riêng và một số văn bản hướng dan van dé nay Sau day em

xin trình bày ý kiến về những quy định này

I.Tranh chấp lao đông tập thể và øiải quyết tranh chấp lao đông tâp thể theo Bô luật lao đông Việt Nam hiên hành

1 Tranh chấp lao động tập thể

a Khái niêm tranh chấp lao động tập thể đươcquv định tại điều 157 Bộ luật lao động sửa đổi bồ sung nam 2006:

Trang 3

“1 Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyên và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động

2 Tranh chấp lao động tập thể về quyên là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ưóc lao động tập thể, nội quy lao động

đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyên hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm

3 Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu câuxác lập các điễu kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyên hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động ”

Như vậy ta có thể hiểu khái quát định nghĩa về tranh chấp lao động tập thể theo quy định trên đó là những tranh chấp về quyên lợi và lợi ích giữa tập thê người lao động với người chủ sử dụng lao động liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động, Thoả ước tập thê và trong quá trình học nghề Trong đó

- Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động hoặc các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vỊ

- Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luật quy định hoặc chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong thỏa ước lao động

Trang 4

Nội dung của TCLĐ tập thể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thê người lao động Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền

và nghiệp vụ của các bên mà trước đó các bên chưa thoả thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh chấp

2 Giải quyết tranh chấp lao đông tâp thể

a Khai niém giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Trong các văn bản hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể không có quy định nào về khái niệm giải quyết tranh chấp lao động tập thé Tuy nhién qua cac quy dinh vé tham quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thê ta có thê hiểu Giải quyết tranh chấp lao động tập thể là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thâm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyên và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cô quan hệ lao động, đảm bảo sự ồn định trong sản xuât

b Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thế: Theo quy định tại điều

158 BLLĐ sửa đổi bồ sung 2006 thì tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động tập thê nói riêng được giải quyết dựa trên các nguyên tắc sau:

“1 Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;

2 Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyên và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;

3 Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật

4 Có sự tham gia của đại điện người lao độngvà đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp ”

Trang 5

c Tham quyên giải quyết tranh chấp lao động tập thể: Theo pháp luật hiện hành có bốn cơ quan tô chức có thầm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thê

đó là: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động (giải quyết cả hai loại tranh chấp lao động về quyền và lợi ích); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện); Toà án nhân dân (hai cơ quan này chỉ giải quyết tranh chấp về lợi ích); Hội đồng trọng tài lao động (chỉ giải quyết tranh chấp về quyên)

c Trinh tu, thi tịc giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật hiện hành được thực hiện như sau:

Một trong các bên gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Hội đồng hoà giải lao động

cơ sở hoặc hoà giải viên lao động Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động nhận đơn và đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản Nếu không thành hoặc một bên tranh chấpđã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của 2 bên tranh chấp và của Hội đồng Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai

bên tranh chấp trong thời hạn mộtngày làm việc, kê từ ngày lập biên bản Các bên

có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thâm quyên theo các điều

168 và 169 tùy từng loại tranh chấp lao động tập thể về quyền hay lợi ích

Doi VỚI trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp thì thời hạn yêu cầu giải quyết là không quá năm ngày làm việc, kế từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thê về quyền phải có mặt đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tô chức hữu quan tham dự phiên họp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các bên Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời

hạn giải quyết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

Trang 6

cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc tập thể lao động có quyên tiễn hành các thủ tục để đình công

Trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp thì áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự

2005

Trường hợp trọng tài lao động giải quyết tranh chấp thì thời hạn hoà giải là không quá bảy ngày làm việc từ ngày nhận được đơn yêu câu.Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải có mặt đại diện có thâm quyền của hai bên Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động một số đối tượng tham gia Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản Nếu không thành hoặc một bên tranh chapda được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt không có lý do chính đáng thì lập biên bản hòa giải không thành, có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong

thời hạn một ngày làm việc, kế từ ngày lập biên bản;

II Ý kiến cá nhân về các quy đỉnh của Bô luật lao đông Việt Nam hiên hành về tranh chấp lao dong tap thé va giai quyết các tranh chấp lao dong tap thé

1 Đánh giá về những điểm mới

Trước khi Bộ luật lao động 2006 ra đời thì không có một văn bản nào quy định khái niệm tranh chấp lao động tập thể và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thé duoc bồ sung tại BLLĐ sửa đôi bổ sung năm 2006 Tại BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2002 không có quy định nào về khái niệm loại tranh chấp này, đồng thời các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết còn khá sơ sài Văn bản điều chỉnh vẫn

đề này vẫn là Bộ luật lao động sửa đổi 2002 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động vẫn có tiếp tục có hiệu lực, dù các quy định về giải quyết tranh chấp lao động trong các văn bản này có nhiều điểm han ché

Trang 7

Trong BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2006, các quy định về tranh chấp lao động

và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động đều có những điểm mới cụ thể rõ ràng và đầy đủ hơn so với các Bô luật lao động trước đó và pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

