điều tra tình hình dịch bệnh trên gà nuôi trong các nông hộ thuộc xã chiềng sung, mai sơn, sơn la

41 2.4K 13
điều tra tình hình dịch bệnh trên gà nuôi trong các nông hộ thuộc xã chiềng sung, mai sơn, sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y Lời cảm ơn Sau 2 năm học tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo cô giáo, cán bộ công nhân viên trong nhà trường nói chung và các thầy cô giáo trong Trung tâm thực nghiệm và Đào tạo nghề bản thân em đã tích luỹ được những kiến thức cơ bản về chuyên môn cộng với những kinh nghiệm ít ỏi trong thực tiễn đến nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến BSTY Nguyễn Thị Giang và BSTY Đồng Thị Hồng Liên đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo tập thể cán bộ công nhân viên trong tập thể trạm Thú Y Mai Sơn cùng với Thú Y xã Chiềng Sung, Đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Mai Sơn, ngày 7 tháng 10 năm 20 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thuỳ Linh Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội i Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. M t s hi u bi t v quá trình sinh d ch:ộ ố ể ế ề ị 3 2.2. Tình hình ch n nuôi.ă 9 2.3. c i m c a m t s gi ng g :Đặ để ủ ộ ố ố à 11 2.4. Nguyên nhân tri u tr ng b nh tích phòng v tr m t s b nh g :ệ ứ ệ à ị ộ ố ệ ở à 13 2.4.4. Bệnh cầu trùng gà: 18 2.4.5. Bệnh cúm gà: 19 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 22 3.2. a i m nghiên c uĐị đ ể ứ 22 3.3. N i dung nghiên c uộ ứ 22 3.4. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 22 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Tình hình Kinh t - Xã h i c a xã Chi ng Sung - Mai S n – S n La.ế ộ ủ ề ơ ơ 23 4.1.1. Đặc điểm chung: 23 4.1.2. Đặc điểm khí hậu: 24 4.2. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gà qua các năm: 26 4.3.Các b nh th ng g p trên n g :ệ ườ ặ đà à 28 4.3.1. Tình hình mắc bệnh Newcastle 28 4.3.2. Tình hình mắc bệnh Cúm gà: 30 4.3.3. Tình hình mắc bệnh Tụ huyết trùng: 31 4.3.4. Tình hình mắc bệnh Cầu trùng: 32 4.3.5. Tình hình mắc bệnh viêm phế quản mãn tính (CRD) : 33 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36 5.1. K t lu n:ế ậ 36 5.2. ngh :Đề ị 36 PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 4.1. Kết quả điều tra tổng hợp số gà được nuôi 26 từ năm (2007- 2008- 2009) 26 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề ii Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh Newcastle trên đàn gà: 29 Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh Cúm gà trên đàn gà 30 Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng trên đàn gà: 31 Bảng 5: Tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng trên đàn gà 32 Bảng 6. Tỷ lệ mắc viêm phế quản mãn tính (CRD) 33 Biểu đồ 1: Số lượng gà được nuôi trong các năm 2007- 2008- 2009 28 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề iii Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gà là một ngành chăn nuôi cho sản phẩm nhanh, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nó không chỉ cung cấp thịt, trứng cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu chế biến cho hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn cung cấp một lượng phân bón đáng kể cho trồng trọt. Chăn nuôi gà công nhiệp có thể sử dụng được nguồn lao động phụ, lao động nông nhàn góp phần xoá đói giảm nghèo trong điều kiện nông nghiệp thuần nông. Để đảm bảo phát triển đàn gà tốt chúng ta cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề: giống, dịch bệnh, thức ăn, chuồng trại, thị trường tiêu thụ. Thực tế đã chứng minh, vấn đề phòng chống dịch bệnh là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chăn nuôi gà. Song song với sự phát triển của đàn gà thì bệnh trên gà cũng phát triển mạnh mẽ và phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến hậu quả kinh tế của các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng như các hộ gia đình. Có nhiều nguyên nhân gây phát sinh dịch bệnh nhưng chủ yếu là do: Số lượng gia cầm nuôi lớn, mật độ nuôi cao, điều kiện vệ sinh và công tác phòng bệnh chưa tốt. Mặt khác, do điều kiện của các giống gà ngoại là khả năng tăng trọng nhanh nhưng sức đề kháng lại yếu, kém thích nghi với điều kiện nhiệt đới gió mùa của nước ta. Đây là điều kiện để dịch bệnh phát triển mạnh. Hoạt động chăn nuôi ở xã Chiềng sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chủ yếu là hình thức hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ. Con vật nuôi chính vẫn là gia cầm, đặc biệt là gà thả vườn. Mặc dù công tác thú y vẫn được quan tâm nhiều nhưng dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến hộ gia đình và sức khoẻ của con người. Việc điều tra xác định tình hình dịch Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y bệnh ở khu vực là một việc làm rất cần thiết từ đó giúp cho các hộ gia đình và các cơ sở chăn nuôi có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm hạn chế bớt dịch bệnh xảy ra góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra tình hình dịch bệnh trên gà nuôi trong các nông hộ thuộc xã Chiềng Sung, Mai Sơn, Sơn La” * Mục đích của đề tài: Làm rõ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Chiềng Sung, trong những năm từ 2007- 2008, đến T6- 2009, những bệnh thường xảy ra trên đàn gia cầm. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết của từng bệnh. Những tháng thường xảy ra: Trên cơ sở đó để có những biện pháp phòng chống thích hợp góp phần phát triển ổn định chăn nuôi gia cầm tai địa phương Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số hiểu biết về quá trình sinh dịch: - Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, bệnh truyền nhiễm chiếm tới 80% trong tổng số các loại bệnh thường gặp ở động vật, nó gây thiệt hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi ở nước ta. Điều kiện chăn nuôi ở nước ta có nhiều yếu tố tác động, bệnh truyền nhiễm đã và đang gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Hai đặc điểm đặc trưng để phân biệt bệnh truyền nhiễm với các bệnh không truyền nhiễm. - Bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật (mầm bệnh) gây nên có tính lây lan mạnh - nhanh, có thể gây thành dịch bệnh. - Mầm bệnh là các vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Mầm bệnh có nhiều loại, mỗi loại thường gây nên các bệnh có đặc trưng riêng. * Vi khuẩn: Phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhất định mới có thể gây bệnh. Vi khuẩn tác động bằng nội, ngoại độc tố hoặc bằng những cơ chế lý hoá khác. * Virus: Thường có tính hướng về một loại tổ chức nhất định, do đó thường gây lên những biểu hiện giống nhau. Ở những gia súc khác loài, bệnh Virus gây nên thường lây lan nhanh - mạnh, cho miễn dịch mạnh, thường có biểu hiện mang trùng làm trỗi dậy các bệnh ghép khác. * Mycoplasma (PPLO): Gây những bệnh lây lan nhanh có hiện tượng mang trùng lâu dài, gây miễn dịch bền vững. * Xoắn khuẩn: Tuy cũng là một loại vi khuẩn nhưng xoắn khuẩn gây ra những bệnh có đặc trưng riêng. Xoắn khuẩn thường gây bại huyết, sốt định kỳ và xuất huyết. Xoắn khuẩn trong máu thường cho miễn dịch không bền vững. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y * Nấm: Nấm và men gây bệnh sống ngoại sinh trong thân nhiễm. Có bào tử, sống lâu ở ngoại cảnh thì gây các bệnh mạn tính, cho miễn dịch không bền vững. * Bệnh truyền nhiễm: Có thể gây trực tiếp từ súc vật ốm sang súc vật khoẻ, do chúng tiếp xúc với nhau song cũng có thể lây gián tiếp thông qua các nhân tố trung gian truyền bệnh. Các khâu của quá trình sinh dịch gồm: Nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh, súc vật cảm thu. Nguồn bệnh: Là các sinh vật mà mầm bệnh có thể cư trú và sinh sản thuận lợi, lâu dài, nguồn bệnh chia làm 2 loại: - Con vật mắc bệnh. - Con