NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Trang 1TRƯỜNG TRUNG CẤP KT-CN ĐÔNG NAM
Trang 2Lời mở đầu
Trong điều kiên sản xuất và lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi, đòi hỏi lưu thông tính dụng cũng phải được mở rộng, đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh giữa ngân hàng về nhiệm vụ phát thành tiền Ở Việt Nam, trong vài thế kỷ trước vẫn là một nước nông nghiệp.thương mại kém phát triển do dó hoat động kinh doanh tiền tệ ra đời muộn Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam.
Ngân hàng trung ương (centra Bank) ở bất cứ quốc gia nào điều là một trong những cơ quan có vị thế cực kỳ quan trọng, là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Đặc điểm nổi bật của ngân hàng trung ương là nó không giao dịch, làm nghiệp vụ trực tuyến với các nhà kinh doanh và công chúng khách hàng của nó là tất cả các ngân hàng trung ương giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng; bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ của các ngân hàng ; cho các ngân hàng vay vốn khi cần thiết ,thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hàng tiền tệ trong nước; thanh toán tín dụng quốc tế với ngân hàng trung ương các nước khác; là cơ quan cung cấp tiền cho ngân sách khi cần và làm một số nghiệp vụ của kho bạc nhà nước.
Nội dung nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Hoạt động thực tiển ChươngIII: Giải pháp kiến nghị
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………1CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.KHÁI NIỆM NHTW……… 2 II.CHỨC NĂNG CỦA NHTW……….3CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THỰC TIỂN CỦA NHTW VIỆT NAM
I.LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHTW VIỆT NAM……… 11
III.HOẠT ĐỘNG CỦA NHTW VIỆT NAM………24CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
I GIẢI PHÁP……… 32 II KIẾN NGHỊ
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬNI.Khái niệm NHTW
Ngân hàng trung ương là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãng ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về hình thể thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ.
Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.
II.Chức năng của NHTW
1.Ngân hàng trung ương là ngân hàng độc quyền phát hành tiền:
Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp ngân hàng trung ương điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp.
Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế.
2 Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian
2.1. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian
Vì các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước đều phải mở tài khoản và kí quỹ tại ngân hàng trung ương nên hoàn toàn thực hiện được vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng giống như những thân chủ mua
Trang 5hàng trung ương kiểm soát, theo dõi, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước Mặt khác có thể quản lý được lượng tín dụng ra vào trong hệ thống tài chính vào những thời điểm nhất định.
2.2 Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian.
Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại ngân hàng trung ương, không được cho vay hết.
Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng trung ương quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian.
2.3 Ngân hàng trung ương là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian.
Không có ngân hàng trung gian nào hoặc tổ chức tín dụng nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt động của mình chưa hề có lúc kẹt tiền mặt Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở thành âm, vì có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin tưởng vào ngân hàng…) sẽ rất dễ làm cho ngân hàng trung gian vỡ nợ vì không đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân Trong trường hợp như thế khi
ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi về kịp
những khoản vay thì nó phải đến ngân hàng trung ương vay tiền như cứu cánh cuối cùng.
Ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu Đó là hình thức cho vay qua cửa sổ chiết khấu Lãi suất của sự cho vay này là lãi suất chiết khấu Ngân hàng trung ương là ngân hàng duy nhất không thể vỡ nợ hay kẹt tiền mặt, đơn giản vì nó rất ít mất thời gian để in tiền mới Cho nên NHTW có thể cho ngân hàng trung gian vay khi có yêu cầu.
Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay ngân hàng trung ương với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho nhân dân Nhưng giả sử ngân hàng trung ương quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là 10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay đến ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương sẽ cho vay với lãi suất 12% Lúc đó ngân hàng trung gian sẽ cân nhắc, nếu nó cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc với lãi suất chỉ 10% , thì khi kẹt thanh toán nó phải vay lại của ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn Việc lỗ trông thấy khi vay tiền của ngân hàng trung ương sẽ
Trang 6buộc các ngân hàng trung gian giảm lượng cho vay xuống, hay nói cách khác là giảm lượng cung ứng tiền ngân hàng và tăng dự trữ để giải quyết vấn đề khi dân rút tiền.
Như vậy khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ làm giảm lượng cung tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, tức là giảm lượng cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế và ngược lại
Trong vai trò cứu cánh cuối cùng với lãi suất do mình quy định, ngân hàng trung ương dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng của hệ thống ngân hàng trung gian và của nền kinh tế Qua đây ta thấy được đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô.
3 Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng, đại lý và cố vấn cho chính phủ
3.1 Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng của chính phủ
Tùy theo đặc điểm tổ chức của từng quốc gia, chính phủ có thể ủy quyền cho bộ tài chính hay kho bạc đứng tên và làm chủ tài khoản ở ngân hàng trung ương.
Hàng quý, hàng năm, tiền thuế thu được và những khoản thu khác của ngân sách được gửi vào ngân hàng trung ương để ngân hàng trung ương sử dụng và trả lãi Khi chính phủ cần, bộ tài chính hay kho bạc cũng phải làm thủ tục để rút tiền gửi từ ngân hàng trung ương như một khách hàng bình thường Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, chính phủ có nhiều cách bù vào như: vay của dân bằng cách phát hành công trái, vay của nước ngoài, vay ứng trước thuế, …, và vay của ngân hàng trung ương Nếu vay của ngân hàng trung ương thì về nguyên tắc có thể thế chấp bằng các loại tài sản mà chính phủ có như: chứng thư chủ quyền tài sản, chứng khoán, vàng… Trong trường hợp chính phủ vay mà không thế chấp thì ngân hàng có quyền từ chối Nếu ngân hàng trung ương không từ chối được thì nó đành phát hành tiền mặt ngoài dự kiến cho chính phủ làm cho tổng cung về tiền tăng lên và nền kinh tế cũng sẽ biến động theo.
Thông qua vai trò là chủ ngân hàng của chính phủ với nghiệp vụ là cho vay, ngân hàng trung ương làm thay đổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế, nghĩa là can thiệp vào những biến động của kinh tế vĩ mô.
3.2 Ngân hàng trung ương là đại lý của chính phủ
Với tư cách là đại lý cho chính phủ, ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống ngân hàng của nó Đồng thời nó thay mặt chính phủ trong các thỏa thuận tài chính, viện trợ, vay mượn, chuyển nhượng và thanh toán với nước ngoài Ngoài ra với tư cách này nó có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu…cho chính phủ kể cả trong và ngoài nước.
Trang 7Bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu…ngân hàng trung ương đã làm trực tiếp tăng (giảm) lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế Và thông qua đó đã làm tác động đến kinh tế vĩ mô.
3.3 Ngân hàng trung ương là cố vấn tài chính cho chính phủ
Ngân sách có tác động khá quan trọng đến nền kinh tế vĩ mô vì nếu hoạt động của ngân sách không hài hòa với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô.
Với lý do trên ngân hàng trung ương phải tham gia cố vấn cho chính phủ trong chính sách tài chính và kinh tế Với vai trò này ngân hàng trung ương gián tiếp ảnh hưởng đến việc cung ứng trái phiếu của chính phủ và các hoạt động chi tiêu khác cho hợp lý với ngân sách Đây là một cách để điều tiết kinh tế vĩ mô.
4 Ngân hàng trung ương là ngân hàng trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia
Dự trữ quốc gia bao gồm những dự trữ chiến lược cho những trường hợp khẩn cấp như can thiệp vào điều tiết kinh tế, nhập khẩu hàng khẩn cấp để chống khan hiếm và chống lạm phát, khi có thiên tai, chiến tranh…
Dự trữ bao gồm: vàng, tiền tệ, … Với tư cách là ngân hàng của chính phủ, ngân hàng trung ương được giao phó nhiệm vụ quản lý dự trữ quốc gia Khi nắm trong tay công cụ này ngân hàng trung ương có thể can thiệt bất kì lúc nào vào thị trường ngoại tệ để giữ giá đồng tiền trong nước, hay tăng hoặc giảm giá NHTW với nghiệp vụ mua bán trên thị trường vàng và ngoại tệ, nó tạo ra hai tác động quan trọng là thay đổi cung ứng tiền và thay đổi tỉ giá hối đoái của đồng tiền trong nước Hai điều này tác động đến tổng cầu, sản xuất, thu nhập và giá cả và đương nhiên điều này có tác động đến kinh tế vĩ mô
5 Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương
Mọi họat động của ngân hàng trung ương đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng tiền trong nền kinh tế Cung ứng tiền thay đổi làm biến động giá cả, sản lượng quốc gia, do đó mọi họat động ngân hàng ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế một cách gián tiếp.