Theo đó, BLLĐ 2006 đã đưa ra 3 khái niệm mới trong đó có hai khái nệm về tranh chấp lao động tập thể đó là khái niệm tranh chấp lao động về quyền và khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (Điều 157) Nhìn chung việc phân loại đó

là cần thiết và phù hợp với quan điểm của khoa học luật lao động ở các quốc gia trên thế giới Vì việc định rõ khái niệm như vậy sẽ tạp ra cơ sở pháp lý quan trọng nhằm xác định rõ nguyên nhân, mục đích của từng loại tranh chấp lao động, trên cơ sở đó tìm ra cách giải quyết cho phù hợp

Các khái niệm về tập thể lao động và điều kiện lao động cũng được đưa ra

Theo đó: “4 Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp 3 Diéu kiện lao động mớilà việc sửa đổi, bổ sung thoả ưóc lao động tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vàphúc lợi khác trong doanh nghiệp ” Viêc đưa thêm hai khái niệm này vào luật là nhằm làm sáng tô các khái niệm về tranh chấp lao động tập thê và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

đã được quy định trong luật

Liên quan đến Hòa giải viên lao động, Luật sửa đổi bổ sung cũng tăng rộng thâm quyền cho đối tượng này khi cho phép họ có cả thẩm quyên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thẻ (Điều 135 Luật cũ chỉ cho phép Hoà giải viên lao động tiến hành việc hoà giải đối với các tranh chấp lao động

cá nhân xảy ra ở nơi chưa thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, tranh chấp

về thực hiện hợp đồng học nghè và chi phí dạy nghề.)

Luật sửa đồi bổ sung một số điều Bộ luật lao động cũng bổ sung thêm thầm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thé về quyền Quy định này xuất phát từ thực tiễn trong nhiều năm qua, cơ quan quản lý nhà nước vẫn thường tham gia vào việc giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh tại địa phương

Trang 8

Các quy định về Hội đồng trọng tài lao động cũng có những sự điều chỉnh

nhất định Theo đó số lượng thành viên của Hội đồng là số lẻ và không quá 7 người,

khác với quy định trước đây là không quá 9 người Việc quy định như vậy đã góp phần tạo ra sự nhanh gọn, linh hoạt khi đưa ra các quyết định của HỘI đồng

Về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thê, theo quy định của Luật sửa đối bố sung năm 2006 lại có sự thay đổi Cụ thê là, tranh chấp lao động tập thê về quyên sẽ được giải quyết theo 3 bước hòa giải, yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành giải quyết và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tại Tòa án, tranh chấp lao động tập thê về lợi ích cũng được giải quyết theo 2 bước đó là hòa giải, và nếu

không hòa giải được hoặc hết thời hạn hòa giải thì giải quyết tại Hội đồng trọng tài

lao động So với quy định trước kia, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể như hiện nay có phần phức tạp hơn (theo Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm

2002 thì thủ tục giải quyêt mọi tranh chấp lao động tập thể đều theo 3 bước là hòa giải, trọng tài và Tòa án) Việc quy định như vậy đã thể hiện cho ta thấy việc giải quyết các loại tranh chấp lao động tập thể cần phải có cơ chế giải quyết khác nhau, phù hợp với tính chất của mỗi loại tranh chấp Về thời hạn giải quyết tranh chấp cũng đã được rút ngắn hơn trước giúp cho các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng

Về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể, Luật sửa đổi bổ sung đã quy định “?7ởi hiệu yêu cáu giải quyết tranh chap lao dong tap thể là một năm, kể

từ ngày xảy ra hành vì mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình

bị vi phạm `” chứ không phải là ”7Ùhời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

cá nhân, kể từ ngay môi bên tranh chấp cho rằng quyên và lợi ích bị vi phạm được quy định như sau” như luật cũ Việc sửa đôi này nhằm tạo ra sự rõ ràng và khách quan khi xác định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp nếu có

Nói chung, việc bổ sung thêm các quy định về tranh chấp lao động tập thê và giải quyết tranh chấp lao động tập thê đã thể hiện các nhà làm luật của chúng ta đã

có những nhận thức mới quan trọng và sắc hơn trong việc điều chỉnh tranh chấp lao động Với các quy định mới, chắc chắn răng thực tiễn áp dụng và thi hành các quy định về tranh chấp lao động tập thê trong thời gian tới sẽ có bước đổi mới, hạn chế được một số bất cập trong thời gian qua Hệ thông pháp luật về tranh chấp lao động

tập thể được hoàn thiện ở mức độ cao hơn, tính khả thi rõ rệt hơn

2 Đánh giá về những điểm hạn chế

Trang 9

Mặc dù đã bồ sung khái niệm “tranh chấp lao động tập thể” và liên quan đến

nó là khái niệm “tập thể lao động” nhưng trong Bộ luật lao động 2006, các khái niệm này vẫn được xác định khá chung chung, gây khó khăn cho việc áp dụng luật

khi Luật sửa đối, bố sung chính thức có hiệu lực Vì nếu không có sự phân biệt

chính xác ngay từ thời điểm nhận dạng tranh chấp lao động, rất có thể dẫn đến sự rắc rối khi xác định cơ quan có thâm quyên giải quyết tranh chấp cũng như thủ tục

tố tụng tiếp theo

Theo điều157, tranh chấp lao động tập thê là tranh chấp “giữa ứập thể lao động với người sử dụng lao động”, còn tap thé lao động là “những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiện ” Quy