vật mang trùng. +) Con vật mắc bệnh: Gồm súc vật mà nguồn đang mắc bệnh ở các thể khác nhau, thường xuyên thải mầm bệnh có độc lực cao ra ngoài môi trường bằng nhiều con đường khác nhau: qua phân, nước tiểu, chất ái xuất Những con đang nung bệnh và những con mắc bệnh nhẹ thì khó phát hiện về dịch tễ nên nguy hiểm hơn những con mắc bệnh nặng. +) Con vật mang trùng: Gồm súc vật và nguồn mang trùng - Con khoẻ hoặc con mới lành bệnh nhưng vẫn mang trùng. Các con mang trùng rất khó phát hiện để cách ly, điều trị hoặc tiêu diệt và xử lý. Chúng thường thải mầm bệnh ra ngoài môi trường làm mầm bệnh và dịch tễ rất phức tạp. Các nhân tố trung gian truyền bệnh: Mầm bệnh từ súc vật, người mang bệnh thải ra ngoài môi trường qua phân, nước tiểu, chất bài xuất lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, không khí. Chúng tồn tại trong thời gian dài - ngắn tuỳ thuộc vào đặc tính sinh học của mầm bệnh, nhân tố trung gian và điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm, ánh sáng. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y Sự biến động các yếu tố này có tính chất chu kỳ mùa vụ. Đây là các yếu tố gây dịch bệnh theo mùa, vụ. Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy các bệnh do vi sinh vật gây nên ở vật nuôi như: Tụ huyết trùng ở lợn, gà, bệnh nhiệt thán ở gia súc thường từ tháng 5 đến tháng 10, bệnh đóng dấu lợn Nhóm sinh vật: Côn trùng, chuột, chim, người, động vật ít hoặc không cảm thu được với mầm bệnh nhưng chuột có khả năng truyền bệnh bởi chuột sống khắp nơi ngoài tự nhiên. Chúng thường xuyên đến các môi trường ô nhiễm, bẩn thỉu tìm kiếm thức ăn, vào các máng ăn, uống của súc vật, di chuyển từ chuồng này sang chuồng khác là nguồn lây bệnh rất nguy hiểm. Chim cũng di chuyển theo mùa và di chuyển rộng. Con người thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ, chăn nuôi cũng là một nguồn bệnh làm lây lan. Ngoài ra động vật hoang dã và các súc vật nuôi cũng là yếu tố quan trọng với các dịch tố truyền dịch. - Trong tự nhiên, đất, nước, không khí, đặc biệt là thức ăn, nước uống cũng là nguyên nhân phát bệnh truyền nhiễm bằng con đường tiêu hoá. Đất - trong đất chứa một lượng vi sinh vật từ nhiều nguồn gốc. Đặc biệt là các vi sinh vật có khả năng gây bệnh từ nguồn bệnh thải ra ngoài qua phân, nước tiểu của súc vật mắc bệnh. Theo tài liệu của Hồ Văn Nam và cộng sự 1997, mỗi gam đất chứa 10 7 đến 10 12 vi khuẩn thuộc nhiều loại - vi khuẩn yếu khí và yếu khí tuỳ tiện. Trong 100 mẫu phân của lợn khoẻ bình thường có E.coli và 40 - 80% Salmonella. Ngoài ra còn có Staphyloccus, Bacillus subtilis. Trong chuồng nuôi những gia súc mang trùng, gia súc ốm có lượng vi khuẩn gây bệnh tăng gấp bội trong phân. - Hệ vi sinh vật trong đất quan trọng nhất là nấm mốc, nấm men và các giốngvi khuẩn Bacillus, Clostridium, Acrobacter, Escherichia coli, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y Micrococcus, Pseudomonas và Proteus v.v… từ đất vi sinh vật có thể nhiễm vào không khí và vào nước. Nước tự nhiên không những chứa hệ vi sinh vật của nó mà còn chứa vi sinh vật từ đất, cống, rãnh do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước tưới tiêu hoặc từ động vật bơi lội đi lại. Nước bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái tự nhiên biến đổi theo hướng có hại, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và động vật (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Để đánh giá vệ sinh nước: Về mặt vi sinh vật người ta chọn vi khuẩn chỉ điểm là E.coli. Nhóm Coliform đã được thế giới công nhận bởi chúng là nhóm vi khuẩn thoả mãn yêu cầu đó là một chỉ tiêu về nước so với những loại đã biết, ngoài ra vi khuẩn Cl.perfingens cũng được là chỉ điểm. Nguồn nước trong thiên nhiên luôn bị ô nhiễm, song cũng có khả năng tự làm sạch. Vi khuẩn trong nước có thể bị tiêu diệt bằng ánh nắng mặt trời do cạnh tranh sinh tồn giữa chúng, do vật thuỷ sinh ăn, do các phage làm tan. Vì vậy lượng vi sinh vật trong nước được giảm bớt. Mầm bệnh tồn tại trong không khí và truyền bệnh từ các hoạt động chăn nuôi hoặc từ các cơ sở giết mổ. Nguồn bệnh được phát tán trong không khí, bám vào bụi nhờ gió mang đi gây bệnh cho súc vật. Không khí càng nhiều bụi thì càng nhiều tạp khuẩn gây hại đối với sức khoẻ của gia súc và mầm bệnh càng nhiều cơ hội tồn tại gây bệnh. Súc vật cảm thụ: Sức cảm thụ của súc vật với mầm bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng đặc biệt của chúng. Việc tăng cường hợp lý các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng Vacxin là yếu tố chủ động và tích cực phòng bệnh. - Giai đoạn nguy cơ: Điều kiện cân bằng của hệ thống, tác nhân tai biến tự nhiên, lựa chọn sự kiểm soát và chi phối của các tác nhân khác. Vậy chúng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y chỉ tồn tại trong hệ thống như một nguy cơ. Trong điều kiện bình thường mầm bệnh ở môi trường xâm nhập vào cơ thể súc vật hoặc có sẵn trong cơ thể nhưng chưa đủ độc lực để gây bệnh cho gia súc và tồn tại dưới dạng nguy cơ. - Giai đoạn bùng nổ: Do một lý do nào đó như: thay đổi thời tiết, khí hậu, chế độ ăn uống, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho mầm bệnh tăng lên về số lượng và độc lực hoặc giảm sức đề kháng của súc vật mà bệnh phát sinh. Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống mà ngưỡng cân bằng vẫn được duy trì, tuy có xuất hiện bệnh nhưng chưa gây thành dịch bệnh. - Giai đoạn khủng hoảng: Khi ngưỡng cân bằng trong hệ thống bị phá vỡ, có sự tham gia của các nhân tố trung gian truyền bệnh làm lây lan trên diện rộng, gây chết và thiệt hại nhiều thành dịch lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chăn nuôi và kinh tế. Bằng nhiều biện pháp can thiệp chúng ta có thể đẩy lùi hoặc dập tắt dịch bệnh ở giai đoạn bùng nổ hoặc nguy cơ. - Điều kiện tự nhiên: Điều kiện kinh tế - xã hội là hai tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát sinh và lây lan dịch bệnh. Điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, địa lý có vai trò quan trọng với sự tồn tại của mầm bệnh ngoài môi trường, sự phát sinh, phát triển lây lan bệnh truyền nhiễm. Các yếu tố thiên nhiên: Mưa, gió, lũ, bão, núi lửa và động đất làm phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường. Động vật hoang dã: Chim muông tìm kiếm thức ăn cũng là nguồn mang bệnh thiên nhiên gieo rắc đến với mọi nơi. Xác chết mang mầm bệnh theo nguồn phát tán, bám theo cây thức ăn. Do vậy con người sử dụng nguồn nước, cây thức ăn có nhiễm nguồn bệnh làm thức ăn cho vật nuôi, tạo điều kiện cho sự phát sinh và bùng nổ dịch bệnh mới. Mặt khác điều kiện tự nhiên gián tiếp hay trực tiếp cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề 7 [...]... tỉnh SơnLa 3.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Điều tra cơ bản về điều kiện kinh tế, xã hội - Điều tra tình hình chăn nuôi và công tác thú y - Điều tra tình hình mắc một số bệnh phổ biến trên đàn gà nuôi tạ Xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Lập phiếu điều tra tình hình chăn nuôi, tình. .. Thuỳ Linh – Lớp Thú y PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình Kinh tế - Xã hội của xã Chiềng Sung - Mai Sơn – Sơn La 4.1.1 Đặc điểm chung: Xã Chiềng Sung - Mai Sơn - Sơn La là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Bắc Toàn tỉnh có 1405.500 ha diện tích tự nhiên trong đó Xã Chiềng Sung có diện tích là: Tổng diện tích toàn xã 1.471,5 ha Trong đó: Đất nông nghiệp 1198,98 ha Đất chuyên dùng: 23,88 ha Đất thổ... gà của đàn gà dao động từ 8,9- 13,8% trong năm 2008 Tổng hợp chung của xã Chiềng Sung là 12,3% - Tỷ lệ mắc bệnh Cúm gà của đàn gà dao động từ 4,5- 10,9% trong năm 2009 Tổng hợp chung của xã Chiềng Sung là 8,6% Đạt tỷ lệ thấp nhất trong 3 năm 4.3.3 Tình hình mắc bệnh Tụ huyết trùng: Kết quả điều tra bệnh được Tụ huyết trùng chúng tôi điều tra ở bảng 4 Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng trên đàn gà: ... bệnh Cúm gà được chúng tôi điều tra ở bảng 2 Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh Cúm gà trên đàn gà 2007 2008 Bản Số gà điều tra Số gà Tỷ lệ mắc % bệnh Số gà điều tra Bản Búc A 2025 255 12,6 1892 222 Bản Búc A 973 136 14,0 1079 Bản Bó Lý 869 104 12,0 Bản Nong Sơn 1537 195 Bản Cao Sơn 875 Bản Chăm Cẳng 2009 Số gà Tỷ mắc lệ % bệnh Số gà điều tra Số gà mắc bệnh Tỷ lệ % 11,7 2000 188 9,4 145 13,4 1035 113 10,9 954 105... con Các bản còn lại trong xã tình hình chăn nuôi gà không đồng đều có bản chỉ nuôi với số lượng thấp là 543 con Kết quả điều tra cũng cho thấy thực trạng chuồng trại dùng nuôi gà ở xã như sau Phần lớn các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, đa số tận dụng hoặc cơi nới thêm có rất ít hộ có chuồng trại được xây dựng cẩn thận nên cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi như sau - Năm 2007 số gà được nuôi. .. lệ mắc bệnh cao nhất trong các năm Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội nghề 29 Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuỳ Linh – Lớp Thú y - Tỷ lệ mắc bệnh Newcastle của đàn gà dao động từ 6,5- 11,9% trong năm 2009 Tổng hợp chung của xã Chiềng Sung là 9,3% Đạt tỷ lệ thấp nhất trong 3 năm 4.3.2 Tình hình mắc bệnh Cúm gà: Kết quả điều tra bệnh Cúm gà được chúng tôi điều tra ở bảng... lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng của đàn gà dao động từ 12,1- 19,4% trong năm 2008 Tổng hợp chung của xã Chiềng Sung là 14,5 Đạt tỷ lệ cao nhất trong 3 năm - Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng của đàn gà dao động từ 8,3- 10,5% trong năm 2009 Tổng hợp chung của xã Chiềng Sung là 9,7% Đạt tỷ lệ thấp nhất trong 3 năm 4.3.4 Tình hình mắc bệnh Cầu trùng: Kết quả điều tra bệnh Cầu trùng được chúng tôi điều tra ở bảng... đàn gà Đặc biệt là đối với các giống gà nhập ngoại chưa thích nghi với khí hậu Việt Nam 2.2 Tình hình chăn nuôi Các phương thức chăn nuôi: Gồm có 3 phương thức chính + Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ: Đây là phương thức chăn nuôi chuyền thống của nông dân, đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là chăn nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong chăn nuôi nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi. .. kinh tế cao trong chăn nuôi đáp ứng yêu cầu của xã hội, có nguồn thực phẩm ngon, sạch Sự phát sinh lây lan dịch bệnh ở vật nuôi, biểu hiện của dịch bệnh là mối tương quan nhiều yếu tố Trong tình hình chăn nuôi hiện nay ở nước ta, chăn nuôi nông hộ với quy mô vừa và nhỏ nên có những đặc trưng sau: 1- Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu KH-KT của người dân còn nhiều hạn chế, hiểu biết về dịch bệnh chưa... số gà được nuôi qua các năm thì sồ gà được các hộ chăn nuôi nhiều nhất trong năm 2009 là 16.659, thấp nhất trong năm 2007 là 15.510 Qua biểu đố trên cũng cho thấy số gà được nuôi trong các hộ nông dân qua các năm không đều, số gà được nuôi cao nhất năm 2009 là 16.659 con cho thấy cho tới tháng 6 năm nay phong trào chăn nuôi gà ở xã đã có xu thế phát triển hơn các năm trước, do nhu cầu về trứng và thịt . tra tình hình dịch bệnh trên gà nuôi trong các nông hộ thuộc xã Chiềng Sung, Mai Sơn, Sơn La * Mục đích của đề tài: Làm rõ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Chiềng Sung, trong những. 26 4.3 .Các b nh th ng g p trên n g :ệ ườ ặ đà à 28 4.3.1. Tình hình mắc bệnh Newcastle 28 4.3.2. Tình hình mắc bệnh Cúm gà: 30 4.3.3. Tình hình mắc bệnh Tụ huyết trùng: 31 4.3.4. Tình hình mắc bệnh. Đây là điều kiện để dịch bệnh phát triển mạnh. Hoạt động chăn nuôi ở xã Chiềng sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chủ yếu là hình thức hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ. Con vật nuôi chính vẫn là

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 2.1. Một số hiểu biết về quá trình sinh dịch:

    • 2.2. Tình hình chăn nuôi.

    • 2.3. Đặc điểm của một số giống gà:

    • 2.4. Nguyên nhân triệu trứng bệnh tích phòng và trị một số bệnh ở gà:

      • 2.4.4. Bệnh cầu trùng gà:

      • 2.4.5. Bệnh cúm gà:

      • PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 3.2. Địa điểm nghiên cứu

        • 3.3. Nội dung nghiên cứu

        • 3.4. Phương pháp nghiên cứu

        • PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

          • 4.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội của xã Chiềng Sung - Mai Sơn – Sơn La.

            • 4.1.1. Đặc điểm chung:

            • 4.1.2. Đặc điểm khí hậu:

            • 4.2. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gà qua các năm:

            • 4.3.Các bệnh thường gặp trên đàn gà:

              • 4.3.1. Tình hình mắc bệnh Newcastle

              • 4.3.2. Tình hình mắc bệnh Cúm gà:

              • 4.3.3. Tình hình mắc bệnh Tụ huyết trùng:

              • 4.3.4. Tình hình mắc bệnh Cầu trùng:

              • 4.3.5. Tình hình mắc bệnh viêm phế quản mãn tính (CRD) :

              • PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

                • 5.1. Kết luận:

                • 5.2. Đề nghị:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan