1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn học sinh lớp 4 đi xe đạp an toàn

10 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HỌC SINH LỚP 4 ĐI XE ĐẠP AN TỒN HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ XUÂN HUỆ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng vơi sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an tồn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, uỷ ban an tồn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an tồn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 - 1999. Hiện nay trường tiểu học Kiên lương 1 đã thực hiện dạy an tồn giao thông trong năm học này (2004- 2005). Cùng với những thông tin về an tồn giao thông thì việc giáo dục an tồn giao thông cho các em học sinh tiểu học là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an tồn giao thông cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Theo như tình hình cụ thể hiện nay học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng được cha mẹ cho đi học bằng xe đạp đến trường rất nhiều, nhưng hầu hết các em còn chưa nắm được trước khi ra đường cần một chiếc xe như thế nào là an tồn và khi đi ngồi đường cần thực hiện những quy định nào, cụ thể là luật giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, như thế sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài : “HỌC SINH LỚP 4 ĐI XE ĐẠP AN TỒN”. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. THUẬN LỢI • Các con đường từ nhà các em đến trường không quá xa và cũng tương đối dễ đi, không quá đông người đi lại, không phải qua các ngã tư nhiều. • Nhiều học sinh được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường • Bản thân tôi đã đựơc đi tập huấn về giáo dục an tồn giao thông cho học sinh tiểu học. 2. KHÓ KHĂN • Phụ huynh học sinh cho các em đi xe đạp chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi các em lớp 4 ( 9-10 tuổi) • Các em học sinh khi đi xe đạp chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp • Là một môn học còn mới và tài liệu về giảng dạy an tồn giao thông còn hạn chế nên không ít giáo viên còn lúng túng khi tổ chức các hình thức hoạt động dạy an tồn giao thông cho học sinh tiểu học. III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN 1. NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH, MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG GIÁO DỤC AN TỒN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 4 1.1.Nhận xét về chương trình dạy an tồn giao thông cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Kiên Lương 1 Cả năm có 6 bài, học kì I có 3 bài, học kì II có 3 bài, cụ thể ở các tuần: • TUẦN 6: Bài 1- Biển báo hiệu giao thông đường bộ. • TUẦN 10: Bài 2 - Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. • TUẦN 14: Bài 3 - Đi xe đạp an tồn. • TUẦN 18: Bài 4 - Lựa chọn đường đi an tồn. • TUẦN 22: Bài 5 - Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ. • TUẦN 26: Bài 6 - An tồn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. 1.2.Mục đích của giáo dục an tồn giao thông: Muốn dạy tốt về an tồn giao thông cho các em học sinh lớp 4, người giáo viên phải nắm được mục đích của giáo dục an tồn giao thông là: • Làm cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những quy định cơ bản trong luật giao thông đường bộ, cụ thể là đi xe đạp an tồn để phòng, tránh tai nạn giao thông, bảo đảm an tồn tính mạng và giữ gìn trật tự xã hội. • Dạy cho các em biết đi xe đạp đúng quy định, phù hợp với lứa tuổi và có một số kĩ năng cơ bản khi đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành luật giao thông. • Hướng dẫn học sinh biết phòng tránh tai nạn giao thông khi đi xe đạp có những tình huống phức tạp. 1.3.Nội dung của giáo dục an tồn giao thông: • Bám sát vào luật giao thông đường bộ. Truyền thụ cho học sinh những hiểu biết có tính phổ biến, một cách dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với nhận thức của trẻ. • Lấy việc hình thành kĩ năng, hành vi đúng làm cơ bản. • Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. 2. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN 2.1.Giải pháp 1: 2.1.1. Đối với phụ huynh học sinh: Ngồi các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi học sinh lớp 4 một số các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao. Tôi đã thống kê các trường hợp này ngay từ đầu năm học cụ thể như sau: • Tổng số học sinh trong lớp 4/6: 42 em • Tổng số các em đi xe đạp: 15 em • Tổng số các em đi xe đạp đúng quy định (vành cỡ nhỏ hơn 650 mm), phù hợp với lứa tuổi: 5 em chiếm 33%. • Tổng số các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp( còn chưa đầy đủ) là 4 em trong tổng số 15 em đi xe đạp, chiếm 26 %. • Số còn lại các em đi xe đạp chưa đúng quy định dành cho trẻ em và chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp. Với tình hình này tôi đã chủ trương lên kế hoạch thông tin đến cho phụ huynh học sinh các thông số tiêu chuẩn về một chiếc xe đạp an tồn và phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh lớp 4 ngay từ đầu năm để triển khai cho tất cả phụ huynh học sinh trong lớp ở lần họp phụ huynh lần thứ nhất vào giữa tháng 9 năm 2004, để cho phụ huynh hiểu được sự an tồn khi cho các em đi xe đạp đến trường là một chiếc xe đạp phải còn tốt, phù hợp với học sinh tiểu học. Những thông số này là do Uỷ Ban An Tồn Giao Thông quy định, cụ thể như sau: • Là xe của trẻ em: có vành(niềng) nhỏ (dưới 250 mm). • Xe phải tốt: các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay. • Có đủ các bộ phận: phanh (thắng), đèn chiếu sáng, đèn phản quang và phải còn tốt. • Có đủ chắn bùn, chắn xích (trừ loại xe địa hình). • Lốp (vỏ) xe không mòn tránh trơn trượt. • Khi ngồi lên xe phải chống chân được xuống đất. Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hồn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe đượcủa người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an tồn vì xe quá cao mà chân các em không chống được xuống đất rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục: Các em vẫn có thể đi xe đạp của người lớn nhưng phụ huynh cần: • Nên sử dụng xe đạp là nữ. • Hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được. • Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em không phải nhồi người mới với được tay lái. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an tồn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp tuyên truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho các em đi xe đạp chưa đúng quy định đến trường như em Kiệt, em Giang, em Hồng Anh, tiếp sau đó tôi liên lạc thường xuyên với chi hội trưởng của lớp để nắm bắt tình hình. 2.1.2. Đối với học sinh: Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an tồn qua bài học: Đi xe đạp an tồn. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an tồn khi tham gia giao thông, an tồn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. Cụ thể khi dạy bài này ở phần thứ nhất (trước khi ra đường) tôi cho các em ra ngồi sân trường ở phần thực hành về chiếc xe đạp an tồn tôi chọn hai chiếc xe, một chiếc có đủ điều kiện an tồn như đã nêu ở trên, một chiếc đã hỏng thắng (phanh) các ốc lỏng lẻo, xe cao của người lớn cho các em lần lượt đi từng chiếc một ở sân trường cho các em nhận xét. Tất cả các em đều nhất trí rằng chiếc xe đã hỏng thắng (phanh), ốc lỏng lẻo cao thì không thể dừng ngay được không thể chống chân xuống khi cần thiết, như vậy các em không thể làm chủ được khi có tình huống xảy ra trên đường đi. 2.2.Giải pháp 2: 2.2.1. Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Ngồi việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Giải pháp này các em đã được học qua bài: Đi xe đạp an tồn ở phần 2 (khi đi ở ngồi đường cần thực hiện các quy định sau), ngồi ra các em được thường xuyên nhắc lại trong những buổi sinh hoạt tập thể vào những chiều thứ sáu hàng tuần. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau: • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). • Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ. • Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. • Đi đêm phải có đèn phát sáng hay phản quang. • Nên đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an tồn. • Khi đi từ đường ngõ (hẻm), trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. 2.2.2. Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau: • Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. • Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang( từ 3 xe trở lên). • Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. • Dừng xe giữa đường nói chuyện. • Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. • Rẽ đột ngột qua đầu xe. (Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ) Tôi thường cho các em đi xe đạp theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn đi xe đạp còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt thứ sáu hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người đi xe đạp các em còn có kĩ năng đi xe đạp tốt, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lớp 4, lớp 5 mà cả về sau này. 2.3.Giải pháp 3: Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an tồn giao thông cho học sinh tiểu học. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an tồn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an tồn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an tồn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo Công An, Thanh Niên, Tạp Chí Giáo Dục hàng tháng để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để mọi người nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an tồn giao thông cho phụ huynh trong lớp ở những kỳ họp phụ huynh lần sau, đồng thới áp dụng phương pháp dạy an tồn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an tồn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an tồn giao thông để cho lớp học sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể: 2.3.1. Phương pháp thảo luận nhóm: Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an tồn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về chiếc xe đạp an tồn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học. 2.3.2. Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an tồn khi đi xe đạp ngồi đường. Cho học sinh kể lại những hành vi của người đi xe đạp ngồi đường mà em cho là không an tồn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giaó viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay. 2.3.3. Phương pháp thực hành: Cho các em thực hành đi xe đạp trên sân trừơng tôi dạy lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường cho xe chuyển hướng từ từ theo hướng mình muốn sang sau đó cho học sinh nhận xét, đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người đi xe đạp. 2.3.4. Phương pháp trò chơi: Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt trong lớp như trò chơi đi xe đạp trên sa bàn, mỗi nhóm một bộ, cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: • Khi phải vượt xe đỗ bên đường. • Khi phải đi qua vòng xuyến. • Khi đi từ trong ngõ ra. • Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. 2.3.5. Phương pháp trắc nghiệm: Cũng rất hiệu quả khi dạy an tồn giao thông xong phần lí thuyết để kiểm tra trí nhớ, khả năng phán đốn của học sinh. Đặc biệt ở phần 2: Những điều cấm người đi xe đạp của bài (Đi xe đạp an tồn). Giáo viên đưa ra những hình ảnh đi xe đạp đúng và sai, yêu cầu học sinh đánh dấu x vào hình ảnh đi xe đạp đúng. Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an tồn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an tồn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. Ngồi ra tôi thường xuyên nhắc các em nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp đến trường. Với giải pháp thứ 3 này, các em học sinh lớp 4/6 đã có ý thức tốt khi tham gia giao thông đặc biệt là đi xe đạp đến trường. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC • Thời gian để kiểm tra kết quả là cuối học kỳ I: Từ 15 em đi xe đạp như ở đầu năm tăng lên 18 em đi xe đạp. Trong đó có 15 em đi xe đạp đúng quy định dành cho trẻø em tăng 10 em so với đầu năm, còn lại 3 em còn đi xe đạp của người lớn nhưng đã được hạ thấp yên xuống và 3 em này cũng cao hơn những em cùng lớp nên khi ngồi lên xe các em cũng chống chân được xuống đất đó là các em Thanh, Giang, Tuyền vì vậy cũng bảo đảm an tồn cho các em. • Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông phải kiểm tra các bộ phận của xe. • Các em còn có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp thật cần thiết, khi đi xe đạp thật vững mới đi ra đường. • Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông • Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an tồn khi đi học bằng xe đạp phòng tránh tai nạn cho bản thân và cho mọi người. • Hình thành kỹ năng đi xe đạp an tồn cho sau này, biết cách lên, xuống và dừng, đỗ xe an tồn trên đường. Phán đốn và nhận thức được những điều kiện an tồn và không an tồn khi đi xe đạp. • Biết lựa chọn con đường đi an tồn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an tồn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. • Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an tồn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM • Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao đổi với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh. • Thường xuyên liên lạc với ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp để họ cùng vận động tuyên truyền về an tồn giao thông cho phụ huynh của cả lớp, nhất là tạo điều kiện cho các em có một chiếc xe an tồn để đi học hay có biện pháp khắc phục về chiếc xe an tồn hợp lí nhất. • Kiến thức về đi xe đạp an tồn không nhiều, không khó nhưng lại gần với cuộc sống thực nên phải dạy các em lặp đi lặp lại nhiều lần lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh nắm vững. • Tiết dạy an tồn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng tham gia. • Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: Trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc nghiệm. . . • Giáo viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương để lựa chọn kiến thức và kỹ năng cơ bản để hình thành cho học sinh lớp mình không nhất thiết phải tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về an tồn giao thông, đúng luật giao thông. • Hình thức tổ chức lớp học, địa điểm học an tồn giao thông không nhất thiết phải tổ chức như các giờ học khác chủ yếu để học sinh thấy thoải mái trong giờ học. VI. KẾT LUẬN Giáo dục an tồn cho học sinh tiểu học là việc làm cấp bách, thực tế và hồn tồn có thể thực hiện được, nhằm ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật giao thông, có ý thức chấp hành luật giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh, trái với nguy hiểm là an tồn, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi an tồn trong các tình huống khi tham gia giao thông, nhất là biết lựa chọn một chiếc xe đạp an tồn và phải đi xe đạp thật vững mới đi ra đường, đồng thời phải nắm đươcï những quy định để đảm bảo an tồn khi đi xe đạp, tránh những điều cấm khi đi xe đạp, nếu làm được như vậy, tôi nghĩ rằng với các em học sinh lớp 4 nói riêng, các em học sinh tiểu học nói chung sẽ có thể tự đảm bảo giữ an tồn cho mình và cho mọi người. Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với tôi đây là một sáng kiến mà tôi rất tâm đắc, từ những kết quả đạt được ở trên vào cuối học kì I, cho đến thời điểm viết sáng kiến này, tôi tin tưởng rằng 100% các em học sinh của lớp 4/6 đi xe đạp đã và đang thực hiện tốt những quy định đi xe đạp đến trường và các em còn nhắc nhở tuyên truyền được cho các bạn khác cũng thực hiện tốt khi đi xe đạp đến trường như mình, góp phần làm giảm bớt tai nạn giao thông cho xã hội mà nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Sáng kiến này được hồn thành, tôi xin trân thành cảm ơn đến ban giám hiệu trường Tiểu học Kiên Lương 1 đã tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp tập huấn về giáo dục an tồn giao thông cho học sinh tiểu học, đồng thời tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về ý tưởng với đề tài an tồn giao thông vì tôi cũng như tất cả các thầy cô đều hiểu rằng: AN TỒN LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI Kiên Lương, ngày tháng năm Lê Thị Xuân Huệ . Nhiều học sinh được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường • Bản thân tôi đã đựơc đi tập huấn về giáo dục an tồn giao thông cho học sinh tiểu học. 2. KHÓ KHĂN • Phụ huynh học sinh cho các em đi xe đạp. quy định để đảm bảo an tồn khi đi xe đạp, tránh những đi u cấm khi đi xe đạp, nếu làm được như vậy, tôi nghĩ rằng với các em học sinh lớp 4 nói riêng, các em học sinh tiểu học nói chung sẽ có. khắc sâu về một chiếc xe đạp an tồn qua bài học: Đi xe đạp an tồn. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w