định như vậy dẫn đến một tình trang là khó có thể phân biệt được tranh chấp lao

động cá nhân và tranh chấp lao động tập thê được trong thực tế

Trong thực tế, có nhiều vụ tranh chấp xảy ra giữa một số người lao động (một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động, nhưng họ không có sự liên kết với nhau, mỗi cá nhân người lao động có thê có những yêu cầu khác nhau với người

sử dụng lao động Hoặc có những tranh chấp lao động xảy ra giữa nhiều người lao động tại một doanh nghiệp, nhưng lại không được sự ủng hộ hoặc tham gia của cán

bộ Công đoàn cơ sở (đù có thể có tổ chức Công đoàn) vấn đề là những tranh chấp

đó có thê coi là tranh chấp lao động tập thể hay không

Về khái niệm “điểu kiện lao động mới” quy định tại Khoản 5 Điều 157 cũng

có bất cập Điều kiện lao động mới là “Điều kiện lao động mớilà việc sửa đổi, bồ

sưng thoả ước lao động tập thể, tiên lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vàphúc lợi khác trong doanh nghiệp ” nhưng về mặt nguyên tắc, việc thay đổi các điều kiện lao động phải nhăm tốt hơn cho người lao động thực tế, chứ không phải là những việc sửa đổi bổ sung điều kiện lao động trên giấy tờ

Theo tại khoản 5 điều 164 quy định: “Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu ” Như vậy, Hội đồng trọng tài tại Việt Nam không còn là một cơ quan tài phán lao động mà chỉ

được coi là một tổ chức tiến hành hòa giải đối với các tranh chấp lao động tập thê

về lợi ích Như vậy, quy định về Hội đồng trọng tài cũng đã có một bước lùi đáng kể

so với quy định trước đây khi mà các quy định từ trước đến nay của Việt Nam và thế

Trang 10

giới vẫn coi trọng tài là một phương thức tài phán lao động Luật pháp đã chia cắt hoạt động thống nhất của trọng tài lao động thành hai nửa riêng biệt: tiến hành hòa giải đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở những doanh nghiệp được quyền đình công và chức năng trọng tài đối với các tranh chấp lao động tập thể (cả quyền

và lợi ích) ở các doanh nghiệp không được đình công Nó thể hiện tính chất manh mún, phiến diện, thiếu cơ sở khoa học khi hình thành một thực thê pháp lý có quyền

lực tài phán trong lao động BLLĐ 06 đã tước bỏ chức năng phán quyết của hội đồng trong tài

BLLĐ cũng không nên giữ nguyên các quy định về hội đồng trọng tài hòa giải lao động cơ sở như hiện nay Phương án hợp lý nhất là đội ngũ hòa giải viên lao động được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động Đội ngũ này có thê hội tụ những chuyên gia, nhà hòa giải, luật gia, nhà quản lý có

trình độ, kinh nghiệm nhằm đảm bảo tính chất khách quan Thành phân và tổ chức

quan trọng nâng cao cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải các tranh chấp lao động

Về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của BLLĐ vẫn không thay đồi về thủ tục hoà giải tại cấp cơ sở Tuy nhiên, việc giữ nguyên các quy định về hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở như hiện nay sẽ phát sinh những rắc rối khi một trong hai bên hoặc cả hai bên không tự giác thi hành thoả thuận trong Biên bản hoà giải thành Khi đó, tranh chấp lao động sẽ rơi vào bề tắc do không thẻ tìm ra cách giải quyết vì Biên bản hoà giải thành không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành Điều này cũng xảy ra tương

tự với biên bản hoà giải thành do HĐTTLĐ tỉnh xác lập khi giải quyết các

TCLĐTT về lợi ích

Nên chăng, có thể cho phép các chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận Biên bản hoà giải thành Nhờ đó, biên bản này sẽ được đảm bảo thực

hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước Có như vậy mới tránh được những

trường hợp rắc rỗi nêu trên Lúc này, vẫn đề được đặt ra là làm thế nào đề đảm bảo tính cưỡng chế thi hành của biên bản hoà giải thành được xác lập tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh khi các bên không tiếp tục có quyên khởi kiện ra Toà án

B.Bai tap tinh hudéng.

Ngày đăng: 18/12/2014, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w