Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
2,83 MB
Nội dung
TÊN ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP PHỤC VỤ BẠN ĐỌC NGOÀI THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” Tác giả: Phạm Thị Thúy Vân Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bồng Sơn A. MỞ ĐẦU I/ Đặt vấn đề: 1. Thực trạng: Phục vụ bạn đọc là toàn bộ hoạt động của thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu và giúp đỡ bạn đọc từ việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả tài liệu đó. Phục vụ bạn đọc có tầm quan trọng đặc biệt. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, phục vụ bạn đọc giúp cho việc vận hành vốn tài liệu thư viện một cách hiệu quả nhất. Nhằm phát huy cao nhất tác dụng của sách, báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường đồng thời động viên, khơi dậy phong trào đọc sách của cán bộ, giáo viên và học sinh, thư viện trường Tiểu học Bồng Sơn ngoài việc tổ chức các khâu kĩ thuật như: xây dựng vốn tài liệu, quản lý sổ sách, phân loại, mô tả. . . ; tổ chức phục vụ bạn đọc trong thư viện như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Song với thực trạng của một trường tiểu học có nhiều điểm trường lẻ, trong đó có một điểm học bán trú cả ngày thì việc học sinh ở các điểm trường đi đến thư viện để mượn đọc sách báo còn hạn chế. Thư viện nhà trường chủ yếu thu hút phần đông số lượng bạn đọc ở tại điểm trường chính (nơi có thư viện). Để khắc phục thực trạng trên và tạo sức hấp dẫn đối với thư viện nhằm phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện hiệu quả hơn. Trong năm học 2012 – 2013 tôi đã thực hiện một số giải pháp phục vụ bạn đọc thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp phục vụ bạn đọc ngoài thư viện ở trường Tiểu học”. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: - Tuyên truyền giới thiệu những sách báo cần thiết, tốt nhất cho bạn đọc, giúp bạn đọc chọn được sách họ cần. Phát huy cao nhất tác dụng của sách, báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường đồng thời động viên, khơi dậy phong trào đọc sách báo trong giáo viên và học sinh, tận dụng vòng quay của sách. - Giúp giáo viên và học sinh bổ sung kiến thức mới, vận dụng vào giảng dạy và học tập hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của nhà trường. 1 II/ Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 1.1. Cơ sở lý luận: Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông. Quyết định số 49/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 2 tháng 10 năm 2003 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trong các trường phổ thông từ năm học 2003-2004 1.2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm học vừa qua được sự quan tâm của phòng GD và ĐT, của BGH nhà trường, thư viện trường Tiểu học Bồng Sơn được xây dựng mới khang trang và sạch đẹp. Thư viện có tổng diện tích là 150 m 2 bao gồm phòng đọc học sinh; phòng đọc giáo viên và phòng thủ thư, phòng kho sách, kho thiết bị với vốn sách báo tương đối phong phú bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Thư viện thường xuyên tổ chức các hoạt động như điểm sách, giới thiệu sách, kể chuyện sách, thông báo sách mới với nhiều hình thức đa dạng đã thu hút được nhiều bạn đọc đến thư viện mượn đọc sách báo. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: 2.1 Các biện pháp tiến hành: - Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách đến bạn đọc. - Tổ chức các hình thức đọc sách ngoài thư viện. - Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. 2.2 Thời gian tạo ra giải pháp: Giải pháp được tạo ra từ năm học 2011-2012 và được chính thức thực hiện trong năm học 2012 - 2013. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: - Đổi mới, sáng tạo trong các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm kích thích sự ham thích đọc sách, khơi dậy tình yêu sách của giáo viên và học sinh, phát huy việc tự giác trong tìm sách, đọc sách một cách tích cực và hiệu quả. - Giúp bạn đọc thỏa mãn được nhu cầu đọc của mình, biết áp dụng các kiến thức thu nhận được từ sách báo vào học tập, cuộc sống. Xây dựng thói quen đọc sách báo, 2 góp phần vào việc giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, yêu thích văn hóa đọc, giữ gìn và phát huy “văn hoá đọc” trong nhà trường. II. Mô tả giải pháp: 1. Giải pháp: Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách Giải pháp 1.1: Xây dựng góc giới thiệu sách cho giáo viên ở các điểm trường và phát huy tốt tác dụng của góc thư viện lớp học đối với học sinh Ngoài việc giới thiệu sách có ứng dụng CNTT cho cán bộ giáo viên trong các cuộc họp chuyên môn, họp hội đồng sư phạm thư viện còn xây dựng thêm các góc giới thiệu sách ở các điểm trường bằng cách sử dụng một phần nhỏ bảng kế hoạch của nhà trường tại phòng giáo viên ở các điểm trường lẻ để giới thiệu sách mới, sách chủ điểm hàng tháng. Các bài giới thiệu sách được in trên giấy A4, có kèm hình ảnh trực quang của cuốn sách và phần giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật của tác phẩm đó. Hình ảnh các góc giới thiệu sách Ở các lớp học của 3 điểm trường đã được xây dựng góc thư viện từ năm học 2011-2012, từ các bài giới thiệu sách ở góc thư viện đã giúp học sinh lựa chọn sách hay, phù hợp nhu cầu và lứa tuổi để đọc, bổ sung kiến thức giúp các em học tập tốt hơn. Trong năm học 2012-2013 thư viện tiếp tục phát huy tác dụng của góc thư viện bằng cách đa dạng về chủ đề sách, tăng cường thêm số lượng bài giới thiệu, các mẩu chuyện hay trích từ các cuốn sách đã giới thiệu để học sinh có cơ hội tiếp cận, mượn đọc sách nhiều hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra các mẩu chuyện hay được giới thiệu ở góc thư viện sẽ được học sinh các lớp trực tuần lần lượt kể dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần, điều đó sẽ giúp việc giáo dục đạo đức, thẩm mĩ học sinh tốt hơn, kích thích học sinh tìm đọc những mẩu chuyện hay khác trong những tác phẩm được giới thiệu. Giải pháp 1.2: Giới thiệu sách trên Website của trường Trong năm học 2012-2013, nhà trường đã đầu tư xây dựng thành công Website và bước đầu đi vào hoạt động. Bên cạnh thông tin về các hoạt động của nhà trường được đăng lên, thư viện cũng xây dựng một chương trình giới thiệu sách trên Website. 3 Hàng tháng thư viện đã chọn lọc những cuốn sách có nội dung hay, sách mới để viết bài giới thiệu sách, bài điểm sách, các thư mục sách chủ đề, các thông báo sách mới Sau khi được BGH duyệt, thư viện phối hợp người trực tiếp quản trị Website để đăng các bài giới thiệu sách đã thực hiện. Thông qua cuộc họp hội đồng nhà trường hoặc họp tổ chuyên môn thư viện sẽ thông báo để cán bộ giáo viên biết và truy cập website tìm đọc hoặc tải các bài giới thiệu sách đó về máy tính cá nhân để tham khảo và lựa chọn những cuốn sách mình cần trong công tác giảng dạy. Địa chỉ truy cập: www.thbongson.edu.vn → Thư viện sách Hình ảnh Website của trường TH Bồng Sơn Ví dụ: Bài điểm sách, giới thiệu sách đã được đăng trên trang Website: GIỚI THIỆU SÁCH MỚI Rèn kỹ năng tập làm văn lớp 2 qua các bài văn chọn lọc/Lê Phương Nga H.:Giáo dục Việt Nam, 2012 104tr.;24cm Cấu trúc cuốn sách được trình bày theo các tuần, các bài Tập làm văn trong sách giáo khoa tiếng việt. Sách chủ yếu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng tạo lập văn bản ở các dạng khác nhau, các mức độ khác nhau theo yêu cầu của chương trình từng bài học. Trong mỗi bài luyện tập, thường có câu tạo 3 phần: thứ nhất - đề bài; thứ hai – bài văn chọn lọc; thứ ba – luyện tập. Sách giúp giáo viên và các bậc phụ huynh tham khảo để hướng dẫn cho các em học sinh thực hành luyện tập về phân môn tập làm văn đạt kết quả tốt. Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 2 /Lê Hữu Tỉnh, Ngô Vũ Thu Hằng H.:Giáo dục Việt Nam, 2012 160tr.;24cm Nội dung sách bình chọn, phân tích, gợi ý học sinh cảm thụ hầu hết các bài văn, bài thơ thuộc phân môn tập đọc trong sách giáo khoa tiếng việt. Điểm mới của cuốn sách là tác giả không chỉ phân tích, khai thác mặt nội dung, ý nghĩa của các 4 áng văn thơ mà còn chỉ ra giá trị nghệ thuật, chỉ ra vẻ đẹp của tiếng việt, phân tích giá trị biểu hiện, biểu cảm của các biện pháp tu từ được thể hiện trong các áng văn thơ ấy. Cuốn sách không chỉ giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn cung cấp cho giáo viên những tư liệu tham khảo hữu ích, giúp các thầy cô dạy tốt môn tiếng việt tiểu học. Luyện đọc và phát triển từ ngữ tiếng việt 2/ Phan Phương Dung, Nguyễn Mai Hương, Đỗ Xuân Thảo H.:Giáo dục Việt Nam,2012 119tr.;24cm Cuốn sách được biên soạn theo định hướng dạy học tích hợp trong những năm gần đây được đánh giá là đem lại hiệu quả tích cực đối với việc hình thành nhưng kiến thức và kĩ năng lời nói cho người học. Nội dung học tập trong sách được thiết kế thành bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận gắn với nội dung từng bài tập đọc. Nội dung chia 2 phần: Phần I: Luyện đọc và phát triển từ ngữ bao gồm những câu hỏi và bài tập tự luyện. Phần II: Giải đáp và gợi ý phân tích yêu cầu của những bài tập ở phần I. Việc giới thiệu sách qua trang website của nhà trường giúp bạn đọc tiện lợi trong cập nhật thông tin về sách hiện có trong thư viện nhất là nguồn sách mới bổ sung, từ đó chủ động lựa chọn sách mượn tham khảo, nghiên cứu. Số lượt bạn đọc là cán bộ giáo viên đến thư viện mượn đọc sách báo ngày càng nhiều hơn, lượt sách luân chuyển nhiều hơn và phong phú hơn ở nhiều thể loại khác nhau. Hình ảnh cán bộ giáo viên đọc sách báo Giải pháp 2: Tổ chức túi sách lưu động cho học sinh được đọc tại lớp học Giải pháp 2.1: Điều tra nhu cầu hứng thú học sinh Trong năm học 2012-2013 thư viện đã tiến hành điều tra nhu cầu hứng thú của học sinh ở các khối lớp để nắm bắt được nhu cầu, sở thích của các em. Cách làm: ở mỗi khối từ lớp 2 đến lớp 4, chọn 1 hoặc 2 lớp rồi tiến hành phát phiếu điều tra cho học sinh, hướng dẫn các em tự điền vào các thể loại truyện mình thích và ghi rõ lý do vì sao mình thích thể loại truyện đó. Kết quả điều tra cho thấy: Có 5 khoảng 30% học sinh thích đọc truyện cổ tích, thần thoại; 40% học sinh thích đọc truyện tranh; 10% học sinh thích đọc truyện Bác Hồ; 10% học sinh thích đọc truyện đạo đức; 10% học sinh còn lại thích đọc truyện lịch sử, danh nhân, khoa học tự nhiên Phiếu điều tra nhu cầu hứng thú của học sinh Giải pháp 2.2: Tổ chức đưa sách xuống lớp học Từ kết quả điều tra trên, thư viện đã có biện pháp định hướng lựa chọn các loại sách phù hợp lứa tuổi, sát nhu cầu thực tế đưa xuống cho các lớp nhằm mục đích phục vụ học sinh đọc tại lớp học hiệu quả, thiết thực. Sách sau khi được đưa xuống lớp giáo viên chủ nhiệm ký nhận và chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức cho học sinh đọc. Hàng tuần sách sẽ được luân chuyển giữa các lớp trong cùng điểm trường, hàng tháng thư viện sẽ luân chuyển sách giữa các điểm trường với nhau. Thư viện đã mở sổ theo dõi việc cho mượn sách theo từng lớp cụ thể và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục học sinh đọc và bảo quản sách báo. Ví dụ: Trong tháng 10 ở điểm học bán trú: lớp 2A, 2B, 2C mỗi lớp được mượn sách đọc tại lớp trong tuần thứ nhất là 35 quyển. Tuần thứ hai lớp 2A chuyển sách cho 2B, lớp 2B chuyển sách cho 2C, lớp 2C chuyển sách cho 2A. Tuần thứ ba lại tiếp tục hoán đổi một lần nữa theo thứ tự như tuần thứ hai. Tuần cuối của tháng thư viện thu hồi sách của cả 3 lớp hai và cho mượn sách mới. Số sách thu hồi ở lớp hai sẽ mang luân chuyển cho các lớp khác ở điểm An Đông trong tháng 