5.1 Ảnh hưởng của cung ứng tiền đến nền kinh tế
Sự khác biệt trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa chính sách cung ứng nới lỏng và chính sách cung ứng thắt chặt.
Giả sử vào thời điểm ta nghiên cứu, đường cung ứng tiền tương ứng của ngân hàng là LS0 ứng với nhu cầu tiền trong nền kinh tế là LD Nền kinh tế đạt bình quân tạm thời trên thị trường tiền tệ tại điểm bình quân E0 cho biết: với mức bình quân ấy lượng cung ứng tiền là L0 và lãi suất là R0.
Trang 8Bây giờ, cho rằng ngân hàng trung ương quyết định thắt chặt cung ứng tiền để hạn chế lạm phát (LS0 tới LS1) trong khi LD vẫn không thay đổi Chính điều này đã làm cho lãi suất tăng vọt từ R0 đến R1 E0 di chuyển đến E1 Lúc này tiền sẽ khan hiếm hơn (do lượng cung giảm) Tiền khan hiếm thì giá trị của đồng tiền sẽ tăng theo do đó lạm phát sẽ giảm.
Ngược lại, giả sử sau một khỏang thời gian chống lạm phát với cái giá là sự suy thoái (tiền khan hiếm, lãi suất cao bên cạnh đó sự thắt chặt tiền tệ của ngân hàng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay), ngân hàng trung ương bắt đầu chuyển sang cung ứng tiền nới lỏng Tổng cung tiền tệ tăng từ LS1 lên LS2, cắt LD tại E2, lúc này lượng tiền tệ tăng lên L2 và lãi suất giảm xuống còn R2 Lúc này thì nền kinh tế phải đối mặt với thách thức mới là lạm phát có thể gia tăng (do có quá nhiều tiền trong lưu thông) Vì thế cho nên mỗi lần áp dụng mức lãi suất hay lượng cung ứng tiền ngân hàng trung ương phải đắn đo suy nghĩ những tác hại thiệt hơn cho mỗi chính sách tiền tệ
Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào hơn Điều này kích thích tiêu dùng cho cuộc sống và cho đầu tư nhiều hơn Sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng, tuyển mộ thêm công nhân, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân Nền kinh tế tăng trưởng với giá cả tăng cao hơn trước.
Chính sách cung ứng tiền thắt chặt làm cho chi phí để có tiền cao hơn và tiền trở nên khan hiếm Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả hạ Cái giá phải trả là sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
Do đó cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của ngân hành trung ương Khi ngân hàng trung ương điều tiết cung ứng tiền tức là nó bắt đầu tiến hành điều tiết nền kinh tế.
b Mục tiêu và phương thức điều tiết kinh tế vĩ mô bằng cung ứng tiền của ngân hàng trung ương.
Mục tiêu:
Trang 9- Chính sách tiền tệ phải phục vụ cho mục đích đảm bảo cho nền kinh tế có tăng trưởng, tức là giảm thất nghiệp, gia tăng thu nhập quốc dân và mở rộng tiềm năng sản xuất, chống suy thoái…
- Chính sách tiền tệ phải hướng về ổn định giá cả: Giá cả có lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế vì mức tăng thu nhập thực tế của nhân dân sẽ dương, do đó đời sống của người lao động sẽ tốt hơn và người dân sẽ tin chính phủ hơn Sản xuất sẽ có vốn với chi phí hạ và nền kinh tế sẽ có sức bật về đầu tư lâu dài, giá trị đồng tiền nội địa sẽ ổn định.
- Phải tạo cho nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn định: Nền tảng tài chính ổn định được hiểu là bằng chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương phải ổn định họat động tài chính của hệ thồng tài chính trong nước một cách gián tiếp… hướng quản lý các họat động của nó phù hợp với các mục tiêu kinh tế Làm hài hòa các lợi ích của các tổ chức tài chính để nó phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của cả nền kinh tế.
- Góp phần mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế: Các tiềm năng như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người… mục tiêu cuối cùng của chính sách là khai thác và phát triển các ngưồn lực một cách có hiệu quả nhất.
Các phương thức điều tiết kinh tế vĩ mô bằng điều tiết cung ứng tiền của ngân hàng trung ương.
* Mục tiêu trung gian trong điều tiết kinh tế thông qua điều tiết cung ứng tiền
Khi xem xét mục tiêu trung gian (lãi suất,dự trữ,tỷ giá) trong họat động điều tiết kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương, thì những mục tiêu này thực chất chỉ là phương tiện giúp cho ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu là điều tiết nền kinh tế Xét về ngắn hạn lãi suất, dự trữ, tỷ giá thay đổi ảnh hưởng một cách nhanh chóng đến tiêu dùng và đầu tư và đến nền kinh tế Từ đó về mặt ngắn hạn các nhà kinh tế học xem ba tác nhân trên là những mục tiêu trung gian.
Trang 10
• LÃI SUẤT:
Lãi suất là tỉ lệ phần trăm giữa khỏan tiền ngưởi vay trả cho người cho vay trên tiền vốn trong một khoảng thời gian nhất định như 1 năm, 1 tháng.
Giả sử lúc đầu lãi suất của thị trường tiền tệ là R0, ở mức lãi suất này nhu cầu tiêu dùng của nhân dân là AD0 và sản lượng quốc gia là Y0 Bây giờ cho rằng ngân hàng trung ương và chính phủ quyết định nâng lãi suất để giảm lạm phát Lãi suất cao hơn làm cho việc vay tiền trở nên khó khăn hơn do thế sản xuất không dám tiêu dùng nhiều vốn và sản xuất có xu hướng giảm sút Do lãi suất cao nên người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và nhu cầu tiêu dùng giảm xuống Đường cầu AD0 dịch chuyển đến AD1 Tiêu dùng và đầu tư giảm làm giá cả giảm từ P0 xuống P1, sản lượng tụt xuống Y1 và nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái
Ngược lại khi lãi suất hạ xuống R2, sản xuất sẽ tiêu dùng nhiều vốn hơn, sản xuất được đẩy mạnh, lãi suất thấp người tiêu dùng sẽ tiết kiệm ít hơn và đầu tư và chi tiêu nhiều hơn do đó cầu sẽ tăng lên Giá cả cũng sẽ tăng và sản lượng quốc gia do đó cũng tăng lên.
• Dự trữ
Khi ngân hàng trung ương sử dụng tỷ lệ dữ trự bắt buộc như một công cụ, nó tác động trực tiếp đến cung ứng tiền.
Lúc đó dự trữ bắt buộc là công cụ mà cung ứng tiền là mục tiêu Khi ngân hàng trung ương không sử dụng cách điều tiết trực tiếp bằng việc áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nó có thể tác động đến dự trữ bắt buộc bằng cung ứng tiền Đó là cách điều tiết gián tiếp Bằng việc bán chứng khoán ra để thu tiền về (giảm lượng tiền trong lưu thông, tiền từ đó khan hiếm dần), từ đó mà lãi suất tăng lên và làm giảm việc cho vay Khi ngân hàng trung ương xuất tiền ra để
Trang 11do đó làm giảm lãi suất, tăng khả năng cho vay Trong trường hợp này cung ứng tiền là công cụ mà dự trữ là mục tiêu.
• Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được xem là giá của một đồng tiền trên sự so sánh với một đồng tiền nước khác ( kí hiệu là E )
Bằng việc thay đổi cung ứng tiền, ngân hàng trung ương có thể làm tăng hay giảm giá đồng tiền nội địa so với nước ngòai Khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền từ LS0 lên LS2, có quá nhiều đơn vị tiền nội địa trong sự so sánh với nước ngoài, hay nói cách khác chỉ cần ít tiền nước ngoài hơn để đổi lấy một đơn vị đồng nội tệ, do vậy giá trị đồng tiền trong nước giảm từ RV0 xuống RV2 ( tỉ giá trao đổi từ E0 lên E2 ) Trong trường hợp ngược lại, khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ, giảm cung ứng tiền xuống còn LS1, đồng tiền trong nước trở nên khan hiếm hơn và từ đó giá trị đồng tiền trong nước tăng lên đến RV1 Tỉ giá trao đổi giảm xuống E1.
Hay cũng có cách khác, là cách như Hoa Kì làm trong năm 1995 Hoa Kì bán ngọai tệ để rút tiền nội địa về (thu hẹp cung ứng tiền) nhằm tăng giá đồng tiền nội địa Và bán đồng nội tệ để mua ngoại tệ (tăng cung ứng tiền) nhằm giảm giá đồng nội tệ
Khi đồng tiền trong nước bị mất giá (tức là với một đơn vị ngọai tệ có thể đổi nhiều đồng nội tệ hơn) lúc đó sẽ làm gia tăng xuất khẩu (bán hàng ra nước ngòai và thu tiền về bằng ngọai tệ, khi đổi ra nội tệ sẽ có lợi hơn do đồng nội tệ đã mất giá hơn trước ), do đó sẽ làm tăng GDP Và khi đồng tiền nội tệ tăng giá sẽ làm tăng nhập khẩu
Do những lý do trên tỉ giá hối đoái có tác động đến kinh tế vĩ mô và nắm được tỉ giá hối đoái này chính phủ cần ngân hàng trung ương điều tiết lượng cung ứng tiền
* Điều tiết
• Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở có 2 lọai: được phép mua bán chứng khóan vào những thời điểm nhất định sau khi nghiệp vụ được tiến hành và lọai không được phép mua bán lại.
Khi ngân hàng trung ương đem chứng khóan ra thị trường mở để bán nó thu tiền hay séc về, cho nên:
1 Giảm lượng cung tiền mắt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian.
2. Khi ngân hàng trung gian mua chứng khóan của ngân hàng trung ương thì dự trữ tiền của nó sẽ giảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt
Trang 123. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ giảm xuống, lãi suất của nó sẽ tăng lên Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng giảm và do đó tiền trở nên khan hiếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống Và ngược lại khi ngân hàng trung ương ra thị trường mở để mua chứng khoán.
Như vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng tiền, tăng lãi suất, giảm tỉ giá và giá cả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện nghiệp vụ mua.
1. Lãi suất cho vay chiết khấu được ngân hàng trung ương quyết định trong cả hai trường hợp:
2 Cho vay bình thường với kí quỹ khi ngân hàng trung gian kẹt thanh tóan 3 Cho vay dưới hình thức cứu cánh cuối cùng.
Lãi suất cho vay chiết khấu có cả hai tác dụng: trực tiếp và gián tiếp Tác động gián tiếp là nó làm tăng, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng Tác động trực tiếp là nó làm tăng hay giảm dự trữ của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu tư trong kinh tế
Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu thì đó là biến cố quan trọng Lãi suất tăng khiến ngân hàng trung gian không thể vay mượn của ngân hàng trung ương nhiều và dễ dàng như trước Do đó nó phải giảm lượng cho vay và hậu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo Điều này cũng làm cho ngân hàng trung gian ý thức rằng khi cần vay thì ngân hàng trung gian phải trã lãi suất cao, do đó ngân hàng trung gian sẽ từ từ nâng lãi suất của mình để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay của ngân hàng trung ương Lãi suất tiếp tục thắt chặt lượng cung tiền và tác động đến nền kinh tế Và ngược lại khi giảm lãi suất chiết khấu.
• Dự trữ bắt buộc
Sự thay đổi trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng cung của tiền và ảnh huởng sâu sắc đến nền kinh tế.
• Chính sách tiền mặt
Ngòai việc có thể thay đổi cơ số tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở và cho vay chiết khấu ngân hàng trung ương có thể có những cách khác như:
Khi ngân hàng tung tiền mặt ra mua ngọai tệ trên thị trưởng ngọai tệ, tức khắc nó làm tăng giá trị của đồng ngọai tệ (ngọai tệ trong lưu thông ít đi, lượng tiền nội tệ thì tăng thêm ), nâng tỉ giá lên cao Cung ứng tiền nội tệ tổng thể lập tức bành trướng sau đó và ngược lại khi bán ngọai tệ.
Trang 13Khi ngân sách chính phủ thâm hụt nó sẽ cho chính phủ vay, lượng tiền mặt nó cho vay làm tăng lượng tiền trong lưu thông và tăng cung ứng tiền trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu của chính phủ.
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THỰC TIỂN NGÂN HÀNG TW VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHTW VIỆT NAM
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ Nhiệm vụ đó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam – Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
Trang 14Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta Tại Thông tư số 20/VP – TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước.
Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cách mạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau:
1 Thời kỳ 1951 – 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt
Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
2 Thời kỳ 1955 – 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ,
miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam; mọi hoạt động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêucầu mới Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau;
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế - Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.
Trang 153 Thời kỳ 1975 – 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến
tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam – Bắc vào năm 1978 Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng – chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.
4 Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện
quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số “cột môc” có tính đột phá sau đây + Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần – Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2 + Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính…Trong thời gian này, 4 ngân hàng
Trang 16thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:
Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)
Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.
Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997).
Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999) Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP.
Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng – Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.
Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ – CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Trang 173. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng.
5 Về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
a) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; Trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
b) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;
d) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
đ) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
e) Quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng;
f) Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;
g) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;
h) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng,
6) Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
Trang 18c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; d) Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;
đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
e) Làm đại lý và các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước f) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.
7) Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8) Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.
10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật.
11) Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật.
12) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
13) Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
14) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật.
15) Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Hệ thống ngân hàng ở nước ta đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cuộc cách mạng Việt Nam qua những chặng đường chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng và thắng lợi vẻ vang, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Để ghi nhận những cống hiến to lớn của toàn ngành Ngân hàng trong hai cuộc kháng chiến với những thắng lợi vĩ đại của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho nhiều tập thể, cá nhân của ngành Trong đó, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, năm 1996 ngành NH đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, 94 đồng chí được trao tặng các Huân chương công trạng bậc cao từ Huân chương
Trang 19Hồ Chí Minh đến các Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba Tại Đại Hội thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ IV tháng 9/2000, Đảng Nhà nước và ngành Ngân hàng đã trao tặng danh hiệu anh hùng lao động và hàng ngàn Huân, Huy chương, Bằng khen các cấp cho các tập thể và cá nhân của ngành về những thành tích trong thời kỳ đổi mới.
Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước được khẳng định thông qua tính ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ kinh doanh hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân Sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành trong hơn nửa thế kỷ qua chắc chắn Ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân và của bạn bè quốc tế Với nhiệm vụ quan trọng là “một người chiến sỹ xung kích” trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trước những thách thức và thời cơ của xu thế đoạn phát triển mới hội nhập và toàn cầu hoá trong giai.
Tiền việt nam những năm 1991
Trang 20II. LÃI SUẤT
1 Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay
- Trước những xáo trộn của thị trường tiền tệ, một loạt các chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã và đang đem lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định nền kinh tế.
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế
Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô Theo Quyết định, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua Tiếp đó là quyết định số
Trang 21346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng.
Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30% Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động.
Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.
Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm
Trang 22cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối ổn định Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành
Lãi suất dành cho khách hàng cá nhân
Trang 23chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệđược các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu
dùng Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường Xử lý vấn
Trang 24đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009 Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng.
Từ những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung - cầu vốn thị trường Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định, được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều
Lãi suất gởi tiết kiệm bằng VND đối với Cá nhân
Kỳ hạnLãi suấtKỳ hạn tính lãiKhông kỳ hạn3%/nămLĩnh lãi cuối kỳ
1 tháng14%/nămLĩnh lãi cuối kỳ2 tháng14%/nămLĩnh lãi cuối kỳ3 tháng14%/nămLĩnh lãi cuối kỳ6 tháng14%/nămLĩnh lãi cuối kỳ9 tháng14%/nămLĩnh lãi cuối kỳ12 tháng14%/nămLĩnh lãi cuối kỳ13 tháng11.5%/nămLĩnh lãi cuối kỳ18 tháng11.5%/nămLĩnh lãi cuối kỳ24 tháng11.5%/nămLĩnh lãi cuối kỳ36 tháng11%/nămLĩnh lãi cuối kỳ
Trang 252.Lãi suất cơ bản của NHTW VN
Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn Lãi suất này được quyết định bởi Cục dự trữ Liên bang để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành cho các khoản vay ngắn hạn Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi vì các khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này
Ví dụ, một công ty Blue Chip có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó Nhiều khoản vay tiêu dùng như cho mua nhà, mua ô tô, thế chấp, và khoản vay tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản.
Do nhiều ảnh hưởng khác nhau, khi một lãi suất cơ bản tăng lên sẽ khiến giá cả chứng khoán trở nên bất lợi Nhiều người cho rằng lãi suất cơ bản chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, nhưng thật ra, sự chuyển biến của lãi suất cơ bản còn có ảnh hưởng trực tiếp đối với từng nhà đầu tư.
Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả nếu giả định họ phải mua chứng khoán bằng tiền đi vay, theo hình thức tài khoản bảo chứng ký quỹ Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy động sẽ tăng theo, do vậy chi phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một vị thế đầu tư trong thị trường chứng khoán sẽ cao, người đầu tư dễ gặp phải rủi ro Ngược lại, một sự cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ
Trang 26chứng khoán đối với các khoản tiền huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều chứng khoán hơn, làm lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng.
Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham chiếu quan trọng trên thị trường Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay Nếu lãi suất liên bang có thể biến động lớn trong thời gian rất ngắn, thì lãi suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và nếu có biến động, cũng sẽ chỉ diễn biến theo những nấc nhỏ 0,25% Cũng cần xác định rằng lãi suất cơ bản là loại lãi suất ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của các trái phiếu chính phủ ngắn hạn T- bills Dĩ nhiên, lãi suất cơ bản thường thấp hơn các lãi suất được trả cho trái phiếu công ty Tuy nhiên, ta nên lưu ý thêm rằng, một sự gia tăng của loại lãi suất này sẽ luôn luôn còn là tin đáng buồn cho thị trường trái phiếu.
LÃI SUẤT CƠ BẢN
LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU
Giá trịVăn bản quyết địnhNgày áp dụng
Trang 275,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009 5% 837/QĐ-NHNN 10/4/2009 10/04/2009 6,0% 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009
3.Các vấn đề tiêu cực trong ngân hàng
Tại một chi nhánh của NH NN&PTNT ở Thuận Hòa (Sóc Trăng), lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của lãnh đạo chi nhánh, một cán bộ tín dụng đã thu nợ nhưng không nộp quỹ và lập hồ sơ khống vay vốn NH nhằm chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng.
Cũng hành vi tương tự, ở chi nhánh NH NN&PTNT cấp III huyện Mường So (Phong Thổ, Lai Châu), lấy tư cách cán bộ thủ quỹ chi nhánh, ông Hoàng Đình Nhật đã tự ý thu nợ, thu lãi không nộp quỹ và thu phí trái quy định 33,4 triệu đồng.
Nhiều vụ cán bộ tín dụng thu tiền nhưng không nộp quỹ cũng đã xảy ra Chẳng hạn như vụ Nguyễn Trọng Huệ (cán bộ tín dụng chi nhánh NH NN&PTNT Hải Phòng) thu tiền khách hàng nhưng không nộp quỹ 4 triệu đồng; hay như vụ Phạm Tấn Học (cán bộ tín dụng chi nhánh NH Công thương Phú Yên) thu tiền khách hàng không nộp vào quỹ 100 triệu đồng.
Vụ tiêu cực nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận gần đây nhất là NH NN&PTNT Việt Nam đã phát hiện Nguyễn Thị Thu Hà, Phó phòng tín dụng chi nhánh NH NN&PTNT 8 (TP HCM) và một số cán bộ chi nhánh đã lạm dụng tín nhiệm, nhận tiền trả nợ gốc, lãi của khách hàng nhưng không nộp NH gần 6,4 tỷ đồng.
Sự thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số cán bộ NH cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng Điển hình là vụ tại chi nhánh NH Công thương tỉnh Lạng Sơn: Do cán bộ NH không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ trong chuyển tiền điện tử, quản lý mật mã truy nhập hệ thống tùy tiện, lỏng lẻo; cán bộ kiểm soát bảo quản mã và thẻ kiểm soát điện tử sơ hở đã dẫn đến việc bị kẻ gian lợi dụng chuyển tiền bất hợp pháp để chiếm đoạt 650 triệu đồng.
Một vụ việc khác, từ sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ trong thẩm
Trang 28định, xét duyệt cho vay vốn của chi nhánh NH Công thương thị xã Phú Thọ, nhiều khách hàng đã dùng giấy tờ giả để thế chấp vay vốn với tổng dư nợ là 14 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ ông “trùm” lừa đảo Nguyễn Đức Chi, Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển tỉnh Lâm Đồng cũng có những vi phạm Mặc dù, công ty Lâm Viên (Bộ Quốc phòng) và công ty Đầu tư và phát triển du lịch (RIT) do Nguyễn Đức Chi làm Giám đốc ký kết liên doanh nhưng chưa được cấp giấy phép thành lập.
Nhưng khi công ty Lâm Viên ký hợp đồng vay của chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Lâm Đồng 26 tỷ đồng để đầu tư vào dự án RUSALKA, chi nhánh này đã chuyển thẳng tiền đến công ty RIT là đối tác liên doanh NH Đầu tư và phát triển Việt Nam đã yêu cầu chi nhánh Lâm Đồng kiểm điểm trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ, Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc chi nhánh
Liên quan đến các vụ tiêu cực trong hoạt động tiền tệ NH thời gian qua còn phải kể đến không ít các tổ trưởng tổ vay vốn như vụ tại Chi nhánh NH Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tây Ninh, tổ trưởng tổ vay vốn thu tiền khách hàng nhưng không nộp NH 10 triệu đồng; tại chi nhánh NH CSXH tỉnh Sơn La, một tổ trưởng tổ vay vốn và cán bộ UBND xã đã thông đồng và tiêu tiền NH 71 triệu đồng
Một trong những biện pháp quan trọng để chống tham nhũng, phòng chống tội phạm trong NH trong thời gian tới là tiếp tục theo dõi, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý các vụ tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng và các vụ án có liên quan đến NH tại cơ quan, đơn vị NH còn tồn đọng chưa thu hồi hết tài sản thất thoát.
Tuy nhiên, dư luận quan tâm là phải chăng nhiều vụ vi phạm không bị xử lý hình sự nên tệ tham nhũng, thiếu trách nhiệm của cán bộ trong ngành NH mới gia tăng? Liệu ngành NH sẽ đương đầu thế nào khi mà hình thức tội phạm này ngày một gia tăng trong đội ngũ cán bộ, nhân viên NH?
III.CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHTW1 Lạm phát và Kiềm chế lạm phát
Lạm phát hiện nay ở Việt Nam
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng
trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này sẽ
Trang 29dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang
Vậy nguyên nhân của tình trạng lạm phát này bắt nguồn từ đâu? Đứng ở góc độ kinh tế học vĩ mô, bài viết này xin trình bày 3 nguyên nhân dẫn tới lạm phát và các giải pháp tương ứng để giảm nhẹ tình hình lạm phát hiện tại
Tình hình hiện tại: lạm phát cao, tăng trưởng thấp
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%)
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9% Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007
Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3% Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)
Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội
Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp.
Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những
người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn
Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng
thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn
Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam
Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm