Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
191 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngay từ khi mới ra đời, thơ dân tộc thiểu số nói riêng và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung đã là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học nghệ thuật Việt Nam, góp phần làm nên một tiếng nói độc đáo, giàu bản sắc. Trong đó, với bốn thế hệ tiếp nối nhau, có thể thấy đội ngũ các nhà thơ dân tộc Tày vẫn chiếm số lượng đông đảo nhất và cũng là dân tộc có nhiều thành tựu nhất so với các dân tộc thiểu số khác. Một tín hiệu đáng mừng là dân tộc Tày cũng là dân tộc có được đội ngũ kế cận tương đối nhiều và đồng đều để tiếp bước thế hệ trước. 1.2. Thực trạng nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc thiểu số nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế. Các công trình đã có phần nhiều dành cho việc tổng kết theo giai đoạn hoặc từng dân tộc nhưng còn thiếu sự chuyên sâu. Bên cạnh đó là những công trình phác thảo diện mạo theo hướng tập trung những gương mặt tiêu biểu Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca các dân tộc thiểu số, trong đó không thể thiếu thơ dân tộc Tày là một công việc có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi lựa chọn Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm của thơ ca dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận quan trọng trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Tày trên các bình diện đội ngũ, nội dung và hình thức nghệ thuật, những phong cách sáng tạo độc đáo. - Luận án với mục tiêu phác hoạ lại diện mạo thơ của dân tộc Tày từ 1945 đến nay nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hóa 1 vùng đến những sáng tác. Trong mỗi phần giải quyết những luận điểm cụ thể, chúng tôi luôn có ý thức phân tích theo hướng đối chiếu, so sánh để nhận rõ hơn những điểm tương đồng và nhất là những khác biệt của thơ dân tộc Tày so với sự phát triển chung của thơ dân tộc Kinh cũng như so với sự thay đổi của thơ ca các dân tộc thiểu số khác như Thái, Mông, Dao, Mường 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án lấy mốc bắt đầu từ năm 1945 để khảo sát. Đây là thời điểm mà nhiều nhà nghiên cứu văn học đã lựa chọn và thừa nhận sự biến chuyển lớn của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học dân tộc thiểu số/ dân tộc Tày cũng không ngoại lệ. Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay; bên cạnh đó là một số tác phẩm thơ dân tộc Tày trước năm 1945, kho tàng thơ ca dân gian Tày; tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác như Thái, Mông, Dao, Mường và những tác phẩm thơ của dân tộc Kinh cùng giai đoạn để có cái nhìn hệ thống; các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Tày nói riêng và các công trình nghiên cứu về thơ/ văn dân tộc thiểu số nói chung; một số tài liệu về lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu tiếp cận vấn đề bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu vừa truyền thống vừa hiện đại để từ đó lý giải, xác lập luận điểm, luận cứ và rút ra những kết luận cần thiết: Phương pháp văn học sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, một số thao tác bổ trợ: đối chiếu, so sánh, thống kê Ngoài ra luận án vận dụng thi pháp học hiện đại để khảo sát các hình thức nghệ thuật của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, đồng thời kết hợp với phương pháp phong cách học để định ra những đặc trưng cơ bản của một số tác giả. Để triển khai các luận điểm, lý giải một số vấn đề, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp của các khoa học liên ngành. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Đây là công trình nghiên cứu có quy mô và hệ thống về thơ dân tộc 2 Tày trong hơn nửa thế kỷ trên các bình diện như: đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay; sự thay đổi cảm hứng trong hai giai đoạn phát triển; những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện và một số phong cách sáng tạo của thơ dân tộc Tày qua hơn nửa thế kỷ phát triển. 5.2. Khi nghiên cứu những tác phẩm thơ dân tộc Tày không chỉ dưới góc độ nghiên cứu văn học mà còn từ góc độ văn hóa học, chúng tôi chỉ rõ những kế thừa từ mạch nguồn văn hóa dân gian, sự cách tân ở từng tác giả, tác phẩm và những dấu vết của sự sáng tạo để đổi mới ngôn ngữ, thể loại ; khảo sát hệ thống biểu tượng để thấy được sức sống bền bỉ của văn hóa dân tộc Tày lưu truyền đến thời kỳ hiện đại. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được sắp xếp thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Hiện thực đời sống trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay Chương 3: Các phương diện nghệ thuật cơ bản của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay Chương 4: Một số phong cách sáng tạo trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc thiểu số từ 1945 đến nay Dù đã dành được sự đầu tư nhất định nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên việc nghiên cứu thơ dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng sơ lược. Các công trình đã có tập trung theo ba hướng: - Nghiên cứu về đội ngũ: Đội ngũ những người sáng tác thơ dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng về số lượng, có mặt trên nhiều vùng miền dân tộc và được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Bàn đến vấn đề đội ngũ người dân tộc có thể kể đến những bài viết của Hoàng Tuấn Cư với Văn học dân tộc thiểu số và vấn đề đội ngũ tác giả người dân tộc, Chẩm Hương Việt với Chương trình trọng tâm đối với văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, Dương Thuấn với Cần nâng cao chất lượng văn học viết về dân tộc và miền núi, K.Đích với Phát triển đội ngũ sáng tác là người dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên - Nghiên cứu theo hướng khái quát, đưa ra những đặc điểm chung, phác họa diện mạo và chỉ ra những điểm thành công và cả những hạn chế về nội dung, nghệ thuật: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 (Phan Đăng Nhật, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1981); Văn học các dân tộc thiểu số - từ một diễn đàn, (Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - một số đặc điểm (Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo đồng chủ biên, Nxb. ĐH Thái Nguyên, 2011) Trong đó, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995) của Lâm Tiến có thể coi là một công trình nghiên cứu qui mô nhất về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 trên cả ba lĩnh vực: thơ, văn xuôi và kịch. - Nghiên xứu theo hướng nhận diện những gương mặt tiêu biểu. Có thể kể đến: Hoa văn thổ cẩm của Lò Ngân Sủn (3 tập, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1998, 1999, 2002); Tuyển tập Văn học dân tộc miền núi (Nông Quốc Chấn chủ biên, Nxb. Giáo dục, H, 1998) Tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất tính đến thời điểm hiện tại là hai tập Nhà văn dân tộc thiểu số đời và văn của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam với việc giới thiệu 4 87 tác giả văn thơ trên tất cả các vùng miền của văn học dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại. Từ thực trạng nghiên cứu như chúng tôi vừa phân tích, có thể khẳng định những nghiên cứu đã có vẫn chưa thực sự đáng kể so với đội ngũ tác giả và khối lượng tác phẩm đồ sộ ngày một sung sức của thơ dân tộc thiểu số. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 1.1.2.1. Những công trình khái quát, tổng kết - Nghiên cứu thơ Tày hiện đại trước 1986 tiêu biểu có Nông Quốc Chấn với ba công trình phê bình tiểu luận: Đường ta đi (1970), Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977), Chặng đường mới (1985). - Các tác giả người Kinh có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu văn học dân tộc Tày như Tô Hoài, Phạm Quang Trung, Nguyễn Trọng Hoàn, Trinh Đường với nhiều bài viết có giá trị. - Liên quan trực tiếp đến luận án là những công trình đánh giá về diện mạo chung của thơ Tày có Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - Khu vực phía Bắc Việt Nam (Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2010). Các tác giả dành một chương để khái quát về tính chất “dòng riêng giữa nguồn chung” của thơ Tày hiện đại và một số gương mặt tiêu biểu. Tuy nhiên một số nhận định vẫn còn sơ lược và thiên về thế hệ thứ nhất và thứ hai của thơ Tày hiện đại, chưa bao quát được những chuyển động mạnh mẽ của thơ Tày giai đoạn sau. Bên cạnh đó là một số bài viết như Dương Thuấn, Nhìn lại văn học dân tộc Tày trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9-2006; Đỗ Thị Thu Huyền, Thơ ca Tày hiện đại qua một số gương mặt tiêu biểu trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5-2008 1.1.2.2. Những công trình về các tác giả, tác phẩm cụ thể Ngoài số lượng lớn các bài phê bình trên các báo, tạp chí về những tác phẩm tiêu biểu cụ thể của thơ dân tộc Tày, số lượng bài viết về thơ của từng tác giả cũng chiếm số lượng đáng kể (tập trung vào những tác giả có phong cách độc đáo). Tuy nhiên, những bài viết này cũng phần nào làm hiện lên diện mạo chung của thơ dân tộc Tày hiện đại. Có thể kể đến: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại giới thiệu về 7 tác Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng và Nông Viết Toại; Tuyển tập văn học dân tộc miền núi của Nxb. Giáo dục 5 gồm 8 tập, 3 tập đầu là những bài phê bình về thơ dân tộc thiểu số (tập 1 và 2 xuất bản năm 1998, tập 3 xuất bản năm 1999). Trong đó có 19 tác giả dân tộc Tày được giới thiệu; Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn có 32 tác giả dân tộc Tày trong tổng số 87 tác giả - một con số ấn tượng, vượt xa các dân tộc thiểu số khác có mặt trong tuyển tập Có thể thấy, cũng như thơ dân tộc thiểu số nói chung, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và kĩ lưỡng về thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là một thách thức khi chúng tôi triển khai đề tài. Cùng với tình hình nghiên cứu nói trên, một trong những đặc điểm quan trọng của thơ dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay nói riêng là sự bám sát và phát huy truyền thông văn hóa văn học của dân tộc. Cho nên, để có thể nhận thức một cách sâu sắc đặc điểm thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, không thể không nói đến truyền thống văn hóa Tày. 1.2. Văn hóa dân tộc Tày 1.2.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên Người Tày là dân tộc thiểu số đông nhất ở miền Bắc, sinh sống rải rác hầu hết khắp các tỉnh thượng du và trung du Bắc bộ, từ tả ngạn sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Theo Tổng hợp số dân và phân bố các dân tộc của cả nước và theo tỉnh, dân tộc Tày có 1.626.392 người, trong đó có những nơi tập trung đông hơn cả là Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn 1.2.2. Văn hóa vật chất Người Tày cũng như nhiều dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc và Tây Bắc có tập quán cư trú thành làng bản. Trong mỗi bản làng của người Tày thì quan hệ huyết thống là mật thiết nhất. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột, phổ biến là kiểu nhà 3 gian 2 chái. Các bộ phận chính gồm có mái nhà, bộ cột kèo và xuyên, sàn nhà, phên vách; bộ phận phụ gồm có máng đựng nước rửa chân, cầu thang, cửa ra vào, sàn nước, gác và gác bếp, sàn phơi. Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ sợi vải bông tự dệt, nhuộm chàm. Nhìn chung, trang phục của cả nam và nữ giới dân tộc Tày tương đối giản dị chân phương về màu sắc, cách tạo hình, kiểu cách và hầu như không có hoa văn trang trí. 6 1.2.3. Văn hóa tinh thần 1.2.3.1. Tiếng nói, chữ viết Tiếng nói của dân tộc Tày cũng như những dân tộc thuộc cùng nhóm ngôn ngữ đã phát triển khá cao, hệ thống từ vựng của các thứ tiếng này rất phong phú, đủ sức phản ánh những nội dung liên quan đến các vấn đề về kinh tế - văn hóa - xã hội. Chữ Nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tượng hình, gần giống chữ Nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV nhưng không được thông dụng. Sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác đã dùng chữ quốc ngữ (từ chữ cái latinh) ghi âm tiếng nói dân tộc mình, nhiều nhà thơ, nhà văn cũng dùng chữ này để sáng tác. 1.2.3.2. Tín ngưỡng, lễ hội Hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Tày là thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó, người Tày còn thờ các vị thần che chở bảo vệ cho gia đình, làng bản: mẹ Hoa (bà Mụ - vị thần cai quản và bảo hộ cho trẻ em), thờ vua bếp (đặt ngay trong bếp), thờ thần tài, thờ thổ công Để cầu mong sự bảo vệ, che chở và phù hộ của thần linh, hàng năm đồng bào Tày tổ chức rất nhiều nghi lễ cúng (hội lồng tồng, hội Nàng Hai…). 1.2.3.3. Văn học dân gian Điểm đặc biệt đáng chú ý trong văn học dân gian Tày là kho tàng truyện thơ Nôm truyền miệng, với nội dung rất phong phú. Bên cạnh đó, các loại hình ca dao, bài lượn, then, tục ngữ, câu đố của người Tày hết sức phong phú phản ánh tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. 1.3. Đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 1.3.1. Trước 1945 Một số tác giả thơ văn là những trí thức nho học như Bế Văn Phụng (1567-1637), Nông Quỳnh Văn (1566-1640), nổi tiếng với những bài lượn được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian (Lượn Tam nguyên, Lượn Tứ quý). Tiếp đó là một số tác giả như Bế Hữu Cung (1757-1820), Hoàng Ích Ngọ (1766-1828), Hoàng Ích Thặng (1783-1853). Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thơ Tày đánh dấu một thời kỳ phát triển mới với một số tên tuổi: Hà Vũ Bằng, Bế Ích Bồng, Nông Đình Cấp, Bế Đức Cốm Tiêu biểu nhất là Hoàng 7 Đức Hậu (1890 - 1945) với một số lượng tác phẩm đồ sộ bằng cả tiếng Tày, tiếng Việt và tiếng Hán. 1.3.2. Từ 1945 đến nay 1.3.2.1. Bốn thế hệ nhà thơ sau 1945 Thế hệ đặt nền móng cho văn học các dân tộc thiểu số nói chung cũng như văn học hiện đại dân tộc Tày nói riêng có thể kể đến Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Bế Sĩ Uông, Nông Viết Toại, Hà Phan, Hoàng Hóa Thế hệ thứ hai của thơ dân tộc Tày với một lực lượng hùng hậu: Nông Văn Bút, Hoàng Hạc, Hoàng Trung Thu, Triều Ân, Hoàng Định, Bế Thành Long, Bế Dôn, Ma Đình Thu, Hoàng An, Hoàng Luận, Vân Hồng, Triệu Lam Châu, Y Phương, Mai Liễu, Nguyễn Thị Đua, Ma Trường Nguyên, Triệu Sinh, Trần Thị Thu Nhiễu, Vi Thị Kim Bình, Triệu Đức Xuân Thế hệ thứ ba, thơ Tày có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững về tay nghề và có những đóng góp tích cực cho văn học nghệ thuật nước nhà: Triệu Thị Mai, Hoàng Thị Diệu Tuyết, Ma Phương Tân, Lương Định, Nông Thị Ngọc Hòa, Đoàn Lư, Đoàn Ngọc Minh, Hữu Tiến, Dương Thuấn, Tạ Thu Huyền, Hoàng Minh Thông, Dương Khâu Luông, Ma Kim Ly, Hà Thị Hải Yến, Vi Thị Thu Đạm Thế hệ thứ tư là những nhà thơ tuổi đời còn rất trẻ, tuy vậy cũng đã có một số tác giả thành danh từ khá lâu và một số mới bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình, có thể kể đến: Bế Phương Mai (1972), Nông Thị Tô Hường (1978), Nông Văn Lập, Đinh Thị Mai Lan (1979), Vi Thùy Linh (1980), Hoàng Chiến Thắng (1980), Phạm Văn Vũ (1982), Ngô Bá Hòa (1985) 1.3.2.2. Ba xu hướng biến đổi của thơ Tày từ 1945 đến nay - Xu hướng truyền thống: Ở xu hướng này, đầu tiên cần chú ý đặc biệt tới các nhà thơ thuộc thế hệ thứ nhất. Những tác giả này có sự gần gũi với những người cách mạng, những văn nghệ sĩ cách mạng và được họ dìu dắt cả trên con đường đấu tranh lẫn con đường sáng tạo nghệ thuật buổi đầu. Những sáng tác thời kỳ này mang nét hồn nhiên, chân thành, thô mộc của những người miền núi lần đầu tiên được tiếp xúc với những điều mới mẻ của miền xuôi. Ta thấy được cái phong cách truyền thống đậm nét trong những sáng tác của Hoàng Văn Thụ, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Ma Trường Nguyên Có thể thấy, qua thơ họ truyền thống của văn học dân gian Tày được kế thừa một cách xuất sắc. - Xu hướng dân tộc và hiện đại: tiêu biểu có Y Phương, Mai Liễu, 8 Dương Thuấn, Dương Khâu Luông thế hệ trẻ có Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ… Trong thơ của họ, ảnh hưởng của văn hóa Tày rất rõ, họ ý thức được vai trò của nguồn cội, truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật và thiên chức cao cả của những người cầm bút, và thường lấy cảm hứng sáng tác từ những tiết tấu trong cuộc sống đời thường của con người miền núi. - Xu hướng hiện đại hóa: Xu hướng hiện đại hóa bao gồm sáng tác của các tác giả thực sự vươn tới sự đổi mới trên tinh thần thời đại, mang yếu tố hiện đại, không mang ảnh hưởng sâu đậm của văn học dân gian Tày. Nhiều khi chúng ta khó nhận ra dấu ấn Tày trong đó, có thể kể đến Bế Thành Long, Triều Ân, Nông Thị Ngọc Hòa (trong giai đoạn sau của sự nghiệp sáng tác), Hoàng Kim Dung, Vi Thuỳ Linh… Trong thơ họ cách diễn tả, nguồn cảm hứng, cách tư duy đã bắt đầu có sự thay đổi rõ. Xu hướng hiện đại hóa dường như là một sự phát triển tất yếu của thơ ca Tày nói riêng và văn học, văn hóa các dân tộc. Chương 2 HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY 2.1. Hai giai đoạn phát triển của thơ dân tộc Tày sau 1945 Từ 1945 đến 1975, thơ dân tộc Tày hình thành và phát triển trên cái nền của hiện thực nhiều biến động - đó là cuộc kháng chiến của dân tộc, cùng với đó là sự quan sát học hỏi từ một nền thơ nhiều thành tựu (trong tương quan với thơ của các tác giả miền xuôi). Giai đoạn này, thơ dân tộc Tày chủ yếu viết về những cảm nhận của đồng bào miền núi khi có ánh sáng Đảng soi đường, sự thức tỉnh của những người giác ngộ cách mạng và cái anh dũng quật cường của con người trong chiến đấu chống giặc: Tiếng ca người Việt Bắc, Đèo gió của Nông Quốc Chấn, Cưa khửn đông (Muối lên rừng) của Nông Minh Châu, Đét chang nâư (Nắng ban trưa) của Nông Viết Toại, Nắng ngàn, Bốn mùa hoa… của Triều Ân. - Nếu như giai đoạn 1945-1975, thơ Tày có sự tập trung cao, tất cả hướng về cuộc sống và chiến đấu của người miền núi thì sau 1975, sự phân hóa phức tạp dần bộc lộ rõ. Giai đoạn từ 1975 đến nay thơ dân tộc Tày có những chuyển biến mạnh mẽ không chỉ đội ngũ sáng tác mà còn có những 9 phát triển vượt bậc về chất lượng những tác phẩm. Có thể kể đến Cỏ may, Ở nguồn của Bế Thành Long; Tiếng hát tháng Giêng, Lời chúc, Chín tháng của Y Phương; Tiếng lá rừng gọi đôi, Câu hát vắt