11 và ngược lại. Cứ như thế sách được luân chuyển nhiều lần ở nhiều lớp và được nhiều bạn đọc đón nhận, vòng quay của sách được nhân lên gấp nhiều lần, phát huy tác dụng cao đối với bạn đọc là học sinh. Giải pháp 2.3: Các hình thức tổ chức cho HS đọc sách tại lớp Thư viện đã phối kết hợp với tổ chức Đội, với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hình thức cho học sinh đọc sách tại lớp như sau: 2.3.1 Tổ chức cho học sinh đọc 15 phút đầu giờ: Học sinh được đọc sách báo trong 15 phút đầu giờ theo lịch quy định của Đội: thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. GVCN sẽ cử một em có giọng đọc tốt đọc một mẩu chuyện ngắn về giáo dục đạo đức hoặc một 6 đoạn, một câu truyện cổ tích hay cho cả lớp cùng nghe và có nhận xét rút ra bài học giáo dục học sinh. Nếu câu chuyện đọc chưa hết sẽ tiếp tục đọc trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ lần sau. Đội cờ đỏ sẽ thường xuyên kiểm tra, chấm điểm thi đua cho các lớp và báo cáo kết quả hàng tuần với GV tổng phụ trách Đội. Thư viện sẽ thống kê kết quả từ Đội để có biện pháp cùng GVCN tổ chức cho học sinh đọc tốt hơn. 2.3.2 Tổ chức cho học sinh đọc trong giờ ra chơi, giờ sinh hoạt cuối tuần: giáo viên chủ nhiệm từng lớp sẽ sắp xếp lịch linh động cho cả lớp được đọc trong giờ ra chơi hoặc giờ sinh hoạt cuối tuần phù hợp với tình hình thực tế của lớp (khoảng 2 đến 3 lần/tuần). Giáo viên chủ nhiệm sẽ phân sách cho cả lớp cùng đọc, khi đọc xong cuốn sách của mình các em được hoán đổi sách với bạn ngồi cạnh. Hết thời gian đọc, lớp trưởng thu sách, kiểm tra và giao lại cho giáo viên chủ nhiệm cất vào tủ. Hình ảnh học sinh đọc sách tại lớp học 2.3.2 Tổ chức cho học sinh đọc sau giờ ăn trưa: Việc tổ chức cho học sinh đọc tại lớp được tiến hành thường xuyên, đều đặn ở các điểm trường. Riêng đối với học sinh ở điểm bán trú học cả ngày, ngoài lúc đọc trong 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi, các em sẽ có thêm 3 lần/tuần được đọc sách báo sau giờ ăn trưa. Thời gian đọc khoảng từ 10h50 đến 11h10 phút. Cách tổ chức: Những buổi có lịch đọc sách sau giờ ăn trưa, giáo viên chủ nhiệm giao sách cho cô bảo mẫu của lớp, sau khi các em ăn trưa xong tự lấy ghế và chọn sách ngồi đọc ở ngoài hành lang lớp học. Cán bộ thư viện cũng có mặt ở điểm bán trú trong những giờ học sinh đọc sách sau khi ăn trưa để hướng dẫn các em chọn sách và đọc có nề nếp, hiệu quả. Việc đọc sách sau giờ ăn trưa tạo cho các em có một thói quen tốt, giúp các em hạn chế việc chạy nhảy sau khi ăn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Được đọc sách sau giờ ăn trưa sẽ là một điều thích thú đối với các em, là động lực khuyến khích những em thường xuyên ăn chậm sẽ ăn nhanh hơn, đảm bảo thời gian để còn được đọc sách cùng các bạn. Đồng thời những phút thư giãn đọc sách giúp các em thoải mái, vui vẻ, ngủ ngon giấc hơn để tiếp tục học ở buổi chiều hiệu quả hơn. 7 Học sinh bán trú đọc sách báo sau giờ ăn trưa Các hình thức tổ chức đọc sách báo tại lớp học đã mang lại cho các em nhiều niềm vui, sự phấn khởi chờ đợi đến giờ đọc sách báo ở các buổi học sau. Đồng thời giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay, nhiều bài học bổ ích sau những lần đọc sách lớp học của mình. Giải pháp 3: Công tác tham mưu, phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường Giải pháp 3.1. Công tác tham mưu Ngay từ đầu năm học thư viện đã thực hiện tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường để có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời kế hoạch thực hiện các giải pháp trong tuyên truyền giới thiệu sách và phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện. Khi kế hoạch đã được BGH duyệt và được sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua nghị quyết họp hội đồng sư phạm hàng tháng một cách cụ thể, thư viện tiến hành thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thư viện đã kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc để Ban giám hiệu giải quyết những khó khăn đó tạo điều kiện thuận lợi cho thư viện hoàn thành kế hoạch đề ra. Giải pháp 3.2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và đội ngũ cán bộ giáo viên: - Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Chi đoàn và giáo viên Tổng phụ trách Đội: phát động phong trào đọc sách, báo và làm theo sách báo trong giáo viên và học sinh. Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở học sinh về nề nếp đọc sách báo, ý thức tự giác trong việc mượn, đọc và bảo quản sách báo của thư viện. - Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm: Trong việc điều tra nhu cầu hứng thú học sinh; Quản lý sách báo, tổ chức và hướng dẫn học sinh đọc sách báo tại lớp học và giải quyết những mâu thuẫn khi học sinh tranh giành mượn sách trong lớp học. Lựa chọn và hướng dẫn học sinh kể những mẩu chuyện hay dưới cờ. Giáo dục học sinh bảo quản sách báo và phát động các em đóng góp sách xây dựng thư viện. - Phối hợp với giáo viên tin học để đăng các bài giới thiệu sách, bài điểm sách, các thông báo sách mới lên trang Website của trường. 8 - Phối hợp với tổ công tác thư viện để tuyên truyền, vận động học sinh đọc sách báo, bảo quản sách báo và tham gia các hoạt động của thư viện như: kể chuyện sách, giới thiệu sách, sắp xếp sách báo sau khi đọc xong ở thư viện và lớp học, mượn và trả sách, truyện đúng thời gian quy định 2. Khả năng áp dụng: 2.1 Thời gian áp dụng: áp dụng trong suốt cả năm học. 2.2. Khả năng áp dụng: Các biện pháp phục vụ bạn đọc ngoài thư viện ở trường Tiểu học nêu trên đã được vận dụng đạt hiệu quả ở trường Tiểu học Bồng Sơn và có thể vận dụng được ở các thư viện trường phổ thông trong và ngoài huyện. 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 3.1 Lợi ích về mặt giáo dục: - Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được thường xuyên đọc sách báo nhất là học sinh các điểm trường lẻ không được thường xuyên đến thư viện; Giáo dục học sinh duy trì thói quen đọc sách thường xuyên; có ý thức bảo quản sách báo tại lớp mình và tự nguyện đóng góp sách báo xây dựng thư viện ngày một phong phú, đa dạng. - Góp phần giáo dục bạn đọc về đạo đức, thẩm mĩ, biết tiếp thu, so sách, ứng dụng những kiến thức bổ ích được đọc từ sách báo vào thực tiễn học tập, công tác và cuộc sống. Đồng thời giáo dục bạn đọc có thói quen thường xuyên truy cập website của trường để cập nhật thêm nhiều tài liệu, các thông tin bổ ích khác. - Thư viện đã giữ gìn và phát huy “văn hoá đọc” trong cán bộ giáo viên và nhất là đối với học sinh. Sách trong thư viện được luân chuyển nhiều hơn đến bạn đọc, tận dụng vòng quay của sách để cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn đọc trong nhà trường. 3.2 Chất lượng, hiệu quả của đề tài: Bảng 1: Số lượng sách đã giới thiệu, lượt sách luân chuyển đến lớp học: HỌC KỲ CÁN BỘ - GIÁO VIÊN HỌC SINH Góc giới thiệu sách Giới thiệu trên Website Giới thiệu góc thư viện lớp học Sách luân chuyển đến lớp học I Giới thiệu 24 tên sách chủ điểm. Thông báo 50 tên sách mới. 23 tên sách chủ điểm 5 tên sách đạo đức, 4 cuốn truyện cổ tích; 2 truyện lịch sử 624 lượt sách, truyện ở các thể loại II Giới thiệu 4 tên sách truyện văn học và 12 tên sách mới 16 tên sách chủ điểm, sách mới 4 tên sách đạo đức, 3 cuốn truyện cổ tích; 2 truyện lịch sử 456 lượt sách, truyện ở các thể loại 9 Bảng 2: Số liệu bạn đọc: Năm học 2012-2013 trường có tổng số 36 CBGV và 598 học sinh. Số lượng bạn đọc tham gia đọc, mượn sách báo so với năm học 2011 – 2012 được thể hiện như sau: Bạn đọc Thời điểm Số lượng CBGV đọc, mượn sách báo Tỷ lệ đạt Số lượng HS đọc, mượn sách báo Tỷ lệ đạt Năm học 2011-2012 35/35 100% 475/594 79,96% Năm học 2012-2013 36/36 100% 480/598 80,26% Bảng 3: So sánh số lượt sách đã luân chuyển trong 2 năm học: Lượt sách, báo Thời điểm Sách tham khảo khối lớp Sách, truyện đạo đức, pháp luật Sách, truyện Bác Hồ Sách, truyện văn học Truyện cổ tích, truyện tranh Truyện lịch sử, danh nhânkhoa học Sách khác + báo, T.chí Tổng cộng Năm học 2011 - 2012 597 815 206 248 3487 1965 1638 8956 Năm học 2012 - 2013 631 909 214 257 3562 1989 1687 9249 C. KẾT LUẬN 1. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng các giải pháp: 1.1. Điều kiện: - Cán bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ tin học văn phòng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, luôn đổi mới sáng tạo trong các hoạt động thư viện nhất là khâu phục vụ bạn đọc. Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ với thư viện trong việc tổ chức cho học sinh đọc sách tại lớp học. - Thư viện phải được trang bị máy vi tính có nối mạng internet, máy in. Nhà trường có các loại máy móc trang thiết bị khác hỗ trợ thực hiện giới thiệu sách như: máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy chiếu, laptop,…Đặc biệt nếu nhà trường đã xây dựng được trang Website riêng thì thư viện sẽ áp dụng hiệu quả giải pháp 1.2 nêu trên. 1.2. Kinh nghiệm áp dụng giải pháp: - Cán bộ thư viện phải làm tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường trong các hoạt động thư viện, nhất là các biện pháp, giải pháp mới trong giới thiệu sách và phục vụ bạn đọc. Đồng thời phải biết tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ CBGV trong nhà 10 [...].. .trường và phải biết phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên tin học, … để mang lại hiệu quả trong việc tuyên truyền và phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện - Cần lựa chọn sách phục vụ đọc tại lớp phù hợp lứa tuổi, sở thích của học sinh từng khối lớp để giúp các em thư ng xuyên được đọc những cuốn sách hay, sách mới -... nhiệt tình ủng hộ thư viện nhiều hơn nữa trong việc tổ chức phục vụ học sinh đọc sách báo tại lớp học Đội cần phối hợp chặt chẽ cùng thư viện để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả trong phong trào đọc sách của học sinh Cán bộ thư viện phải thực hiện tốt hơn nữa công tác tham mưu với BGH nhà trường Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa với tổ chức đoàn thể, với đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường để việc tuyên... dung cốt lõi của cuốn sách bạn đọc cần quan tâm giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tìm sách mượn đọc, nghiên cứu 2 Đề xuất, kiến nghị: Cán bộ, giáo viên và học sinh cần phải luôn xây dựng tốt thói quen đọc sách báo, có tinh thần tự giác cao, tự học hỏi, rèn luyện bổ sung kiến thức thông qua sách báo Luôn nhiệt tình ủng hộ thư viện và thẳng thắn tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng thư viện hoạt động hiệu quả cao... nhà trường Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa với tổ chức đoàn thể, với đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường để việc tuyên truyền giới thiệu sách và phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện đạt hiệu quả cao hơn./ 11 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… . TÀI: “BIỆN PHÁP PHỤC VỤ BẠN ĐỌC NGOÀI THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” Tác giả: Phạm Thị Thúy Vân Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bồng Sơn A. MỞ ĐẦU I/ Đặt vấn đề: 1. Thực trạng: Phục vụ bạn đọc là. năm học. 2.2. Khả năng áp dụng: Các biện pháp phục vụ bạn đọc ngoài thư viện ở trường Tiểu học nêu trên đã được vận dụng đạt hiệu quả ở trường Tiểu học Bồng Sơn và có thể vận dụng được ở các thư. hiện một số giải pháp phục vụ bạn đọc thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phục vụ bạn đọc ngoài thư viện ở trường Tiểu học . 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: - Tuyên