qua vai, Bắc cầu vồng thăm nhau của Ma Trường Nguyên; Tìm tuổi, Giấc mơ của núi, Đầu nguồn mây trắng của Mai Liễu; Đi tìm bóng núi, Đi ngược mặt trời, Hát với sông Năng của Dương Thuấn; Tương tư, Núi và hòn đá lẻ của Lương Định; Trăng sáng trên non, Ngọn lửa rừng của Triệu Lam Châu; Trước gương, Lời của lá, Con đường cho mây đi của Nông Thị Ngọc Hòa rồi thế hệ trẻ hơn có Dương Khâu Luông với Gọi bò về chuồng, Dám kha cần ngám điếp, Bản mùa cốm, Co nghịu hưa cần, Lửa ấm bản Hon; Tạ Thu Huyền với Đầy vơi; Đinh Thị Mai Lan với Tiếng đàn đêm; Bế Phương Mai với Bài thơ cho cha… 2.2. Đời sống và tâm thế con người dân tộc Tày 2.2.1. Quê hương - Hình ảnh thiên nhiên trong thơ của các nhà thơ dân tộc Tày nói riêng và thơ dân tộc thiểu số nói chung hầu hết đều khai thác nét đẹp của những núi rừng, những dòng sông, dòng thác đổ nghiêng trời hay đèo cao, núi sâu. Nhưng từ những điểm chung đó, mỗi tác giả lại tìm ra một cách truyền tải mới lạ để thể hiện cách cảm của riêng mình: Mùa thu dưới lũng - Lương Định, Về Cao Bằng - Đinh Thị Mai Lan, Tản mạn sông Lô - Mai Liễu Không chỉ tự hào về những cảnh sắc quê hương, địa danh lịch sử với núi non hùng vĩ, tươi đẹp… mà thơ dân tộc Tày còn bộc lộ niềm yêu mến, tự hào bởi đó là miền đất với những con người và phong tục tập quán đặc sắc. Những nét đẹp ấy đi vào trong thơ với những hình ảnh chân thực, phong phú, sinh động, cụ thể; gửi gắm qua đó niềm tự hào về đời sống tinh thần giàu có, ấm áp nghĩa tình của những con người xứ núi. Chính nội dung này đã góp phần quan trọng trong việc làm nên giá trị độc đáo, đặc sắc riêng cho những tác phẩm thơ của họ: sự sẻ chia, gắn bó của người Tày trong Cái bờ ruộng, Của Pang - Dương Khâu Luông, tục ở rể trong thơ Dương Thuấn, tục kết tồng (kết nghĩa anh em) trong Kết tồng ngày nay - Nông Minh Châu, hội Lồng tồng trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa, tục hát lượn trong Câu hát chia tay - Ma Phương Tân Trong thơ những tác giả thuộc thế hệ thứ hai, ba của thơ dân tộc Tày như Y Phương, Mai Liễu, Ma Trường Nguyên, Lương Định, Triệu Lam Châu, Dương Thuấn người đọc thấy được những ý thức rất rõ về từng chặng đường 10 [...]... lớp nghĩa mới rất ít… Chương 4 MỘT SỐ PHONG CÁCH SÁNG TẠO TRONG THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY Trong đội ngũ đông đảo các nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn là ba phong cách độc đáo có khả năng đại diện cho thành tựu bề thế của thơ dân tộc Tày tính đến thời điểm hiện tại Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba phong cách thơ Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn, thứ... sáng tạo độc đáo 2 Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay với ba xu hướng biến đổi (xu hướng truyền thống, xu hướng dân tộc và hiện đại và xu hướng hiện đại hóa) giúp lý giải cặn kẽ hơn sự ra đi và trở về như một quy luật có ý thức của nhiều tác giả khi muốn khẳng định vị thế, tầm vóc dân tộc mình Cảm hứng sáng tạo của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay có sự thay đổi qua hai giai đoạn phát triển Giai đoạn 1945- 1975... cũng như vị trí thơ dân tộc Tày và đóng góp của nó trong thơ Việt Nam hiện đại Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi sẽ tìm hiểu một số vấn đề còn đang dang dở như sự chi phối của văn hóa vùng tới thơ của từng tác giả, những gương mặt thơ nữ của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, nghiên cứu sâu từng thế hệ để nhận thấy sự biến chuyển mạnh mẽ trong quá trình vận động của thơ dân tộc Tày trong ảnh... văn hóa dân tộc Tày một cách sáng tạo, độc đáo 4 Thơ dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại đã và đang đạt được nhiều thành tựu, việc nghiên cứu từng dân tộc, khu vực sẽ hoàn thiện bức tranh đa dạng sắc màu trong một chỉnh thể của nền văn học Việt Nam Bên cạnh việc chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế là cái nhìn khát quát 24 giữa thành tựu thơ dân tộc Tày với thơ dân tộc thiểu số khác và dân tộc Kinh... khiến thơ dân tộc Tày đa sắc màu hơn với ba cảm hứng chính: quê hương, con người, tình yêu 3 Ở phương diện nghệ thuật biểu hiện, chúng tôi phân tích những biểu hiện nghệ thuật của thơ dân tộc Tày trong mối liên hệ biện chứng giữa kế thừa truyền thống văn học dân gian và sự cách tân đổi mới Những biểu tượng mẹ Hoa, đàn tính, lúa, ngựa trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay chứng tỏ sức sống của văn hóa dân. .. Dương Thuấn Hình ảnh người mẹ trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay chủ yếu hiện lên với những đặc điểm tâm hồn, tính cách vùng cao; cả những hành động, lời nói và cách yêu thương con cái cũng đậm sắc thái dân tộc Ở các tác phẩm văn học mang tính sử thi, hình ảnh người mẹ thường được khắc họa trong cảm hứng về số phận chung của dân tộc Thơ của các nhà thơ dân tộc Tày cũng nằm trong mạch cảm xúc đó nhưng... sẽ giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan đến thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, bởi do sự hạn chế về thời gian và tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu Ngoài ra, sự hạn chế về trình độ khoa học của người nghiên cứu cũng là một thực tế kh tránh khỏi Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ có những công trình tiếp tục nghiên cứu về thơ dân tộc Tày nói riêng, thơ dân tộc thiểu số nói chung để có cái nhìn toàn cảnh... phát triển ngày một mạnh mẽ hơn 23 KẾT LUẬN 1 Việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ dân tộc Tày nói riêng cũng như thơ các dân tộc thiểu số nói chung sẽ góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận văn học trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Tày trên các bình diện đội ngũ, nội... khỏe bụng… Thơ dân tộc Tày là một minh chứng sinh động và giàu xúc cảm về tâm hồn và tính cách người miền núi, và nói như cách của Dêgơcx, chừng nào tâm hồn một con người còn cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệ thuật còn cần thiết cho con người Chương 3 CÁC PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CƠ BẢN CỦA THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY 3.1 Sự đan xen thể loại Thể loại của văn học dân tộc Tày có những... miền xuôi, thơ dân tộc Tày có những so sánh rất đặc trưng Một điều hiển nhiên là đề tài tình yêu không bao giờ là mới nhưng nó vẫn dành được sự ưu ái không thể phủ nhận của tất cả mọi nhà thơ Thơ 12 dân tộc Tày từ những bài dân ca, phuối pác, phong slư hàng thế kỷ nay đã nói đến tình yêu Các nhà thơ thời kỳ hiện đại vẫn tiếp tục khai thác đề tài vô tận ấy bằng một cái nhìn mới, cách tư duy mới Thơ tình . trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay Chương 3: Các phương diện nghệ thuật cơ bản của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay Chương 4: Một số phong cách sáng tạo trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay. 3 Chương. của thơ ca Tày nói riêng và văn học, văn hóa các dân tộc. Chương 2 HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY 2.1. Hai giai đoạn phát triển của thơ dân tộc Tày sau 1945 Từ 1945 đến. đặc điểm thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, không thể không nói đến truyền thống văn hóa Tày. 1.2. Văn hóa dân tộc Tày 1.2.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên Người Tày là dân tộc thiểu